Bạn có biết chơi cờ ca-rô không? Nếu đặt một câu hỏi như vậy với một người Việt Nam bất kỳ, đặc biệt là với giới trẻ, câu trả lời sẽ là có. Đây là một trò chơi đối khác rất thông dụng trong giới học sinh, sinh viên, vì luật chơi rất đơn giản, dụng cụ chơi cũng vô cùng rẻ tiền: một tờ giấy kẻ carô và 2 cây bút.
Thế nhưng ít ai biết rằng cờ ca-rô có một lịch sử lâu đời, có cả một lý thuyết chặt chẽ, có Tạp chí chuyên đề, có những chương trình máy tính, có những giải vô địch quốc gia và quốc tế và có cả Liên đoàn ca-rô thế giới.
CỜ CA RÔ LÀ GÌ?
Cờ ca-rô (hay sọc ca-rô) là một trò chơi bàn cờ theo chiến thuật trừu tượng. Cờ ca-rô trong tiếng Triều Tiên là omok (오목), tiếng Trung là 五子棋 (bính âm: wǔzǐqí) và trong tiếng Nhật là 五目並べ (gomoku narabe); tiếng Anh, sử dụng lại tiếng Nhật, gọi là gomoku.
Ban đầu loại cờ này được chơi bằng các con cờ vây (viên cờ màu trắng và đen) trên một bàn cờ vây (19x19). Quân đen đi trước và người chơi lần lượt đặt một viên đá của họ trên đường chéo còn trống. Người thắng là người đầu tiên có được một chuỗi liên tục gồm 5 quân hàng ngang, hoặc dọc, hoặc chéo. Tuy nhiên, vì một khi đã đặt xuống, các quân cờ không thể di chuyển hoặc bỏ ra khỏi bàn, do đó loại cờ này có thể chơi bằng giấy bút. Ở Việt Nam, cờ này thường chơi trên giấy tập học sinh (đã có sẵn các ô ca-rô), dùng bút đánh dấu hình tròn (O) và chữ thập (X) để đại diện cho 2 quân cờ. Trong các luật bổ sung như vậy thì luật renju (theo tên gọi của người Nhật) là phức tạp và chặt chẽ nhất, đồng thời cũng giúp cân bằng cơ hội của quân trắng (đi sau) với quân đen. Xin giải thích ngắn gọn các luật cơ bản như sau: Ván cờ được chơi trên bàn cờ 15 x 15 dòng kẻ. Hai bên sẽ thay phiên nhau đi những quân cờ vào giao điểm của các hàng ngang và cột dọc. Người đi trước (quân đen) sẽ đi quân đầu tiên vào tâm bàn cờ (giao của hàng 8, cột 8). Luật thắng thì cũng như cờ ca-rô, tuy nhiên bên đen phải chịu những hạn chế cơ bản sau: không được tạo thành một hàng 6 quân liên tiếp (overlines), không được tạo thành các bẫy 3x3 (double-threes) và 4x4 (double-fours) – nếu đi vào những nước như vậy coi như thua,người nào đi được 5 quân nhưng đã bị chặn trước ở 2 đầu sẽ không thắng.Cuối cùng, có luật về nước đi thứ 5 và thứ 7: Ở những nước thứ 5 và thứ 7, quân đen phải đưa ra 2 phương án nước đi để quân trắng có quyền lựa chọn (Alternative moves 5th and 7th). Hai lựa chọn này phải không đối xứng nhau (vì nếu đối xứng thì coi như không có quyền chọn). Tất cả những luật này không những hạn chế ưu thế của quân đen mà còn đem đến cho quân trắng những cơ hội phải công. Ví dụ, quân trắng, bằng những nước đi của mình có thể buộc quân đen tạo thành 1 hàng 6 quân liên tiếp hay tạo thành bẫy 3x3. Có những ván đấu kết thúc ngay ở nước thứ 7 vì quân đen buộc phải đi 2 nước đối xứng.
Cờ carô là một trò chơi rất thông dụng trên toàn thế giới dưới những cái tên khác nhau: cờ carô, gomoku, renju, nought and crosses, croix-zero, five-in-a-row, connect5, itsutsu-ishi, gobang, piskvorky, kolko i kyzyk …
Luật chơi cũng có đôi chỗ khác nhau, nhưng luật cơ bản là hai bên thay phiên nhau đi những nước đi (bằng các dấu X, O hoặc bằng các quân cờ đen, trắng), bên nào có đường 5 quân liền nhau trên một hàng, một cột hoặc một đường chéo là thắng.
Trong môn cờ carô, bên đi trước luôn có lợi thế rất lớn, thậm chí L.Victor Allis còn chứng minh được rằng trong cờ carô tự do, bên đi trước luôn luôn thắng. Chính vì vậy, người ta đưa ra một số luật bổ sung để hạn chế lợi thế của người đi trước (quân đen) và tăng cường khả năng phòng thủ của người đi sau.
Chẳng hạn, trong luật chơi cờ ca-rô của Việt Nam (thông tin này có trên wikipedia!), người nào đi được 5 quân nhưng đã bị chặn trước ở 2 đầu sẽ không thắng. Một số nơi thì không công nhận 6 quân liền nhau là thắng, một số nơi lại không công nhận bẫy 3 x 3 (tức là nước đi tạo thành 2 hàng 3 chưa có quân chặn của đối phương sẽ bị cấm) …
Trong các luật bổ sung như vậy thì luật renju (theo tên gọi của người Nhật) là phức tạp và chặt chẽ nhất, đồng thời cũng giúp cân bằng cơ hội của quân trắng (đi sau) với quân đen. Xin giải thích ngắn gọn các luật cơ bản như sau: Ván cờ được chơi trên bàn cờ 15 x 15 dòng kẻ. Hai bên sẽ thay phiên nhau đi những quân cờ vào giao điểm của các hàng ngang và cột dọc. Người đi trước (quân đen) sẽ đi quân đầu tiên vào tâm bàn cờ (giao của hàng 8, cột 8). Luật thắng thì cũng như cờ ca-rô, tuy nhiên bên đen phải chịu những hạn chế cơ bản sau: không được tạo thành một hàng 6 quân liên tiếp (overlines), không được tạo thành các bẫy 3x3 (double-threes) và 4x4 (double-fours) – nếu đi vào những nước như vậy coi như thua. Cuối cùng, có luật về nước đi thứ 5 và thứ 7: Ở những nước thứ 5 và thứ 7, quân đen phải đưa ra 2 phương án nước đi để quân trắng có quyền lựa chọn (Alternative moves 5th and 7th). Hai lựa chọn này phải không đối xứng nhau (vì nếu đối xứng thì coi như không có quyền chọn). Tất cả những luật này không những hạn chế ưu thế của quân đen mà còn đem đến cho quân trắng những cơ hội phải công. Ví dụ, quân trắng, bằng những nước đi của mình có thể buộc quân đen tạo thành 1 hàng 6 quân liên tiếp hay tạo thành bẫy 3x3. Có những ván đấu kết thúc ngay ở nước thứ 7 vì quân đen buộc phải đi 2 nước đối xứng.
Với những luật bổ sung như vậy, không như cờ carô tự do và các hình thức đơn giản khác, renju đã được công nhận như một môn thể thao thực thụ và được phát triển ở nhiều nước với các chuyên gia, nhà nghiên cứu, kỳ thủ và các hệ thống thi đấu chặt chẽ. Liên đoàn Renju Nhật Bản (Nihon Renju Sha) được thành lập vào năm 1966.
Ngày 8 tháng 8 năm 1988 Liên đoàn Renju thế giới (Renju International Federation – RFI) được thành lập tại Stockholm, Thuỵ Điển. Một năm sau, giải Vô địch thế giới về Renju được tổ chức tại Nhật Bản.
Các giải vô địch Renju thế giới những năm tiếp theo được tổ chức tại Moscow, Nga (1991), Arjeplog, Thuỵ Điển (1993), Talinn, Estonia (1995), Saint Petersburg, Nga (1997), Bắc Kinh, Trung Quốc (1999), Kyoto, Nhật Bản (2001), Vadstena, Thuỵ Điển (2003), Talinn, Estonia (2005). Giải vô địch renju thế giới tiếp theo sẽ được tổ chức trong năm nay tại Tyumen, Nga.
Chiếm ngôi quán quân ở giải Vô địch thế giới lần thứ nhất và lần thứ hai là Shigeru Nakamura (Nhật Bản), lần thứ ba là Ando Meritee (Estonia). Đương kim vô địch thế giới về renju hiện nay là Ando Meritee (Estonia).
Hiện nay Liên đoàn Renju thế giới có 10 thành viên chính thức là Nhật Bản, Nga, Thuỵ Điển (3 thành viên sáng lập), Armenia, Azerbaijan, Trung Quốc, Đài Loan, Estonia, Hàn Quốc, Uzebekistan. Các nước sau đây có những người đại diện, nhưng chưa phải là thành viên chính thức: Bạch Nga, Estonia, Áo, Bulgaria, Canada, Croatia, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Israel, Ý, Mông cổ, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Rumani, Slovakia, Ukraina, Mỹ.
Chủ tịch Liên đoàn Renju thế giới hiện nay là ông Peter Jonsson (Thuỵ Điển), các phó chủ tịch là các ông Norihoko Kawamura (Nhật Bản), Alexander Nosovsky (Nga). Tổng thư ký RIF là ông Pavel Salnikov (Nga) và thủ quỹ là ông Stefan Karlsson (Thuỵ Điển).
Ông Alexandr Nosovsky chính là một trong những người đã có công truyền bá renju (với các quy tắc chặt chẽ của nó) vào các nước Liên Xô cũ. Nhận thấy luật chơi renju còn quá phức tạp, khó nhớ và khó kiểm soát (cần phải có trọng tài với sự hiểu biết luật vững vàng), vào những năm thập niên 80 của thế kỷ 20, chính Nosovsky là người đã đưa luật chơi cho carô tự do (Five-in-a-row, hay Gomoku) và có hàng loạt bài viết trên tạp chí Khoa học và đời sống (Nauka I zizn) để truyền bá về cách chơi và luật của môn carô giản lược này. Cụ thể Nosovsky bỏ đi tất cả các hạn chế mà trong renju truyền thống áp đặt lên quân đen. Bù vào đó, ông đưa ra 1 luật duy nhất, đó là hạn chế khu vực nước đi thứ hai của quân đen (đi trước). Cụ thể, quân đầu tiên quân đen phải đi vào giữa bàn cờ. Nước đi thứ hai quân đen không được đi vào những vị trí thuộc hình vuông trung tâm (có tâm là tâm bàn cờ, cạnh 4 x 4).
Với luật giản lược này, Gomoku dễ dàng thâm nhập giới sinh viên học sinh Nga, các nước Liên Xô cũ và châu Âu hơn. Và trong 2 giải vô địch thế giới đầu tiên, bên cạnh Renju truyền thống, giải vô địch thế giới về Gomoku cũng đã được tổ chức song song. Tuy nhiên, do sau này người ta thấy những hạn chế trên của Nosovsky đưa ra vẫn không hạn chế được ưu thế của quân đen (điều này phản ánh qua kết quả các trận đấu – các trận đen thắng chiếm ưu thế tuyệt đối) nên RIF đã không tổ chức các giải Gomoku trong những năm tiếp theo. Vì thế Iuri Tarannikov (Nga), nhà vô địch Gomoku thế giới năm 1991 hiện vẫn là đương kim vô địch Gomoku cho đến thời điểm này. Dù vậy, các giải Gomoku mở rộng, giải tầm quốc gia và quốc tế vẫn được tổ chức đều đặn tại các nước thành viên RIF, đặc biệt là ở châu Âu.
Cuối cùng, chúng tôi xin giới thiệu hình ảnh bàn cờ và kịch bản của một ván đầu cờ carô trên bàn cờ chuẩn.
Bàn cờ có kích thước là 15x15. Các nước đi được đi vào giao điểm của hai đường thẳng. Quân đầu tiên phải được đi vào chính giữa bàn cờ. Ván cờ được ghi lại bằng các quân số ký hiệu thứ tự nước đi. Các quân đen có số thứ tự 1, 3, 5, 7 … các quân trắng có thứ tự tương ứng là 2, 4, 6, 8 …
Đôi điều về lịch sử Cờ CARO
Cờ caro chính là môn cờ logic lâu đời và cổ xưa nhất trên Trái Đất. Cờ caro đã được sáng tạo từ nhiều nền văn minh khác nhau một cách độc lập. Nó bắt đầu xuất hiện từ năm 2000 trước CN ở sông Hoàng Hà, Trung Quốc. Một số nhà khoa học đã tìm thấy bằng chứng chứng minh Caro đã được phát minh ở Hy lạp cổ đại và ở Châu Mỹ trước thời Colombo.
Môn cờ cổ của Trung Quốc là Wutzu. Cờ Caro du nhập từ Trung Quốc vào Nhật Bản từ khoảng năm 270 trước CN. Nó thường được gọi là Gomoku nhưng cũng có các tên gọi khác tuỳ theo thời gian và địa phương như Kakugo, gomoku-narabe, Itsutsu-ishi... Người ta đã tìm thấy một trò chơi cổ từ một di tích ở Nhật năm 100 sau CN và thấy nó là một biến thể của Caro. Nó đã lan truyền nhanh chóng với cái tên Kakugo (trò 5 quân). Các nhà sử học nói rằng vào các thế kỷ 17 và 18, mọi người đều chơi trò này-người già cũng như người trẻ. Năm 1858, khi quyển sách đầu tiên về trò chơi này được xuất bản, nó được gọi là Kakugo. Nó tiếp tục được chơi, được gọi với nhiều tên khác nhau như Goren, Goseki, rồi Gomokunarabe, Gomoku và phát triển cho đến ngày nay thành thể loại phức tạp nhất trong họ hàng đông đúc của nó, là Renju (chuỗi ngọc trai).
Khi trình độ các kỳ thủ Gomoku được nâng cao, họ nhận ra rằng nếu chỉ chơi đơn giản như trong Gomoku thì đó sẽ là một lợi thế quá lớn cho bên tiên tức bên Đen (thực tế chính là ưu thế thắng). Sau đó một số nhà toán học đã chứng minh được rằng nếu chơi với luật Gomoku trên bàn cờ bằng hoặc rộng hơn 15x15 thì Đen chắc chắn thắng (sure win), và sau đó cách đi cụ thể cũng đã được tìm ra, hệ thống và phân loại (theo tôi biết thì cách thắng hoàn toàn không duy nhất như nhiều người chờ đợi, mà thực tế có nhiều nhánh thắng (win branch) cho Đen).
Để các bạn hình dung rõ hơn tôi xin được nêu lại luật của Gomoku cổ :
-Bàn cờ 15x15
-Đen đi trước
-Ai tạo được nước năm (1 hàng 5 quân liền nhau) thì thắng.
-Các nước Overline (>= 6 quân) không có giá trị với cả hai bên và không bị coi là lỗi (cấm).
Từ đó, Gomoku lâm vào một giai đoạn khủng hoảng. Khả năng đánh thắng 100 phần trăm của Đen đã làm trò chơi này mất đi ý nghĩa của nó. Có nhiều cải tiến được đề xuất, một số đã bị bỏ qua nhanh chóng, số khác làm xuất hiện các biến thể mới của Gomoku. Ý tưởng chung của các cải tiến là đề ra một số hạn chế cho Đen, nhằm cân bằng ưu thế đi tiên. Dưới đây là một số biến thể phổ biến.
Gomoku. Hiện nay được chơi chính thức với bàn 13x13. Không có hoà. Nếu hết đất thì Trắng thắng. Chưa tìm được chứng minh nào cho thấy Đen chắc chắn thắng. Tuy nhiên Đen vẫn có ưu thế rất lớn.
ProGomoku. Chơi trên bàn 15x15. Nước đầu của Đen đặt sẵn ở trung tâm. Nước thứ ba (nước thứ hai của Đen) phải đặt ngoài hình vuông cấm. Hình vuông cấm là hình vuông trung tâm kích thước 5x5. Không có hạn chế cho Trắng. Đã có chứng minh Đen chắc chắn thắng trong biến thể này.
Pente. Biến thể này không còn giống Gomoku. Luật bổ sung là có thể ăn quân đối phương. Nước ăn quân được thực hiện bằng cách chặn hai đầu một nước hai quân đối phương và ăn hai quân đó. Ai tạo được nước năm hoặc ăn được 5 cặp quân trước thì thắng. Rất phổ biến ở Mỹ. Chơi trên bàn 19x19.
Tuy nhiên trò chơi này chỉ thực sự lấy lại được sự hấp dẫn của nó khi phát triển thành thể loại hoàn thiện nhất được chơi ngày nay - Renju. Renju cũng đã mất hàng chục năm để thử nghiệm và phát triển những luật mới. Cụ thể là vào năm 1899, cái tên Renju (chuỗi ngọc trai) ra đời và đến năm 1966 thì nó đã được hoàn thiện khi Liên đoàn Renju Nhật Bản - Nihon Renju Sha ra đời và công bố luật Renju chính thức!
Bí kíp chơi cờ ca rô