Bí quyết trò chuyện với con tuổi dậy thì

Bí quyết trò chuyện với con ở tuổi dậy thì

Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời. Ở lứa tuổi này, thể chất và tinh thần của các em có rất nhiều thay đổi. Để giao tiếp với trẻ bạn cần phải quan tâm và có những ứng xử phù hợp để có thể kết hiểu và biết được điều gì đang xảy ra trong cuộc sống của con bạn.


 

 

Gần gũi với con cái


Cho dù công việc bận rộn, hàng ngày bạn cố gắng dành thời gian gặp gỡ, trò chuyện với con cái. Bạn nên thường xuyên quan tâm, trao đổi với con về những việc diễn ra ở trường, ở nhà, quan hệ với bạn bè...và chia sẻ, định hướng khi con có suy nghĩ lệch lạc.

Lắng nghe

Lắng nghe luôn là chìa khoá tốt nhất cho mọi cuộc nói chuyện, nghe cũng phải có nghệ thuật. Bạn hãy đạt mình vào hoàn cảnh của con, đừng ép buộc con và cho rằng: “Bố (mẹ) qua thời đó rồi, không có chuyện đó...”.

Chú ý lắng nghe và biểu lộ sự đồng cảm của bạn, điều đó giúp con bạn cần trước khi bạn đưa ra lời khuyên gì. Trẻ ở tuổi dậy thì tâm trạng luôn thay đổi, không ổn định và bạn cần phải nghe kỹ để hiểu và biết được cảm xúc nhất thời của con. Qua đó, bạn có thể chia sẻ, trấn an con mình trước nỗi lo vô cớ đó. Tuy nhiên, bạn không nên bỏ qua những tâm trạng nhất thời đó của con mình, nó sẽ bùng nổ tiếp tục nếu không được quan tâm, chia sẻ và động viên đúng lúc.

Tập trung nói chuyện

Khi trò chuyện với con, bạn không nên làm bất cứ việc gì khác, bạn hãy tắt máy tình, dừng những công việc bạn đang làm lại. Bạn phải tập trung sự chú ý của mình vào những điều cần nói. Có thể con bạn lơ đi, không thích nghe những điều bạn nói nhưng nếu bạn tập trung và nghiêm túc thì con bạn sẽ phải nghiêm túc hiểu những vấn đề bạn đang nói.

đề đang nói đến.

Chọn thời điểm

Hãy tôn trọng lịch trình học tập và các hoạt động cũng như những mối quan tâm của con trẻ. Nếu bạn rảnh rỗi nhưng con bạn đang xem chương trình yêu thích của mình, tốt nhất bạn hãy ngồi xem bên cạnh và trò chuyện với con mỗi khi chương trình nghỉ giữa giờ để quảng cáo, thay vì ép chúng chú ý đến bạn khi chương trình đang diễn ra.

Hãy chọn thời điểm trò chuyện phù hợp cho cả hai, không nên chú ý đến thời gian rảnh rỗi của bạn.

Hoà đồng, cởi mở

Thật sai lầm nếu bạn chứng tỏ uy quyền của mình đối với con cái, tránh đùa giỡn, chia sẻ cùng con nhưng mối quan tâm về thần thượng thể thao, âm nhạc... những bộ phim, bài hát mà con bạn ưu thích. Việc tạo ra khoảng cách như vậy khiến con bạn khó khó chia sẻ cùng bạn những tâm tư, tình cảm đang ngày một dâng lên ở độ tuổi chẳng phải người lớn nhưng cũng chẳng phải trẻ con. Như vậy, có thểtrẻ sự nhưng không thật sự phục và dẫn đến sống khép kín rồi tự tìm lời giải từ các nguồn bên ngoài.


Bạn hãy thay đổi những suy nghĩ và hành động tiêu cực bằng cách dành thời gian cùng xem truyền hình, cùng nghe bản nhạc với con, hay cung con tham gia các hoạt động thể chất ngoài trời như đá bóng, đánh cầu lông, đá cầu... Qua đó tâm sự cùng con những cảm nghĩ của bạn về anh chàng cầu thủ chúng thích, cô nàng ca sĩ xinh xinh chúng ngưỡng mộ… 
Do đó, cùng tham gia và chia sẻ, bạn sẽ nhận được nhiều suy nghĩ từ phía con bạn qua những giây phút “bè bạn” ấy.

Không nói nhiều

Hãy lắng nghe nhiều hơn là cứ nói thao thao về bất kỳ vấn đề nào đó. Đây là một trong những cách tốt nhất để giao tiếp với con trẻ. Bởi vì sự lắng nghe cho phép bạn hiểu được điều gì đang diễn ra ở con và khuyến khích con giao tiếp nhiều hơn, giúp con thoải mái bày tỏ quan điểm và cảm nhận mà không lo lắng bị phán xét hay bị chỉnh sửa.

Tạo tự tin

Không gì nguy hiểm bằng việc mất lòng tin của trẻ. Sẽ có những khi con bạn xử sự sai nhưng đừng lấy đó là cái cớ để ngăn cản hay bàn lùi những khi chúng có đề nghị. Bạn sẽ làm mất sự tự tin của con cái, rồi chúng sẽ cho mình là kẻ vô dụng. Chúng sẽ không còn thích bày tỏ gì cùng bạn nữa. Điều đó sẻ rất nguy hiểm, con bạn sẽ có những hành đồng liều lĩnh, thiếu suy nghĩ . Hãy luôn đặt niềm tin vào con cái, chỉ cần bạn giúp chúng những gợi ý để có kết quả tốt thôi.

Sử dụng công nghệ

Hiện nay, trẻ thường sử dụng công nghệ để trợ giúp. Hãy thường xuyên gửi hiệu quả để hỏi han con và mang đến sự hỗ trợ khi cần thiết. Bạn thử "thích" một bài gì đó con bạn mới đăng trên Facebook xem? Có thể cách này sẽ rất hiệu quả và giúp trẻ cảm thấy dễ dàng cởi mở với bố mẹ hơn.

Thay đổi địa điểm trò chuyện


Nói chuyện với con cái không nhất thiết phải vào bữa ăn tối. Sự đa dạng sẽ tăng thêm gia vị cho cuộc sống, do đó hãy thử thay đổi môi trường xung quanh xem. Bạn hãy cùng con đi dạo, mua sắm hoặc vào quán cà phê. ...Bạn nên chọn những nơi phù hợp với bạn và con cái, qua đó cùng nhau tận hưởng những giây phút ấm áp và trò chuyện.

Trò chuyện với con tuổi dậy thì

Cha mẹ đừng chờ đợi trẻ nêu thắc mắc về những thay đổi đang diễn ra trên cơ thể chúng - ngày đó không bao giờ đến, đặc biệt là nếu trẻ không biết rằng chúng có thể trò chuyện với cha mẹ về tuổi dậy thì.

Đúng lúc

Lý tưởng nhất là cha mẹ khởi xướng cuộc trò chuyện với con về những đổi thay trên cơ thể khi chúng bước vào tuổi dậy thì. Đối với bé gái, cha mẹ bắt buộc phải nói chuyện với con về kinh nguyệt trước khi bé bị hành kinh lần đầu tiên. Nếu không biết điều gì đang xảy ra, bé có thể hoảng sợ. Hầu hết các bé gái có kinh nguyệt lần đầu tiên khi chúng 12-13 tuổi; cá biệt có bé bắt đầu hành kinh lúc lên 8 tuổi hoặc mãi đến khi 16 tuổi. Trong khi đó, thông thường, các bé trai bắt đầu bước vào tuổi dậy thì trễ hơn bé gái một ít.

Ngoài ra, các bé gái cần biết về những thay đổi của con trai và các bé trai cũng cần biết con gái bị ảnh hưởng bởi những đổi thay nào. Nhà trường hiện nay chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu hiểu biết của trẻ khi chúng bắt đầu lớn, vì thế cha mẹ sẽ là người lấp đầy những chỗ trống kiến thức đó. Chắc hẳn là trẻ có rất nhiều thắc mắc về tuổi dậy thì. Cha mẹ hãy cho chúng thời gian và cơ hội để nêu câu hỏi. Cha mẹ nhất thiết phải trả lời các câu hỏi của trẻ một cách chân thực và cởi mở.

Nói gì

Điều quan trọng khi nói chuyện với trẻ là phải khẳng định với chúng rằng những thay đổi trong giai đoạn này là chuyện bình thường. Bởi trẻ dễ dàng cảm thấy không an toàn khi tuổi dậy thì đem lại cho chúng quá nhiều thay đổi. Chúng cần phải biết rằng mọi người đều trải qua những điều giống như nhau. Chẳng hạn như bất cứ ai cũng đều bị nổi mụn, tâm trạng thay đổi... Đó là một phần của sự phát triển, nhưng có thể là có sự khác biệt về mức độ.

Cha mẹ hãy cho con trẻ biết rằng chúng có thể nói chuyện bất cứ lúc nào về vấn đề này. Chúng ta có thể lúng túng hoặc khó khăn khi gặp những đề tài “nhạy cảm” và lúc đó trẻ cũng có thể ngần ngại khi đến nói chuyện với cha mẹ. Là cha là mẹ, nhiệm vụ của chúng ta là cố bàn bạc về tuổi dậy thì một cách cởi mở với con trẻ.

Thắc mắc biết hỏi ai?

Đến tuổi dậy thì, cả trẻ nam và nữ đều trải qua những thay đổi về mặt sinh lý rất quan trọng. Ở lứa tuổi này, trẻ có sự chuyển biến rất lớn về tâm lý, thể hiện qua các mối quan hệ cuộc sống, rõ nét nhất là trong quan hệ với cha mẹ, với bạn bè, trẻ có ý thức hơn về giới tính, muốn khám phá mình và bạn khác giới.

Trước những thay đổi "bất thường" của cơ thể, rất nhiều trẻ băn khoăn lúng túng, thậm chí sợ hãi. Có bạn gái tâm sự "Lần đầu có kinh tôi cảm thấy thực sự khiếp sợ. Tôi rất xấu hổ, bối rối và sợ mọi người biết... Tôi giấu chuyện đó và thấy kinh khủng", nhưng ngược lại có bạn lại cảm thấy bình thường:

"Tôi thấy kinh khi tôi học lớp 6. Mẹ tôi đã nói với tôi rằng khi tôi đến độ tuổi đó tôi sẽ thấy kinh. Khi đó mẹ ở bên tôi vì vậy tôi không hề cảm thấy sợ hay lo lắng gì cả"...

Như vậy, rõ ràng việc cha mẹ cần trò chuyện với con về những thay đổi tâm sinh lý trước khi bước vào tuổi dậy thì cũng như khuyến khích các con tìm hiểu những kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản qua tài liệu, sách báo,... là rất quan trọng.

Cha mẹ sẽ nói gì?

Đối với trẻ gái, cha mẹ, nhất là người mẹ hãy nói cho trẻ về hiện tượng kinh nguyệt trước khi trẻ bị hành kinh lần đầu tiên và những thay đổi khác trên cơ thể như: sự thay đổi vóc dáng, ngực và cơ quan sinh dục... Cần giải thích cho con những về chuyện sinh hoạt tình dục, nguy cơ nhiễm các bệnh qua đường tình dục và những kỹ năng như: cách ăn mặc và cử chỉ, cách tránh những trường hợp bị lôi kéo, dụ dỗ, dọa nạt, ép uống đồ uống có cồn, hoặc chấp nhận đi cùng với người lạ, người mới quen đến nơi vắng vẻ có nguy cơ cao bị ép quan hệ tình dục...

Đối với trẻ trai, giai đoạn dậy thì được đánh dấu bằng hiện tượng xuất tinh lần đầu còn gọi là mộng tinh. Rất nhiều trẻ cảm thấy sợ hãi, lo lẵng. Lúc này lý tưởng nhất là những tâm sự của người cha. Hãy nói cho trẻ biết về những thay đổi vóc dáng, sự phát triển của cơ quan sinh dục và những hiện tượng phát triển lông, râu, nổi cục yết hầu, vỡ giọng,... trước khi con bước vào tuổi dậy thì.

Nói như thế nào?

Cha mẹ hãy nói và trả lời những thắc mắc của con một cách chân thực, thẳng thắn và cởi mở, phải khẳng định với chúng rằng những thay đổi trong giai đoạn này là chuyện hoàn toàn bình thường. Sự chăm sóc, quan tâm, giải thích tâm sự về tuổi mới lớn của cha mẹ đối với con cái mình không chỉ thể hiện tình cảm gắn bó sâu sắc mà còn cung cấp cho con những kiến thức cần thiết về cơ thể mình, giúp trẻ hoàn thiện nhân cách, xây dựng quan niệm sống đúng đắn, tránh được những tiêu cực hay hậu quả đáng tiếc, ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ sau này.      

(ST)
Con trai em đang học lớp 6 nhưng em thấy cháu có biểu hiện dậy thì vì em thấy cháu có hiện tượng mọc ria mép. Em đang rất băn khoăn vì không biết phải chuẩn bị tâm lý cho cháu như thế nào.Rất mong chuyên gia cho em một lời khuyên em xin trân thành cảm ơn.
hơn 1 tháng trước - Thích (12)
Gửi hỏi đáp - bình luận