Sau khi sinh nên ăn trái cây gì thì tốt cho mẹ và bé
Sau khi sinh bao lâu thì tập thể dục
Hiện tượng: mẩn đỏ toàn bộ cơ thể, những nốt nhỏ. Càng gãi nhiều càng ngứa và lan rộng.
Thường phát khi: nhiệt độ tăng cao trên 35,0 và dưới 15,0.
Thường phát về đêm hoặc trời lạnh, do khí âm thấm vào người( hoặc đang nóng rồi sang lạnh đột ngột).
Tuyệt đối:
- Không xông hơi, không quấn nóng, không nằm muối nóng, massage hạn chế, không dùng nước lạnh.
- Không gãi (càng gãi mề đay càng lan rộng)
Nguyên nhân: Thường do men gan tăng, có thể uống mật ong kèm chanh tươi để giải độc, uống thêm philatop và cao chè vằng giải độc và bổ máu.
Hiện tượng ngứa xuất phát từ gan. Sau khi sinh, máu bị sụt giảm rồi nhu cầu về máu lại tăng lên do con cần bú mẹ và cơ thể cần thêm khí huyết để hồi phục. Men gan tăng quá cao trong khi dưỡng chất (do ăn uống) chưa đủ hoặc ăn không tiêu sẽ làm gan thiếu máu, nhiệt, phát độc gây ngứa. Ngoài ra sau khi sinh, cơ thể yếu, mẹ dễ bị nhiễm gió độc, gan không lọc được độc khí gây ngứa trong người. Có người bị ngứa từ khi mang bầu.
Trị mề đay đúng cách
Để trị bên ngoài, bạn dùng 1 kg mướp đắng xay ra, lấy bã đắp vào những chỗ nổi ngứa 1 vòng 1 giờ. Đắp cho đến khi các mụn ngứa lặn. Mướp đắng có tính thanh nhiệt, giải độc, khử khuẩn. Hoặc có thể dùng hồ nước để bôi cho mát da hoặc bôi Fernegan)
Để làm mát gan, bạn mua hoa cúc khô về hãm uống hàng ngày như uống trà. Trà hoa cúc có tính thanh nhiệt, tẩy độc gan, đắp lên da làm trắng da. Trà hoa cúc không làm ảnh hưởng đến sữa của mẹ nhiều. Nếu mẹ bị nhiệt thì sữa cho con bú cũng bị nhiệt, trà hoa cúc sẽ giúp giảm nhiệt, chống táo bón cho con.
Cũng có thể uống nước lá mã đề, cam thảo để giải nhiệt. Không dùng các loại đồ ăn uống có tính chua để thanh nhiệt vì làm mất máu và lạnh cơ thể.
Ngoài ra bạn cần ăn uống đủ dưỡng chất, uống thêm thuốc lợi sữa bổ khí huyết hoặc uống thuốc bổ máu để cơ thể tăng khí huyết, đủ máu, ăn ngủ ngon giúp gan hoạt động bình thường lại.
Tuy là một bệnh da phổ biến, rất dễ nhận biết nhưng lại khó phát hiện nguyên nhân dù đã làm đầy đủ các xét nghiệm.
Diễn biến bệnh
Cấp tính: xảy ra đột ngột và biến mất nhanh sau vài giờ hoặc vài ngày, hay gặp ở người trẻ và nguyên nhân thường gặp là do thức ăn hoặc thuốc.
Mãn tính: kéo dài trên 6 tuần, đa số là tự phát (vô căn), trường hợp này phải dựa vào những nghiên cứu thật công phu, tỉ mỉ mới có thể tìm được nguyên nhân. Thuốc chống dị ứng chỉ giải quyết được triệu chứng tạm thời. Muốn điều trị hiệu quả thì cái chính là phải tìm cho ra nguyên nhân, đôi khi không mấy dễ dàng.
Các dạng mề đay
Mề đay thông thường: bệnh bắt đầu đột ngột, rầm rộ ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể với những sẩn phù có màu hồng, đặc biệt rất ngứa và có thể hợp lại thành mảng có giới hạn rõ lan rộng khắp người. Sau vài phút hay vài giờ thì lặn mất, không để lại dấu vết. Phát ban có thể lặn ở chỗ này và nổi ở chỗ khác.
Phù mạch (còn gọi là phù Quincke): nổi ban đột ngột làm sưng to cả một vùng (mí mắt, môi, bộ phận sinh dục ngoài, niêm mạc...), cho cảm giác căng nhiều hơn ngứa, có thể kèm theo nổi mề đay. Nếu phù ở lưỡi, thanh quản, hầu sẽ gây suy hô hấp, phải xử trí cấp cứu.
Da vẽ nổi: còn gọi là mề đay giả. Nếu dùng một vật đầu tù xát nhẹ lên da, vài phút sau, trên mặt da sẽ nổi gồ lên một vệt màu hồng. Có thể đi kèm nổi mề đay.
Ngoài ra mề đay còn có những dạng khác như: sẩn nhỏ, sẩn - mụn nước hay xuất huyết.
Mề đay hay phù Quincke có thể đi kèm với những triệu chứng toàn thân như: sốt, đau khớp, rối loạn tiêu hóa, nhức đầu và nặng nhất là trụy tim mạch (sốc phản vệ) cần phải xử trí cấp cứu.
Điều trị bệnh mề đay
- Tốt nhất là loại bỏ yếu tố gây bệnh nếu biết.
- Tránh một số thức ăn, một số thuốc có thể gây dị ứng. Tránh các chất kích thích như: gia vị, rượu, trà, cà phê...
Trong cơn cấp:
- Ăn nhẹ, giảm muối.
- Trường hợp gây ngứa, khó chịu nhiều, có thể dùng giấm thanh pha trong nước ấm (1 phần giấm 2 phần nước) để thoa hay tắm.
- Tránh dùng thuốc mỡ kháng histamin (phenergan) thoa vì dễ gây viêm da dị ứng. Mỡ corticoides ít hiệu quả, có thể gây một số tác dụng phụ (nhất là khi thoa trên diện tích quá lớn).
Thuốc corticoides (uống hay tiêm) chỉ nên dùng trong điều trị mề đay cấp, nặng, kèm phù thanh quản. Một số trường hợp nổi mề đay do viêm mạch, mề đay do chèn ép không đáp ứng với các thuốc kháng histamin thông thường, không nên dùng để điều trị mề đay mạn tính tự phát.
Đối với mề đay mãn tính: vì thường có liên quan tới các bệnh lý bên trong nên bệnh nhân cần đến bác sĩ chuyên khoa khám, làm thêm các xét nghiệm cần thiết để tìm đúng nguyên nhân và có cách điều trị thích hợp.
Chia sẻ kinh nghiệm
Sau một tuần ăn khế chua và tắm mình với lá khế, tình hình mề đay của mình đã được cải thiện rõ rệt.
Khi mang thai ở giai đoạn thứ 2 thứ 3 của thai kỳ, mẹ bầu thường gặp tình trạng ngứa khắp cơ thể đơn giản vì tăng cân nhiều, da quá căng và rạn. Ngứa nặng nhất xuất hiện ở vùng bụng, ngực, hông, đùi, nghĩa là những nơi tăng kích thước nhiều nhất trong quá trình mang thai. Nếu ngứa như vậy thì mẹ bầu sẽ không phải lo lắng nhưng vì một lý do khác như mẩn ngứa và nổi mề đay thì mẹ bầu nên cẩn trọng.
Nổi mề đay là một bệnh viêm da truyền nhiễm cấp tính do virus mề đay gây nên, sẽ không nguy hiểm đối với những người bình thường nhưng lại rất nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai. Vì virus mề đay lây lan, viêm nhiễm khắp người, loại virus này còn tấn công cả vào trong tử cung thông qua nhau thai và bộ phận sinh dục nên ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi gây hậu quả xấu. Điều mà không mẹ bầu nào mong muốn. Trong quá trình mang thai do thay nổi nội tiết tố, thay đổi độ pH vùng âm hộ, âm đạo, vùng này có độ kiềm cao nên rất nhạy cảm dễ dẫn đến viêm nhiễm. Ở bà bầu mề đay thường xuất hiện ở tháng thứ 4 đến tháng thứ 9 và gây ngứa ở những vùng có lông như đầu, mặt, nách, bộ phận sinh dục. Tuy nhiên có một số mẹ bầu lại hay nhầm tưởng bị ngứa do da bị rạn và căng quá mức nên khi mề đay nổi toàn thân và liên tục xuất hiện dẫn đến nguy cơ nặng thì mẹ bầu mới té ngửa ra thì lúc đó sẽ thật khó chữa.
Ở bà bầu mề đay thường xuất hiện ở tháng thứ 4 đến tháng thứ 9 và gây ngứa ở những vùng có lông như đầu, mặt, nách, bộ phận sinh dục. (ảnh minh họa)
Dấu hiệu để mẹ bầu nhận biết nổi mề đay là những mảng sẩn phù màu hồng hoặc đỏ, nổi trên da mặt, từng đám mụn mọc tập trung hoặc rải rác không đều ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể gây cảm giác ngứa khó chịu. Những vết đỏ, hồng nổi từng mảng sẽ xuất hiện vài phút và mất dần đi nhưng rồi ngày sau sẽ tái phát. Đấy là trường hợp nhẹ còn nếu bị nặng sẽ kèm theo đau cổ họng, ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, khớp và ra nhiều khí hư…
Sở dĩ mình hiểu và biết tường tận căn bệnh mề đay là do mình đã từng mắc phải trong thời gian bầu bí, lúc đó mình đang ở tuần thứ 25 của thai kỳ. Nếu mẹ nào đã mắc chứng mề đay thì sẽ hiểu và thông cảm với nỗi khổ của mình. Những ngày tháng sống với những vết loang nổ, lốm đốm dấu chấm đỏ to nhỏ như một chú chó đốm và cảm giác ngứa ngáy liên hồi, ngứa toàn thân và chỉ muốn gãi cho thỏa cơn ngứa thôi mới thấy thật thảm hại. Tất cả từ vùng bụng, ngực, cánh tay, mông, đùi đều nổi mẩn và bị xước do tay mình gãi. Nhiều đêm mất ngủ vì mề đay hoành hành còn ban ngày thì bị chứng ốm nghén, buồn nôn đến đau quặn bụng. Cả tháng ấy mình chỉ ở nhà vì phải kiêng gió, tránh khói, bụi, phải ăn kiêng những đồ ăn dễ gây dị ứng và lại còn không được tắm nước lạnh nữa chứ. Giữa những ngày hè trời nắng nóng như đổ lửa, mình đeo ba lô ngược đến toát cả mồ hôi thì thử hỏi không tắm có chịu được không cơ chứ?
Đi khám bác sĩ da liễu thì mang về một vốc thuốc to nhưng cũng không dám uống mặc dù bác sĩ bảo chẳng sao cả. Định thi gan với chứng mề đay, ai dè hôm mẹ chồng ra chơi thấy con dâu toàn thân nổi mẩn đỏ, mẹ kêu quá trời vì thương con. Ngay hôm đó, mẹ đã sai chồng đi tìm cho bằng được lá khế về để mẹ đun nước tắm. Mẹ bảo chỉ có lá khế, bài thuốc dân gian mới trị nổi chứng mề đay ở thai phụ. Ông xã mình mang về cho mình một túi lá khế to đưa cho mẹ để mong cứu nguy. Nhìn mẹ cẩn thận tuốt nhanh từng lá khế rồi rửa sạch dưới vòi nước, sau cùng mẹ dùng cối giã nát lấy nước chua. Mẹ mình vừa làm vừa dạy mình cách làm. Mẹ bảo chỉ cần “500 gam lá khế chua tươi, rửa sạch rồi cho vào giã lấy nước chua đun sôi kỹ, thật đặc sau đó hòa một ít nước lạnh để mức âm ấm rồi dùng khăn nhúng nước lá khế chua đã đun chà nhẹ lên vùng bị mề đay hoặc dùng bã lá khế chà sát lên hay có thể tắm đều được. Ngày làm 2 lần chứng mề đay sẽ giảm dần và các nốt đỏ sẽ bay biến”.
Lá khế giúp chữa bệnh mề đay hiệu quả cho bà bầu. (ảnh minh họa)
Mẹ mình còn ướp khế với muối cho mình ăn vì mẹ bảo quả khế có vị chua, ngọt, tính mát có tác dụng chống viêm lợi phế, nhuận tràng...Mẹ bảo những thành phần như lá khế, hoa khế, quả khế đều có tác dụng chống dị ứng và chống ngứa đặc biệt trừ rôm sảy và mề đay rất hiệu quả…
Một tuần mẹ ra chơi là một tuần mình được ăn khế chua và tắm mình với lá khế như kiểu em bé ấy. Tình hình mề đay được cải thiện rõ rệt, những nốt mẩn đỏ loang nổ dần dần biến đâu mất tiêu và mình không còn bị ngứa nữa. May mà mẹ chồng ra kịp chứ phải sống chung với mề đay không biết con mình sẽ thế nào mất. Hú hồn các mẹ à. Bài thuốc dân gian của mẹ chồng mình rất hiệu nghiệm đấy nên mẹ bầu nào có bị cũng làm thử nhé. Tuy nhiên, khi đã khỏi mề đay các mẹ cũng nên phòng chứng mề đay tái phát nhé. Ví như mình sau khi khỏi mình luôn kiêng khem tránh gió, tránh bụi, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, tránh ăn những thức ăn dễ gây dị ứng…Nhiều cái cần phải kiêng lắm nên mề đay không có cớ tái phát các mẹ à.
Bây giờ thì mẹ tròn con vuông rồi, trộm vía Tom nhà mình chào đời được 3,2 kg, rất háu ăn và luôn ngủ tít lên mình mới rảnh để bán than cùng các mẹ đấy. Nhưng mình cũng không dám lướt web và xem ti vi nhiều vì sợ sau này quáng gà thì chết. ^ ^. Mình cũng mong các mẹ giống mình có sức khỏe để vượt cạn thành công.
P/S: Lúc mang thai, sức đề kháng của mẹ bầu thường giảm do thay đổi nội tiết. Vì vậy dễ mắc các bệnh truyền nhiễm như cúm, rubella, sốt, mề đay nên các mẹ nhớ cẩn thận phòng và tránh các bệnh truyền nhiễm để có thai kỳ khỏe mạnh nhé.
Sau khi sinh có nên nịt bụng
Sản dịch sau khi sinh có mùi hôi phải làm sao
Khắc phục thiếu máu sau sinh
Sau khi sinh bị sót rau nên làm gì?
Chu kỳ kinh nguyệt sau sinh
8 trục trặc sức khỏe thường gặp sau sinh
(st)