Thực phẩm tốt cho bệnh đa nang buồng trứng
Triệu chứng của bệnh buồng trứng đa nang
Cách điều trị bệnh đa nang buồng trứng
Nguyên nhân của bệnh ung thư buồng trứng và cách chữa trị đúng nhất
Xin giải đáp giúp tôi thắc mắc sau: Tôi 24 tuổi, đã lập gia đình. Tôi bị buồng trứng đa nang nên kinh nguyệt không đều đặn từ nhỏ đến giờ (khoảng cách chu kỳ kinh cứ lâu dần, lâu dần, có khi phải đến 3 tháng hơn mới có kinh lại). Tôi nghe nói buồng trứng đa nang thì rất khó có con (và có thể là không có con). Tôi rất lo lắng không biết bệnh này có thể chữa khỏi được không và xác suất để vợ chồng tôi có thể có con là bao nhiêu ? (Tôi đã đốt viêm lộ tuyến cổ tử cung 1 lần). Xin giải đáp giúp tôi. Cảm ơn chuyên mục nhiều . (Hồ Hoàng Nhị)
Trả lời:
Những phụ nữ có chu kỳ kinh dưới 25 hoặc trên 35 ngày sẽ có nhiều nguy cơ không phóng noãn; khoảng 3/4 trường hợp không phóng noãn liên quan đến hội chứng buồng trứng đa nang (buồng trứng có nhiều nang nhỏ, không phát triển được, dẫn đến vô sinh). Cứ 5 phụ nữ thì 1 người có dấu hiệu của bệnh này.
Ở hội chứng trên, buồng trứng có một lớp vỏ dày, chắc và không có sự phóng noãn. Có thể hình dung các nang trứng là các quả bóng. Nếu được thổi trong một thùng kín có thành dày thì bóng không thể to lên và không thể vỡ; nếu có vỡ cũng không thông với bên ngoài được. Tương tự, do vỏ buồng trứng dày nên hằng tháng các nang trứng không thể phát triển thoải mái, cũng như không thể phá vỡ lớp vỏ dày để có hiện tượng phóng noãn.
Biểu hiện ban đầu của hội chứng buồng trứng đa nang là kinh nguyệt không đều, thường là thưa và kéo dài, máu kinh thất thường, ít. Sau 2-3 năm kể từ lần hành kinh đầu tiên, nếu kinh nguyệt vẫn không đều, cần nghĩ nhiều đến hội chứng này. Nếu đúng là đa nang buồng trứng, các nang trứng sẽ tích tụ dần nội tiết tố, làm thay đổi đáng kể tình trạng nội tiết ở người phụ nữ. Nồng độ hoóc môn nam trong cơ thể tăng lên, khiến lông phát triển giống như nam giới (mọc ria mép, lông mày rậm, lông chân, lông bụng nhiều). Do nồng độ hoóc môn nữ cũng rất cao nên bệnh nhân vẫn có nhu cầu và khả năng hoạt động tình dục như bình thường.
Do không để ý nhiều đến các dấu hiệu rậm lông, kinh không đều... nên phần lớn bệnh nhân buồng trứng đa nang chỉ đi khám và được phát hiện bệnh khi đã kết hôn lâu ngày mà không có thai (khoảng 10 năm sau lần hành kinh đầu). Bệnh được phát hiện càng muộn, việc điều trị càng khó khăn và ít hiệu quả.
Nguyên tắc điều trị chung đối với hội chứng đa nang buồng trứng là gây phóng noãn; cách thực hiện có khác nhau tùy theo việc bệnh nhân muốn có thai ngay hay không. Những phụ nữ chưa muốn có thai sẽ được điều trị bằng thuốc kích thích phóng noãn. Các thuốc này giúp nang trứng phát triển to lên, vỡ ra và phóng noãn. Khả năng thành công tùy thuộc vào độ dày của vỏ buồng trứng và mức độ đáp ứng của từng người. Trong khi điều trị bằng phương pháp này, người phụ nữ có thể mang thai nên phải áp dụng các biện pháp phòng tránh (trừ việc dùng thuốc tránh thai vì dược phẩm này ức chế phóng noãn).
Những phụ nữ muốn có thai ngay (thường thuộc nhóm hiếm muộn) sẽ được điều trị theo các bước:
- Kích thích thử buồng trứng bằng các thuốc gây phóng noãn. Trong quá trình dùng thuốc, bác sĩ sẽ theo dõi sự phát triển nang noãn bằng đầu dò âm đạo hoặc que thử phóng noãn (thử nước tiểu). Bệnh nhân cần giao hợp quanh những ngày nghi ngờ có phóng noãn. Sau không quá 6 chu kỳ, nếu không có thai, bệnh nhân sẽ chuyển sang bước sau.
- Can thiệp ngoại khoa buồng trứng:
Bác sĩ cắt bỏ một phần hoặc chọc thủng vài vị trí bề mặt buồng trứng để giải phóng các nang noãn. Bằng kỹ thuật nội soi, họ trổ vài điểm trên bề mặt buồng trứng, phá vỡ bức tường dày và chọc bớt vài nang noãn phát triển dở dang trước kia. Các nang bị phá này sẽ làm thay đổi nội tiết, giúp các thuốc kích thích phóng noãn có tác dụng hơn, đồng thời các nang khác có cơ hội lách vào những khoảng trống vừa tạo ra để to lên và vỡ ra ngoài. Với cách điều trị này, 50-60% trường hợp hiếm muộn đơn thuần (chỉ mắc hội chứng buồng trứng đa nang ) sẽ có thai. Sau mổ, bệnh nhân thực hiện thụ thai ngay; nếu qua 6 chu kỳ không thành công, nên thực hiện kích thích phóng noãn như bước một, nhưng không quá 6 chu kỳ. Nếu vẫn không mang thai thì tốt nhất là thụ tinh trong ống nghiệm.
Những phụ nữ từng mắc hội chứng buồng trứng
đa nang
rất dễ bị sẩy thai. Vì vậy, khi đã có mang, họ cần được hỗ trợ bằng nội tiết tố nhau thai.
Buồng trứng đa nang dễ gây hiếm muộn.
Buồng trứng đa nang có một lớp vỏ dày
chắc và không có sẹo phóng noãn. Ta thử hình dung các nang trứng là các
quả bóng thổi cao su. Nếu như những quả bóng này được thổi trong một
thùng kín, thành dày, ta không thể thổi to lên, bóng không thể rạn và vỡ
được, nếu có vỡ thì cũng không thông với bên ngoài được. Tương tự như
vậy, do vỏ buồng trứng dày, hằng tháng, các nang trứng không thể lớn lên
nhiều, cũng như không thể phá vỡ lớp vỏ dày để có hiện tượng phóng
noãn.
Phụ nữ có chu kỳ kinh ngắn 25 ngày hoặc chu kỳ dài trên 35
ngày, chu kỳ không đều luôn tiềm ẩn nguy cơ không phóng noãn. Khoảng 3/4
trường hợp không phóng noãn liên quan đến “hội chứng buồng trứng đa
nang”.
Biểu hiện ban đầu của hội chứng này là kinh nguyệt không
đều, thường là dài, số lượng máu kinh ít thất thường. Tuổi dậy thì kéo
dài 2-3 năm, sau giai đoạn này kinh nguyệt sẽ đều. Sau vài năm mà vẫn
không thấy kinh đều thì có thể đã mắc hội chứng này. Nếu không điều trị
gì, 17% trường hợp vẫn có thể mang thai tự nhiên. Số còn lại sẽ diễn
biến như sau: Các nang trứng không to lên được, không vỡ được, nằm dưới
lớp vỏ dày của buồng trứng. Khi siêu âm, đặc biệt là siêu âm bằng đầu dò
qua đường âm đạo, sẽ thấy nhiều nang trứng kích thước dưới 10 mm, phân
bố như chuỗi hạt đeo cổ nằm ngay lớp vỏ buồng trứng.
Trong các
nang trứng có một lượng hoóc môn tích tụ dần, làm thay đổi đáng kể nội
tiết của người phụ nữ. Nồng độ nội tiết nam trong cơ thể tăng lên, khiến
lông phát triển ở những vị trí giống nam giới như mọc ria mép, lông mày
rậm, lông chân nhiều, lông bụng nhiều. Trong cơ thể, nồng độ nội tiết
nam và nữ đều cao, tuy có một vài dấu hiệu rậm lông, nhưng nhu cầu và
hoạt động tính dục nữ vẫn bình thường.
Thông thường, việc khám và điều trị buồng trứng đa nang có khác nhau ở những phụ nữ muốn và chưa muốn có thai, nhưng cùng chung một nguyên tắc là gây phóng noãn.
Những
phụ nữ chưa muốn có thai, hoặc chưa lập gia đình, chưa có quan hệ tình
dục sẽ được điều trị bằng thuốc kích thích phóng noãn với hy vọng làm
nang trứng phát triển to lên, rạn và vỡ. Khả năng thành công tùy thuộc
vào độ dày của vỏ buồng trứng và sự đáp ứng thuốc của từng cơ thể. Khi
dùng thuốc gây phóng noãn, phụ nữ có thể mang thai, nhưng không được
dùng thuốc tránh thai vì bản chất của nó là ức chế phóng noãn. Vì vậy,
nếu chưa muốn có con, hãy chọn phương pháp tránh thai khác.
Với những phụ nữ muốn có thai, sẽ có 3
bước điều trị lần lượt. Trước hết, họ sẽ được kích thích thử buồng trứng
bằng các thuốc kích thích phóng noãn. Trong quá trình dùng thuốc, bác
sĩ sẽ theo dõi phát triển nang noãn bằng đầu dò âm đạo. Một số nơi không
có sẵn hình thức siêu âm này, có thể theo dõi bằng đầu dò qua đường
bụng. Cách này có độ chính xác không cao vì các nang trứng thường nhỏ và
phóng noãn ở kích thước 20-25 mm. Một số nơi khác áp dụng que thử phóng
noãn dùng nước tiểu. Phương pháp này thuận tiện nhưng độ chính xác
không cao. Trong từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ có chỉ định theo dõi
một trong 3 cách trên.
Xử trí tiếp theo là can thiệp ngoại khoa
buồng trứng. Bề mặt dày của buồng trứng có thể là nguyên nhân làm cho
các nang noãn không vỡ và giải phóng ra ngoài. Việc cắt bỏ một phần hoặc
chọc thủng vài vị trí bề mặt buồng trứng bằng nội soi là cách giải
quyết cho hội chứng này. Ngoài việc chọc vài điểm trên bề mặt buồng
trứng để phá vỡ bức tường dày, bác sĩ thường chọc bớt một vài nang noãn
phát triển dở dang trước kia để làm thay đổi nội tiết, làm tăng tác dụng
của thuốc kích thích phóng noãn. Động tác này cũng giúp các nang noãn
có cơ hội phát triển và lách vào những khoảng trống vừa tạo để to lên và
vỡ ra ngoài. Với cách điều trị này, 50-60% trường hợp hiếm muộn đơn
thuần (chỉ do hội chứng buồng trứng đa nang mà không kết hợp các bệnh
khác kèm theo) đã có thai. Bệnh viện Phụ sản Hà Nội thay vì chọc vài
điểm đã áp dụng xẻ các đường song song trên bề mặt buồng trứng để tạo
khoảng trống hơn, nhờ đó nâng tỷ lệ có thai lên 67%.
Nếu qua 6 chu kỳ không thành công, nên áp
dụng các phương pháp kích thích phóng noãn như bước một. Không kích
thích buồng trứng quá 6 chu kỳ. Nếu thất bại, bệnh nhân nên áp dụng tiến
bộ mới nhất của y học là thụ tinh trong ống nghiệm. Vì sao không nên
kích thích buồng trứng kéo dài hơn nữa? Có rất nhiều lời giải thích,
nhưng chỉ xem xét về khía cạnh thời gian cũng đã thấy nên vậy. Nếu kích
thích 6 chu kỳ kinh tức mất tối thiểu là 6 tháng, thông thường sẽ kéo
dài 10-12 tháng, nếu kết hợp bước 1 và 2 thì việc điều trị sẽ chiếm
khoảng 18-24 tháng, mà đâu phải bệnh nhân nào cũng có thời gian đến cơ
sở y tế liên tục như vậy. Nếu kéo dài hơn, tỷ lệ thành công cũng không
cao; mặt khác bệnh nhân lớn tuổi sẽ khó khăn cho kỹ thuật thụ tinh trong
ống nghiệm.
Người bị buồng trứng đa nang cũng dễ bị sẩy thai.
Vì vậy, nếu có thai rồi, nên hỗ trợ bằng nội tiết tố nhau thai. Nhau
thai và hoàng thể tiết ra hCG, chất này có trong 12-16 tuần đầu thai
nghén. Bệnh nhân có thể được dùng thêm thuốc có chứa chất này trong giới
hạn không quá 16 tuần đầu.
Điều trị hiếm muộn do buồng trứng đa nang.
|
Trong thời gian dùng thuốc thì kinh nguyệt em rất đều (chắc do sự tác động của thuốc). Sau khi ngừng không uống thuốc thì kinh nguyệt em bắt đầu không đều, ba tháng đầu thì bị sai ngày, tiếp theo là hai tháng em không có kinh. Em đã đi bác sĩ khám và chích thuốc điều kinh, sau đó có kinh lại. Bác sĩ hẹn em tái khám khi đã sạch kinh sau bảy ngày để xem kích thước của trứng.
Khi khám lại thì bác sĩ bảo em bị buồng trứng đa nang nhẹ và kích thước trứng không đủ lớn để có thai (12mm). Vợ chồng em đang mong có em bé. Làm sao để cho kích thước trứng lớn lên cho đạt yêu cầu để thụ tinh?
Bạn đọc
- Trả lời của phòng mạch online:
Buồng trứng (BT) đa nang là một vấn đề sức khỏe có thể ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt, khả năng có con, các nội tiết tố, tim mạch và kiểu hình bệnh nhân có tình trạng rậm lông, béo phì). Với biểu hiện điển hình, hội chứng buồng trứng đa nang bao gồm:
- Nồng độ androgen cao. Đây là những nội tiết tố đôi khi được gọi là nội tiết tố nam, mặc dù ở nữ cũng có.
- Chu kỳ kinh không đều, kinh thưa.
- Có nhiều nang nhỏ hiện diện ở cả hai buồng trứng. Các nang này chứa đầy dịch.
Khoảng 1/10 phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản có buồng trứng đa nang. Nó có thể xuất hiện nang trên bé gái. Hội chứng buồng trứng đa nang là một trong các nguyên nhân thường gặp nhất của hiếm muộn nữ.
Nguyên nhân của tình trạng BT đa nang chưa được biết rõ. Có nhiều yếu tố có thể cùng là yếu tố dẫn tới BT đa nang. Yếu tố gen là một yếu tố. Người phụ nữ bị BT đa nang có khả năng mẹ và chị gái bị BT đa nang. Vai trò insulin cũng có liên quan. Insulin là một nội tiết tố có liên quan đến sự kiểm sóat đường trong cơ thể. Ở những người bị BT đa nang có vấn đề trong sử dụng insulin, dẫn tới tăng androgen, gây nên mụn trứng cá, mập phì, rậm lông và ảnh hưởng tới chức năng của rụng trứng.
Mục đích điều trị: điều trị tập trung giải quyết các vấn đề như hiếm muộn vì không có rụng trứng, mụn trứng cá, rậm lông, rối loạn kinh nguyệt... chứ không điều trị hội chứng đa nang.
Do đó, trong trường hợp của chị:
- Chị đã có tình trạng kinh thưa từ khi mới có kinh. Đây là một dấu hiệu gợi ý có khả năng chị đã có hội chứng BT đa nang từ rất sớm. BT đa nang có thể gây rối loạn rụng trứng nhưng vẫn có thể rụng trứng nên chị đã có thể có thai ngay sau khi lập gia đình. Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp BT đa nang có thai tự nhiên sau khi lập gia đình, và các bác sĩ luôn khuyến cáo nên giữ thai vì cơ hội hiếm có.
- Nếu trong trường hợp không muốn có con mà muốn có tình trạng kinh đều thì bệnh nhân có BT đa nang sẽ được khuyến cáo dùng thuốc ngừa thai. Thuốc ngừa thai sẽ giúp giảm nồng độ nội tiết tố nam, giảm mụn trứng cá. Chị đã có lựa chọn đúng khi dùng thuốc ngừa thai “ Dian 35” vì thuốc có thành phần kháng androgen.
- Sau khi ngưng thuốc ngừa thai, kinh chị trở nên không đều, thể hiện bản chất của chị là tình trạng buồng trứng không có rụng trứng. Sau 6 tháng hay 1 năm, chị không có thai thì điều trị sẽ tập trung vào việc chọn thuốc kích thích trứng vì BT trong hội chứng BT đa nang đáp ứng kém với thuốc, có thể phải dùng thuốc liều cao nhưng khi khi dùng liều cao có thể đáp ứng quá mức gây ra hội chứng BT quá kích, rất nguy hiểm đến tính mạng.
- Nên, bước đầu sẽ dùng kích thích trứng từ clomiphene citrate (khoảng 6 tháng), rồi tới gonadotropin với liều thấp để tạo trứng hiệu quả đồng thời tránh buồng trứng đa nang. Thụ tinh ống nghiệm có thành công hay không cũng phải phụ thuộc vào hiệu quả đáp ứng của BT.
- Mổ nội soi để đốt điểm buồng trứng là một trong những cách cải thiện đáp ứng của BT.
- Biện pháp cấy trứng non gần đây là một bước tiến lớn trong trường hợp BT đa nang vì dùng thuốc ít hơn, giảm nguy cơ quá kích buồng trứng.
Tóm lại, trong điều trị hiếm muộn do không rụng trứng
của BT đa nang đòi hỏi kinh nghiệm của người thầy thuốc và sự kiên nhẫn
của bệnh nhân.
(ST)