Biện pháp tăng cường trí nhớ tốt

Bạn quên mất tên của một ngôi làng xinh đẹp mà mình đã viếng thăm vào năm ngoái? Bạn luôn “vò đầu bứt tóc” vì không tìm được chìa khoá xe?

Trí nhớ song hành cùng ta suốt cả cuộc đời, được con người sử dụng thường xuyên, mà lại ít được chăm sóc đến.

Sau đây là 5 kỹ thuật tăng cường trí nhớ đã được chứng minh là rất hữu dụng:

1. Tạo ra những hình ảnh trong trí não

Khi một thông tin được tiếp nhận, bạn có thể tạo ra một bức tranh trí não về nó, đồng thời ghi âm lại bằng dạng ngôn ngữ nói. Một trong hai dạng phiên bản lưu giữ thông tin này có thể vượt trội hơn, tuỳ theo kiến thức của bạn về đối tượng. Chẳng hạn như khi nghe đến cái tên Tutankhamen, thì hình ảnh thể hiện qua ngôn ngữ nói mạnh hơn, nếu bạn có một chút kiến thức về khảo cổ Ai Cập. Mặt khác, hình ảnh của tổng thống Mỹ George W.Bush sống động hơn là sự diễn đạt bằng lời nói.

Những hình ảnh trí não có thể được dùng theo chiến thuật sắp đặt có lợi cho trí nhớ, bằng cách tạo ra mối liên hệ giữa một vật thể và nơi chốn để kích hoạt trí nhớ của bạn về chính vật thể đó. Nếu bạn thường xuyên để quên chìa khoá xe ở nhà, hãy cố liên kết nó với một nơi cố định, để lúc nào bạn cũng có thể thấy nó - chẳng hạn như chiếc bàn kê trong hành lang nhà, hoặc hộc tủ đựng tivi trong phòng khách. Bạn cũng có thể áp dụng mẹo này để nhớ danh sách vật dụng, thức ăn cần mua sắm.

Hãy thực hiện một cuộc khảo sát bằng trí não khắp nhà, và tại từng nơi khác nhau, hãy cụ thể hoá bằng hình ảnh cái mà bạn cần mua. Mối liên hệ càng giàu tính tưởng tượng, thì trí nhớ càng mạnh mẽ. Ví dụ: Để nhớ mua chai nước rửa chén, bạn hãy nghĩ đến chiếc bồn rửa trong nhà bếp.

2. “Chia để trị”

Một cách để áp đặt trật tự lên các thông tin cho dễ nhớ, dễ thuộc là chia thành từng nhóm. Ví dụ: Một số điện thoại di động bao gồm 10 con số: 0-9-1-9-5-0-7-6-2-6 rất khó nhớ. Nhóm các con số thành từng cặp giúp bạn chỉ cần nhớ 5 yếu tố. Đó là: (09-19)-50-76-26.

Cũng tương tự như vậy, khi bạn cần phải nhớ nhiều chuỗi sự kiện, hãy bắt đầu bằng cách thành lập các nhóm. Chẳng hạn như khi bạn phải liệt kê tên của các loại xương trong cơ thể, hãy nên bắt đầu từ xương sọ, rồi xương cổ, xương cánh tay, v.v… còn hơn là nhớ chúng một cách lộn xộn, lung tung. Cần phải chọn những tiêu chuẩn logic khi phân loại các thông tin bạn cần nhớ. Để tránh việc quên các món đồ trong danh sách đi mua hàng, bạn hãy chia chúng ra dựa theo vị trí xếp trên kệ ở cửa hàng. Và nhớ đừng để bị quá tải bởi quá nhiều tiêu chí phân loại. Các nghiên cứu về trí nhớ cho thấy: bạn sẽ nhớ nhiều hơn, nếu bạn nhớ các sự vật vào không quá 7 nhóm.

Nếu chỉ đơn giản là chia nhóm các thông tin, thì vẫn chưa hiệu quả, khi mà mỗi nhóm chứa quá nhiều yếu tố khác nhau. Bạn cần một phân lớp tổ chức, sắp xếp thông tin lần hai, chẳng hạn như theo thứ tự chữ cái, theo các tiêu chí phụ nhỏ hơn. Ví dụ: nhóm thực phẩm cần mua gồm có: Bí đỏ, Cà chua, Đậu đỏ…; nhóm vật dụng cần mua gồm có: Áo ấm, Bút chì, Com-pa v.v… (chia theo thứ tự bảng chữ cái).

3. Liên kết các ký ức

Các thông tin mới nhận, muốn được lưu giữ, phải được chuyển hoá thành “ngôn ngữ bộ não”, so sánh với thông tin khác trong ký ức, với phương thức vận hành giống như máy vi tính cập nhật các dữ liệu. Tiến trình này cho phép bạn thành lập mối liên kết giữa con người, vật thể, hình ảnh và ý tưởng có những điểm giống nhau, hoặc có cùng tính chất, qua đó mà tăng cường khả năng ghi nhớ tất cả. Ví dụ: để ghi nhớ ngày tháng của các sự kiện lịch sử, bạn có thể liên kết chúng với những những ngày tháng có liên hệ với đời sống cá nhân, hoặc so sánh tương ứng với những con số thân thuộc về sức nặng và chiều cao của bạn.

4. Chiến thuật “bò gặm cỏ nhai lại”

Thông thường, chúng ta học thuộc một số thông tin nào đó để phục vụ cho nhu cầu gần trước mắt. Ví dụ: trước khi đi thi, thí sinh nào cũng cố nhồi nhét trong đầu một núi kiến thức khổng lồ. Tuy nhiên, kiểu học như vẹt không phải là cách tốt nhất để lưu trữ kiến thức về lâu về dài. Một khi “thời hạn nguy cấp” đã qua, ta cũng chẳng thèm bận tâm ôn lại những gì mình đã học.

Quả vậy, nghiên cứu cho thấy chúng ta bắt đầu “quên ngay sau khi học”! Chỉ trong vòng vài giờ, ta không còn có thể nhắc lại 70% - 80% dung lượng thông tin một cách thông suốt, dễ dàng. Để cài dữ liệu chắc chắn vào bộ nhớ, bạn cần tái khởi động ôn lại ngay. Với những dữ liệu phức tạp, thì nhắc đi nhắc lại vẫn là phương pháp củng cố đáng tin cậy nhất. Thông tin đã được nằm trong não sẽ được lấy ra, trả vào bộ nhớ, tạo cho nó “hạn sử dụng” lâu hơn.

Bạn có thể tăng cường khả năng lưu trữ lâu dài bằng cách học thuộc những dữ liệu đơn giản trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, bạn phải nhắc lại thông tin ngay lập tức vào sáng hôm sau, lúc tỉnh dậy.

5. Hãy nói về nó

Điều này có thể xảy ra với bất cứ ai trong chúng ta: chúng ta đã xem một bộ phim, nhưng chỉ vài ngày sau là quên béng mất cái tên của nó. Nhiều người đâm hoảng vì lo sợ mình đã bị “vấn đề” gì đó về trí nhớ rồi. Nhưng thật ra, chúng ta hãy khoan phóng đại nỗi lo lắng, mà hãy tự hỏi: liệu chúng ta có thật sự thích bộ phim ấy và thấy nó rất thú vị? Mong muốn luôn nhớ một điều gì là một thành tố cơ bản của việc lưu trữ thành công các dữ liệu. Nếu bạn xem phim chỉ để thư giãn, “giết” thời gian, thì quên nó là chuyện bình thường.

Kể cho ai đó nghe về một cuốn sách hay, câu chuyện hay là  một cách thông minh để nhớ về nó. Việc nói ra miệng sẽ giúp các thông tin được “mã hoá” dễ dàng hơn, hoặc liên kết dễ dàng hơn với những thông tin đã có sẵn trong bộ nhớ. Sử dụng khả năng này, trí nhớ của bạn không những truyền đạt đi những thông tin, mà còn chuyển tải những cảm xúc đa dạng, phong phú - thật khác xa với kiểu trí nhớ của máy tính: chất chứa vô số những thông tin, nhưng lại thiếu cảm xúc mang tính nhân bản.

Trong số muôn vàn câu hỏi mà chúng ta vẫn thường đặt ra cho bản thân, dường như "Sao tôi lại không nhớ được nhỉ?" là câu xuất hiện nhiều nhất. Tại sao vậy? Chắc hẳn vì trí nhớ là một trong những vấn đề bí ẩn nhất đối với con người. Có những người có trí nhớ cực tốt, chẳng hạn như anh chàng người Anh Andi Bell.

Trước mặt Andi Bell là 10 cỗ bài (tổng cộng 520 lá bài) đã xáo kỹ, và anh có 20 phút để ghi nhớ thứ tự từng lá. Hết 20 phút, Andi có thể trả lời vanh vách từng vị trí và giá trị của bất kỳ lá bài nào. Nhờ khả năng kỳ diệu này, anh đã giành chức vô địch trong cuộc thi trí nhớ thế giới năm 2002. Làm thế nào mà anh có thể thực hiện được điều đó?

Thực ra câu trả lời rất đơn giản. Trước khi tham gia thử trí nhớ, anh đã từng đi qua nhiều cột mốc ở London, và tuyến đường đã hình thành rồi bám rễ trong đầu anh: Nếu khởi hành tại Toà nhà Quốc hội, anh phải qua cầu Westminster rồi mới đến được London Eye. Nhưng đấy chỉ là bước khởi đầu, bước thứ hai đòi hỏi phải có trí tưởng tượng tốt.

Andi giải thích: "Khi phải nhớ một cỗ bài, tôi cứ hình dung mỗi lá bài là một bức tranh đầy màu sắc về con vật hay đồ vật nào đấy có liên quan đến lá bài". Ví dụ, cây J nhép là con gấu, cây 9 rô là cái cưa, và cây 2 pích là quả dứa. Sau đấy, Andi kết hợp 2 bước lại với nhau, tạo thành một "lộ trình" đầy những hình ảnh và ký tự. Anh tưởng tượng rằng mình đang đi trên đường phố London, tại mỗi cột mốc anh đặt một nhóm 3 đồ vật hoặc con vật. Chẳng hạn, tại Toà nhà Quốc hội có 1 chú gấu nhỏ, 1 cái cưa và 1 quả dứa. Khi phải nhớ vị trí từng lá bài, Andi chỉ việc lần theo lộ trình riêng trong não, ghé thăm từng cột mốc và nhớ lại xem mình đã đặt gì tại đấy.

Có vẻ như hơi cường điệu, nhưng Andi tuyên bố rằng bất kỳ ai cũng có thể dùng phương pháp này để nhớ một lượng thông tin cực lớn. Anh nói: "Khi còn bé, tôi đã có trí nhớ tốt rồi. Nhưng khi học được kỹ thuật sắp đặt, mọi việc trở nên dễ dàng hơn nhiều".

Trên thực tế, phương pháp của Andi không hề mới. Nó là biến thể của "Phương pháp quỹ tích" do nhà thơ Hy Lạp Simonides phát minh năm 500 trước CN. Anh chỉ là người đầu tiên nhận ra rằng, một người có thể nâng khả năng nhớ của mình lên nhiều lần nhờ sử dụng phương pháp định vị để đặt những thứ mình muốn nhớ vào những vị trí quen thuộc.

Truyền thuyết kể lại rằng, khi Simonides đang ăn tối với các chức sắc nhà thờ thì xảy ra một trận động đất, phá huỷ toàn bộ căn nhà họ đang ngồi. Simonides may mắn thoát chết. Nhưng tai hoạ đã giết chết nhiều người, trong đó có những người không thể nhận dạng được nữa. Simonides dựa vào hình ảnh căn nhà trong não mà ông đã nhiều lần tưởng tượng ra để xác định vị trí từng nạn nhân, nhờ đó đọc tên được từng người.

Có thể giải thích cho phương pháp này như sau: Trong não có khoảng 100 tỷ tế bào thần kinh, nối với nhau thành một mạng lưới khổng lồ. Khi cần nhớ một việc gì, chúng ta lập một đường mòn chạy xuyên qua mạng lưới, dẫn tới nơi ký ức đang được lưu trong não. Nhưng vấn đề là nếu đường mòn này bị vỡ, vì bất kỳ lý do gì, ký ức sẽ không khôi phục được nữa.

Và đây chính là lý do tại sao phương pháp quỹ tích lại thành công. Nó tạo ra không chỉ một, mà là nhiều đường mòn qua mạng lưới tế bào thần kinh. Nếu một đường bị phá vỡ, luôn luôn có đường khác thay thế. Phương pháp định vị bằng hình ảnh là một ví dụ - nó dẫn chúng ta tới ký ức về những gì chúng ta nhìn thấy. Ngoài ra, chúng ta còn có đường mòn dẫn tới mùi vị hoặc trải nghiệm. Nếu chúng ta bổ sung thêm thông tin mới vào não qua những đường mòn như thế, hầu như chẳng bao giờ chúng ta có thể quên một thứ gì cả.

Muốn được điểm cao thì phải làm sao nhỉ?

Mỗi khi bài kiểm tra trở nên dồn dập thì mong muốn được sở hữu bánh mì trí nhớ như chàng Nôbita lại bốc lên ngùn ngụt trong teen. Thế nhưng ước mơ cũng chỉ là ước mơ thôi còn thực tế thì sao nhỉ? Cùng xem Quỳnh Anh Shyn có bí quyết gì để giúp chúng mình nhớ kiến thức được lâu hơn không nhá!

Ăn nhiều hoa quả

Theo như Quỳnh Anh tìm hiểu được thì các loại hoa quả có ảnh hưởng rất tích cực đến não bộ của chúng mình. Cụ thể là dâu tây, chuối, táo, nho, anh đào đều có chứa rất nhiều vitamin C và các chất dinh dưỡng giúp tăng cường hoạt động của bộ não. Nhờ vậy mà các ấy sẽ dễ tập trung khi học tập và trí nhớ cũng được cải thiện hơn rất nhiều đó! Thêm nữa, măm măm nhiều hoa quả vào thời điểm ôn thi căng thẳng còn giúp chúng mình cải thiện làn da rất tốt nữa cơ. Lúc nào thức khuya một chút là Quỳnh Anh phải tranh thủ ăn nhiều táo, nho để không bị nổi mụn ý!

Cố gắng dành đủ thời gian để ngủ

Cái này thì chính mình cũng đôi khi không thực hiện được vì thời gian học, đi chụp hình thật sự là bận rộn quá (hix, hix…). Mình cứ thấy bài vở ngộn ngập lên là lại thức đêm để cố làm hay học nốt cho xong. Hậu quả là ngày hôm sau mình sẽ buồn ngủ rơi rụng chẳng thể chịu nổi luôn ý. Mà đến lúc rơi vào tình trạng lờ đờ như thế thì y như rằng học không hiểu bài, khó nhớ được lượng kiến thức lớn. Rút kinh nghiệm từ đó nên giờ mình đã cố gắng sắp xếp thời gian biểu để có thể ngủ tối thiểu 7 tiếng một ngày rồi. Lúc đầu, Quỳnh Anh cũng nghĩ không thể thực hiện nổi nhưng làm rồi mới thấy thật ra cũng không đến nỗi khó khăn lắm đâu. Chỉ cần mình có quyết tâm là sẽ làm được thôi.

Chăm chỉ vận động

Mẹ mình vẫn nói là khi vận động nhiều, lượng oxy theo máu lên não sẽ tăng lên giúp mình tư duy được tốt hơn, việc hệ thống kiến thức để học bài sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Nếu bạn nào lười hay là không có thời gian thì mình cũng nên cố gắng dành ra tầm 15 phút mỗi ngày để đi bộ hoặc là tranh thủ đạp xe tới trường hoặc hạn chế đi thang máy ở những nơi không cần thiết là cũng tạm ổn rồi. Một cơ thể khỏe nhất định sẽ giúp não chúng mình hoạt động tốt hơn đấy!

Bài tập cho não

Nghe điều này có vẻ buồn cười nhưng thật sự điều này đã được khoa học kiểm chứng rồi đó. Theo Quỳnh Anh nghe lỏm được thì não bộ của chúng mình cũng giống như sức khỏe, để tăng cường trí nhớ và phản xạ nhanh khi gặp các vấn đề hóc búa (như một bài toán khó chẳng hạn) thì bạn ý cũng cần được rèn luyện thường xuyên. Có rất nhiều trò chơi có thể giúp ích được cho chúng mình nhưng Quỳnh Anh thì thích nhất là Sudoku đấy! Nó vừa rèn luyện trí nhớ cho mình lại vừa rất thú vị nữa phải không các ấy?

Chúc các bạn có một trí nhớ tốt, tư duy hệ thống để đạt được kết quả cao trong những bài kiểm tra và bài thi sắp tới nha!


Tự giảm bớt căng thẳng cho bản thân

Nếu bạn thường xuyên có những stress, lo lắng hoặc căng thẳng liên hoàn thì bạn phải tự nhanh chóng nhận ra bằng cách giảm bớt những căng thẳng đó. Vì mức độ căng thẳng sẽ làm cho trí nào trở nên vô cùng khó khăn để theo dõi tất cả những sự kiện lớn nhỏ xảy đến trong một ngày của bạn. Vì thế, bạn hay quên những điều tưởng như chẳng quên nổi là vì lẽ đó.

Hãy thử xáo trộn mọi thứ

Hãy luôn ứng dụng những điều mới mẻ bằng cách thường xuyên thử xáo trộn mọi thứ. Ví như thực phẩm, đồ dùng cá nhân, trò chơi, các con đường mới, các cửa hàng sách... Nói chung hãy phá vỡ sự đơn điệu hàng ngày của bạn để trí nhớ được củng cố. Và ít nhất, bạn cũng khám phá được những thú vị riêng từ sự xáo trộn cố tình thì sao nhỉ?

7 bí kíp giúp tăng cường trí nhớ

Tuy nhiên có 02 thứ mà bạn không nên để xáo trộn là những chiếc chìa khóa và điện thoại di động nhé. Đừng vứt quăng quật, hãy để chúng ở cùng một chỗ sẽ rất thuận tiện cho bạn đấy.

Vận động để khuyến khích trí não

Thường xuyên tập thể dục 20-30 phút một ngày là cách thông minh nhất khuyến khích phát triển và củng cố trí não. Hãy bắt đầu bằng đi bộ nhiều hơn vào các buổi sáng sớm, nó có thể khó khăn trong thời gian đầu nhưng nó là điều quan trọng bạn nên hành động đấy.

Chăm sóc cho bản thân

Hãy ăn nhiều rau quả và ngủ đủ giấc hằng ngày nhé. Nạp đa dạng các loại vitanmin và khoáng chất từ những thực phẩm tươi ngon, đặc biệt rau bina rất được trí não ưa chuông. Bởi vì nó cung cấp nhiều sắt và mang ô xy cho máu.


Chơi trò chơi cải thiện trí nhớ

Những trò chơi đơn giản như đố vui tuy khiến bạn nhiều khi bối rối nhưng nếu được thử thách thường xuyên thực sự sẽ giúp bạn ghi nhớ thêm nhiều thông tin. Khi ấy những thông tin cực kỳ tỉ mỉ, chi tiết như sinh nhật mẹ bạn sẽ nhớ liền.

Nỗ lực thực hành ghi nhớ

Không để bản thân phải phụ thuộc quá nhiều vào nhật ký, những mảnh giấy ghi chú danh sách những việc cần làm thay vào đó bạn hãy học cách từng bước ghi nhớ các chi tiết quan trọng, những việc cần thiết bạn phải làm trong ngày. Nói chung, mỗi ngày bạn cần có ý thức thực hành ghi nhớ, các chi tiết trong bộ nhớ của bạn sẽ vì thế mà được mài rũa nhạy bén hơn.


Suy nghĩ tích cực về bản thân và cuộc sống

Luôn có suy nghĩ thật đại lượng cho bản thân và nhìn cuộc sống với con mắt màu hồng sẽ tự động làm mạnh thêm trí nhớ của bạn. Điều này cũng sẽ tự động giúp tăng cường trí nhớ.

Thói quen tốt cho trí nhớ

Rèn luyện trí nhớ

Điều trị suy giảm trí nhớ

7 gợi ý giúp bạn cải thiện trí nhớ sau sinh

cách hạn chế bệnh hay quên sau khi sinh

Rèn luyện trí thông minh hàng ngày

(ST).