1. Hiếu thuận với mẹ chồng
Có nhiều bà mẹ chồng mắc chứng bệnh sợ con dâu hoặc có thành kiến với con dâu
vì các bà cho rằng sau khi lấy vợ thì con trai mình không còn quan tâm đến mình
nữa mà chỉ quan tâm đến vợ nó thôi. Vì thế, nếu bạn yêu chồng thì hãy hiếu thuận
với mẹ chồng như hiếu thuận với mẹ đẻ của mình vậy. Dù sao người chồng chung
sống với bạn cũng là do bà cụ mang nặng đẻ đau và nuôi dưỡng trưởng thành.
2. Đừng bao giờ coi mình là người ngoài
Các cụ ta có câu: "Rể là khách dâu là con". Nếu như bạn làm sai điều
gì đó mà có bị các cụ phê bình, khiển trách, dạy bảo thì cũng là lẽ thường tình
thôi. Ðừng vì điều đó mà đặt mình ra khỏi quan hệ người trong cùng một nhà.
3. Chia sẻ buồn vui với mẹ chồng
Các cụ già thường thích ôn lại những chuyện ngày xưa. Ðừng tỏ ra khó chịu,
hãy lắng nghe thực sự để bạn có cơ hội hiểu bà hơn. Ngoài ra nếu bạn biết cách
chia sẻ những niềm vui nỗi buồn trong quá khứ cũng như trong thực tại với cụ
thì bạn sẽ được cụ coi là người bạn tri kỷ thực sự.
4. Biết xin lỗi mẹ chồng
Nếu bạn làm sai điều gì thì hãy xin lỗi một cách chân thành: "Con xin
lỗi mẹ" thì mọi chuyện trong nhà sẽ trở nên vui vẻ.
5. Không nên trách móc chồng trước mặt mẹ chồng
Có điều gì muốn trách móc chồng thì hãy để đến lúc nào chỉ có hai người bạn
hãy nói, vì trách móc chồng trước mặt mẹ chồng, dù là bạn đúng cũng khiến cho
cụ không vừa lòng.
6. Hai vợ chồng không nên quá âu yếm trước mặt mẹ chồng
Nếu như hai vợ chồng bạn sống chung với mẹ chồng thì tuyệt đối không nên tỏ
ra quá thân mật, quá quan tâm đến nhau, quá âu yếm trước mặt mẹ chồng vì điều
đó sẽ khiến cho cụ có ác cảm và cảm thấy ghen tị.
7. Phải tìm ra một phương thức tự do
Nếu không có điều kiện để sống riêng thì bạn phải nghĩ ra một cách nào đó để
bà cụ, con cái và bản thân mình có những khoảng không gian riêng.
8. Của ít lòng nhiều
Biếu quà cho cụ không nhất thiết phải là những món quà đắt tiền, cụ sẽ cho
là bạn lãng phí. Bạn hãy biểu hiện sự quan tâm và lòng thành kính của mình bằng
việc xem cụ thích những gì: một hộp bánh hay một chiếc khăn quàng cổ chẳng hạn.
Học cách ứng xử của cô dâu phương tây với mẹ chồng khó tính:
1. Mẹ chồng luôn “chọc ngoáy”
Nếu mẹ chồng của bạn tỏ thái độ coi thường trước
mọi điều dù rất nhỏ liên quan đến bạn và thích hạ thấp ý kiến của bạn,
đưa ra những bình luận có tính chất châm chọc, nhiều khả năng là bạn sẽ
còn phải chịu cảnh bị cư xử như thế này dài dài.
Đã đến lúc phải làm gì đó để thay đổi. Cách tốt
nhất là trước mỗi lần mẹ chồng cư xử với bạn như vậy, hãy trả lời lại bà
bằng một câu hỏi: “Mẹ chỉ nói mà không nghĩ vậy chứ ạ?”, “Mẹ có nghĩ
nói thế là hơi nhạy cảm không ạ?”.
Không nên tỏ ra căng thẳng hay tự ái quá mức, chỉ cần để mẹ chồng của bạn hiểu rằng bà không thể lấn lướt bạn được thôi.
2. Bà luôn mồm hỏi khi nào bạn mới sinh con
Cho đến thời điểm này hầu hết các câu hỏi liên quan
đến việc sinh con của “các cụ” đã làm cho những cặp vợ chồng trẻ ít
nhiều khó chịu. Vì tâm lý các nàng dâu hiện đại cho rằng sinh con vốn dĩ
là việc nằm trong kế hoạch của riêng vợ chồng họ. Xa hơn nữa, họ có thể
xem việc “hỏi thăm” liên tục như vậy là có phần ác ý.
Bất kể là với tâm lý nào, nếu cảm thấy không thoải
mái trước câu hỏi ấy của mẹ chồng và không muốn phải nghe thêm lần nữa,
hãy nói “con hứa rằng mẹ sẽ là người đầu tiên biết điều đó!” hoặc “có
phải do mỗi con quyết định đâu mẹ ơi...”.
3. Mẹ quá phụ thuộc vào chồng bạn
Mẹ chồng thường xuyên gọi điện sang nhà bảo chồng
bạn về sửa cho bà ống nước hay nhờ mua thứ nọ, thứ kia. Vậy cách tốt
nhất là chồng bạn nên ghé thăm mẹ định kỳ, hàng tuần hay hàng tháng - để
mẹ có thể đưa cho chồng bạn danh sách những thứ bà muốn mua. Bà sẽ biết
rằng con trai ở lại với mình 2 hay 4 tiếng đồng hồ hoặc một khoảng thời
gian nhất định nào đó và bà toàn quyền “sở hữu” anh ấy. Vượt ra ngoài
khoảng thời gian đó, mọi mong muốn của bà nên được ghi vào “danh sách”
để đưa con trai vào lần tiếp theo anh ấy ghé thăm chứ không phải làm
phiền vào khoảng thời gian riêng tư của hai bạn.
Hẳn là mẹ chồng bạn sẽ không thích thế, nhưng chồng
bạn nên giúp bà hiểu rằng cho dù bà rất quan trọng với anh ấy đi chăng
nữa, anh ấy vẫn có những ưu tiên khác.
4. Bà yêu cầu chồng bạn đưa nhiều tiền hơn
Lại một vấn đề khác cần chính chồng bạn giải quyết
và vai trò của bạn là hậu thuẫn cho chồng. Hai người nên đi đến một thỏa
thuận chung về việc đưa cho mẹ bao nhiêu tiền là hợp lý và nên cố định ở
con số đó. Nếu bà không hài lòng và đòi hỏi nhiều hơn, chồng bạn có thể
giải thích với bà rằng đó là số tiền hai bạn đã cố gắng hết mức có thể.
5. Bà ghé thăm không báo trước
Nếu mẹ chồng có thói quen thình lình xuất hiện ở
cửa nhà bạn mà không bao giờ báo trước, hẳn là bà muốn bất ngờ “mục sở
thị” cách sống, những điểm còn chưa chỉn chu ở bạn.
Đừng để bà có cơ hội làm việc này. Lần tới nếu
chuyện này xảy ra, hãy nói: “Ôi con xin lỗi nhưng mẹ ghé thăm không đúng
lúc rồi, để cuối tuần sau được không mẹ?” hay “Con có việc phải đi bây
giờ, nhưng nếu lần sau mẹ gọi điện trước, con đảm bảo là sẽ ở nhà với
mẹ”.
Bí quyết rút ngắn khoảng cách với mẹ chồng:
Đừng cố gắng
làm một ai khác
Mẹ
chồng của bạn sẽ để ý bạn như là một người phụ nữ mới trong cuộc sống của
con trai bà. Bà ấy muốn tốt cho con trai bà nên bà ấy chắc chắn yêu
cầu khắt khe đối với bạn. Bạn hãy tránh làm một ai đó, bạn hãy là chính
bạn.
Không thể hiện
bạn đang lo lắng
Tình
cảm tinh thần là tự nhiên. Tuy nhiên, nó sẽ có ích nếu bạn xuất hiện tự tin với
một tư thế tốt. Đừng né tránh tiếp xúc bằng mắt với mẹchồng.
Bỏ qua sự cố
đáng xấu hổ
Trong
các cuộc nói chuyện và gặp gỡ với mẹ chồng, bạn hãy tránh nói chuyện về vấn đề
gia đình như tài sản, thuật lại các sự cố đã xảy ra,...
Chờ đợi và xem
Ameeta
Shanghavi Shah, một chuyên gia về mối quan hệ, nói, "Tốt nhất là chờ đợi
và xem,hãy là một người lắng nghe hơn là một người nói chuyện. Không được đối
đầu và tránh tranh luận. Hãy hỏi những câu hỏi để hiểu về mẹ chồng tốt hơn. Hãy
thân thiện, lịch sự và đánh giá cao những nỗi lực của mẹ chồng. Nếu bạn cảm
thấy không thoải mái với những câu hỏi này, hãy chuyển sáng theo dõi cuộc trò
chuỵện chứ không nên thô lỗ”.
Ăn mặc phù
hợp với các dịp
Hãy mặc
một cách thoái mái, lịch sự, không để lộ quá nhiều. Một chiếc cáy ngắn sẽ gây
khó chịu cho người già. Theo tiến sĩ tâm lý học lâm sàng Seema Hingorrany, nghi
thức cơ bản sẽ gây ấn tượng tốt đẹp đầu tiên.
"Không
được hào nhoáng hoặc sặc sỡ với sự lựa chọn quần áo và trang điểm. Hãy để lại
ấn tượng tốt cho mẹ chồng của bạn, bạn là người lịch sự đáng nhớ", bà
Seema Hingorrany nói.
Yêu
cái đẹp là bản tính thiên bẩm của phái nữ dù họ ở bất cứ độ tuổi nào, vì vậy
việc mua sắm cũng là một
trong những việc yêu thích nhất của bà. Phần lớn thời gian chăm sóc cháu chắt
khiến mẹ chồng không có mấy thời gian mua sắm quần áo hay vật dụng yêu thích.
Vì vậy, tốt nhất bạn nên dành ít nhất hai tháng một lần cùng mẹ đi mua đồ giúp
bà thấy thoải mái, thư giãn và cảm thấy mình được quan tâm chăm sóc hơn. Biết đâu bạn
sẽ phát hiện hai người cùng thích màu sắc của chiếc khăn trải bàn hay rèm cửa.
Những điểm chúng sẽ là cầu nối giúp bạn cải thiện tình cảm và mối quan hệ hiện tại
với mẹ chồng.
(St)