Bệnh viêm lợi khi mang thai và những điều cần biết

Nhiều phụ nữ mang thai bị bệnh răng lợi nhưng không đi khám chữa bởi họ cho rằng các chất kháng sinh hoặc thuốc tê có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới đây đăng trên tạp chí Nhi khoa, phụ nữ mang thai có thể được điều trị bệnh viêm lợi một cách an toàn mà không phải lo lắng ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé.




Phụ nữ mang thai có nguy cơ bị viêm lợi cao hơn bình thường. Triệu chứng này có thể xuất hiện từ tháng thứ 2 của thai kỳ và kéo dài tới tận 6 tháng sau sinh.


Bệnh về lợi là vấn đề thường gặp khi mang thai, gây ra bởi sự nhiễm khuẩn phá vỡ mô lợi và có thể dẫn đến rụng răng và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Tuy nhiên, hiện chưa có liệu pháp kháng sinh chuẩn nào được khuyến cáo cho điều trị bệnh này khi đang mang thai vì nó làm xỉn răng của em bé.

Các nha sỹ cũng tránh lấy cao răng triệt để ở những phụ nữ mang thai vì lo điều này có thể khiến vi khuẩn dễ thâm nhập vào trong máu. Về nguyên tắc, việc này có thể có hại cho sự phát triển trí não của bào thai.

Tuy nhiên, nghiên cứu mới trên cho thấy tất cả những lo sợ trên là không có cơ sở. Tác giả của nghiên cứu trên, tiến sỹ Bryan Michalowicz nói: “Phụ nữ có thể tin tưởng rẳng sẽ không có hiệu ứng lâm sàng nào ảnh hưởng đến sự phát triển của con họ.”

Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra hơn 400 trẻ 2 tuổi, những người có các bà mẹ mắc bệnh về lợi. Một nửa trong số những bà mẹ này đã được lấy cao răng triệt để trong quá trình mang thai trong khi số còn lại thì không.

Nghiên cứu đã phát hiện những em bé vẫn phát triển tốt trong các đợt kiểm tra về ngôn ngữ, dây thần kinh vận động và trí tuệ bất kể mẹ của chúng có chữa răng và lấy cao răng hay không






 

Biểu hiện

Lợi bạn bị sưng đỏ, dễ chảy máu, nhất là khi bạn đánh răng. Bạn có thể thấy xuất hiện thêm các dấu hiệu khác như: hôi miệng, ngứa và đau lợi.    - Lợi bị sưng là do lượng máu dồn lên miệng tăng. Không chỉ sưng, đôi khi lợi của bạn cũng có thể nổi lên những cục u nhỏ lành tính, nhưng sẽ chảy máu mỗi khi bạn đánh răng. Tuy nhiên, trường hợp này hiếm. Loại u hạt này được gọi là khối u mang thai hoặc u hạt sinh mủ nhưng u hạt này không đau và vô hại. U hạt này có thể xuất hiện ở bất kì nơi nào trên cơ thể, nhưng thường xuất hiện ở miệng nhiều hơn và ở ngay chính chỗ lợi viêm. Thông thường u hạt sẽ tự mất sau khi sinh bé, nhưng nếu không tự mất thì cần thực hiện một cuộc tiểu phẫu nhỏ để cắt nó đi. Nếu khối u gây khó chịu trong lúc đánh răng và ăn nhai thì cũng có thể cắt nó trong thời kì mang thai.

Viêm lợi thường được chia làm 2 giai đoạn:

Giai đoạn đầu: lợi đột nhiên bị sưng phồng, dễ chảy máu (nhất là khi đánh răng). Giai đoạn này lợi có thể bị sưng đau nhưng răng vẫn bám chắc trong chân răng. Bạn không có tổn thương răng miệng nào khác.

Giai đoạn cuối: nếu lợi bị viêm trong thời gian dài mà không có cách điều trị phù hợp, lớp lợi bên trong và xương hàm bị xô vào phía sau, tạo thành một lỗ hổng cạnh chân răng. Khi ấy, các lỗ hổng này sẽ là nơi tích tụ thức ăn thừa và vi khuẩn gây nên tình trạng nhiễm trùng chân răng. Lợi sẽ bị sưng viêm nghiêm trọng khiến bạn bị đau nhức, sưng má, miệng có mùi hôi khó chịu. Lâu ngày, lợi sẽ bị tụt xuống làm chân răng của bạn bị lộ ra, trông rất mất thẩm mỹ. Không những thế, khi lợi yếu đi, răng không còn chỗ bám nữa sẽ bị lung lay, cuối cùng là bị rụng.


Nguyên nhân


Do vi khuẩn phát triển trong mảng bám răng (một màng mỏng, bám vào bề mặt răng, thành phần gồm vi khuẩn, chất nhầy và vụn thức ăn). Do thay đổi các hormone trong thời kỳ thai nghén, làm giảm khả năng miễn dịch của lợi đối với vi khuẩn. Mức độ viêm lợi nặng hay nhẹ phụ thuộc vào tình trạng lợi của bạn trước lúc mang thai. Nhiều người cho rằng, bị viêm lợi khi mang thai là điều không thể tránh khỏi nhưng bạn hoàn toàn có thể phòng tránh được triệu chứng khó chịu này ngay từ đầu.



Ảnh minh họa



Bệnh viêm lợi ở phụ nữ mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi?


Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phụ nữ mang thai bị viêm lợi nặng có thể làm tăng nguy cơ sinh non và tiền sản giật.

Tuy nhiên theo như kết quả của những cuộc nghiên cứu lớn hơn và được thực hiện gần đây, trong đó có nghiên cứu thực hiện năm 2009 và được đăng trên Tạp chí American Journal of Obstetrics & Gynecology (tạm dịch là Tạp chí Sản khoa), những biến chứng của thai kỳ không liên quan gì đến bệnh răng miệng.

Tuy nhiên, dù thế nào thì vấn đề chăm sóc răng miệng trong thời kì bầu bí vẫn rất quan trọng. Nếu bệnh viêm lợi không được điều trị kịp thời có thể phát triển thành bệnh nha chu (viêm quanh răng), khi đó sự viêm nhiễm sẽ đi qua lợi vào đến tận xương và các mô khác hỗ trợ xung quanh răng.
       
Chính vì những nguy cơ có thể xảy ra đối với phụ nữ mang thai khi mắc bệnh viêm lợi nên phụ nữ mang thai cần có những biện pháp phòng tránh và điều trị triệt để bệnh viêm lợi.

Cách xử trí


Phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn chữa bệnh. Chìa khóa dành cho bạn là nên vệ sinh răng miệng thường xuyên.

    * Đánh răng kỹ lưỡng và đúng cách, ít nhất 2 lần/ngày (có thể đánh răng sau mỗi bữa ăn nhưng không nên vừa ăn xong đã đi đánh răng). Bạn nên sử dụng bàn chải mềm và kem đánh răng có chứa flour.
    * Nên đi khám nha khoa theo định kỳ: Nha sĩ có thể phát hiện ra bệnh nha chu; đồng thời, giúp loại bỏ mảng bám, cao răng mà bạn không thể xử lý bằng việc đánh răng thông thường. Bạn nên trao đổi với bác sĩ về tình trạng mang bầu của mình để bác sĩ có cách xử trí thích hợp.

Đánh răng nhẹ nhàng: lợi sẽ trở nên nhạy cảm hơn khi bị viêm. Vì vậy, bất kỳ một tác động mạnh nào khi bạn đánh răng cũng khiến lợi bạn bị chảy máu và đau. Bàn chải điện có khả năng quét sạch mảng bám nên ngăn ngừa các bệnh về răng miệng tốt hơn bàn chải thường. Hạn chế các loại bánh kẹo ngọt, nước hoa quả chứa đường. Nên uống nước lọc thường xuyên thay cho nước hoa quả.

Hạn chế các loại đồ ăn cay nóng như: ớt, gừng… hay các loại đồ uống có cồn như: bia, rượu…

Súc miệng hay đánh răng ngay sau khi ăn, nhất là khi bạn ăn đồ ngọt. Nên đi khám bác sĩ khi bạn bị viêm lợi trong thời gian mang thai để tìm ra cách chữa trị thích hợp. Tốt nhất bạn nên đi đến khám tại các trung tâm nha khoa có uy tín.

Phòng tránh viêm lợi khi mang thai

Nên khám nha khoa định kỳ mỗi năm kể cả lúc bạn chưa có thai, vì viêm lợi là chứng bệnh thường gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Trước khi có kế hoạch mang thai, bạn nên đi khám sức khỏe tổng quát, nhất là sức khỏe răng lợi để bác sĩ chữa trị dứt điểm việc viêm lợi (nếu có) của bạn. Nên đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày, sáng sớm khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Sử dụng bàn chải mềm, chất liệu tốt để không gây tổn thương cho lợi. Có thể sử dụng thêm nước súc miệng và chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng mỗi ngày. Thay mới bàn chải sau mỗi lần bạn bị ốm: virus có thể cư trú trong bàn chải khi bạn bị ốm và khiến lợi bạn bị viêm sưng sau đó.

Ăn sữa chua và các loại thực phẩm giàu acid lactic có thể ngăn ngừa được chứng viêm lợi. Tuy nhiên, các loại sữa và phomai thông thường lại không có khả năng phòng ngừa được chứng bệnh này. Không nên đánh răng trong vòng 30 phút sau khi bị nôn, do các acid từ dạ dày lúc này có thể bám vào bàn chải và ăn mòn men răng khi bạn đánh răng trong những lần tiếp theo. Nếu phải đánh răng ngay trong trường hợp này, tốt nhất bạn nên thay mới bàn chải cho lần đánh răng sau.

Nên súc miệng bằng nước muối pha loãng hay nước súc miệng chứa fluor để làm mát và bảo vệ men răng sau khi bạn bị nôn.

Điều trị




Thông thường nếu nguyên nhân gây viêm lợi là do vi khuẩn trong mảng bám răng, bạn phải đến phòng khám để bác sĩ lấy sạch cao răng. Nếu bạn bị nặng, chảy máu lợi nhiều thì bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng thuốc kháng sinh. Lưu ý, bạn phải tuân thủ tuyệt đối theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Những người mang bầu có nguy cơ viêm lợi cao hơn bình thường. Bệnh thường thấy rõ từ tháng thứ hai, tăng nặng nhất vào tháng thứ tám và có thể kéo dài tới 6 tháng sau khi sinh.

Thủ phạm gây viêm lợi là vi khuẩn trong mảng bám răng - một màng mỏng, mềm, dính vào bề mặt răng, thành phần gồm có vi khuẩn, chất nhày dính và vụn thức ăn. Hai giờ sau khi chải răng, một lớp chất nhày có nguồn gốc từ nước bọt bắt đầu dính lên mặt răng và ngay lập tức, vi khuẩn cùng vụn thức ăn sẽ bám lên tạo thành mảng.

Viêm lợi có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào và bất kỳ đối tượng nào. Tuy nhiên, ở những người suy kiệt, người bị suy giảm miễn dịch, người bị bệnh tiểu đường, phụ nữ đang mang thai có nguy cơ bị viêm lợi cao hơn.

Trong thời kỳ mang thai có sự tăng các hoóc môn làm tăng mức nhạy cảm của hệ thống miễn dịch tại chỗ của lợi đối với vi khuẩn trong mảng bám răng. Viêm lợi thường thấy rõ từ tháng thứ 2, tăng nặng nhất vào tháng thứ 8 và có thể kéo dài tới 6 tháng sau khi sinh. Mức độ nặng hay nhẹ phụ thuộc vào tình trạng lợi trước khi mang thai. Nhiều phụ nữ đã sinh đẻ cho rằng, viêm lợi khi mang thai là chuyện đương nhiên nhưng không phải như vậy; nếu răng luôn luôn được làm sạch mảng bám thì sẽ không bị viêm lợi.

Trước khi có ý định mang thai, bạn nên đến nha sĩ kiểm tra kỹ tình trạng lợi và chữa khỏi viêm lợi (nếu có). Bạn cũng nên đi khám răng miệng định kỳ ít nhất 6 tháng một lần. Chữa và phòng bệnh viêm lợi trong lúc mang thai bằng cách chải răng hiệu quả, tốt nhất là chải răng ngay sau khi ăn, ít nhất thì cũng phải chải răng mỗi ngày hai lần, sau khi ăn sáng và ăn tối. Nên dùng bàn chải mềm, chải nhẹ nhàng để không làm xước lợi. Với các kẽ răng không thể làm sạch được bằng bàn chải thì dùng chỉ nha khoa: Bạn lấy một đoạn chỉ nha khoa dài khoảng 40 cm, quấn chặt hai đầu chỉ vào hai ngón tay giữa cho tới khi hai ngón tay cách nhau một đoạn khoảng 10 cm. Dùng đầu ngón trỏ tỳ vào sợi chỉ và đưa tới khe răng còn giắt thức ăn, nhẹ nhàng ấn sợi chỉ vào kẽ răng rồi kéo ngang 1 cm. Lấy sợi chỉ ra, thức ăn sẽ ra theo sợi chỉ.

Ngoài việc chải răng và dùng chỉ nha khoa đều đặn, bạn có thể dùng các loại nước súc miệng có bán tại hiệu thuốc. Nếu bạn đã chải răng cẩn thận mà lợi vẫn viêm thì phải đến nha sĩ để khám và điều trị. Nha sĩ sẽ làm sạch cao răng và mảng bám, chấm các thuốc giảm viêm, sau đó hẹn bạn quay lại định kỳ để kiểm tra.

Thông thường nếu nguyên nhân gây viêm lợi là do vi khuẩn trong mảng bám răng, bạn phải đến phòng khám để bác sĩ lấy sạch cao răng. Nếu bạn bị nặng, chảy máu lợi nhiều thì bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng thuốc kháng sinh. Lưu ý, bạn phải tuân thủ tuyệt đối theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Phòng tránh



Nên khám nha khoa định kỳ mỗi năm kể cả lúc bạn chưa có thai, vì viêm lợi là chứng bệnh thường gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Trước khi có kế hoạch mang thai, bạn nên đi khám sức khỏe tổng quát, nhất là sức khỏe răng lợi để bác sĩ chữa trị dứt điểm việc viêm lợi (nếu có) của bạn. Nên đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày, sáng sớm khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Sử dụng bàn chải mềm, chất liệu tốt để không gây tổn thương cho lợi. Có thể sử dụng thêm nước súc miệng và chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng mỗi ngày. Thay mới bàn chải sau mỗi lần bạn bị ốm: virus có thể cư trú trong bàn chải khi bạn bị ốm và khiến lợi bạn bị viêm sưng sau đó.

Ăn sữa chua và các loại thực phẩm giàu acid lactic có thể ngăn ngừa được chứng viêm lợi. Tuy nhiên, các loại sữa và phomai thông thường lại không có khả năng phòng ngừa được chứng bệnh này. Không nên đánh răng trong vòng 30 phút sau khi bị nôn, do các acid từ dạ dày lúc này có thể bám vào bàn chải và ăn mòn men răng khi bạn đánh răng trong những lần tiếp theo. Nếu phải đánh răng ngay trong trường hợp này, tốt nhất bạn nên thay mới bàn chải cho lần đánh răng sau.

Nên súc miệng bằng nước muối pha loãng hay nước súc miệng chứa fluor để làm mát và bảo vệ men răng sau khi bạn bị nôn.

Bổ sung vitamim C: Một trong những nguyên nhân chính gây viêm lợi là do thiếu hụt lượng vitamin C. Do vậy, bạn cần bổ sung vitamin C cho cơ thể bằng cách tăng cường các loại trái cây, rau củ như cam, chanh, bưởi, cải xanh, cải xoăn, bắp cải…

Sữa: Rất cần thiết cho xương, răng và loại trừ nguy cơ viêm lợi. Mỗi ngày, bạn nên uống một ly sữa để tăng cường sức khỏe và bảo vệ răng miệng.

Súc miệng nước muối: Không chỉ tiêu diệt các loại vi khuẩn gây hại cư trú trong khoang miệng mà còn “điều trị” chứng chảy máu chân răng và viêm lợi.

Mát xa lợi: Sau khi đánh răng, rửa sạch tay và mát xa lợi nhẹ nhàng, giúp máu lưu thông dễ dàng, phòng ngừa tình trạng chảy máu lợi.

Hạn chế chất béo: Thực phẩm nhiều chất béo không những gây nên tình trạng tăng cân, béo phì mà còn tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn sinh sôi, gây nên tình trạng chảy máu, viêm lợi. Bạn nên cắt giảm những đồ ăn, thức uống giàu chất béo.

Không hút thuốc: Khói thuốc lá rất độc hại cho mẹ và bé, nó còn tiết ra “thứ mùi” mà vi khuẩn răng miệng rất ưa thích. Thế nên, những người hút thuốc lá dễ mắc bệnh răng miệng hơn những người không nghiện thuốc


Dấu hiệu nên đi khám

    * Lợi bị chảy máu thường xuyên và khiến bạn bị đau.
    * Bạn bị sâu răng.
    * Những dấu hiệu bệnh về lợi khác như lợi bị sưng, yếu; tụt lợi; hơi thở có mùi hôi hoặc rụng răng.
    * Lợi bị sưng lên nhanh chóng, cho dù bạn không bị đau hoặc không xuất hiện triệu chứng khác.




Viêm răng khi mang thai
Chảy máu chân răng khi mang bầu
Chăm sóc răng miệng khi mang thai
Viêm amidan khi mang thai có nguy hiểm không
Hôi miệng khi mang thai
Viêm nướu răng - nguyên nhân và cách phòng tránh
Cách chưa bệnh viêm lợi bằng đông y

(st)