Chữa bệnh tiêu chảy cho chó hiệu quả
Làm đẹp da bằng dưa chuột - những tác dụng không ngờ
Tác dụng chữa bệnh của cây cỏ mực
Công dụng của bưởi
Bưởi là loại trái cây quen thuộc với người Việt Nam. Có nhiều loại bưởi bổi tiếng như: bưởi Đoan Hùng, bưởi Vinh, bưởi Phúc Trạch, bưởi Thanh Trà, bưởi Biên Hoà, bưởi năm roi, bưởi da xanh…
Cây bưởi có tên khoa học Citrus grandis (L.) Osbeck, thuộc họ cam (Rutaceae). Bưởi còn được gọi là bòng, kan bao tch’lou (Thái), mak somo (Lào), kroth thlong (Campuchia).Người ta trồng bưởi để lấy quả ăn, lấy hoa để ướp hương thơm các món ăn, bánh trái hoặc dùng để chưng cất nước hoa bưởi làm hương liệu mỹ phẩm…
Các bộ phận của cây bưởi được dùng làm thuốc là: dịch ép nước bưởi, vỏ quả, lá, hoa, hạt, vỏ hạt.
Theo Đông y, quả bưởi được gọi là hựu thực, có vị chua, tính hàn, không độc, tác dụng làm tinh thần thư thái, giải nhiệt, giải độc rượu, bồi bổ cơ thể, chữa được chứng có thai nôn mửa (nghén), biếng ăn, ăn không tiêu, đau bụng.
Dịch quả chín có chứa nhiều chất bổ dưỡng; trong 100g phần ăn được của bưởi có: nước 80g, glucid 9g, protid 0,6g, lipid 0,1g; các chất khoáng: Ca 23mg, P 19mg, Fe 0,5mg, chất xơ 0,7g (ngoài ra còn các K, Mg, Na, Mn, Cu…), các vitamin B1 0,04mg, B2 0,02mg, PP 0,3mg, C 95mg. Cung cấp 30 – 43 calo.
Bưởi rất có ích cho những người bị mỡ trong máu tăng, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tiểu đường, béo phì.
Đặc biệt, trong cùi trắng của quả bưởi có chứa pectin, tinh dầu, hesperidin, maringin, là những chất có tác dụng làm giảm cholesterol – huyết, bảo vệ sự bền vững của mao mạch, phòng chống cao huyết áp và tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim…
Lá bưởi tươi thường được dùng để nấu với các loại lá thơm khác (hương nhu, bạc hà, kinh giới, tía tô, sả, ngải cứu…) để xông chữa cảm cúm, nhức đầu.
Vỏ quả bưởi (cam phao) dùng chữa ho, làm long đàm, trợ tiêu hóa. Ngày dùng 4 – 12g, sắc uống.
Món gỏi bưởi – mực khô, bưởi – cá khô là món ăn rất ngon miệng và bổ dưỡng.
Tác dụng tích cực của trái bưởi
Bưởi là một trong những trái cây chứa nhiều vitamin, nó không chỉ dễ ăn, vị ngọt mát mà còn chứa rất ít calorie, bưởi còn giúp bạn có được làn da đẹp và có tác dụng bổ dưỡng cơ thể, phòng và chữa một số bệnh như cao huyết áp, đau dạ dày, tiểu đường...
Bưởi có tên khoa học là Citrus Osb, thuộc họ cam chanh. Múi bưởi ngọt, có vị hơi chua. Các thành phần dinh dưỡng khác cũng ngang bằng với cam, quýt. Bưởi có rất nhiều tác dụng tốt với cơ thể.Bưởi là một thứ quả ngon, nhất là bây giờ Việt Nam lại trồng được rất
nhiều giống bưởi quý như: Bưởi ngọt Canh Diễn, Đoan Hùng, bưởi Phúc
Trạch, Năm Doi. Đang là mùa bưởi, dưới đây là thành phần và tác dụng của
bưởi:
- Thịt bưởi có chứa các thành phần glucoxit, bưởi cũng như cam, quất
(quả tắt) chứa nhiều carotin, nhiều loại vitamin, canxi phốtpho. Cứ 100g
bưởi thì có khoảng 12g vitamin C, tức là gấp 2 – 4 lần so với cam và
quýt. Hàm lượng vitamin P có trong bưởi cũng tương đối cao. Trong bưởi
có hợp chất có thể làm hạ đường huyết, rất tốt cho những người mắc bệnh
tim mạch hay béo phì. Vỏ bưởi (trần bì) có tính ấm, vị chua ngọt đắng có
tác dụng tiêu đờm, tiêu hóa thức ăn và hạ khí. Trong dân gian dùng 10g
vỏ bưởi, thêm lượng đường phèn vừa đủ, đem hấp cách thủy uống (như cách
dùng đối với quất) sẽ chữa ho, đau họng, đờm nhiều, đờm trắng ngà. Lấy
vỏ một quả bưởi, bách hợp, đường trắng (mỗi thứ 120g, sắc uống) có thể
chữa bệnh ho thở khò khè.
- Bưởi cũng là thứ quả cung cấp nhiều can-xi, hơn cả lê, táo, hồng… Cứ 100g bưởi thì chứa tới 52g can-xi, do đó bưởi rất tốt cho người già, phụ nữ, người bị bệnh đại tràng để bảo vệ sức khoẻ, ngăn chặn các tế bào ung thư đại tràng, ung thư cổ tử cun, chống lại các tia phóng xạ. Ngoài ra những người bị bệnh ung thư thường có trạng thái máu đặc quánh lại do các tế bào ung thư hình thành chuỗi, một số thành phần có trong bưởi có tác dụng làm giảm sự đông máu, tăng cường tuần hoàn máu, giảm sự tích tụ các tế bào ung thư, đề phòng tắc mạch máu.
Dưới đây là cách chữa một số loại bệnh theo dân gian:
Bị hóc xương cá
Khi hóc xương cá, nên đập dập hạt bưởi rồi hoà vào nước sôi để uống. Cũng có thể đun hạt bưởi với lá nam thiên uống.
Bị gai đâm không nhổ ra được
Nướng cháy hạt bưởi rồi đánh với cơm vừa chín thành bột hồ, bôi lên chỗ bị gai đâm. Khi đó, có thể lấy gai ra được.
Chốc đầu
Để trị bệnh chốc đầu ở trẻ em, lấy hạt bưởi bóc vỏ cứng đốt thành than,
nghiền nhỏ và rắc lên vùng tổn thương, mỗi ngày 1 – 2 lần, liên tục
trong 6 ngày.
Ho
Người già bị ho hen nên dùng cùi bưởi thái nhỏ, hấp cách thủy với kẹo
mạch nha hoặc mật ong, ngày ăn 2 lần vào buổi sáng, mỗi lần một thìa.
Hoặc thái chỉ cùi bưởi, hãm với nước sôi uống thay trà.
Sảy thai và đau bụng sau khi sinh
Với phụ nữ bị sảy thai hoặc đau bụng sau khi sinh, cách tốt nhất là nấu
nước vỏ bưởi uống. Nếu kinh nguyệt không đều sau khi sinh thì có thể đập
nát hạt bưởi hoà với nước uống.
Bạch hầu
Hàng ngày, lấy 3 hạt bưởi phơi khô, đun lấy nước uống để trị bệnh bạch hầu.
Phong thấp
Những người bị bệnh phong thấp nên thường xuyên tắm bằng tinh dầu bưởi
vì các chất trong tinh dầu bưởi có tác dụng kích thích tuần hoàn máu
dưới da. Bên cạnh đó, cũng có thể dùng hạt bưởi nướng cháy, sau đó đun
thành nước uống hàng ngày.