Xử Nữ nữ và Thiên Bình nam có hợp không
Tính cách của Bảo Bình nữ: lí trí lạnh lùng
Video Clip: Cách khắc phục USB bị ẩn file trở lại bình thường nhanh chóng
Đa số các em bé đến một lúc nào đó sẽ được cho bú bình – nếu không liên tục ngay từ đầu, thì là sau khi cho ăn dặm, hoặc cho bú “dặm” thêm vài bình. Những công thức sữa mới , những kiểu bình sữa, núm vú nhân tạo, xuất hiện trên thị trường một cách đều đặn, mọi thứ đều nhằm làm cho việc cho bú bình càng thuận tiện và càng giống như việc cho bú mẹ càng tốt.
Có một thứ mà bạn không thể cho bé được nếu bạn cho bé bú bình ngay từ đầu, đó là sữa non. Vậy nếu như bạn không định cho con bú mẹ, bạn cũng sẽ giúp được cho bé có một bước đầu tốt đẹp, nếu bạn cho em bé bú sữa mẹ trong vài ngày đầu. Trong trường hợp bạn quyết định không làm việc đó, nhân viên bệnh viện có thể lo cho em bé bú mấy cữ đầu; chắc hẳn là người ta sẽ cho em bé một chút nước đường Glucose một vài giờ sau khi lọt lòng.
Một trong những điều tố của việc cho bú bình là ông bố mới lên chức có thể than gia vào việc cho bé bú. Bạn hãy cẩn thận tập cho chồng bạn cho em bé bú càng sớm càng tốt sau khi sinh. Bằng cách này anh ấy có thể làm quen với kỹ thuật cho bú, và sẽ không sợ ẵm bế em bé nữa. Gắn bó mật thiết với con ngay từ đầu sẽ làm cho em bé quen với giọng nói và hơihướng của người bố.
TIỆT TRÙNG BÌNH SỮA
Bạn nên tập thao tác cho quen với những vật dụng dùng cho bé bú trước khi bạn đi sinh, vì thế bạn nên mua sắm đồ đạc trước ngày dự kiến sẽ đi sinh. Các siêu thị, cửa hàng bán đồ dùng cho bà mẹ, em bé và các tiệm thuốc đều có bán rất nhiều loại bình sữa với đủ hết những đồ dùng thiết yếu.
Nếu quá bận, bạn có thể tiệt trùng và pha sẵn luôn cả một loạt các bình sữavà cất vào tủ lanh cho đến khi cần đến. Sau cữ bú, nên tráng bình sữa bằng nước ấm và để qua một bên. Bạn nên tiếp tục tiệt trùng mọi vật dụng để pha sữa cho tới khi em bé được đầy năm.
Đa số các máy tiệt trùng bình thường chỉ chứa được 4 đến 6 bình sữa. Tuy nhiên, em bé sơ sinh của bạn sẽ bú khoảng 7 cữ trong vòng 24 giờ, nên bạn có thể phải tiệt trùng và pha sẵn các bình sữa 2 lần mỗi ngày – sáng và chiều - để bảo đảm có đủ bình sẵn sàng để cho bú khi bé đói bụng. Số cữ bú sẽ giảm di khi bé lớn lên, nên bạn sẽ chỉ còn phải chuẩn bị một lần mỗi ngày mà thôi.
TIỆT TRÙNG VẬT DỤNG PHA SỮA
Đặt tất cả những vật dụng cho bú vào một xô lớn bằng nhựa có nắp đậy, và sử dụng nước (hoặc viên) thuốc tiệt trùng và nước.
Những máy tiệt trùng bằng lò vi-ba, sử dụng một dụng cụ đặc biệt được thiết kế để tiệt trùng bằng hơi nước, miễn là những thứ cần tiệt trùng không bị lò vi-ba làm hỏng.
Rửa đồ cần tiệt trùng và đun sôi trong ít nhất 25 phút trong một cái xoong lớn, có nắp đậy.
NÊN CẨN THẬN
Nguy cơ em bé bị nhiễm trùng đường tiêu hoá, bạn nên kiểm tra kỹ xem mọi thứ tiếp xúcvới thức ăn của bé đã được rửa thật sạch hoặc tiệt trùng trước khi sử dụng chưa.
Bạn có thể sử dụng một lò tiệt trùng, lò áp suất, lò vi-ba tiệt trùng, hoặc máy rửa chén. Bạn hãy kiểm tra và rửa tay cho sạch trước khi pha sữa hay chạm đến dụng cụ pha sữa. Những núm vú giả hay những vòng nhựa để bé ngậm (khi mọc răng) cũng phải được rửa sạch kỹ càng mỗi khi sử dụng.
Có thể trữ những bình pha sẵn trong tủ lạnh, và đừng giữ lâu quá 24 tiếng. Tốt hơn cả là nên pha sữa khi cần đến, không nên pha trước.
Trong trường hợp em bé không bú hết bình, hoặc khi bạn đã hâm cho bé một bình mà bé không chịu bú, bạn hãy đổ nó đi - những bình sữa hâm lại là nguồn nhiễm trùng chủ yếu.
SỮA PHA SẴN THEO CÔNG THỨC
Dùng sữa đã pha sẵn thì không rắc rối như là tự mình phải pha, nhưng có nhữn quy tắc vệ sinh mà bạn luôn phải tuân theo.
Trước khi mở hộp giấy, bạn hãy sử dụng một cái bàn chải sạch để cọ nắp hộp, chú ý đặc biệt tới đường cắt.
Cắt rời hẳn góc hộp bằng một cái kéo sạch. Tránh đụng tới gờ mặt cắt, vì bạn có thể làm sữa bị nhiễm bẩn.
Nếu bạn không dùng hết cả hộp, bạn cứ để phần sữa dư trong hộp; có thể trữ nó trong tủ lạnh 24 tiếng.
Đừng giữ lại trong bình chỗ sữa em bé đã bú dở dang; nên bỏ đi vì sữa này đã bị nhiễm nước miếng (của bé) rồi.
DÒNG SỮA
Lỗ núm vú phải đủ rộng để cho sữa chảy được thành dòng vài giọt mỗi giây khi dôc ngược bình sữa xuống.
Nếu cái lỗ lớn quá, sẽ có quá nhiều sữa chảy vào miệng bé trong thời gian quá ngắn có thể làm cho bé bị sặc. Nếu lỗ quá nhỏ, sữa khó xuống thì em bé sẽ chán trước khi bú no. Để nong cho lỗ lớn ra, bạn hãy nhẹ nhàng xuyên lỗ bằng một cái kim nhỏ nung lửa cho nóng lên (đâm một đầu kim vào một cái nút chai để có thể cầm nút giơ kim trên ngọn lửa, nung cho nóng).
Những núm vú kiểu uốn cong lên, vừa với vòm miệng em bé, cho lưỡi bé có thể điều khiển được dòng sữa là loại núm vú tốt hơn cả.
(St)