Bị viêm âm đạo uống thuốc gì?

Bị viêm âm đạo uống thuốc gì? Thông tin và lời khuyên khi bị viêm âm đạo. Những phương pháp điều trị và phòng ngừa viêm âm đạo.


Những hiểu biết chung về viêm âm đạo:

Cấu trúc âm đạo:

Âm đạo có cấu trúc là ống cơ – sợi, lót bởi lớp niêm mạc là biểu mô lát tầng không sừng hóa. Các tế bào bề mặt của biểu mô có chứa nhiều glycogen. Lớp biểu mô chịu ảnh hưởng của tình trạng nội tiết sinh dục. Đây là phần tiếp nối từ cổ tử cung đến âm hộ, tạo sự thông suốt liên tục của đường sinh dục.

Dịch tiết âm đạo:

Dịch tiết âm đạo bao gồm: dịch tiết từ lòng tử cung, cổ tử cung và các tuyến vùng âm hộ, các tế bào bề mặt bị bong tróc của biểu mô âm đạo, phần dịch thẩm thấu từ các lớp phía dưới biểu mô lát niêm mạc âm đạo. Thành phần của dịch tiết âm đạo phụ thuộc nhiều vào tình trạng nội tiết sinh dục.

Vai trò của PH âm đạo

Môi trường âm đạo không phải là môi trường vô trùng, trái lại, trung bình có khoảng 6 loại vi khuẩn có lợi khác nhau, với đa số là vi khuẩn kỵ khí, trong đó đáng kể là nhóm Lactobacili. Trong quá trình chuyển hóa, nhóm vi khuẩn này sử dụng glycogen của lớp tế bào bề mặt âm đạo tạo thành acid lactic và tạo nên môi trường acid cho âm đạo. Đồng thời, chủng vi khuẩn này còn tạo ra H2O2, là một tác nhân diệt các yếu tố gây bệnh và làm tăng độ acid của âm đạo. Các chủng vi khuẩn có lợi trong âm đạo sống chung một cách hòa bình và không gây tác hại cho âm đạo. Khi mối cân bằng giữa các nhóm vi khuẩn bị phá vỡ, viêm nhiễm âm đạo sẽ dễ xảy ra.

Độ PH trung bình của âm đạo phụ thuộc vào tuổi và tình trạng nội tiết sinh dục. Nếu ở trẻ chưa hành kinh, PH âm đạo là 7, thì ở phụ nữ trong tuổi sinh sản PH dao động 4-5, phụ nữ mãn kinh sẽ có PH âm đạo 6-7. Độ PH âm đạo tạo điều kiện thuận lợi cho sự cân bằng vi khuẩn thường trú âm đạo. Sự thay đổi vi khuẩn thường trú, đặc biệt là Lactobacili và sự thay đổi PH âm đạo là nguyên nhân hay điều kiện thuận lợi cho tình trạng viêm nhiễm âm đạo.



Thuốc chữa viêm âm đạo


Viêm âm đạo là một bệnh phụ khoa rất thường gặp ở phụ nữ nhưng nguyên nhân gây viêm thì có nhiều loại mầm bệnh khác nhau. Viêm âm đạo có thể do các vi khuẩn thông thường loại hiếu khí (phát triển trong môi trường có ôxy) hoặc kỵ khí (chỉ phát triển khi môi trường thiếu ôxy), có thể do những vi khuẩn đặc hiệu như chlamydia trachomatis, vi khuẩn lậu (bệnh lây truyền theo đường tình dục), có thể do vi nấm (thường là loại candida albicans), có thể do ký sinh trùng như trichomonas vaginalis (trùng roi)...
điều trị viêm âm đạo muốn có hiệu quả phải tìm đúng nguyên nhân gây bệnh để dùng đúng thuốc đặc trị.
Đối với viêm âm đạo do nhiễm khuẩn: Dùng các loại kháng sinh thích hợp. Nếu làm được các xét nghiệm cần thiết để xác định mầm bệnh và làm kháng sinh đồ để chọn lựa kháng sinh nhạy cảm với mầm bệnh (nghĩa là chưa bị kháng thuốc) thì càng tốt. Kinh nghiệm cho thấy khi đã bị viêm âm đạo do vi khuẩn thì thường có cả hai loại vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí phối hợp (mà vi khuẩn kỵ khí nếu nuôi cấy trên môi trường thông thường thì không thể phát hiện được) do đó nên điều trị phối hợp hai loại kháng sinh để diệt được cả hai loại vi khuẩn đó.


Để diệt các vi khuẩn hiếu khí, hầu hết các nhóm kháng sinh có phổ rộng đều có tác dụng miễn là vi khuẩn gây bệnh chưa kháng thuốc. Hiện nay thường dùng các thuốc thuộc nhóm cephalosporin với nhiều tên biệt dược khác nhau. Với viêm âm đạo do vi khuẩn lậu thì thuốc hiện nay được xem có tác dụng nhất là ceftriaxon (nhóm cephalosporin) 250mg tiêm một liều duy nhất. Với mầm bệnh là chlamydia trachomatis thì thuốc chủ yếu sử dụng là doxycyclin 100mg uống ngày hai lần, mỗi lần một viên trong 7 ngày (hoặc tetracyclin với liều do thầy thuốc chỉ định). Vì hai mầm bệnh lậu và chlamydia hay đi kèm với nhau nên người ta thường điều trị phối hợp cả hai loại thuốc trên và cần phải điều trị cho cả người chồng (hoặc bạn tình) mới không bị tái phát.


Để diệt các vi khuẩn kỵ khí và ký sinh trùng trichomonas thì thuốc hay được dùng hơn cả là thuốc thuộc nhóm metronidazol; có thể dùng theo liều duy nhất uống 2g/ngày hoặc uống liều 500mg x 2 lần/ngày trong 7 ngày.


Đối với viêm âm đạo do vi nấm candida albicans: Dùng các thuốc diệt nấm như nystatin (đặt âm đạo 200mg x 1-2 viên/ngày trong 14 ngày), hoặc clotrimazol 500mg viên đặt âm đạo một liều duy nhất (nếu dùng loại viên 200mg thì đặt một viên/ngày trong 3 ngày); hoặc có thể uống itraconazol (sporal) 100mg x 2 viên/ngày trong 3 ngày hoặc fluconazol (diflucan) 150mg một viên liều duy nhất.
Vì viêm âm đạo có thể phối hợp vừa do vi khuẩn vừa do vi nấm nên một số thuốc dạng viên đạn đặt âm đạo đã phối hợp các loại thuốc điều trị cả hai mầm bệnh đó (đa trị liệu) ví dụ viên polygynax trong thành phần có neomycin sulfat 35.000 đơn vị, polymyxin B sulfat 35.000 đơn vị là các kháng sinh diệt vi khuẩn và nystatin 100.000 đơn vị là thuốc diệt vi nấm. Một loại viên đặt âm đạo cũng thường được các thầy thuốc ghi đơn là tergynan thành phần gồm có neomycin sulfat 100mg, ternidazol 200mg là những kháng sinh diệt khuẩn, nystatin 100.000 đơn vị là kháng sinh diệt vi nấm và prednisolon Na metasulfobenzoat 3mg là thuốc phối hợp chống viêm.


Trên thực tế, hiện nay chỉ ở các cơ sở điều trị tuyến tỉnh hoặc Trung ương mới có điều kiện xét nghiệm để tìm ra đúng mầm bệnh gây viêm âm đạo. Vì thế trước tình trạng một người bệnh có tiết dịch (khí hư) ở âm đạo, các cơ sở ở tuyến dưới khó mà biết được nguyên nhân cụ thể gây viêm âm đạo là mầm bệnh nào. Trên cơ sở đó người ta đưa ra cách điều trị dựa trên cơ sở tiếp cận hội chứng, nghĩa là cứ thấy có tiết dịch âm đạo, nói cách khác là có viêm âm đạo thì người ta cho uống thuốc điều trị tất cả các loại mầm bệnh có thể gây nên viêm nhiễm như vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí (trong đó có cả lậu và chlamydia), vi nấm, ký sinh trùng trichomonas. Cách điều trị đó không phải đã được mọi thầy thuốc tán thành vì cho rằng như thế là “đánh bao vây”, gây tốn kém cho người bệnh, đồng thời có thể dễ bị tai biến do phải sử dụng nhiều loại thuốc một lúc. Tuy nhiên mặt lợi của phương pháp điều trị tiếp cận hội chứng này là ngay từ lần khám đầu tiên người bệnh đã được điều trị và như thế là đã cắt được nguồn lây cho người khác cho dù không biết mầm bệnh nào gây viêm âm đạo nhưng các thuốc đã dùng không thứ này thì thứ kia đã loại bỏ được mầm bệnh đó. Tất nhiên người chồng hoặc bạn tình của người bệnh cũng phải cùng lúc được điều trị y như vậy.




Lý do viêm âm đạo trở lại nhiều lần


Viêm âm đạo xảy ra khi vi khuẩn thường trú âm đạo bị biến đổi do tác nhân bên ngoài đưa vào (nhiễm vi khuẩn từ ngoài) hay do thay đổi môi trường âm đạo (PH âm đạo thay đổi) tạo điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây bệnh hoạt động. Có một số tình trạng đặc biệt là điều kiện thuận lợi gây viêm âm đạo như:
• Sử dụng thuốc kháng sinh lâu dài
• Tiểu đường không kiểm soát được
• Suy giảm miễn dịch, rối loạn miễn dịch
• Thụt rửa âm đạo hay thuốc đặt âm đạo lâu dài
• Sử dụng nội tiết (thuốc ngừa thai, bệnh lý tuyến giáp, corticoids)
• Thai kỳ
• Dụng cụ tránh thai


Viêm âm đạo tái phát: khi tình trạng viêm âm đạo lập lại nhiều lần trong một năm. Cần xem rõ đây là bệnh cũ tái phát hay là tái nhiễm; có nghĩa là sẽ tìm và điều trị các yếu tố thuận lợi sinh bệnh hay là đặt vấn đề điều trị người bạn tình, sử dụng các biện pháp hàng rào nhằm chống các bệnh lây qua đường tình dục. Đồng thời, cần chú ý cân bằng PH âm đạo.

Một lý do thường gặp nhất là: Trong quá trình điều trị viêm âm đạo bằng các thuốc đặc trị, với mục đích diệt các tác nhân gây bệnh, thường diệt luôn cả những vi khuẩn có lợi, do đó, làm cho PH âm đạo bị thay đổi và đó là môi trường thuận lợi để các tác nhân gây bệnh tiếp tục xâm nhập và gây bệnh trở lại. Nếu không chú ý bổ sung ngay lượng vi khuẩn có lợi đã bị diệt đi, viêm âm đạo sẽ trở lại. Đây chính là vòng luẩn quẩn khiến cho chị em bị viêm âm đạo thường xuyên tái phát, nhiều khi vừa dừng thuốc đặt đã thấy bệnh trở lại.


3 biện pháp trị viêm âm đạo tiết kiệm:


1. Sữa chua

Sữa chua được coi là một biện pháp điều trị nhiễm khuẩn âm đạo có thể thực hiện tại nhà, vừa hiệu quả lại ít tốn kém. Trong sữa chua có probiotic được chứng minh có các loại vi khuẩn giống như vi khuẩn có lợi trú ngụ trong âm đạo.

Do đó, dù bạn ăn hay bôi sữa chua vào "vùng kín" thì cũng là cách làm tăng các vi khuẩn có lợi trong âm đạo, chống lại những vi khuẩn "xấu". Nếu bạn không thích hoặc không ăn được sữa chua thì có thể thay thế bằng viên nang có chứa probiotic để đạt được hiệu quả tương tự. Khi dùng viên nang, nên tham khảo tư vấn của bác sĩ.

2. Giấm táo và sữa chua

Một trong các biện pháp khắc phục nhiễm khuẩn âm đạo tiết kiệm nhất là dùng giấm táo. Giấm táo có tính axit nhẹ, đặc biệt có tác dụng cân bằng nồng độ pH trong âm đạo. Chỉ cần bằng cách đơn giản là đổ 2-3 thìa giấm táo vào nước tắm, bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy không còn khó chịu do các triệu chứng viêm nhiễm gây ra.

Nhưng để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng nhiễm khuẩn âm đạo, tốt nhất bạn nên dùng thêm sữa chua sau khi tắm bằng giấm táo. Bạn có thể lấy 1 miếng tampon, ngâm trong sữa chua và sau đó chèn nó bên trong âm đạo trong một vài phút, sau đó bỏ ra. Các vi khuẩn tốt (lactobacilli) trong sữa chua sẽ loại bỏ các mầm bệnh gây viêm nhiễm trong âm đạo.

3. Dầu cây trà

Dầu cây trà cũng là một tác nhân có tác động mạnh mẽ trong việc chống lại nhiễm khuẩn âm đạo. Một lưu ý khi dùng dầu cây trà là không xát trực tiếp vào "vùng kín" mà nên nhỏ vài giọt vào nước để tắm hoặc vệ sinh. Dầu cây trà có thể giết chết các vi khuẩn có hại, nhưng nếu bôi trực tiếp có thể gây hại nhiều hơn. Pha với nước để vệ sinh liên tục trong 7 ngày thì hiện tượng nhiễm khuẩn sẽ giảm đi đáng kể.

BACSI.com (Theo Afamily) link: http://news.bacsi.com/suc-khoe/nu-gioi/3-bien-phap-tiet-kiem-tri-viem-nhiem-va-nam-am-dao/


Ngứa âm hộ - Những thắc mắc thường gặp

Ngứa vùng kín khi mang thai

Trị nấm âm đạo bằng lá trầu không

Nguyên nhân âm đạo khô

Viêm đường sinh dục nữ và bộ phận

(St)


Em quan he 3 lan .co ra mot it mau hong nhung di kham bs phu khoa noi e bi tray suoc so va rach chut xiu o diem 7gio. Nhung rach bang hat thoc thoi. Chu mang trinh em van con khum. Nhu vay e da mat trinh chua. Khi lay chong quan he em co ra mau nua khong?
hơn 1 tháng trước - Thích (2)
Như thế là mất trinh rồi đó em
hơn 1 tháng trước - Thích (14)
em bị ra khí hư nhiều có màu xanh như mủ .không ngứa.em đang mắc bệnh gì
hơn 1 tháng trước - Thích (4)
Viêm âm đạo là chắc rồi, đi khám phụ khoa ngay tức thì nhé
hơn 1 tháng trước - Thích (5)
em hay bi ra khi hu mau trang duc thinh thoang lai bi ngua vung kin lai hay ra huyet co mau sam den nhu vay em co lam sao khong a
hơn 1 tháng trước - Thích (10)
Dấu hiệu cảu bạn có thể là bạn bị viêm nhiễm nấm âm đạo,Bạn có thể dùng là trầu không, dùng sữa chua hoặc nước muối nóng để rửa,luôn giữ sạch sẽ, mặc các loại vải cotton,.Tôt nhất là nên đi khám phụ khoa nhé
hơn 1 tháng trước - Thích (19)
e bi ngua am dao ,dung thuoc dat van chua do ,hay la do luc dat ma van quan he,e muon khoi han thi lam sao
hơn 1 tháng trước - Thích (11)
Em bị viêm âm đạo do nấm candida. Khi đi khám bác sĩ cho e thuốc đặt metriam-M va thuoc rua povidine. E đặt thuốc được 6 ngày, bác sĩ hẹn tới ngày thứ 10 thì đi khám lai.Khi e đặt hết thuốc, nhưng sao tới ngày thứ 8 thì bột thuỗc vẫn ra và thấy máu chảy ra ít,rất loãng. Trong thời gian đặt thuốc em không quan hệ với chồng. Vay hien tuong mau chay ra co sao k?e co nen di kham lien hay doi toi ngay tai kham?
hơn 1 tháng trước - Thích (13)
Hết thuốc rồi đi tái khám lại đi bạn.
hơn 1 tháng trước - Thích (20)
em đã đọc nhiều bài viết về viêm âm đạo và em thấy em có các tiệu chứng như đã đọc.nhưng em không muốn đi khám vì tạm thời điều kiện kt của em khá eo hẹp. em muốn hỏi cách chữa bằng uống sữa chua và ngâm ngước muối ấm có giúp khỏi bệnh được không ?
hơn 1 tháng trước - Thích
Còn tùy vào mức độ bệnh của bạn như thế nào và có thực sự bạn bị viêm âm đạo hay không. Vậy nên tốt nhất bạn cố gắng sắp xếp đi khám sớm để an tâm nhất nhé. Chúc bạn sức khỏe!
hơn 1 tháng trước - Thích (3)
chi oi e co thai ma e khong biet nen da dung thuoc khang sinh viem am dao co anh huong toi thai nhi khong chi
hơn 1 tháng trước - Thích (6)
Thuoc haginat uong chua bi viem am dao co tot ko bac sy
hơn 1 tháng trước - Thích
Ci oi e hon mot nam nay k thay den thang rui e ngj mjnh bi vien h e phai uong thuoc gj ha chj
hơn 1 tháng trước - Thích
Thay moi nguoi bao e bi viem vi hon nam nay k ra kinh nhung dieu kuen chua cho e di kham h e phai uog thuoc gj ha chj e rat so
hơn 1 tháng trước - Thích
bị ngứa và ra khí hư ở vùng kín thì nên dùng thuốc gì thưa bác sĩ
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận