Đau dạ dày lúc mang thai có ảnh hưởng gì đến thai nhi
Đồ ăn nhiều muối cần tránh khi mang thai
Trong thời kì đầu mang thai ( thường là sau 6 tuần tắt kinh) thường có biểu hiện như kém ăn, buồn nôn, ói mửa, ăn dở, gọi là phản ứng thai nghén giai đoạn đầu. Bệnh trạng buồn nôn, ói mửa, ăn dở, gọi là phản ứng tương đối nhẹ, không có ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt, công tác và hấp thụ chất dinh dưỡng, thường là sau tuần thứ 12 thì tình trạng trên dịu dần rồi biến mất. Theo điều tra, có 70% phụ nữ mang thai bị buồn nôn, 56% ói mửa, đặc biệt là phụ nữ có mang lần đầu thường bị nhiều. Tỉ lệ buồn nôn, ói mửa khi mang thai trong phụ nữ trẻ lớn hơn phụ nữ nhiều tuổi; tỷ lệ buồn nôn, ói mửa khi mang thai trong phụ nữ nội trợ cũng lớn hơn phụ nữ đang công tác, tỷ lệ ói mửa ở phụ nữ béo cũng lớn hơn phụ nữ có thân hình vừa hoặc gầy.
Cho tới nay vẫn chưa hiểu rõ nguyên nhân gây ra ói mửa sau khi mang thai, nhưng khẳng định là có liên quan tới việc mang thai. Vì một khi ngừng mang thai thì hiện tượng ói mửa cũng lập tức chấm dứt. Phân tích tổng hợp nguyên nhân của nó, có thể có liên quan tới hiện tượng màng lông tơ kích thích hooc môn tuyến tính. Ói mửa trong thời kì đầu mang thai là 1 hiện tượng sinh lý, xét về 1 ý nghĩa nào đó, nó cho thấy thi nhi trong bụng mẹ đang sinh trưởng và phát triển.
Có người thậm chí còn quan sát thấy những phụ nữ mang thai ở giai đoạn đầu bị buồn nôn, ói mửa thì thường thường ít xảy ra sẩy thai, thai lưu, đẻ non ở giai đoạn cuối. Ói mửa khi mang thai còn có quan hệ mật thiết với loại hình thần kinh và trạng thái tinh thân. Loại hình thần kinh không ổn định, tinh thần căng thẳng, trạng thái sợ hãi, môi trường không tốt đều có thể làm cho phản ứng thai nghén nặng thêm. Ngược lại tình cảm ổn định, tinh thần vui vẻ, lạc quan, môi trường tốt đều có thể làm cho phản ứng giảm nhẹ.
Vì vậy phụ nữ mang thai thời kì đầu, cần ổn định tình cảm, chú ý nghỉ ngơi, bảo đảm môi trường xung quanh trong sạch. Đồng thời chú ý điều chỉnh ăn uống, ăn uống cần thanh đạm hợp khẩu vị, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa hấp thụ, đồng thời chú ý bảo đảm lượng dịch thể. Về khẩu vị, cần cố hết sức thỏa mãn thị hiếu đặc biệt của phụ nữ mang thai về các vị chua, ngọt đắng, cay. Hàng ngày tận dụng cách ăn ít, ăn nhiều bữa, không để bụng đói. Bệnh ói mửa thì bị nặng hơn vào buổi sáng ngủ dậy, nếu điều kiện cho phép có thể ăn sáng và nghỉ ngơi khoảng 30 phút ở trên giường rồi mới ra khỏi giường, hoặc trước khi ra khỏi giường ăn 1 chút, làm như vậy đều có thể phòng ngừa ói mửa.
Nhưng một số ít phụ nữ mang thai có phản ứng thai nghén tương đối nghiêm trọng, ói mửa xối xả, bị đi bị lại, ảnh hưởng tới việc ăn uống thậm chí xuất hiện hiện tượng mất nước và trúng độc, hiện tượng bệnh lý này được y học gọi là ói mửa do thai nghén, lúc đó phải đến bệnh viện điều trị.
(St)