Bí quyết ăn gì để sinh con trai?
Ngỡ ngàng với danh sách thực phẩm gây hại gan ta vẫn ăn cực nhiều hàng ngày
Bí quyết làm 3 loại kem hoa quả sẵn có trong tủ lạnh cực đơn giản cho ngày hè
Dưới đây là những kinh nghiệm đi chợ lựa chọn rau củ cũng như cách chế biến hợp lý, giúp phụ nữ tích kiệm thời gian và công sức.
- Súp lơ xanh: cái này rất non và cực kỳ ngon, bữa thì tôi ép nước pha lẫn nước cam cho con uống, bữa thì tôi xào cho chồng ăn, bữa tôi luộc chín tới rồi dội sốt tỏi. Mùa này đang là mùa lơ, tranh thủ ăn không trái mùa lại phải ăn đồ Trung Quốc.
|
- Măng tây: tôi nấu cháo cho con, còn 1 ít làm nốt cho chồng món măng tây chần dội sốt kem. 1 bó (như trong hình) giá 25.000 đồng.
|
- Xà lách giòn: rau này mà trộn với sốt dầu dấm chua cay là khỏi lo thiếu chất rau. Làm salad xà lách giòn ngon hoặc làm sandwich trứng, kẹp thêm lá xà lách với xốt mayonnaise là xong bữa trưa.
|
- Nấm tươi: cái này nhìn họ đóng khay khá hấp dẫn, xuất xứ rõ ràng đáng tin nữa nên không lo. Em dùng 1 chút cho bữa cháo của con, bữa thì xào chung với rau củ khác, còn 1 chút em nấu mì.
|
- Tỏi: khỏi phải bàn mùa này ăn tỏi tốt thế nào rồi. Đơn giản thôi, nướng nó lên, khi nướng tôi giữ nguyên củ nhưng xắt đôi, dội chút dầu hoặc thả 1 viên bơ nhỏ để nướng, tỏi thơm sẵn mà gặp bơ nữa thì còn gì bằng? Nướng chín tỏi giòn giòn, mềm mềm và thơm nức mũi.
- Bắp cải tím: bào chỉ để rắc salad hoặc xắt miếng vuông xào chung với rau củ khác, ngoài ra tôi nấu cháo cho con, cháo có màu tím rất bắt mắt.
|
- Khoai tây đỏ: loại củ này tôi chọn khá kĩ trong “núi” khoai ở Metro, củ nào cũng vừa vừa xinh xinh, vỏ nhẵn màu hồng hồng và sạch sạch chứ không bám nhiều đất. Khoai tôi nấu súp khoai kem cho con, ngâm kĩ cho sạch nhưng giữ nguyên vỏ nướng chung với bơ cho chồng ăn kèm trong bữa chính.
Những ngày đầu lãnh trách nhiệm đi chợ, mình cũng muốn đẩy công việc này cho người khác lắm chứ. Ai mà muốn sáng ra đã tất bật ở chợ với những đồng tiền lẻ, với những mùi khó chịu, cảnh mua bán dưới trời mưa, trời nắng, trời rét cơ chứ. Nhưng dần dần, mình phát hiện ra, người đi chợ cũng có thể tự tạo niềm vui.
Đó là khi mình săm soi được một món thực phẩm ngon, độc, lạ, cảm giác rất sung sướng. Đó là cảm giác mình mua thực phẩm không ngày nào giống ngày nào mà vẫn đưa ra được những thực đơn ngon miệng. Đó là cảm giác la cà ở những ngóc ngách chợ đến một tiếng đồng hồ trong khi mua bán chỉ hết có… 5 phút.
Giờ mình lại ghét cảnh: Đỗ xịch xe máy trước một hàng rồi liệt kê những thứ mình cần để bà bán hàng nhặt cho vào túi nilon. Mình cũng chả thích luôn cảm giác ăn mãi một loại rau, một loại thịt lợn, hay cả tuần ăn bí.
Đi chợ hôm nay, dạo qua hàng thịt gà, chủ yếu là gà công nghiệp, gà được xẻ ra thành các phần: cánh gà, đùi gà, chân gà, ức gà, lườn gà,… Rất tiện cho các mẹ chọn lựa. Giá các bộ phận dao động từ 70 nghìn đến 85 nghìn đồng một kg. Các mẹ cứ việc chỉ miếng, người bán hàng vác lên cân, các mẹ trả tiền là xong. Đúng là thời đại công nghiệp!
Mình thấy tim gà công nghiệp nhìn rất ngon, giá 18 nghìn một lạng (chưa mặc cả). Các bộ phận lục phủ ngũ tạng động vật, mình chỉ dám mua tim thôi. Mua một lạng tim gà về xào gừng ăn đổi bữa.
Ngao, sò, ốc, hến rất hấp dẫn. Những loại thủy sản này nấu canh, loại nào cũng ngon. Mình chọn loại hến to, giá 13 nghìn đồng một kg. Hến mà đem nấu canh mùng tơi thì cứ gọi là ngọt lừ, rất bổ. Mình thấy có ốc hương, biết là đắt nhưng vẫn hỏi thử: Giá loại ốc hương không to lắm giá 300 nghìn một kg. Thôi, lè lưỡi bỏ qua!
Bà bán hàng cá khô gọi mình lại, giới thiệu: Có cá thu một nắng ngon lắm. Mình thử xem cá thu một nắng ở đây ngon thế nào? Nghĩ món cá thu một nắng rán ngập dầu, chấm mắm nguyên chất ăn vừa giòn, dai dai, thơm đặc trưng mà thích. Nhưng nhìn miếng cá thu ở đây thất vọng quá! Mình đã từng mua cá thu một nắng Cát Bà: Miếng cá dù khô nhưng vẫn thấy vàng óng, thịt cá cả giác rất chắc. Cá thu một nắng ở chợ thịt cứ trắng ởn. Mình nghi đồ… Tầu và cũng chẳng hỏi giá luôn.
Hôm nay chọn rau mồng tơi, rau khoai lang. Mua xong thì cười khùng khục, thế này thì không sợ bị táo bón vì nóng trong nhé! Rau khoai lang 2500 đồng một mớ, toàn lá, ít ngọn.
Hôm nay đi chợ đến vậy thôi. Đi chợ cũng là một nghệ thuật, và người đi chợ cũng là một… nghệ sĩ. Cảm thấy khá vui vẻ! Chúc các mẹ có những trải nghiệm đi chợ thật vui vẻ nhé!
Và đây là bí quyết bỏ túi cho cả tuần:
Bạn có thể tham khảo một số bí quyết sau để luôn chu tất bữa ăn dinh dưỡng cho cả nhà. 1. Sắp xếp ngày đi chợ hợp lý:
Tùy thời gian biểu của bản thân và gia đình, bạn có thể lên lịch một
ngày đi chợ cố định trong tuần. Để thuận tiện, bạn lên sẵn thực đơn các
bữa ăn và chỉ mua những món trong danh sách. Lượng thực phẩm dự trữ cho một tuần
tương đối nhiều. Vì thế, bạn nên mua chỗ quen để nắm rõ giá cả. Nếu
thường đi một siêu thị, bạn sẽ biết khu vực nào bán thứ gì, điều này
giúp tiết kiệm khá nhiều thời gian. Lưu ý chọn thực phẩm tươi, ngon và
xem hạn sử dụng nếu có. 2. Trang bị tủ lạnh và lò vi ba:
Đây là hai “người bạn” hỗ trợ đắc lực cho việc dự trữ thực phẩm. Ngoài
ra, nên mua thêm nhiều chai, lọ, hộp, bao nylon để yên tâm để thực phẩm
trong tủ lạnh. 3. Bảo quản đúng cách:
Mỗi loại thực phẩm có thời hạn sử dụng và cách bảo quản khác nhau. Tùy
theo đặc trưng của từng thứ, nên mua sắm và sắp xếp sử dụng chúng thật
hợp lý. Ngũ cốc: Nên bảo quản các loại ngũ cốc, gạo, mì, nui, bún, phở… ở nơi khô ráo và giữ tối đa 2 tuần. Với các loại thường sử dụng như gạo,
bạn có thể đặt than đá trên nắp thùng chứa để hút ẩm. Ngoài ra, sau mỗi
đợt thay gạo, nên phơi ráo vật đựng. Chất béo: Với dầu ăn sau khi
mở nắp, bạn chỉ nên sử dụng trong vòng 2 tuần. Nếu nhà ít người, bạn nên
mua chai dung tích nhỏ hoặc trữ sẵn nhiều lọ bé để sang chiết. Bảo quản
dầu ăn bằng cách đậy chặt nắp và đặt nơi ít ánh sáng, tránh tiếp xúc
không khí. Với mỡ đã rán cho vào hũ đậy kín và trữ trong tủ lạnh tối đa 1
tuần. Tránh sử dụng lại dầu mỡ đã dùng. Chất đạm: Các loại thịt, cá
sau khi mua về phải cho vào ngăn đông lạnh ngay. Bạn chỉ nên giã đông
một lần duy nhất bằng lò vi ba. Nếu chưa có lò này, trước khi sử dụng,
bạn để thực phẩm vào hộp kín và đặt xuống ngăn mát tủ lạnh. Tránh giã đông bằng cách đổ nước lạnh
hoặc nước sôi lên thực phẩm. Điều này sẽ làm biến đổi protein, gây hại
cho cơ thể, thực phẩm cũng không còn ngon. Cá, hải sản bảo quản tối đa
từ 3-5 ngày, các loại thịt có thể dự trữ từ 1-2 tuần. Trứng dự trữ trong
tủ lạnh tối đa 1 tuần. Sữa sau khi pha hoặc sữa tươi chỉ nên
giữ tối đa 2 giờ. Riêng với sữa hộp giấy, sau khi mở bao bì, nếu đậy kín
và để vào tủ lạnh, bạn có thể dùng trong một ngày. Ngoài ra, với các loại đồ hộp, đồ khô,… nên xem kỹ hạn sử dụng, không nên dùng thực phẩm đóng hộp quá 2 lần/tuần. Rau và trái cây: Nếu có thể,
bạn nên mua rau và trái cây khoảng 2 lần/tuần để bảo đảm độ tươi giòn.
Các loại rau nên được bảo quản ở nhiệt độ 4-12 độ C. Rau lá như cải xanh, rau dền… chỉ nên
giữ từ 1-2 ngày bằng cách bỏ rễ, để ráo, cho vào túi nylon kín miệng và
xếp vào ngăn đựng rau trong tủ lạnh. Rau quả như bí, bầu… có thể bảo quản
trong 3-4 ngày. Bạn nên rửa sạch, để ráo và cho chúng vào ngăn mát.
Không nên giữ trong bao nylon vì chúng rất dễ bị úng. Rau củ như cà-rốt, khoai tây… có thể
dự trữ 6-7 ngày. Để chúng không bị úng, bạn không nên rửa mà chỉ lau
sạch, cho vào túi nylon, đặt trong ngăn mát. Trái cây sau khi mua về,
nên dùng trong vòng 4 ngày để không mất vitamin. Thức ăn nấu chín: Chỉ nên dùng trong vòng 2 ngày. 4. Xử lý đúng cách khi mất điện:
Nếu chẳng may bị mất điện trong vài giờ, bạn nên chế biến các thực phẩm
tươi sống như thịt, cá… Tránh đông lạnh lại thực phẩm đã rã đông, cũng
không nên tiếp tục trữ chúng bằng cách ướp đá Với túi tiền thời bão giá, bạn phải cân nhắc nhiều thì nên lên lịch trước khi đi chợ:
-Lên thực đơn cho cả tuần
Điều này giúp bạn tiết kiện thời gian đi chợ và đỡ phải hao tốn thêm một khoản xăng, tiền gửi xe hàng ngày. Hơn nữa, việc lên thực đơn bạn cũng có thể biết được trong tủ lạnh nhà mình còn nhiều hay ít thực phẩm và mua cho phù hợp
- So sánh giá cả
Bạn nên so sánh giá cả cùng một sản phẩm ở các cửa hàng khác nhau xem ở đâu bán rẻ hơn. Hay cũng có thể mua hàng với khối lượng lớn, như thế sẽ có lợi hơn nhiều so với mua nhỏ, lẻ.
-Nên ăn trước khi đi chợ
Điều này nghe có vẻ bất hợp lý nhưng đó là sự thật. Bạn nên ăn chút gì đó trước khi đi chợ, vì thường với cái bụng đói bạn dễ có cảm giác thèm ăn và mua đồ nhiều hơn mức bình thường
-Nên dành nhiều thời gian để đi chợ
Khi đi chợ vội vàng, bạn dễ có xu hướng mua phải những món hàng đắt vì thế nên dành nhiều thời gian để đi chợ. Như thế, bạn sẽ có thời gian tham khảo giá các mặt hàng khác nhau, giữa các chợ với nhau. Cũng không nhất thiết phải đi chợ gần nhà, nếu chợ xa có nhiều mặt hàng rẻ, bạn nên tranh thủ đi.
-Không mang nhiều tiền khi đi siêu thị
Cách tốt nhất để bạn không mua sắm quá tay khi đi siêu thị là mang đúng số tiền mình dự định sẽ dùng đến và chỉ chọn những mặt hàng nào ở nhà đang cần.
Một thói quen khi đi siêu thị của hầu hết mọi người là thường chọn những món đồ ngang với tầm nhìn và tay với của mình. Bạn hãy chịu khó cúi xuống và vươn người lên cao một chút, bạn có thể chọn được những món đồ cũng chất lượng ấy nhưng giá có thể mềm hơn.
Khi thanh toán tiền tại quầy bạn cũng nên chú ý tới hóa đơn tính tiền, xem các mặt hàng có trong giỏ của mình có khớp với hóa đơn không. Nhiều khi nhân viên siêu thị cũng nhầm lẫn giá các mặt hàng
(ST).