Bổ sung vitamin A cho trẻ 6-36 tháng tuổi thế nào cho hiệu quả?

Vitamin A (Retinol) là một loại vitamin vô cùng quen thuộc và quan trọng với cơ thể người, đặc biệt ở trẻ em dưới 36 tháng tuổi. Tại sao việc bổ sung vitamin A cho trẻ 6-36 tháng tuổi lại là việc mang tầm cỡ Quốc gia? Hôm nay mời các mẹ cùng tìm hiểu về vấn đề này.

1. Vai trò của vitamin A đối với cơ thể

Vitamin A và vai trò với thị lực:

 

Trong máu vitamin A dưới dạng retinol sẽ chuyển thành retinal. Trong bóng tối, retinal kết hợp với opsin (là một protein) tạo ra Rhodopsin. Nó là sắc tố nhạy cảm với ánh sáng ở võng mạc mắt, giúp võng mạc nhận được các hình ảnh trong điều kiện thiếu ánh sáng.

Sau đó, khi ra sáng Rhodopsin lại bị phân huỷ cho opsin và trans-retinal, rồi trans-retinal vào máu để cho trở lại cis-retinol. Như vậy thiếu vitamin A mắt không thể điều tiết để nhìn trong bóng tối.

Vitamin A và quá trình tăng trưởng: Vitamin A giữ vai trò tăng trưởng và nhân lên của tế bào nên nó cũng rất cần thiết cho quá trình phát triển, đặc biệt là cần cho sự phát triển của phôi thai và trẻ em.

Bảo vệ sự toàn vẹn của các biểu mô, giác mạc mắt, biểu mô da, niêm mạc.

Tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể…

2. Tại sao trẻ 6-36 tháng tuổi dễ bị thiếu vitamin A?

Các nguyên nhân chính gây thiếu vitamin A ở trẻ 6-36 tháng tuổi:

- Do khẩu phần ăn thiếu hụt:

- Trong thời kỳ bé bú mẹ, sữa mẹ là nguồn cung cấp vitamin A chính, nếu mẹ thiếu vitamin A sẽ dẫn đến hậu quả tất yếu là bé cũng thiếu vitamin này.

- Giai đoạn trẻ ăn dặm và sau đó nếu lượng dầu ăn, chất béo thiếu dẫn tới không hấp thu đủ vitamin A trong khẩu phần ăn hoặc bữa ăn không phong phú, không cung cấp đủ hàm lượng vitamin cần thiết.

Do đó thời kỳ này các mẹ chú ý bổ sung đầy đủ chất béo cho bé hấp thu vitamin A cũng như các vitamin tan trong dầu khác và đa dạng hóa bữa ăn.

Rối loạn hấp thu

Các nguyên nhân gây rối loạn hấp thu như: bệnh nhiễm khuẩn ruột (ỉa chảy, kiết lỵ, tắc mật,…), nhiễm giun, suy dinh dưỡng protein- năng lượng, suy gan,… gây ra thiếu vitamin A ở trẻ dưới 36 tháng tuổi.

Nhu cầu vitamin A tăng nhưng không cung cấp đủ

Trẻ nhỏ dễ bị thiếu vitamin A vì nhu cầu của trẻ cần cho giai đoạn tăng trưởng cao gấp 5 – 6 lần người lớn.

Ngoài ra trường hợp trẻ bị bệnh lý như sởi, thủy đậu, viêm phế quản, lao, nhiễm trùng tiết niệu… thì nhu cầu vitamin A tăng trong thời gian bị bệnh mà thức ăn không đủ cung cấp gây thiếu vitamin A.

3. Bổ sung vitamin A cho trẻ như thế nào?

Hiện nay có các cách bổ sung vitamin A cho trẻ như:

Cách 1: Bổ sung qua bữa ăn hàng ngày

Đa dạng hóa bữa ăn, cân bằng các thành phần dinh dưỡng, đặc biệt chú trọng các thực phẩm như : gan, lòng đỏ trứng, bơ, sữa, pho mát, rau muống, rau ngót, rau cải xanh, bí đỏ, cà rốt, xoài,… Song song là bổ sung đầy đủ chất béo tạo điều kiện cho quá trình hấp thu vitamin A.

Cách 2: Bổ sung vitamin A liều cao cho các đối tượng nguy cơ

- Trẻ < 6 tháng không có sữa mẹ: Uống 50.000 UI vitamin A bất kỳ lúc nào.

- Trẻ từ 6 – 12 tháng: Cứ 4 – 6 tháng cho uống 100.000 UI vitamin A.

- Trẻ trên 1 tuổi: Cứ 4 – 6 tháng cho uống 200.000 UI vitamin A.

Cách 3: Bổ sung vitamin A vào thực phẩm

Các thực phẩm bổ sung vitamin A như: đường, sữa, dầu ăn. Biện pháp này mang lại hiệu quả cao vì bao phủ được phần lớn các đối tượng nguy cơ.

Tuy nhiên việc bổ sung vitamin A thừa, quá liều cũng gây độc cho cơ thể với những hậu quả không kém khi thiếu.

Giải pháp đưa ra là bổ sung vitamin A dưới dạng Beta- Carotene (tiền chất của vitamin A) giúp cơ thể trẻ không lo tác dụng phụ khi thừa vitamin A vì cơ thể chỉ chuyển hóa tiền chất này thành vitamin A theo nhu cầu sử dụng.

Hơn thế Beta caroten tuy là tiền chất của vitamin A nhưng nó không chỉ có vai trò như những gì mà vitamin A có. Nó còn sở hữu những hoạt dụng sinh học rộng rãi khác độc lập với loại vitamin thân thuộc này.

Hiện nay đã có dầu ăn bổ sung vi chất dinh dưỡng Molivse bổ sung vitamin A dưới dạng Beta-Carotene an toàn, tiện lợi chỉ trong một ống 5ml.

Ngoài ra Molivse còn bổ sung đa vi chất dinh dưỡng nguồn gốc tự nhiên như Omega-3,6,9; Vitamin D, E,… giúp bé yêu phát triển toàn diện về cả thể chất và trí não.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về tầm quan trọng của vitamin A đối với sự phát triển của trẻ, để các mẹ lưu ý cách bổ sung và bổ sung đầy đủ  cho các bé.