Uống sữa bà bầu vào thời điểm nào là tốt và khoa học nhất?
Bà bầu ăn cháo bồ câu có tốt không?
Bổ sung sắt cho bà bầu: vai trò của sắt đối với bà bầu và hai cách bổ sung sắt cho bà bầu đó là: bổ sung sắt bằng các loại thực phẩm hiện có hàng ngày và bổ sung sắt bằng thuốc (viên uống hoặc nước uống), Vì sao bà bầu nên bổ sung sắt?
Xin giới thiệu đến quý độc giả các bài viết hay, kinh nghiệm chia sẻ về cách nuôi con và làm mẹ được tổng hợp từ các báo khác, các diễn đàn làm cha mẹ khác, mời quý bạn đón đọc.
BỔ SUNG SẮT CHO BÀ BẦU: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỔ SUNG SẮT CHO BÀ BẦU
Theo các nghiên cứu cho thấy, việc các bà bầu xác định được vai trò của sắt với sức khỏe bà bầu đúng đắn, sẽ tránh được rất nhiều nguy cơ không hay xảy ra trong quá trình mang thai. Ngoài chế độ ăn uống hàng ngày, các bà bầu còn có thể bổ sung sắt cho cơ thể bằng cách uống viên sắt ngay từ lúc mới bắt đầu mang thai, trong suốt thai kỳ và sau khi sinh một tháng.
Vai trò của chất sắt đối với bà bầu
Sắt là thành phần cấu tạo nên hemoglobin, chất có vai trò chính trong việc vận chuyển oxy cho cơ thể mẹ và thai nhi. Trong thời kỳ mang thai, thể tích máu của người mẹ tăng 50% so với bình thường., vì vậy bạn cần nhiều chất sắt để tăng cường hemoglobin hơn nữa.
Sắt giúp duy trì một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Sắt bảo vệ cơ thể tránh bị nhiễm khuẩn vì sắt cũng là thành phần của một enzym trong hệ miễn dịch, sắt giúp biến đổi beta caroten thành vitamin A, giúp tạo ra collagen (chất này gắn kết các mô cơ thể lại với nhau).
Bà bầu bổ sung đầy đủ sắt sẽ giảm mệt mỏi trong quá trình mang thai.
Thiếu sắt trong thời kỳ mang thai gây hậu quả gì?
Trong những tháng đầu tiên của thai kỳ, việc thiếu sắt còn dễ gây ra sảy thai hoặc thai bị chết lưu. Đến những giai đoạn sau, thiếu sắt có thể dẫn đến hiện tượng đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai. Bà mẹ thiếu máu do thiếu sắt trong giai đoạn sinh nở có thể sẽ bị băng huyết sau khi sinh, gây nguy hiểm đến tính mạng.Nếu thiếu sắt khi mang thai, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt và có khi còn ngất xỉu.
Hàm lượng sắt cần thiết mỗi ngày cho bà bầu là bao nhiêu?
Nhu cầu sắt đối với một người bình thường là 12-15 mg mỗi ngày, với phụ nữ mang thai thì cần gấp rưỡi lượng sắt này.
Tuy nhiên, bạn không cần đặt mục tiêu đạt được lượng sắt như vậy mỗi ngày, thay vào đó, bạn cần ăn và chia trung bình cho cả tuần hoặc một vài ngày.
CÁCH BỔ SUNG SẮT CHO BÀ BẦU
Có 2 cách để các chị em bổ sung sắt trước khi mang thai là qua dinh dưỡng và qua viên (dung dịch) uống bổ sung.
1. Bổ sung sắt bằng dinh dưỡng
Nếu bạn muốn thụ thai, dưới đây là các món ăn giàu sắt bạn không nên bỏ lỡ.
Thịt bò chứa nhiều sắt nhất
Mỗi phần thịt bò chứa 2,5-3mg sắt. Sắt từ động vật được coi là heme-sắt (cơ thể dễ hấp thu hơn). Phần nạc của thịt bò thường giàu sắt hơn phần chứa gân hoặc chất béo. Vì thế, bạn nên loại bỏ gân – mỡ bò trước khi chế biến.
Ngũ cốc tăng cường sắt
Nếu bạn muốn một bữa ăn nhẹ giàu sắt, đừng bỏ qua những loại ngũ cốc được bổ sung sắt. Lượng sắt trong ngũ cốc khác nhau tùy nhãn hiệu nhưng một phần ngũ cốc chứa tới 21mg sắt. Ngoài ra, ngũ cốc bổ sung sắt thường có thêm canxi, axit folic, rất thích hợp ngay cả với những người chuẩn bị mang thai.
Khoai tây
Khoai tây không chứa chất béo, cholesterol; nhưng giàu kali, vitamin C và vitamin B6 – rất tốt cho người ăn kiêng. Một củ khoai tây cỡ vừa chứa 2,7mg sắt.
Mận sấy khô
100g mận sấy khô chứa 1,2mg sắt. Ngoài ra, mận khô (hay nước ép mận) còn giàu chất xơ, giúp phòng tránh táo bón – một chứng phiền toái khá phổ biến trong thai kỳ.
Súp nghêu
100g súp nghêu có tới 23mg sắt. Do đó, soup ngao được nấu chín kỹ là món an toàn và bổ dưỡng cho bà bầu.
Đỗ trắng
Đỗ đỏ, đỗ đen… đều rất giàu sắt nhưng đỗ trắng dồi dào sắt hơn cả. Nửa bát đỗ trắng chứa khoảng 4mg sắt. Ngoài ra, đỗ trắng còn giàu kali, giúp cân bằng các chất điện giải trong cơ thể.
Rau chân bịt (bina)
Một nửa bát rau bina nấu chín có 3,2mg sắt. Ngoài ra, rau bina còn chứa nhiều chất dinh dưỡng có ích cho thai kỳ như axit folic, canxi, vitamin C, beta-carotene.
Hạt bí ngô
Nhân bên trong của hạt bí ngô rất dồi dào chất sắt (khoảng 4,2mg sắt trong một túi nhỏ hạt bí).
Vitamin C có tác dụng giúp cơ thể hấp thụ chất sắt có trong thực phẩm dễ dàng hơn. Vì vậy, bạn nên uống nước cam để cơ thể dễ hấp thu sắt.
Protein có trong động vật cũng khiến cơ thể tăng khả năng hấp thu sắt. Do đó, bạn nên ăn thịt, cá trong các bữa cơm hàng ngày.
Trà, cafe, coca và các loại đồ uống có gas có thể cản trở sự hấp thụ sắt trong cơ thể. Vì vậy, bạn nên hạn chế hoặc kiêng những loại đồ uống này.
2. Bổ sung sắt bằng các loại thuốc uống chứa sắt
Trước khi muốn bổ sung sắt theo dạng viên hay dạng nước, bạn cần được sự tư vấn của bác sĩ.
Có 2 phương pháp chính: Sử dụng một tuần liên tục (trong nhiều tháng) hoặc bổ sung hàng ngày (mỗi đợt từ 2 đến 4 tháng).
Việc dùng viên sắt (60mg) kết hợp thêm với axit folic (250mg) theo cách thứ nhất giúp phụ nữ cải thiện dự trữ sắt trong cơ thể, giảm đáng kể nguy cơ thiếu máu do thiếu sẳt trong thời kỳ mang thai, đồng thời giảm tỷ lệ tác dụng phụ gây ra do các chế phẩm sắt, đặc biệt là khi sử dụng kéo dài. Thông thường, sau 3 tháng, tình trạng thiếu máu sẽ chấm dứt, và sau 7 tháng, dự trữ sắt được cải thiện.
Tuy nhiên, nếu sử dụng phương pháp thứ nhất (tức là bổ sung sắt mỗi tuần một lần) thì tác dụng phụ của sắt cũng chỉ xảy ra mỗi tuần một lần.
Nếu sử dụng phương pháp thứ hai (bổ sung hàng ngày) sẽ giúp giảm nguy cơ gây thừa sắt và tăng nồng độ huyết sắc tố trong máu. Thông thường, phương pháp thứ nhất được sử dụng với mục đích dự phòng thiếu sắt, còn phương pháp thứ hai mang tính điều trị là chủ yếu.
Sử dụng viên sắt sao cho đúng?
Uống viên sắt có thể gây táo bón. Do đó, bạn nên tăng cường rau xanh, hoa quả trong chế độ ăn hàng ngày. Nếu chứng táo bón có dấu hiệu trầm trọng, bạn nên trao đổi với bác sĩ để chọn cách bổ sung sắt hợp lý.
Với những phụ nữ có lượng hồng cầu cao thì việc bổ sung sắt cần được bác sĩ chỉ định nghiêm ngặt.
Không bổ sung sắt cùng lúc với sữa hoặc canxi vì chúng sẽ làm giảm khả năng hấp thụ sắt cho cơ thể. Tốt nhất, bạn nên uống sắt trước khoảng một giờ đồng hồ mới nên uống sữa.
Bạn có thể uống viên sắt khoảng 1-2 tiếng đồng hồ sau bữa sáng, bữa trưa hoặc bữa tối. Vi chất sắt sẽ được cơ thể hấp thu tốt nhất khi dạ dày trống rỗng; tuy nhiên, bạn không nên đợi đến khi bị đói thì mới uống sắt vì sẽ không tốt cho sức khỏe của bạn.
Nếu phải bổ sung đồng thời sắt và canxi, bạn nên uống cách quãng: Sau bữa sáng, bạn uống canxi; sau bữa trưa, bạn nên uống sắt. Hoặc bạn có thể uống sắt sau bữa sáng; sau đó khoảng 1-2 giờ đồng hồ, bạn mới uống tiếp canxi.
Bạn nên hạn chế uống sắt hoặc canxi vào trước giờ đi ngủ; bởi vì, chúng có thể gây nóng người khiến bạn khó ngủ ngon.
Khi nào cần bổ sung sắt cho bà bầu?
“Tôi đang mang thai lần đầu. Nghe nói phụ nữ có thai cần uống viên sắt. Xin hỏi khi nào thì cần bổ sung viên sắt?”.
Nhu cầu sắt cần thiết cho người mang thai ở từng thời kỳ là khác nhau. Thời kỳ giữa (từ tháng thứ ba đến tháng thứ sáu) và thời kỳ cuối (từ tháng thứ 6 đến khi sinh), nhu cầu sắt tăng lên rõ rệt.
Để tránh và phòng ngừa những tai biến có thể xảy ra, thai phụ cần có chế độ ăn uống giàu chất sắt. Các loại thức ăn chứa nhiều chất sắt là gan, tim, bầu dục, thịt nạc, thịt bò, trứng, rong biển, đậu nành, mộc nhĩ đen.
Ngoài ra, cần ăn rau quả tươi để tăng cường khả năng hấp thụ sắt nhờ tăng lượng vitamin C.Khi có thai từ tháng thứ 6 đến khi sinh, nên uống viên sắt và axit folic, ngày hai viên sau bữa ăn.
Tuy nhiên, viên sắt có vị tanh nên khi uống hay nôn nao khó chịu, có người uống vào bị táo bón, tiêu chảy hoặc đau bụng. Do đó nhiều người không uống đủ liều nên không có tác dụng. Vì vậy cần tuân thủ triệt để chỉ dẫn của bác sĩ.