Biện pháp chữa bệnh đau lưng thông dụng

Biện pháp chữa bệnh đau lưng thông dụng. Đau lưng  có nhiều nguyên nhân: cơ bắp căng thẳng, liên quan đến đĩa đệm thoát vị, hẹp đốt sống, loãng xương, hoặc do một khối u…Vì thế, điều quan trọng là tìm ra nguyên nhân của bệnh để từ đó ta sẽ có phương pháp điều trị thích hợp.






BIỆN PHÁP CHỮA ĐAU LƯNG RẤT HIỆU QUẢ













Hầu như tất cả mọi người đều bị đau lưng tại một số thời điểm nào đó trong cuộc sống của họ. Đau lưng là bệnh khá phổ biến, đứng thứ 2 sau bệnh đau đầu.

Các phương thuốc hay điều trị hiệu quả nhất:

benh dau lung

thoat vi dia dem

Đau lưng  có nhiều nguyên nhân: cơ bắp căng thẳng, liên quan đến đĩa đệm thoát vị, hẹp đốt sống, loãng xương, hoặc do một khối u…Vì thế, điều quan trọng là tìm ra nguyên nhân của bệnh để từ đó ta sẽ có phương pháp điều trị thích hợp.

Châm cứu

Một nghiên cứu được tiến hành tại trường Đại học Sheffield ở Vương quốc Anh rằng Châm cứu có khả năng giảm được chứng đau lưng dai dẳng và có lợi ích kinh tế hơn. Đa số bệnh nhân cũng chọn châm cứu là biện pháp tối ưu để điều trị đau lưng..

Kem bôi ( Capsaicin )

Có thể bạn chưa từng nghe nói về capsaicin nhưng nếu bạn đã từng ăn ớt và cảm thấy miệng của mình có giác bốc cháy thì đó chính là do chất capsaicin – là một thành phần có trong ớt. Chất này được chính minh có tác dụng làm giảm đau.Trong một nghiên cứu song song, 160 người được điều trị với Capsaicin trong 3 tuần trong khi 160 người khác sử dụng một loại dược khác. Sau 3 tuần, cơn đau giảm 42% đối với nhóm Capsaicin và 31% ở nhóm còn lại.

Vitamin D

Đau cơ mãn tính có thể là một triệu chứng của thiếu vitamin D. Vitamin D được tìm thấy trong các loại cá có xương nhỏ, sữa, ngũ cốc và ánh sáng mặt trời.Những người dưới 30 tuổi hay bị thiếu vitamin D trầm trọng. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng tất cả những người liên tục bị đau cơ, xương, khớp nên được kiểm tra thiếu vitamin D.

Liệu pháp âm nhạc

Âm nhạc là liệu pháp tự nhiên chi phí thấp đã được tìm thấy để giảm lo ấu, ức chế hay trầm cảm liên quan đến những cơn đau dai dẳng.

Vitamin B12

Vitamin B12 có tác dụng giảm đau lưng hiệu quả và an toàn. Các bác sĩ sử dụng B12 cho một nhóm bệnh nhân bị đau thắt lưng. Sau một thời gian bệnh nhân cho thấy sự giảm đau đáng kể. Họ cũng sử dụng thuốc giảm đau ít hơn so với bệnh nhân ko điều trị kèm B12.Các triệu chứng khác của thiếu hụt vitamin B12 là tê, ngứa ran, khó chịu, suy giảm trí nhớ nhẹ và trầm cảm.Thiếu hụt B12 có thể là một trong nguyên nhân của các bệnh sau: Thiếu máu, nhiễm trùng ruột, bệnh tiêu hóa…Vitamin B12 tiêm vào bắp thịt là tốt nhất tuy nhiên bệnh nhân cũng có thể ngậm dưới lưỡi.

Magie

Magie là khoáng chất thứ tư dồi dào nhất trong cơ thể. Nó tham gia vào hơn 300 phản ứng sinh hóa trong cơ thể.Magie duy trì sự phát triển cơ bắp, chức năng thần kinh, giữ cho nhịp tim ổn định, hỗ trợ một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và giữ cho xương chắc khỏe. Magie cũng giúp điều chỉnh nồng độ đường trong máu, huyết áp bình thường, tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng và tổng hợp protein.Các triệu chứng của thiếu hụt magie bao gồm: co thắt cơ và đau, hội chứng tiền kinh nguyệt, dễ cáu gắt, trầm cảm, kháng insualin, huyết áp cao, nhịp tim ko đều.Nghiên cứu của các chuyên gia người Đức phát hiện ra rằng việc bổ sung khoáng chất magie giảm các triệu chứng đau ở 76/82 bệnh nhân đau lưng mãn tính.

Vỏ cây liễu

Vỏ cây liễu trắng có tính chất giảm đau tương tự như aspirin.Tuy nhiên loài liễu trắng lại chỉ sống ở phía bắc bán cầu.

Ấn huyệt

Ấn huyệt có thể mang lại sự dễ chịu lập tức cho các cơn đau vùng thắt lưng, một sự căng thẳng lớn lao hay vận dụng cơ bắp quá mức ở vùng bụng. Cần lưu ý rằng các trường hợp nặng hay mạn tính như: thoát vị đĩa đệm hay thoái hoá cột sống thắt lưng chỉ có thể chữa trị được bởi các nhà chuyên môn và các thầy thuốc có thẩm quyền.

Kĩ thuật thở điều hòa.

Tập thở sâu và chậm theo yoga có thể giúp giảm cảm giác đau. Thí nghiệm cho thấy những phụ nữ có thể điều hòa nhịp thở xuống còn ½ tốc độ hít thở bình thường cảm thấy bớt đau đớn hơn khi làm xét nghiệm. Điều hòa nhịp thở giúp làm dịu phản ứng “chống hoặc chạy” của cơ thể khi bị đau. Đây cũng là một phương pháp phân tâm rất hiệu quả cho phụ nữ khi đau đẻ.

Mát xa

Đối với nhiều người, khi bị đau lưng, điều đầu tiên họ nghĩ đến là đi mát xa. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng mát xa có hiệu quả giảm đau cấp và mãn tính. Nó cũng có tác dụng giảm  lo âu, trầm cảm trong thời gian mang bệnh. Mát xa cũng là Phương pháp trị liệu phổ biến nhất để giảm đau lưng trong thời khi mang thai.

Nắn khớp

Kĩ thuật nắn khớp là một kỹ thuật phổ biến nhằm điều trị chứng đau lưng, đau cổ bằng cách dùng lực của tay ấn vào chỗ khớp xương bị đau.Nắn chỉnh khớp là hình thức cụ thể  của phương pháp xoa bóp bằng tay, một phương pháp cổ xưa dựa vào việc khôi phục cấu trúc thống nhất của cột sống.Nắn chỉnh khớp thường kèm theo một tiếng kêu “ khục” của khớp nghe có vẻ đau xong sau đó bạn sẽ cảm thấy rất dễ chịu.

Kỹ thuật Alexander

Phương pháp này giúp chúng ta điều chỉnh thói quen không có lợi cho tư thế đã hình thành lâu trong cuộc sống. Những thói quen này là tác nhân gây căng thẳng và nhiều bất lợi cho cột sống.

Phương pháp Prolotherapy

Prolotherapy là một hình thức tái tạo dây chằng không phẫu thuật, được sử dụng để điều trị đau mãn tính, bao gồm viêm khớp, đau lưng, đau xơ cơ và các chấn thương trong thể thao. Những tổn thương mô mềm không chỉ gây ra những cơn đau ngay lập tức mà còn có thể gây ra những vấn đề dài hạn như viêm xương khớp – căn bệnh ảnh hưởng đến 9 triệu người Anh, bởi vì các dây chằng không thể hỗ trợ các khớp xương và mô cơ bắp xung quanh.Prolotherapy sử dụng loại đường dextrose hòa tan vào nước và tiêm vào các dây chằng bị hư hỏng. Điều này giảm đáng kể tình trạng viêm, làm tăng cung cấp máu và kích thích tế bào tự tái tạo.

Liệu pháp thủy lý học

Liệu pháp thủy lý học không phải là một phương pháp xa lạ vì chúng đã được thực hiện từ thời cổ đại như là một cách làm giảm đau tự nhiên. Thuật ngữ thủy lý học bắt nguồn từ tiếng Latin có nghĩa là tắm. Thủy lý học là một phương pháp chữa bệnh bằng nước (thủy liệu pháp), tức là việc điều trị được thực hiện bằng cách sử dụng nước tắm khoáng chất hoặc nước nóng. Nước khoáng, thường được dùng dưới dạng của khoáng chất ma-giê sulfat (MgSO4, một hợp chất hóa học có chứa ma-giê, lưu huỳnh và ô-xy) hay còn gọi là muối Epsom, vốn có khả năng làm mềm dẻo các cơ. Cả ma-giê và sunfat đều là những khoáng chất dễ được hấp thu qua da. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy lượng ma-giê trong cơ thể sẽ tăng lên sau khi tắm bằng loại nước có chứa muối Epsom. Ngoài ra, liệu pháp thủy lý học còn có thể làm tăng sự tuần hoàn máu, giảm viêm và được sử dụng như một cách trị đau nhức tự nhiên.
 

 CHỮA ĐAU LƯNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐƠN GIẢN

1. Nằm nghỉ ngơi: Tư thế nằm ngửa thả lỏng người thoải mái trên giường cứng, không nằm giường có đệm mềm để tránh đè ép vào mạch máu và cơ. Đảm bảo nguyên tắc giữ đường cong sinh lý cột sống, đầu, vai, mông, gót chân chạm giường.

Dùng một gối lót dưới cột sống cổ, chú ý không được kê gối trên đầu. Một gối mỏng kê dưới lưng. Một gối kê dưới kheo. Sau 30 phút, nhẹ nhàng xoay nghiêng người để thay đổi tư thế. Khi dậy, xoay người nằm nghiêng để dậy từ từ. Phương pháp có thể kéo dài tối đa trong 3 ngày, nếu không khỏi thì cần phải đi khám bác sĩ chuyên khoa.

2. Kéo giãn cột sống: Tốt nhất là dùng áo treo cột sống. Có thể đu hai tay trên xà, hoặc treo người ngược kiểu tư thế tập xà trong vòng 5 – 10 phút. Phương pháp này áp dụng trong 2 ngày, nếu không đỡ thì phải chuyển phương pháp khác hoặc khám chuyên khoa

3. Xoa bóp: Dùng tay xoa, bóp, day, đấm, chặt nhẹ nhàng hai bên cột sống khoảng 30 phút. Có thể sử dụng các động tác kéo rút như trong mát xa, nhưng phải nắm được kỹ thuật và đảm bảo an toàn cho người bệnh.

4. Chườm nóng: Dùng khăn tẩm nước nóng vừa phải đắp lên cột sống lưng trong vòng 30 phút để làm giãn cơ, dây chăng, mạch máu. Phương pháp này chỉ áp dụng trong 24 giờ đầu tiên.

5. Chườm lạnh: Dùng túi đựng nước đá chườm lên cột sống lưng trong vòng 30 phút, có tác dụng co mạch, làm giảm đau tức thì. Phương pháp chỉ áp dụng khi đau trong vòng 24 tiếng.

Tập Yoga giúp giảm đau lưng
 

Những người bị bệnh đau lưng mạn tính thưởng chỉ có rất ít lựa chọn trong việc chữa trị: hoặc là trông cây vào các bác sĩ chỉnh hình với những mức độ thành công không nhất định,  hoặc là dùng thuốc giảm đau hay các thuốc thư dãn cơ bắp

Nhưng một nghiên cứu mới đây đă phát hiện một kỹ thuật khác có hiệu nghiệm trong việc giảm đau cho những người bị đau lưng mạn tính: đó là yoga và căng duỗi (stretching). Tuy rẳng cơ sở cùa các lợi ích của việc tập luyện yoga đểu đặn chưa được rõ ràng, nhưng người ta biết chắc là có sư liên hệ giữa yoga và việc giảm bớt chứng đau lưng

Nghiên cứu này được coi là một nghiên cứu rộng lớn nhất thuôc loại này và đã  được thực hiện với  sự tham gia của 228 thành niên bị chứng đau lưng mạn tính không có chất kết tủa như đĩa đệm bị trệch chắng hạn. Các người này được chia làm ba nhóm. Hai nhóm được tham dư các khóa học trong khi nhóm thứ ba tự học và luyện tập theo sách hướng dẩn

Bác sĩ Karen J. Sherman ,trưởng nhóm nghiên cứu cho biết : 50% ngưởi trong hai nhóm đi học cảm thấy “ dể chiụ hơn nhiều “ hoặc “dễ chịu hoàn toàn,  so với 20% người trong nhóm tự học. Ông nói” Chúng tôi không để cập tới nhựng bệnh nhân bị bệnh đau lưng trầm trọng không thể e dịch thân mình. Nhưng đối với nhựng bệnh nhân điền hình cà hai cách thử nghiệm trên đây đều tỏ ra  hửu hiệu hơn là uống thuốc giảm đau. Ngoài ra thư nghiệm lâm sang cho nhựng thành quả có ý nghĩa hơn là giao cho bệnh nhân sách tự học

Bác sĩ Sherman nóii tiếp “ Trong cả hai nhóm, họ đều bớt đau hơn và cảm thấy dể chịu hơn  trong sinh hoạt hàng ngày” , nhưng ông  thửa nhận điều chủ yếu là phài tìm một chượng trình tập luyện thích hợp cho từng trường hợp cá nhân.

Phòng ngừa đau lưng

Để phòng ngừa đau lưng, cần tránh các tư thế sai như đứng lom khom, ngồi không thẳng, rướn người mang xách vật nặng... Khi có dấu hiệu đau lưng, nên đi khám ngay bác sĩ chuyên khoa cột sống để được hướng dẫn điều trị đúng đắn.Hàngngày, mọi người cần kiểm soát tư thế làm việc, sinh hoạt và tư thế nằm ngủ sao cho khoa học, hợp lý. Thường xuyên thay đổi tư thế làm việc, làm những động tác vươn vai giữa giờ có tác dụng tích cực trong việc phòng ngừa đau lưng do tư thế gây nên.

Khi ngủ, giường phải rộng rãi để có thể trở người một cách thoải mái. Những người luôn ngủ trong một tư thế, không trở mình khiến một phần cơ thể máu huyết lưu thông kém, cơ bắp bị chèn ép, có nguy cơ dẫn đến đau lưng. Tư thế ngủ tốt nhất là nằm nghiêng hoặc nằm ngửa, tuy nhiên, cần phải thay đổi tư thế thường xuyên.

Trong sinh hoạt và lao động hàng ngày, một số người thường có thói quen rụt cổ, khom lưng hoặc co hông... Những tư thế này tuy có lợi cho những công việc cụ thể nhưng do tư thế đơn điệu, một số cơ bắp nằm trong tình trạng co rút lâu, dễ dẫn đến mệt mỏi, thậm chí bị tổn thương.

Mỗi người ngay từ khi còn trẻ nên chú ý uốn nắn, sửa chữa tư thế làm việc sinh hoạt cho đúng. Đối với những người không thể thay đổi tư thế do tính chất công việc, giữa giờ làm việc nên nghỉ ngơi, thư giãn, làm một số động tác ngược với tư thế làm việc.

Chẳng hạn, với người làm việc thường xuyên khom lưng thì nên duỗi thẳng lưng, đối với người làm việc xoay hướng bên phải thì trong lúc nghỉ nên làm động tác xoay hướng về bên trái.

Khi thay đổi tư thế nên thực hiện từ từ, không được thay đổi đột ngột. Khi bị trẹo lưng cần phải làm động tác xoay lưng nhẹ nhàng trong phạm vi có thể. Nếu cần thiết có thể đến bác sĩ để khám và điều trị, không nên xoa nắn lưng một cách tùy tiện.

Uống thuốc không phải là phương pháp tốt nhất trong việc phòng ngừa đau lưng. Một phương pháp khác có thể phòng ngừa đau lưng là tập luyện đi lùi.

Tuy nhiên, khi tập luyện phải chọn nơi địa hình bằng phẳng, rộng rãi, tốt nhất là có hai người cùng tập luyện và cần phải kiên trì tập trong một thời gian dài. Thời gian và cường độ luyện tập phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của bản thân, nên tiến hành tuần tự từ thấp lên cao, từ ít đến nhiều.

BÀI THUỐC NAM CHỮA ĐAU LƯNG

Bài viết dưới đây xin giới thiệu một số bài thuốc đơn giản, dễ tìm có thể chữa được bệnh đau lưng mãn tính.

Bài 1: Lá ngải cứu tươi xào nóng với dấm, bọc trong túi vải đắp, chườm vào thắt lưng hay chỗ đau.

Bài 2: Bã dấm 250g, xào nóng, bọc trong túi vải, đắp vào chỗ đau trước khi đi ngủ 1-2 giờ.

Bài 3: Dây mướp tươi 2m, thái lát mỏng. Sắc uống 2-3 lần trong ngày.

Bài 4: Rễ cây mướp và dây mướp già ở gần gốc đem đốt thành tro hoặc sao, đến khi có màu vàng già thì xay nhỏ thành bột. Ngâm uống 2 lần, mỗi lần 6g, chiêu thuốc bằng rượu.

Bài 5: Cẩu tích (rễ cây lông cu-li) 30g, sắc uống ngày 1 thang. Bài thuốc này chủ trị đau lưng do hàn thấp.

Bài 6: Hạt mướp tươi 60g, giã nát, đắp vào huyệt mệnh môn (nằm ở giữa 2 gai đốt sống thắt lưng 3 và 4). Mỗi ngày thay thuốc 1 lần.

Bài 7: Hạt cam sao vàng, xay nhỏ thành bột mịn. Ngày uống 10g, chia 2 lần, chiêu thuốc bằng rượu nhẹ. Bài thuốc này chủ trị đau lưng do chấn thương gây ứ huyết bên trong.

Bài 8: Hạt hẹ 12g, vỏ vừng 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trong ngày.

Bài 9: Rễ cà 20g, gừng khô 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trong ngày.

Bài 10: Vỏ quả bí ngô già 60g, rễ cây bông 60g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày.

Bài 11: Vỏ quả bí ngô già 60g, hương nhu 15g, đường đỏ 30g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày.

Bài 12: Ðậu đỏ nhỏ 30g, xơ mướp 12g, củ hành ta 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày.

Bài 13: Hạt bí ngô 40g, đậu đỏ nhỏ 30g, lá cây lạc 20g, gừng khô 3g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Bài 14: Hạt bông 40g, hành củ 20g, lá tía tô 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Bài 15: Lá ớt cay 50g, rượu vừa đủ. Lá ớt rửa sạch, giã nát, xào nóng rồi cho thêm chút rượu, bọc trong túi vải đắp vào chỗ đau khi thuốc còn nóng. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần. Khi thuốc nguội có thể xào lại 1-2 lần.

Bài 16: Trà xanh 1g, bột vừng chín 5g, đổ vào nửa lít nước sôi, khuấy đều, chia 3 lần uống trong ngày. Mỗi ngày uống 1 thang.

Bài 17: Rễ cây lau 30g, vỏ quả bí ngô già 30g, nhân trần 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Bài 18: Bổ cốt toái 30g, đem sấy khô rồi xay thành bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 3g. Chiêu thuốc bằng rượu hoặc sắc nước uống.

Bài 19: Rễ hẹ 100g, dấm chua 50ml. Rễ hẹ rửa sạch, giã nát, thêm dấm rồi bọc trong túi vải đắp vào chỗ đau, mỗi ngày thay thuốc 1 lần.

Bài 20: Gừng sống 20g, hành củ 15g, bột mì 30g. Ðem gừng và hành giã nát rồi cho bột mì vào. Xào nóng, sau đó đắp vào chỗ đau, dùng băng vải cố định lại. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần.






Chữa dứt điểm bệnh đau lưng
Phương pháp điều trị bệnh đau lưng tốt nhất
Đau lưng
Đau lưng sau khi sinh nguyên nhân và cách điều trị
Đau lưng khi ngồi lâu
Cách chữa đau bụng kinh hiệu quả
Chữa bệnh đau lưng như thế nào cho nhanh khỏi
Chữa bệnh đau ngang thắt lưng nhanh khỏI
Đau lưng khi quan hệ




(ST)