Thực đơn cho bữa ăn ngày hè ngon miệng
Thực đơn cho bữa ăn sáng đơn giản mà đủ chất
15 quy tắc vàng trong bữa ăn bạn đừng bao giờ mắc phải nếu không muốn bị chê cười thiếu văn hóa
Một ngày nọ, bạn nhận ra rằng đã đến lúc cho trẻ ăn dặm. Được sự đồng ý của bác sĩ, bạn quyết định loại thực phẩm cho trẻ ăn đầu tiên và chuẩn bị sẵn sàng trong bếp. Tuy nhiên, bạn nên chú ý vài điều dưới đây để bữa ăn đầu tiên của trẻ sẽ là một kỷ niệm đẹp.
Thời điểm thuận lợi nhất trong ngày cho bữa ăn đầu tiên của trẻ
Thời điểm thuận lợi nhất cho trẻ ăn dặm là buổi sáng hoặc gần trưa. Một số trẻ bị dị ứng với thức ăn. Nếu cho trẻ ăn vào buổi tối, dị ứng sẽ xảy ra vào nửa đêm. Bạn sẽ không dễ chịu chút nào khi trẻ bị đầy bụng vào 2 giờ sáng, lúc bạn đang rất mệt mỏi và buồn ngủ.
Ghi nhớ: Đây là mẹo để bảo vệ giấc ngủ. Luôn cho trẻ ăn thức ăn khác lạ vào bữa sáng hoặc bữa trưa, đừng bao giờ cho ăn vào buổi tối. Dị ứng sẽ hiếm khi xảy ra vào lúc nửa đêm.
Còn một lý do khác giải thích tại sao nên cho trẻ ăn vào buổi sáng. Buổi sáng là lúc trẻ (và cả bạn) không cảm thấy mệt mỏi hay đau bụng. Trong khi buổi tối lại rất dễ bị. Chúng ta muốn mọi người đều cảm thấy thoải mái khi cho trẻ ăn dặm. Chọn lúc trẻ không mệt, khóc hay đau bụng, ví dụ như sau giấc ngủ buổi sáng.
Cho trẻ ăn khi trẻ không quá đói
Vâng, đúng vậy, khi trẻ không quá đói. Trẻ chỉ nên hơi đói để muốn ăn chứ không nên đó cồn cào. Khi quá đói, trẻ sẽ muốn ăn ngay lập tức. Lúc đóc, trẻ có thể không quen với phương pháp ăn mới này, với các dụng cụ mới như muỗng. Điều đó dễ làm trẻ nản lòng. Hãy cho trẻ ăn dặm sau khi trẻ bú được một lúc. Chỉ cho trẻ ăn một chút thức ăn cùng giúp duy trì việc bú sữa của trẻ. Bạn cũng có thể cho trẻ ăn dặm vào giữa hai lần bú, lúc đó trẻ chỉ hơi đói.
Nhiệt độ thức ăn
Miệng trẻ nhạy cảm hơn bạn. Cho nên đừng bào giờ hâm thức ăn cho trẻ nóng như thức ăn bạn. Thức ăn của trẻ nên ấm vừa phải. Nhiệt độ của sữa mẹ - cũng là thân nhiệt là 98.6 0F. Đó chính là nhiệt độ thích hợp cho thức ăn của trẻ. Tuy nhiên, trẻ cũng không phản ứng khi ăn thức ăn lạnh. Cho nên, việc hâm nóng cũng không thật sự cần thiết. Mặc dù thức ăn nóng có nhiều mùi vị hấp dẫn hơn. Nếu muốn hâm nóng thức ăn cho trẻ, hãy để thức ăn lên bếp hoặc trong lò vi-ba vài giây.
LƯU Ý: Xin đọc kỹ chương “Làm Thế Nào Để Rã Đông Thức Ăn Một Cách An Toàn”, đặc biệt khi bạn dùng lò vi – ba.
Lượng thức ăn cho trẻ trong bữa ăn dặm đầu tiên
Bạn sẽ rất kinh ngạc khi biết lượng thức ăn cho bữa đầu tiên ít như thế nào. Không nhiều hơn một hoặc hai muỗng (trước khi hòa lẫn với nước). Nên nhớ rằng trẻ không đó vì đã bú một lúc rồi. Nếu cho trẻ ăn giữa hai lần bú, nên cách một giờ mới cho trẻ ăn tiếp.
Thức ăn không nên đặc
Từ “đặc” là một thuật ngữ dùng sai. Để ăn được thức ăn đặc. trẻ cần có răng, điều này phải chờ một thời gian nữa. Sau sữa, thức ăn cho trẻ nên ở dạng lỏng hơn là đặc. Thật vậy, nó nên lỏng đến mức chảy ra khỏi muỗng. Thức ăn đặc dễ khiến trẻ bị nghẹn hay bị sặc. Nếu cho trẻ ăn bột ngũ cốc, pha một muỗng bột với hai muỗng nước. Bạn có thể pha với sữa thay vì pha với nước. Sữa có nhiều chất dinh dưỡng hơn và làm cho thức ăn trở nên quen thuộc hơn đối với trẻ. Nếu cho trẻ ăn khoai lang, chuối, trái bơ, nấu chín hoặc nghiền nát cho đến khi chúng trở nên mịn màng, không còn lợn cợn. Sau đó múc một muỗng rồi pha với nước cho đến khi nó có thể chảy trào ra khỏi muỗng.
Mách bạn: khi cho trẻ ăn, bạn nên dùng tách cà phê có tay cầm, sẽ dễ dàng hơn dùng chén.
Thêm một điều quan trọng nữa trong việc cho trẻ ăn dặm.
Chúng ta đều biết giờ ăn rất quan trọng cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Trước khi cho trẻ ăn, có lẽ bạn muốn quan tâm hơn về tầm quan trọng của giờ ăn đến sự phát triển trí óc, tâm lý, tình cảm. tự tin, cảm giác tin tưởng và an toàn. Nói cách khác, giờ ăn có thể làm trẻ tổn thương về mặt tình cảm và tinh thần nhiều hơn các thứ khác. Tầm quan trọng của giờ ăn lớn hơn bạn nghĩ rất nhiều. Vì vậy, đọc kỹ chương 9 “Giờ Ăn Và Sự Phát Triển Của Trẻ” ở trang sau trước khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm.
Chuẩn bị sẵn sàng
Bây giờ mọi thứ đã sẵn sàng cho bữa ăn đầu tiên của trẻ. Bạn chỉ còn chuẩn bị tâm lý sẵn sàng mà thôi. Hãy chắc rằng bạn không buồn hay thất vọng nếu mọi thứ diễn ra không trôi chảy. Luôn vui vẻ, thoải mái như không có gì xảy ra.
Tôi không hề biết rằng biểu hiện khuôn mặt mình chính là chỉ dẫn cho trẻ cho đến một ngày. Chiều hôm đó, tôi đang ngồi ngoài trời cùng hai cậu con trai sinh đôi. Bất ngờ có một tiếng sấm nổ lớn. Đó là âm thanh mới lạ đối với hai đứa trẻ. Ngay lập tức, cả hai quay lại nhìn tôi đầy nghi vấn như muốn hỏi chúng có nên sợ hay không. Khi tôi nhìn chúng cười, cả hai đều cảm thấy nhẹ nhõm và nhoẻn miệng cười. Kể từ đó, chúng tôi trở nên thích sấm chớp. Điều quan trọng cần nhớ là luôn giữ vẻ mặt thoải mái khi cho trẻ ăn. Nếu khuôn mặt bạn trông lo lắng, trẻ sẽ cảm thấy lo lắng. Cuối cùng, cả bữa ăn sẽ là một quá trình đầy căng thẳng.
Trẻ thậm trí có thể nhận ra sự bình tĩnh giả tạo. Tôi cười với trẻ đằng sau mô hình máy bay to bằng cuốn niêm giám điện thoại. Tuy nhiên, chúng không hề chú ý đến chiếc máy bay. Cả buổi chúng nhìn tôi đầy lo lắng. Đừng cố che giấu cảm xúc thật của mình. Hãy chuẩn bị tinh thần là bạn sẽ cảm thấy thất vọng nếu trẻ không chịu ăn hoặc phun thức ăn vào bạn. Sau đó bạn không cần phải giả vờ nữa.
Ghi nhớ: Bạn càng thoải mái, tự tin, kiên nhẫn bao nhiêu, bữa ăn càng diễn ra trôi chảy bấy nhiêu.
Nào, hãy bắt đầu!
Cho trẻ ngồi thoải mái vào ghế. Bạn, với vẻ mặt vui vẻ, ngồi đối diện với trẻ. Bạn vừa mới cho trẻ bú một nửa phần sữa. Vì vậy trẻ vẫn còn đói. Đây chính là thời gian thích hợp nhất. Múc một muỗng thức ăn lỏng, nhớ rằng không nhiều quá ¼ muỗng trà. Đặt muỗng lên môi dưới của trẻ và đút nhẹ nhàng vào miệng trẻ. Thức ăn sẽ chạm vào đầu lưỡi trẻ. Để trẻ hút thức ăn ra khỏi muỗng. Nếu trẻ không làm như vậy, nghiêng muỗng nhẹ nhàng để thức ăn chảy chậm vào miệng trẻ. Bạn cũng có thể đưa thức ăn vào miệng trẻ sâu hơn vì trẻ có khuynh hướng đẩy lưỡi ra ngoài. Cẩn thận đừng để trẻ bị nghẹn.
Cho dù bất cứ điều gì xảy ra, hãy mỉm cười và nói “Mum”!
Hãy nhớ đây là bữa ăn đầu tiên của trẻ. Vì vậy đừng thất vọng nếu trẻ đẩy lưỡi về phía trước và phun thức ăn ra ngoài. Hãy nhớ về phản xạ lưỡi đã được trình bày ở trang trước. Trẻ càng nhỏ càng tốn nhiều thời gian cho việc học nuốt. Khi trẻ lớn hơn 6 tháng tuổi, vấn đề này sẽ trở nên dễ dàng hơn. Nếu trẻ phun thức ăn ra ngoài, dùng muỗng gạt thức ăn ở cằm trẻ rồi cho trẻ ăn tiếp. Nếu thực sự sẵn sàng cho việc ăn dặm thì chỉ sau một vài lần, trẻ sẽ quen và ngậm nhiều thức ăn trong miệng hơn là phun ra ngoài.
Nếu trẻ không ngậm được muỗng hay có vẻ không thoải mái, ngưng việc ăn dặm một vài ngày rồi mới bắt đầu lại. Nhớ rằng việc hôm nay trẻ không ăn được không hề ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ. Tiến hành một cách chậm rãi và đừng bao giờ ép trẻ ăn. Bạn muốn trẻ thoải mái trông chờ đến bữa ăn và tận hưởng thời gian thú vị cùng bạn. Sau vài ngày, thử cho trẻ ăn lại, nhớ giữ tâm trạng vui vẻ, dễ chịu. Nếu trẻ vẫn gặp rắc rối, hãy đưa trẻ đến bác sĩ.
Ghi nhớ: Khi ăn, trẻ trông rất đáng yêu. Tuy nhiên, đừng cười khi trẻ phun thức ăn ra ngoài. Việc bạn cười làm trẻ phun thức ăn nhiều hơn. Lúc đó, trẻ sẽ không còn dễ thương nữa.
Cẩn thận quan sát những dấu hiệu cho biết đã đến lúc dừng bữa ăn
Tiếp tục cho trẻ ăn nếu trẻ vẫn tỏ ra hợp tác. Ngừng bữa ăn khi thức ăn đã hết, hoặc khi trẻ quay đầu đi chỗ khác hay ngậm miệng lại khi bạn đút. Trở nên om sòm cũng là dấu hiệu chứng tỏ trẻ muốn kết thúc bữa ăn. Đừng ép trẻ ăn khi trẻ không muốn. Để biết thêm chi tiết, xem trang sau, phần “Bạn Có Thể Đặt Trẻ Ngồi Vào Ghế Nhưng Không Thể Bắt Trẻ Ăn”. Sau khi ăn xong, cho trẻ uống một chút nước (xem phần dưới) rồi cho trẻ bú tiếp đến khi trẻ no.
Nước
Bắt đầu ăn dặm cũng có nghĩa là thận phải làm việc nhiều hơn. Vì vậy cần phải thên một lượng nhỏ nước vào phần ăn cho trẻ. Đọc thêm về nước ở phần sau.
Điều cần làm đối với thức ăn thừa
Cho dù bạn sử dụng thức ăn hộp hay thức ăn chế biến tại nhà, việc chế biến thức ăn phải bảo đảm các nguyên tắc về vệ sinh và phòng chống vi khuẩn. Điều này rất quan trọng đối với sức khỏe, sự an toàn của trẻ và gia đình bạn. Đọc kỹ chương 21 “Bếp Và Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm”, đặc biệt là phần “Sự phòng ngừa thức ăn cho trẻ” ở trang sau.
Lưu ý: Đừng bao giờ để thức ăn trong tủ lạnh nhiều hơn 1-2 ngày, kể cả hộp thức ăn đã mở hay thức ăn đã chế biến. Thức ăn có thể bị hư cho dù vẫn chưa có mùi khó chịu. Nếu bột ngũ cốc được pha với chất lỏng, cho trẻ ăn liền, bỏ phần thức ăn thừa đi, không được dùng chúng cho bữa khác.
Lưu ý: Nếu thức ăn thừa có dính nước bọt của trẻ, hãy bỏ phần thức ăn đó đi. Vi khuẩn và men tiêu hóa trong nước bọt sẽ tiếp tục phân hủy thức ăn trong chén, làm giảm hàm lượng dinh dưỡng và làm cho thức ăn bị ôi thiu.
Nếu cho trẻ ăn trái bơ hay táo thì đồ ăn còn thừa lại rất nhiều. Bạn có thể ăn phần chuối còn lại. Thậm chí một người lớn cũng gặp rắc rối khi ăn hết một trái bơ mới chỉ mất một muỗng trà.
Có một phương pháp giúp tránh lãng phí thức ăn thừa. Đó chính là phương pháp đông lạnh thức ăn. Phương pháp này được giải thích kỹ càng ở phần hai. Bạn nên nhớ: Hầm hoặc dầm nát một trái bơ chín, chia thành từng phần cho vào khay đá. Mỗi phần gồm vài muỗng. Bọc khay lại bằng giấy nhôm để ngăn chất dinh dưỡng bị thất thoát và để giữ lạnh. Đông lạnh thức ăn cho đến khi nó đặc lại. Cho phần thức ăn đông lạnh đó vào một túi nhựa lạnh. Đến bữa ăn, rã đông một hoặc hai phần thức ăn (nhớ tuân theo mọi chỉ dẫn ở phần hai). Sau đó cho trẻ ăn. Phương pháp đông lạnh có thể áp dụng đối với khoai lang hầm và hầu hết các loại thức ăn khác.
Để tiết kiệm tiền: đừng nấu quá nhiều thức ăn. Bởi vì bạn sẽ không chắc trẻ có thích loại thức ăn đó hay không. Chỉ nấu nhiều khi bạn biết chắc trẻ thích và sẽ ăn.
Nỗi lo lắng về chất thải của trẻ
Hãy chú ý đến phân của trẻ (từ đây nó đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của bạn). Chúng sẽ thay đổi hoàn toàn khi trẻ bắt đầu ăn dặm. Chúng có mùi và có thể có cả màu của những loại thức ăn trẻ ăn trước đó vài giờ. Phân của con tôi lần đầu trông giống như máu. Điều đó làm tôi rất hoảng sợ. Củ cải đường làm thay đổi màu nhiều nhất, theo sau là cải xoăn và các loại rau xanh khác. Loại thực phẩm có màu đỏ, như cà rốt cũng xảy ra điều tương tự. Củ cải đường cũng làm cho nước tiểu của trẻ có màu đỏ. Mặc dù trường hợp này hiếm khi xảy ra. Đôi khi, măng tây có thể làm cho nước tiểu của trẻ có mùi thơm.
Phân của trẻ đôi khi cũng chứa thức ăn không tiêu hóa được. Ví dụ: Bạn có thể thấy những hạt đen của trái kiwi trên tã của trẻ. Những hạt đó đi qua đường tiêu hóa của trẻ mà không bị phân hủy. Ngoài ra, thức ăn không thể tiêu hóa có thể tồn tại dưới dạng nước nhầy. Nhất là khi trẻ bắt đầu ăn nhiều loại thức ăn hơn. Bạn không cần phải lo lắng quá nhưng cũng nên kể cho bác sĩ nghe vấn đề đó.
Ghi nhớ: Thông báo ngay cho bác sĩ nếu phân của trẻ lỏng, có nước và chất nhầy. Bạn nên lấy một mẫu phân của trẻ cho bác sĩ phân tích. Hệ thống tiêu hóa của trẻ bị ảnh hưởng bởi loại thực phẩm trẻ đã ăn. Bạn nên giảm ngay lượng thức ăn lại, nhất là những loại bạn nghi ngờ ảnh hưởng xấu đến trẻ.
Ghi nhớ: Cho trẻ ăn quá nhiều trái cây tươi hay nước trái cây làm cho dạ dày trẻ dư axit. Nó sẽ gây dị ứng đối với làn da nhạy cảm của trẻ. Chỗ trẻ quấn tã sẽ sưng đỏ lên và đau nếu chạm vào. Khi trường hợp này xảy ra, thông báo ngay cho bác sĩ.
Ghi nhớ: Luôn giữ vẻ mặt thoải mái, vui vẻ khi thay tã cho trẻ (đối với một số loại phân, đây sẽ là thử thách thật sự). Trẻ luôn để ý đến mọi biểu hiện trên khuôn mặt bạn. Điều đó có thể khiến trẻ nghĩ rằng phần riêng tư của trẻ rất ghê tởm. Khi trẻ lớn lên, trẻ sẽ tin rằng giới tính là chuyện “dơ bẩn”.
Những bữa ăn tiếp theo
Ngày hôm sau, khi bạn cho trẻ ăn bữa ăn dặm thứ hai, hãy theo những chỉ dẫn ở chương 11 “Cho trẻ ăn trong suốt vài tuần đầu” ở trang sau. Hãy đọc kỹ những chương sau trước khi cho trẻ ăn bữa thứ hai. Bởi vì chúng chứa nhiều thông tin quan trọng về vấn đề an toàn của trẻ. Nếu bạn không có thời gian đọc hết những thông tin này, hãy dành ra vài phút xem lướt qua, chú ý đến các tiêu đề.
(St)