Bộ Xương

Bộ Xương

Bộ xương là giàn chống đỡ cơ bản của cơ thể. Các cơ bắp bao phủ lên cấu trúc này làm cho chúng ta di động và giúp các khớp (xương) của cơ thể có một tầm rộng rãi những cử động phức tạp. Bộ xương nam giới và bộ xương nữ giới chỉ khác nhau một ít; xương đàn ông dài hơn và nặng hơn một chút, vai của họ rộng hơn và xương sườn cũng dài hơn. Điểm khác biệt chính là nơi xương chậu. Bộ xương nữ giới phát triển với những xương chậu rộng để một em bé có thể chui qua được và điều này đã tạo cho chúng ta một đặc điểm nữ tính khác: từ cấu trúc xương chậu như vậy, xương đùi của chúng ta hướng góc vào trong về đầu gối, khiến cho nhiều phụ nữ có vẻ như đi chân chữ bát. Do kiểu cấu trúc như vậy nên nữ giới thường có bước đi ngăn hơn và những cử động chính xác, tỉ mỉ hơn nam giới.

Xương phải đủ mạnh để tải nặng và đủ chắc để không bị gãy dưới sức ép lớn. Tình trạng lành mạnh của xương chỉ có thể đạt được và duy trì với một chế độ ăn có đủ muối khoáng và sinh tố. Nếu coi thường việc ăn uống, các thiếu hụt về đường chất có thể khiến cho xương cẳng chân hóa mềm và bị uốn cong.

Vào một vài thời kỳ trong cuộc đời của người phụ nữ xương dễ bị tổn thương hơn. Trong thời kỳ thai nghén, nếu chế độ ăn thiếu khoáng chất cho xương, em bé sẽ hút chất dinh dưỡng và tiêu mòn vốn dự trữ chính cho cơ thể bạn. Vào tuổi mãn kinh, cùng với tình trạng lành mạnh của xương có thể xấu đi và xương trở nên mềm hơn, người ta gọi là bị loãng xương. Nếu vì bất cứ lý do gì bạn bị vô kinh (không có kinh nguyệt) bạn có thể mắc phải chứng loãng xương sớm. Bởi vậy, điều cần thiết là chế độ ăn của bạn phải đặc biệt giàu sinh tố D và chất vôi. Cơ thể không thể hấp thụ dưỡng chất một cách hữu hiệu nếu không có sinh tố D nhưng nguồn sinh tố D tốt nhất lại là ánh nắng, vì thế ra nắng ngoài trời và ăn uống những sản phẩm từ sữa giàu chất vôi, ăn rau lá, đậu hạt và những hạt có dầu chắc chắn sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn.

Sau 65 tuổi, khi mất đi nhân tố bảo vệ là các hormone, bạn có thể cần tới phương pháp trị liệu bằng hormone để gìn giữ tình trạng lành mạnh cho xương và làm giảm đi các triệu chứng khó chịu khác của tuổi mãn kinh.

Chăm sóc lưng

Vì trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường thực hiện các động tác mang hay xách vật nặng nên đau lưng là chuyện thường. Chứng bệnh này trở nên tệ hơn trong thời gian mang thai là lúc các dây chằng nối liền và bao quanh các khớp xương hóa mềm, khiến cho các khớp kém vững chắc và hẳn là phải bị căng.

Sửa tư thế sai lệch

Có nhiều cách để bảo vệ lưng của bạn. Điều thiết yếu đầu tiên là có một tư thế ngay ngắn. Bằng các sửa lại thế cân bằng và tập trung giữ cho lưng thẳng, bạn sẽ tránh khỏi những chứng đau nhức, và đồng thời làm cho việc hô hấp và tiêu hoá của bạn được tốt hơn.

Tư thế nằm

Vì một phần ba cuộc đời của bạn là nằm giường, nên có một tấm nệm tốt là điều rất quan trọng. Lưng của bạn phải ở trên một đường thẳng

Sử dụng đôi chân

Nên tránh gây sức co kéo đối với lưng của bạn, như khi đang cúi rồi đứng dựng thẳng người lên, bằng cách vận dụng bắp đùi hơn là lưng. Di chuyển những đồ vật nặng bằng cách tựa (lưng) vào đồ vật chứ đừng đẩy đồ vật ở đằng trước. Hãy sử dụng các cơ bắp đùi của bạn.

Cách bế một đứa trẻ lẫm chẫm biết đi

Bạn hãy giữ lưng cho ngay và khuỵu đầu gối xuống khi bạn bồng một đứa bé lên


Cho e hỏi bị gãy xương o gan háng thi xương đó có tên là gì?
hơn 1 tháng trước - Thích (22)
xuong chau
hơn 1 tháng trước - Thích (21)
Gửi hỏi đáp - bình luận