Bí quyết nấu chè hoa cau thanh khiết

Có một bát chè ngọt mát để thưởng thức thì còn gì bằng các bạn nhỉ! Chúng ta cùng tham khảo cách nấu chè hoa cau ngọt mát nhé!


BÍ QUYẾT NẤU CHÈ HOA CAU NGỌT MÁT



Chuẩn bị những nguyên liệu sau:


- 200g đậu xanh
- 1l nước
- 100g bột sắn dây (hoặc bột năng)
- 200g đường
- Muối
Đến phần hành động này >:D<:

Bước 1:

- Các bạn rửa sạch và ngâm đậu trong ít nhất 3 giờ.

 
- Cho đậu vào nồi cơm điện, nấu như cơm bình thường. Nên cho vào một chút muối để khi chín mùi vị được đậm đà hơn.

 
Bước 2:

- Đổ nước vào nồi.
Bước 3:

- Thêm đường nữa các bạn nhé!

 
Bước 4:

- Đun cho nước sôi rồi hòa bột sắn với nước và đổ từ từ vào nồi. Các bạn khuấy đều tất cả cho đến khi nước sôi trở lại thì có thể tắt bếp được rồi.
 

 
Bước 5:

- Lúc này, đậu xanh cũng vừa chín tới.

 
Bước 6:

- Cho đậu xanh vào nước rồi khuấy đều, mình có thể cho thêm vani hoặc dầu hương bưởi để tăng thêm mùi vị nhé!
Cùng nhâm nhi bát chè hoa cau man mát ngòn ngọt thôi nào!


Mình có thể thêm một ít nước cốt dừa để ăn cho ngon nữa đấy!


Cùng làm và thưởng thức thôi các bạn ơi!


5 điều thú vị về món chè hoa cau:

1. Chè hoa cau hay còn được gọi là chè táo xọn, là một món ăn đặc trưng của người Hà Nội từ rất lâu.

2. Để món chè được thơm hơn người ta thường ướp hoa bưởi vào bát đựng chè.

3. Bát sứ Giang Tây luôn được ưu ái vì rất mỏng thích hợp cho việc ướp hương.

4. Tuy hoa bưởi là linh hồn của món chè nhưng nó lại được gọi là chè hoa cau vì những hạt đậu xanh trông giống như hoa cau.

5. Vị thanh mát của món chè giản dị này rất hợp khi ăn cùng với xôi vò, xôi đậu xanh.

CẢM NHẬN TINH TẾ VỀ CHÈ HOA CAU


Chè hoa cau thưởng thức vào mùa mưa mới cảm nhận, thẩm thấu trọn vẹn hương vị.

Cứ mưa lất phất, xen chút lành lạnh mùa đông là tôi lại thèm chén chè nóng. Mà nếu đó là chén chè hoa cau bốc khói thơm lừng thì không gì tuyệt bằng.

Thuở nhỏ, những ngày tháng nghỉ hè ở quê, tôi thường về quê ngoại. Nhà ngoại luôn để dành lại vài chục ký đậu xanh để nấu cho con cháu ăn và làm quà biếu sau mùa thu hoạch đậu, nên không bao giờ thiếu.

Đậu xanh để nấu chè hoa cau, thường ngoại dùng chai thủy tinh đã rửa sạch sẽ, lau khô ráo rồi đổ đậu xanh ra mẹt tre, dùng chai cà lên cho những hạt đậu xanh vỡ đôi mà không hề bị nát. Xong mang đậu đi ngâm nước lạnh chừng hai tiếng đồng hồ cho đậu nở ra, bóc lớp vỏ lụa xanh bên ngoài khỏi thịt đậu vàng. Lúc ấy thật dễ dàng đãi sạch lớp vỏ xanh bên ngoài, chỉ giữ lại những hạt đậu vàng ươm.

Muốn ăn chè hoa cau thật ngon thì cần phải thêm nước cốt dừa 

Thơm ngon, mát lành, đẹp mắt và dễ nấu là những thuộc tính giản dị của chè hoa cau. Nên dù ai vụng nội trợ cũng có thể nấu được nồi chè hoa cau rất ngon. Đậu xanh đãi sạch vỏ, cho vào nồi hấp cho chín bùi nhưng vẫn giữ nguyên hạt, không bị nát. Tiếp đó thắng nước đường trắng, cho chút lá dứa vào cho thơm, khi đường sôi 5-10 phút thì nhấc xuống, lọc lấy nước đường trong, tiếp tục nấu. Pha chút bột năng với nước lạnh, rồi chắt vào nồi nước đường, khuấy đều tay cho bột không vón cục đến khi nước đường trở nên hơi sền sệt. Lúc này cho đậu xanh vào, trộn đều tay, sẽ thấy nồi chè như những chiếc hoa cau mùa nở rộ.

Muốn ăn chè hoa cau thật ngon thì cần phải thêm nước cốt dừa. Dừa ở vùng quê tôi không thiếu chỗ trồng, nên chỉ cần bước ra trước ngõ là đã có trái dừa già để nạo nhỏ, vắt nước cốt. Múc chén chè hoa cau vàng nhẹ còn bốc khói, rưới lên một ít nước cốt dừa, là đã có thể thưởng thức đầy đủ hương vị vừa thơm nồng nàn, vừa ngậy bùi béo, vừa rất thu hút với sắc màu bình dị. Món chè hoa cau, với tôi chỉ có thể thưởng thức ngon nhất vào mùa mưa, mới có thể cảm nhận, thẩm thấu trọn vẹn hương vị đậm đà...


Cách nấu chè khúc bạch đậm chất Sài Thành
Công dụng của lá chè xanh
Cách nấu chè bưởi cực ngon giải nhiệt cho ngày hè
Cách nấu chè khoai môn ngọt bùi, hấp dẫn
Hướng dẫn làm chè chuối nướng cầu kì ngon miệng


(ST)