Bệnh
béo phì ở trẻ em rất thường gặp và thực sự là điều đáng lo ngại đối
với các bậc làm cha mẹ. Trẻ bị béo phì không chỉ có nguy cơ cao với các
bệnh tim mạch, huyết áp, xương khớp mà còn dễ bị các vấn đề về tâm lý
do bị bạn bè trêu chọc. Vậy Béo phì là gì? Làm thế nào để ngăn chặn béo
phì.
Béo phì là gì?
Một đứa trẻ được xem là béo phì,
hay nặng cân quá khi nó nặng hơn mức trung bình so với chiều cao và độ
tuổi từ 20% trở lên. Nếu con số đấy vượt quá 40% thì thường bác sĩ sẽ
khuyến cáo bé tham gia vào chương trình giảm cân đặc biệt dưới sự hướng
dẫn của bác sĩ. Cách tốt nhất để xem trẻ có béo phì hay không là nhìn
hai cánh tay và bắp đùi đứa trẻ: Nếu có những cuốn mỡ ngấn lên thì khả
năng đứa trẻ là béo phì. Chứng béo phì không do bất cứ đặc tính gia
đình hay bệnh hormon nào. Chủ yếu là do những thói quen không tốt về
mặt ăn uống, thường được cho ăn nhiều quá.
Bệnh béo có nghiêm trọng không?
Chứng
béo phì ở trẻ em rất nghiêm trọng. Những đứa trẻ béo phì có khuynh
hướng lớn lên sẽ trở thành những người béo mập có nhiều nguy cơ bị bệnh
tim mạch, cao huyết áp, đái đường, ung thư, ngừng thở khi ngủ và rối
loạn về khớp xương…
Ngoài
ra thì trẻ có thể không tự tin nếu như chúng bị bạn bè trêu đùa hay bị
bỏ tẩy chay khỏi các trò chơi tập thể. Để giúp trẻ tự tin hơn, bạn hãy
tìm cho trẻ những người bạn tốt có thể chấp nhận chúng một cách bình
thường, tạo cơ hội cho trẻ tham gia các trò chơi mà chúng ưa thích.
Nguyên nhân béo phì là gì?
Hãy
đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt nếu bạn nghĩ rằng con mình có “vấn
đề” về mặt cân nặng. Trong những trường hợp hiếm hoi, chứng béo phì bắt
nguồn từ một tình trạng rối loạn nội tiết, bác sĩ sẽ giới thiệu con
bạn đến nhà chuyên khoa nội tiết để khảo sát.
Trong
trường hợp nghi ngờ là do căn bệnh nào, bác sĩ sẽ có khuyến cáo về chế
độ ăn. Ðồng thời khuyên bạn nên khuyến khích đứa trẻ tiêu hao nhiều
năng lượng hơn.
Điều trị bệnh béo phì ở trẻ như thế nào?
-
Tham
khảo ý kiến bác sĩ để biết được cân nặng phù hợp nhất cho trẻ dựa
trên chiều cao, độ tuổi, vóc dáng và giới tính của trẻ. Nếu được bác
sĩ khuyến cáo thì trẻ nên tham gia vào chương trình giảm cân dặc biệt.
-
Bạn
hãy xem xét chứng béo phì có phải do cưng chiều quá mức trong vấn đề
ăn uống không. Có thể tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng về chế độ
ăn thích hợp và các thói quen dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Nếu bạn dự
kiến thay đổi chế độ ăn của con bạn, chính bản thân bạn cũng phải
theo những nguyên tắc đó để nêu gương tốt cho cháu.
-
Ðừng
cho con bạn ăn theo một chế độ ăn đặc biệt làm giảm cân. Thay vào đó,
bạn hãy sửa đổi chế độ ăn của cháu với các thức ăn ít chế biến, giàu
chất xơ hơn như bột còn nguyên cám, gạo lức, trái cây và rau tươi để
bảo đảm rằng trẻ vẫn có chế độ ăn cân bằng với đủ vitamin và khoáng
chất. Giảm bớt bột, đường tinh luyện trong nấu ăn. Tránh bánh ngọt,
bánh quy, kẹo và các loại nước ngọt có đường.
-
Cố
gắng đừng chiên thức ăn. Thay vào đó nên nướng hoặc hấp. Lạng bỏ phần
mỡ của các miếng thịt trước khi nấu. Ðừng cho bé ăn vặt, bánh mì ngọt
nướng. Thay vào đó cho cháu ăn bánh mì nướng giòn, cần tây hay táo.
Đừng mua những đồ ăn vặt nhiều béo, đường hoặc muối về nhà.
-
Khuyến khích trẻ uống nhiều nước.
-
Khuyến
khích đứa trẻ năng hoạt động. Tạo điều kiện cho trẻ tham gia thường
xuyên các trò chơi vận động thú vị. Hạn chế thời gian xem TV và chơi
game của trẻ.
-
Quá
trình giảm cân của trẻ không hề dễ dàng. Bởi thế bạn hãy luôn tích
cực động viên trẻ, lắng nghe nếu trẻ cảm thấy áp lực với chế độ ăn
hoặc luyện tập, cùng trẻ suy nghĩ tìm ra biện pháp phù hợp. Hãy tích
cực hỗ trợ cho trẻ trong quá trình giảm cân.
-
Ðừng
nhốt một đứa trẻ lẫm chẫm biết đi vào một cái cũi hoặc một chiếc ghế
đẩy. Hãy để cháu tiêu hao năng lượng bằng cách bò hoặc tập đi. Ðối với
các cháu lớn, nên tập cho các cháu chơi những trò chơi sống động.
-
Làm gì khi trẻ bị béo phì
Việc chữa trị chứng béo phì
ở trẻ em có một số điểm khác ở người lớn: không can thiệp phẫu thuật,
không dùng thuốc... Hai nguyên tắc cơ bản của phương pháp điều trị này
là hợp lý hoá chế độ ăn và tăng cường vận động cơ thể.
Khi
điều trị chứng béo phì ở trẻ, phải đảm bảo để trẻ tiếp tục lớn lên và
phát triển về mọi mặt. Do đó, không thể bắt trẻ nhịn ăn hoặc ăn quá ít.
Việc như vậy, trẻ sẽ mỏi mệt, luôn buồn ngủ, học hành kém đi, sức đề
kháng của cơ thể giảm sút và do đó sẽ dễ bị bệnh tật. Bạn vẫn nên cho
trẻ ăn uống vừa đủ. Tuy nhiên, cần lưu ý đến một số điều sau:
-
Hạn chế các chất béo như mỡ, bơ... hoặc thay mỡ động vật bằng dầu thực
vật. Nhưng ngay dầu thực vật cũng không nên dùng nhiều. Khi nấu thức ăn
nên dùng cách luộc, hấp, hoặc nướng hơn là rán, xào.
- Trong bữa ăn, nên cho trẻ dùng nhiều rau.
- Hạn chế tối đa các chất ngọt như kẹo, bánh ngọt, chocolate, nước ngọt.
- Giữa các bữa ăn nếu trẻ đói, có thể cho ăn trái cây ít năng lượng, như dứa, roi.
- Việc áp dụng chế độ ăn uống nói trên không nên làm đột ngột, phải từ từ, cho trẻ quen dần.
- Đối với các trẻ trên 10 tuổi, năng lượng cần thiết mỗi ngày là khoảng 1.000-1.300 calo.
- Không bao giờ đặt mục tiêu giảm cân thật nhanh. Phải kiên nhẫn, khuyến khích trẻ thực hiện đều đặn chế độ ăn uống trên.
-
Thực hiện các chương trình thể dục, thể thao cho trẻ. Các trẻ mập phì
cần được tập thể dục ít nhất 1-2 lần mỗi ngày, tốt nhất là vào lúc sáng
sớm và lúc chiều, sau khi tan học.
Lao Động (theo sách "Bệnh suy dinh dưỡng, bệnh mập phì ở trẻ em")
-
-
Cẩm nang kiểm soát béo phì cho trẻ
-
- Tăng cường cho trẻ vận động; cân chỉnh chế độ ăn với
nhiều rau xanh và hạn chế béo nhưng đừng bao giờ cắt bớt chế độ sữa của
bé... là lời khuyên của các bác sĩ Trung tâm dinh dưỡng TP HCM nhằm kiểm
soát tình trạng béo phì ở con trẻ.
Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Đào
Thị Yến Thủy, Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM, mục tiêu chính của việc điều
trị béo phì trẻ em là giảm tốc độ tăng cân nhanh về mức tăng cân sinh lý
bình thường theo tuổi hoặc duy trì cân nặng hiện tại, tránh tăng cân
thêm trong một thời gian nhất định. Việc điều trị béo phì ở trẻ em
cần gia đình tham gia phối hợp điều trị, vì phải theo dõi bé lâu dài.
Trẻ và gia đình cần có kiến thức về béo phì và cách điều trị trên phương
diện ăn uống cũng như vận động. Hạn chế sử dụng thuốc giảm cân cho trẻ
em, ngoại trừ trường hợp cần thiết và bác sĩ chuyên khoa. | Vận động giúp trẻ hạn chế được tình trạng thừa cân béo phì. Ảnh minh họa: Thiên Chương |
Phải cho trẻ năng vận độngPhụ huynh cần tạo điều kiện cho trẻ tập thể dục, chơi
thể thao khoảng 30 phút rồi tăng dần lên 60 phút mỗi ngày và ít nhất 4-5
lần mỗi tuần. Nên tập các môn dùng sức trung bình và kéo dài như bơi
lội, đạp xe đạp, đi bộ, chạy bộ chậm, chơi bóng… Tập thói quen năng động trong mọi hoạt động của trẻ
như đi thang bộ thay vì thang máy; đến trường bằng xe đạp hoặc đi bộ nếu
có thể; phụ giúp cha mẹ làm việc nhà như quét nhà, lau nhà, tự dọn dẹp
phòng riêng, chăm sóc vườn cây. Thời lượng tập thể dục cho từng lứa tuổi thay đổi theo
từng trẻ. Bé 1-3 tuổi mỗi ngày dành 90 phút dành cho hoạt động thể lực
có định hướng và 60 phút chơi tự do. Trẻ 4-6 tuổi phải có 60 phút dành
cho hoạt động thể lực có định hướng và 60 phút chơi tự do. Có thể chia
nhỏ ra thành những đợt tập thể dục 15 phút. Không để bé nằm, ngồi yên quá một giờ trừ khi ngủ, tối
đa là 2 giờ. Một trong những cách hạn chế trẻ ngồi hay nằm yên là kiểm
soát thời gian của bé trước màn hình tivi, vi tính, video game, đọc
truyện. Cân chỉnh chế độ ănNên cho trẻ ăn đúng giờ, không bỏ bữa nhất là bữa ăn
sáng, hạn chế ăn sau 20 giờ. Cho trẻ ăn chậm nhai kỹ, bữa ăn nên kéo dài
tối thiểu 20 phút. Duy trì bữa ăn gia đình đều đặn. Lập giờ giấc các
bữa ăn chính và bữa phụ cố định để trẻ biết rõ thời gian các bữa ăn. Phụ huynh làm gương cho trẻ về chế độ ăn lành mạnh với
nhiều trái cây, rau xanh, giảm béo trong thực đơn hàng ngày. Không dự
trữ thức ăn ngọt như bánh ngọt, kẹo, kem, chè, chocolate trong nhà. Tạo
điều kiện thuận tiện cho trẻ chọn thức ăn vặt ít năng lượng bằng cách
trữ sẵn trái cây, sữa chua, sữa ít béo không đường. Nên ăn thịt nạc, cá, trứng và đậu hũ. Hạn chế chất béo
như mỡ, phủ tạng động vật như gan, tim, cật, óc, da động vật, các món
chiên nhiều dầu. Chọn phương pháp chế biến ít béo như hấp, luộc, nướng… Hạn chế những loại bánh nướng phết dầu bơ chế biến
sẵn. Hạn chế thức uống có đường và thức ăn nhiều bột đường vì năng lượng
dư sẽ chuyển thành mỡ. Hạn chế sử dụng dầu dừa vì làm tăng tạo
cholesterol nội sinh. Hạn chế cho trẻ ăn thức ăn nhanh như gà tẩm bột
chiên sẵn. Khuyến khích trẻ uống nước lọc, hạn chế thức uống có
đường như nước ngọt, nước trái cây hương liệu. Cho trẻ biết không cần
thiết ăn hết phần thức ăn, trẻ cảm thấy hết đói thì nên ngưng ăn. Ăn các
món ăn phụ ít năng lượng như trái cây, rau - khoai - củ luộc, yaourt
giảm béo, rau câu, sữa ít béo không đường… Chất xơ cũng góp phần kiểm soát cân nặngRau và trái cây nên chiếm một thể tích lớn trong phần
ăn. Ăn nhiều rau, trái cây trong và sau bữa ăn sẽ giúp trẻ cảm thấy no
nhanh và kết thúc bữa ăn sớm. Cảm giác no này có thể kéo dài cả sau bữa
ăn, đặc biệt có lợi với chế độ ăn kiêng. Chất xơ tan trong rau và trái
cây còn giúp đào thải một lượng chất béo không có lợi cho sức khỏe qua
đường ruột. Những quan niệm sai lầm: Một nguyên tắc cơ bản trong điều trị béo phì là không
để bị dạ dày trống vì sẽ làm cho trẻ rơi vào tình trạng mỏi mệt, không
tập trung, có nguy cơ ăn bù vào các bữa ăn sau. Tổng năng lượng hàng
ngày quyết định việc tăng hay giảm cân chứ không phải là số bữa ăn trong
ngày. Nên ăn nhiều bữa, mỗi bữa với số lượng ít tốt hơn ăn ít bữa với
số lượng thực ăn lớn. Chế độ ăn giảm cân không được uống sữa:
Trong thực đơn giảm cân vẫn có sữa vì sữa là nguồn cung cấp chính canxi
giúp trẻ phát triển chiều cao. Loại sữa tốt nhất cho trẻ béo phì là sữa
giảm béo (dành cho trẻ trên 6 tuổi), không đường vì năng lượng mỗi ly
sữa không béo cung cấp chỉ tương đương nửa chén cơm. Ngoài ra sữa còn bổ
sung vitamin và chất khoáng cần thiết bị thiếu hụt khi thực hiện chế độ
ăn kiêng. Khảo sát của Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM trong 5 năm qua cho thấy, hơn 38% học trò tiểu học tại TP HCM thừa cân béo phì.Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc trung tâm cho biết mỗi năm, lượng học sinh thừa cân béo phì ngày càng tăng. "Nhiều nhất là ở bậc tiểu học với 17,1% béo phì, 21%
thừa cân. Tỷ lệ này không thay đổi nhiều ở học sinh trung học cơ sở và
chỉ giảm nhẹ ở cấp trung học phổ thông. Học sinh nam thừa cân béo phì
nhiều hơn các bạn nữ", bà Diệp nói. Theo bác sĩ Yến Thủy, chỉ 10% trẻ béo phì có nguyên
nhân từ một bệnh khác như nội tiết, di truyền, thần kinh, thuốc…Còn lại
là do mất cân bằng năng lượng, tức năng lượng đưa vào cơ thể nhiều hơn
năng lượng tiêu hao. Béo phì dễ khiến trẻ mắc bệnh tăng mỡ trong máu
(cholesterol và triglyceride), gan nhiễm mỡ, cao huyết áp, đái tháo
đường, sỏi túi mật, sạm da vùng nếp gấp như cổ, nách, bẹn (biểu hiện của
rối loạn nội tiết trong cơ thể trẻ). Ngoài ra, béo phì cũng có thể làm cho trẻ đau và thoái
hóa các khớp chịu lực chính của cơ thể như khớp hông, khớp gối; chậm
chạp, đau đầu thường xuyên (do hội chứng giả u não); ngủ ngáy, khó thở
khi ngủ do lượng mỡ thừa chèn ép đường hô hấp. Một số trẻ béo phì có khuynh hướng mắc chứng tự ti,
không hài lòng với hình dáng cơ thể có thể dẫn đến trầm cảm. Trẻ dễ bị
kỳ thị, ấn tượng xấu, chọc ghẹo, bắt nạt bởi các trẻ cùng lứa tuổi.
- (ST)
|