Triệu chứng của bệnh thiếu canxi trong máu
Top 8 thực phẩm bổ sung canxi hàng đầu cho trẻ
Bà bầu bổ sung canxi thế nào là hiệu quả?
Canxi là một loại khoáng chất thiết yếu của cơ thể và 98% canxi nằm ở xương và răng. Canxi rất cần thiết cho sự hình thành, tăng trưởng và sự bền vững xương và răng. Cơ thể cần được bổ sung canxi qua chế độ ăn với một số lượng khá lớn và là một thành phần quan trọng trong mọi chế độ ăn để có bộ xương và răng vững chắc, khỏe mạnh. Ngoài ra, Canxi ion trong máu còn giúp tế bào thần kinh vận chuyển các xung động điện để truyền tín hiệu, giúp co cơ…
Canxi luôn cần được cung cấp cho cơ thể trong suốt các giai đoạn của cuộc đời. Nhu cầu canxi gia tăng trong thời gian tăng trưởng ở trẻ em, lúc mang thai và cho con bú. Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt nam, mỗi ngày người lớn cũng như trẻ em cần khoảng 500mg canxi, riêng phụ nữ có thai và cho con bú thì nhu cầu tăng gấp đôi (1000-1200mg/ ngày / người)
Ảnh: Cung cấp bởi công ty Dược phẩm Hoa Thiên Phú.
Nhu cầu canxi của từng độ tuổi theo khuyến cáo của Viện Y khoa Mỹ:
1 – 3 tuổi: 500mg/ ngày
4 – 8 tuổi: 800mg
9 – 18 tuổi: 1300mg
19 – 50 tuổi: 1000mg
Trên 51 tuổi: 1200mg
Nếu cơ thể chúng ta thiếu canxi trong một thời gian dài thì thường dẫn đến loãng xương, thoái hóa xương và dễ dàng bị gãy xương dù là té hay va chạm rất nhẹ. Trẻ em thiếu canxi thường bị nôn ói, khóc đêm, hay giật mình khóc thét, đổ mồi hôi trộm, chậm lớn, còi xương, chậm tăng trưởng về chiều cao…
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ đảm bảo cơ thể của trẻ luôn được bổ sung hàm lượng caxi cần thiết.
Sữa, chế phẩm sữa, phô-mai, đậu hũ, hải sản (con nhỏ nguyên xương), tôm tép nguyên vỏ, đậu các loại, mè, rau xanh… là những nguồn cung cấp canxi quan trọng. Trong đó, canxi trong sữa dễ hấp thu hơn canxi từ các nguồn thực phẩm khác.
Ảnh: Cung cấp bởi công ty Dược phẩm Hoa Thiên Phú.
_ 100g sữa bò chứa 1000mg canxi.
_ 100g lương thực (gạo, bắp, bột mì) chứa 30mg canxi.
_ 100g thịt có 10-20mg canxi.
_ 100g đậu nành có 165mg canxi.
_ 100g mè có 1200mg canxi.
_ 100g đậu các loại có khoảng 60mg canxi.
_ 100g rau muống, mồng tơi, rau giền, rau đay, rau ngót có 100mg canxi.
Bình thường chỉ có 20-30% canxi trong bữa ăn được hấp thu vào cơ thể . Sự hấp thu canxi có thể giảm nếu bị gắn kết với một số chất khác trong bữa ăn như xơ, phytate, oxalate… Một chế độ ăn nhiều đạm, đặc biệt là đạm động vật (thịt, cá, tôm…) hoặc nhiều muối có thể gây ra tăng thải và mất canxi qua nước tiểu. Vậy một chế độ ăn vừa đủ rau củ và đạm động vật có thể ngăn ngừa mất canxi và hạn chế loãng xương. Canxi làm giảm hấp thu sắt vì cạnh tranh vị trí hấp thu ở ruột. Vì vậy khi uống thuốc bổ không nên uống chung canxi với sắt cũng như một số khoáng chất khác như kẽm, đồng… cùng một lúc.
Vitamin D rất cần thiết để hấp thu canxi ở dạ dày và cho các hoạt động chức năng của canxi trong cơ thể. Vitamin D một phần nhỏ là từ thức ăn đưa vào, phần lớn là do da tổng hợp khi có ánh nắng mặt trời (chuyển tiền vitamin D thành vitamin D) để cơ thể sử dụng. Khi có đủ vitamin D và hệ thống xương được hoạt động, chịu lực, tức là khi tập luyện thể dục thể thao ngoài trời nắng nhẹ sẽ giúp tích lũy canxi vào xương giúp xương vững chắc hơn.
Canxi có vai trò quan trọng trong sự phát triển và là khoáng chất nhiều nhất của cơ thể. Với 99% tập trung ở xương và răng, 1% còn lại nằm trong máu, mô tế bào nhưng có vai trò rất quan trọng. Khi thiếu canxi kéo dài sẽ dẫn đến tyer bị còi xương, chậm lớn. Nếu hấp thu đủ canxi, bé sẽ có khung xương chắc khỏe khi trưởng thành.
Dấu hiệu thiếu canxi ở trẻ
Trẻ quấy khóc, ngủ không ngon giấc, ra nhiều mồ hôi, tóc rụng thành đường hình vành khăn sau gáy, ra nhiều mồ hôi khi ngủ (mồ hôi trộm), thóp chậm liền, đầu bẹt, lồng ngực dô, chân vòng kiềng hoặc chữ bát là những di chứng của còi xương nặng. Ở trẻ lớn hơn thường có những biểu hiện mệt mỏi, biếng ăn, gầy yếu, chóng mặt, đổ nhiều mồ hôi, ngủ không ngon giấc...
Sữa là nguồn cung cấp canxi rất tốt cho trẻ. Ảnh: Tuân Nguyễn.
|
Tùy thuộc vào mức độ thiếu canxi ở trẻ nặng hay nhẹ mà dẫn đến những biểu hiện bệnh lý khác nhau. Nhẹ thì khi ngủ hay bị giật mình và mỗi lần như vậy có những cơn khóc thét, co cứng toàn thân, đỏ và tím mặt, cơn khóc kéo dài và có thể nhiều giờ hoặc suốt đêm. Càng dỗ, càng ru, càng cho bú càng khóc nhiều, có thể ngưng thở trong cơn khóc. Trẻ bị thiếu canxi hay có những cơn co thắt thanh quản gây khó thở, nấc cụt, ọc sữa… Ở những trường hợp thiếu canxi nặng có thể ngưng thở và thở nhanh, những cơn tăng nhịp tim và có thể gây suy tim. Nếu không giải quyết tốt nguyên nhân gây hạ canxi máu thì ngoài những biến chứng như trên thì lâu dài sẽ ảnh hưởng đến xương và gây còi xương sớm, biến dạng xương, gù vẹo cột sống. Các biến dạng về xương có thể trở thành vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời, khi trẻ lớn lên đầu có dạng hình cá trê hoặc méo một bên, ngực lép kiểu ức gà, lưng gù, chân cong, răng hô, tướng đi chữ bát...
Trẻ quấy khóc, ngủ không ngon giấc, ra nhiều mồ hôi, tóc rụng thành đường hình vành khăn sau gáy, ra nhiều mồ hôi khi ngủ (mồ hôi trộm), thóp chậm liền, đầu bẹt, lồng ngực dô, chân vòng kiềng hoặc chữ bát là những di chứng của còi xương nặng.
Thường có những biểu hiện mệt mỏi, biếng ăn, gầy yếu, chóng mặt, đổ nhiều mồ hôi, ngủ không ngon giấc… đó chính là những biểu hiện của bệnh còi xương ở lứa tuổi thiếu niên nhi đồng. Sau một thời gian bị thiếu canxi thì chân tay các cháu bị tê mỏi, chóng mặt, cơ trơn của hệ tiêu hóa co bóp yếu nên trẻ thường chán ăn, táo bón.
- Vẫn có nguy cơ bị thiếu canxi, trẻ thường có các biểu hiện mệt mỏi, lười biếng, uể oải, ra nhiều mồ hôi, bứt rứt chân tay, hay cáu bẳn, ngủ không ngon giấc. Nguyên nhân của thiếu canxi là do các cháu suốt ngày ngồi trong lớp học, thời gian hoạt động ngoài trời quá ít, thiếu ánh nắng, các bữa ăn không cung cấp đủ lượng canxi, cho nên các bậc cha mẹ vẫn cần chú ý bổ sung canxi cho các cháu ở lứa tuổi này.
- Ở trẻ em còn gặp chứng “đau xương do tăng trưởng” cũng liên quan đến thiếu canxi với các biểu hiện: ban ngày trẻ chạy nhảy, vận động bình thường, đêm đến thì kêu đau chân là do ban đêm hormon tăng trưởng tiết ra nhiều hơn, hormon này được chuyển vào máu rồi chuyển đến xương kích thích xương phát triển, khi thiếu canxi, sự tăng trưởng, giãn nở của xương bị trở ngại, tác động đến màng của xương gây đau, nếu kịp thời bổ sung đầy đủ canxi cho trẻ thì sẽ hết đau.
- Có những trẻ em thường bị đau bụng đột ngột khi ăn sáng, hoặc đau bụng vào ban đêm. Các nguyên nhân hay gây đau bụng ở trẻ em như đau bụng giun, đau bụng do các bệnh của đường tiêu hóa nhưng không tìm được nguyên nhân. Nếu trẻ đau bụng không kèm theo nôn, sốt, đau thành từng cơn, không dùng thuốc mà vẫn tự khỏi thì có khả năng đau bụng do thiếu canxi. Thiếu canxi khiến cho thần kinh của đường tiêu hóa bị hưng phấn cao độ, các cơ trơn của đường tiêu hóa bị co rút làm cho trẻ đau bụng, nếu được bổ sung canxi thì trẻ sẽ hết đau.
- Ngoài ra, canxi còn có vai trò khác như tham gia vào hệ thống miễn dịch. Canxi giữ vai trò dẫn truyền thông tin giúp tế bào bạch cầu phát hiện ra, bao vây, tiêu diệt vi khuẩn và các độc tố gây bệnh, cho nên trẻ bị thiếu canxi thường hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp và tiêu hóa. Canxi còn tham gia vào quá trình đông máu, giảm thiểu máu thấm ra ngoài mao mạch, cho nên có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh như: bệnh xuất huyết và dị ứng.
Bổ sung canxi thế nào cho đúng
Hàm lượng cần thiết đối với trẻ trong độ tuổi 1 - 2 là 500mg/ngày. Bé khoảng 4 - 8 tuổi cần 800mg/ngày và từ 9 tuổi trở lên cần 1.300mg/ngày. Các thực phẩm như sữa và những chế phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua) chứa chất này dồi dào nhất. Sữa nguyên kem và sữa tươi có hàm lượng canxi như nhau. Ngoài ra, rau lá có màu xanh sậm, hải sản (tôm, cua, nghêu...), cá, đậu là những nguồn cung cấp canxi tự nhiên cho cơ thể.
Trẻ dưới 5 tuổi uống ít nhất 500ml sữa/ngày, 5 tuổi trở lên khoảng 750ml/ngày là có thể cung cấp đủ lượng canxi cần thiết. Canxi từ sữa và các sản phẩm của sữa như: pho-mát, kem, sữa chua... được hấp thụ vào cơ thể khoảng 32%. Sự hấp thụ canxi từ rau thay đổi tùy loại. Tuy nhiên, vì canxi trong rau dễ bị biến hóa khi nấu nên số canxi còn lại rất ít. Vì thế, phải tiêu thụ 3 ly rau mới có cùng số lượng canxi trong một ly sữa. Khoáng canxi phổ biến nhất là loại canxi carbonate và canxi citrate.
Thông thường thì vẫn có thể uống chung canxi với thuốc khác được, khi dùng canxi vẫn có thể tiếp tục uống các loại thuốc trị bệnh. Tuy nhiên, nên lưu ý, canxi có thể tương tác với vài loại thuốc, như kháng sinh tetracyclin, thuốc trị bệnh tuyến giáp... Vì vậy, khi bổ sung canxi cần được sự tham vấn của bác sĩ. Bạn nên cho trẻ dùng viên bổ sung canxi carbonate sau khi ăn. Trẻ có thể uống trước khi dùng bữa. Ngoài ra, vitamin D giúp cơ thể tăng cường hấp thụ canxi. Bạn nên cho trẻ tắm nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời. Đây là nguồn cung cấp vitamin D tự nhiên cho cơ thể dồi dào nhất.
Ngoài ra, nếu cần bổ sung canxi dưới dạng thuốc thì khi mua, cần phải chọn các sản phẩm canxi dễ hấp thu, không gây kích ứng dạ dày ruột, ít gây tác dụng phụ, tiện lợi sử dụng. Trên thị trường có nhiều loại sản phẩm canxi khác nhau, với nhiều hàm lượng khác nhau, cho nên các bậc phụ huynh phải cho các cháu uống theo chỉ dẫn của bác sĩ, vì khi uống quá nhiều dẫn đến thừa canxi cũng không tốt có thể gây sỏi thận, tiết niệu, xương cốt hóa sớm làm trẻ bị lùn.
Điều trị và phòng tránh
Nhiều trường hợp thiếu canxi nhẹ, bác sĩ có thể cho bé uống canxi, kết hợp với vitamin D hàng ngày cho đến khi nào lượng canxi trong cơ thể bé ở mức cân bằng. Nên cho trẻ tắm nắng hàng ngày (trước 9h sáng) để bé tăng cường hấp thụ canxi thông qua quá trình tổng hợp vitamin D.
Nếu trẻ đang bú mẹ, chế độ ăn của người mẹ cần tăng cường các chất giàu canxi như: cá, tôm, cua, thịt, trứng, sữa (chú ý nếu bé bị dị ứng)...
Canxi có vai trò quan trọng trong sự phát triển và là khoáng chất chiếm
tỷ lệ lớn trong cơ thể. 99% lượng canxi tập trung ở xương và răng, 1%
còn lại nằm trong máu, mô tế bào nhưng cũng có vai trò rất quan trọng.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì canxi là 1 trong 4 chất (cùng vitamin
D, chất xơ, kali) mà trẻ nhỏ nào cũng thiếu. Những dấu hiệu thường gặp
khi trẻ thiếu canxi là: hay quấy khóc, ngủ không ngon giấc, tóc rụng
thành đường hình vành khăn sau gáy, ra nhiều mồ hôi, kể cả khi ngủ (mồ
hôi trộm)... Nếu thiếu canxi ở mức trầm trọng hơn thì thóp chậm liền,
đầu bẹt, lồng ngực dô, chân vòng kiềng hoặc chữ bát, suy tim, còi xương.
Ở tuổi lớn hơn mà thiếu canxi thì trẻ thường mệt mỏi, biếng ăn, gầy
yếu, chóng mặt, đổ nhiều mồ hôi, ngủ không ngon giấc...
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, hàm lượng cần thiết đối với
trẻ trong độ tuổi 1-2 là 500mg/ngày; 4-8 tuổi cần 800mg/ngày và từ 9
tuổi trở lên cần 1.300mg/ngày. Canxi được cung cấp cho cơ thể qua việc
ăn uống. Rau có màu xanh sậm, đậu, hải sản (tôm, cua, ghẹ, cá...) là
những nguồn cung cấp canxi tự nhiên cho cơ thể. Tuy nhiên, lượng canxi ở
rau sẽ bị hao hụt khá nhiều khi nấu. Sữa và những chế phẩm từ sữa (phô
mai, sữa chua) chứa lượng canxi dồi dào nhất. Trên thị trường hiện nay
có những sản phẩm sữa, như Izzi của Hanoimilk được bổ sung vi chất dinh
dưỡng giúp tăng cường đáng kể khả năng hấp thụ canxi cho trẻ nhỏ. Trẻ
dưới 5 tuổi uống ít nhất 500ml sữa/ngày, 5 tuổi trở lên khoảng
750ml/ngày là có thể cung cấp đủ lượng canxi cần thiết. Khi chế độ dinh
dưỡng hằng ngày không cung cấp đủ lượng canxi cần thiết thì có thể uống
viên canxi 500mg, từ 1 đến 2 lần/ngày, nhưng cần có sự tư vấn của bác
sĩ.
Ngoài chế độ ăn uống, các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý cho con mình
thường xuyên được tắm nắng, vận động ngoài ánh nắng để tăng cường hấp
thụ vitamin D - chất giúp cơ thể tăng cường hấp thụ canxi.
Sự hấp thu canxi trong cơ thể?
Không như protein, lượng canxi trong cơ thể con người được giữ lại luôn thấp hơn so với lượng tiêu hóa. Canxi bị tiêu hao hàng ngày qua da, mồ hôi, cũng như qua đường tiêu hóa, qua nước tiểu và các hệ bài tiết. Tuy vậy, canxi không có quá trình tái hấp thu trở lại.
Sự hấp thụ canxi tùy thuộc vào nhu cầu của cơ thể, loại thực phẩm và số lượng canxi ăn vào. Canxi từ sữa và các chế phẩm từ sữa (pho-mát, kem, sữa chua) được hấp thụ vào cơ thể khoảng 32%. Sự hấp thụ canxi từ rau có thể thay đổi tùy loại. Tuy nhiên, canxi trong rau dễ bị biến hóa khi nấu nên số canxi còn lại rất ít. Vì thế, phải tiêu thụ 3 ly rau mới có cùng số lượng canxi trong một ly sữa.
Thường thường, chỉ có khoảng 20 tới 30% canxi trong thực phẩm được hấp thụ ở ruột rồi chuyển sang máu. Canxi không hấp thụ sẽ đào thải ra khỏi cơ thể theo phân, nước tiểu và mồ hôi.
Chính vì sự hao hụt canxi trong quá trình chế biến thức ăn và hấp thu trong cơ thể nên cha mẹ cần phải lưu ý để luôn đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu cầu canxi hàng ngày cho trẻ.