Cà pháo muối xổi

Những quả cà muối giòn tan, thơm mùi riềng, tỏi, thêm vị cay cay của ớt, mặn mặn đậm đà ăn cùng các món canh rau, canh cua rất dễ vào cơm khi tiết trời oi bức.

Cà muối nguyên quả

Nguyên liệu: 1kg cà pháo (nên chọn quả vừa phải), 1 củ riềng nhỏ, tỏi, muối hạt không I ốt.

- Cà mua về để nguyên quả, phơi ngoài trời độ 3-4 giờ tới khi cà hơi héo.

- Cắt bỏ núm, nhưng không được quá sát cuống, lẹm vào thịt quả.

- Ngâm cà với nước muối thật mặn cho ra hết nhựa màu khoảng 2-3 lần sao cho nước ngâm thật trong rồi vớt cà, để ráo. Ngâm như thế này những chất độc và nhựa của cà sẽ ra hết.

- Chọn hũ thủy tinh hay vại bằng sứ, rửa sạch, để thật khô. Rải lớp muối mỏng dưới đáy, tiếp đến cho cà, rồi lại rắc một lớp muối lên trên; cứ làm như thế cho đến khi hết cà thì rắc nốt 1 lớp muối lên trên cùng.

- Nước đun sôi khoảng 40ºC, hòa tan 1 thìa đường, 1 thìa muối để có vị mặn, ngọt rồi đổ vào vại cà ngập nước.

- Tỏi để nguyên vỏ đập dập. Riềng sau khi rửa sạch cũng đập dập, thả lên trên. Cuối cùng lấy vỉ bằng tre đan chặn lên cà, hoặc có thể thay thế bằng một chiếc đĩa nhỏ.

- Trời mùa hè, cà chỉ cần muối sau 2-3 ngày là ăn được. Không nên để cà trong vại lâu quá nước và nước cà nổi váng trắng, sẽ rất độc hại.

Cà muối xổi

Nguyên liệu: Cà pháo, tỏi, ớt, nước mắm, đường, dấm…

- Cà pháo cắt bỏ núm, cắt lát mỏng hoặc bổ làm 4 theo chiều dọc.

- Cho 1 thìa muối hạt vào cà, dùng tay bóp nhẹ và để chừng 10 phút.

- Xả sạch cà bằng nước sôi để nguội.

- Cho cà vào bát con, thêm dấm, tỏi lột vỏ đập dập, ớt bằm, mì chính, một chút nước mắm, một thìa đường rồi trộn lên cho đều.

- Với cà muối xổi, chỉ sau vài tiếng là có thể ăn được ngay.

Hôm về Củ Chi, khi gọi thêm món cà pháo mắm tôm ăn với thịt luộc tại một điểm dừng ở Xã Tân Thông Hội. Dù là sơ sài nhưng mà ngon ơi! là ngon. Cà dòn trắng ngon lại có mắm tôm pha tuyệt. Thằng bạn tôi bổng nhiên ngâm vài câu:.. Anh đi, anh nhớ quê nhà./Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương…/ Bồng em đi dạo vườn cà/Cà non chấm mắm, cà già làm dưa… cả bọn cười nức nẻ, ăn một bữa thật ngon. Đã vậy mà khi về nhà hắn chơi. Lại được Dì ba ( mẹ hắn) chỉ cho cách làm cà pháo muối xối nữa mới tuyệt vời. Có lẻ vì thế mà món cà pháo là nội dung mà tôi muốn giới thiệu sau chuyến đi này.

Cà pháo (Solanum macrocarpon), một loài thuộc họ cà (Solanaceae), được trồng lấy quả. Cây thân thảo nhẵn nhụi, mọc thẳng hay leo, cao gần 1,5 m; thân màu tím đen. Các lá hình mác thuôn dài ( kích thước 10-30 x 4-15 cm). Hoa từ trắng đến tím. Quả hình cầu hơi nén xuống ( kích thước 5-6 cm x 7-8 cm) có màu từ trắng, vàng cam, tím và có nhiều hạt nhỏ. Cà pháo được sử dụng như là rau ăn quả và ăn lá. Vụ lá đầu tiên có thể sau 40-50 ngày; còn quả ăn được thu hoạch sau 80-100 ngày. Cà pháo được trồng khá phổ biến ở Châu phi, Đông Nam Á, Đông Á. Ngoài ra nó còn được trồng ở những vùng Nhiệt đới và Cận Nhiệt đới. Cà pháo có thể được trồng ở độ cao đến 600 m. Ở Việt Nam, có thể trồng làm hai vụ: vụ sớm gieo hạt vào tháng 7 - tháng 8, thu hoạch vào tháng 11 – 12; vụ chính gieo hạt vào tháng 11 - tháng 12, thu hoạch quả vào tháng 3 – tháng 5.
Cà pháo ngon dở tùy vào tay nghề biết muối hay không - Theo kinh nghiệm: Sau khi hái về, trải cà ra phơi ra nắng trong khoảng 3 - 4 tiếng đồng hồ (tùy mức độ nắng) cho vừa se mặt. Cắt hết cuống hoặc để lại khoảng 1/2 cm rồi cạo nhẹ phần vỏ xanh của cuống ( chú ý: Khi cắt cuống không phạm vào quả để cà khỏi bị thâm, hỏng khi muối). Muốn muối cà thì phải chuẩn bị nước đun sôi để nguội nước muối (nồng độ khoảng 30 - 70 g muối trong 1 lít nước). Dùng lu, hũ, vại..có miệng rộng cho cà vào, rồi dùng nan tre mỏng hoặc một phiến nylon nặng vừa đủ đè lên mặt cà sao cho nước muối cao hơn mặt cà khoảng 5cm là được. Nếu thấy mực nước muối rút xuống thì bổ sung thêm nước muối vào. Nếu không thì cà sẽ thâm và dễ hỏng. Có thể thêm ớt trái, tép tỏi (lột vỏ) hoặc gừng (cạo vỏ, cắt sợi)  vào cà muối để làm cho ngon hơn. Nếu sau 3 - 4 ngày, mặt nước muối nổi lên lớp váng mỏng, có nghĩa là nước muối cà chưa đủ độ mặn, khắc phục bằng cách thay nước muối khác có độ mặn cao. Cà muối làm theo cách này trong vòng 10 ngày (tuỳ độ mặn của nước muối) là có thể vừa chua để ăn.Nếu nước quá nhiều muối, cà sẽ lâu chua; quá ít muối cà sẽ nhanh chua nhưng lại mau hư.Việc cà muối xổi tương tự cách muối nước như trên nhưng dung dịch nước muối có độ mặn thấp để cà có thể chua trong vòng 2 - 3 ngày. Ngoài ra còn có thể dầm tương, ngâm dấm đường, ngâm nước mấm chua ngọt để cà được ngon ngọt vừa ăn hơn. Cà pháo cũng có thể muối cùng với rau cải dưa khác. Ngoài cách sử dụng phổ biến, cà pháo còn được ăn sống hoặc làm mắm tương cà.Y học cổ truyền cũng sử dụng cây cà pháo làm dược liệu.Cà pháo là món ăn dân dã lâu đời trở nên thân thuộc với mọi người. Nó được ghi nhớ trong lỉnh vực ẩm thực, văn hoá và y học như người ta hay ngâm nga: "Một quả cà bằng ba thang thuốc”; “Tương cà là gia bản". “ màu tím hoa cà”…, mà còn là người bạn thủy chung trong bữa cơm đạm bạc của người lao động nghèo. Trước đây, ở Củ Chi, Hóc Môn, Gò Vấp, Thủ Đức… một thời nổi tiếng với những vườn cà pháo xum xê đầy tráji, xen lẫn trong những vườn rau xanh tươi mát. Có những hộ nông dân không chỉ bán cà trái không thôi mà còn biết làm ra cà muối để cung cấp cho thị trường rất là hiệu quả../.

Các món chế biến từ cà pháo được nhiều người Việt Nam yêu thích, giúp ăn cơm ngon hơn nhưng bạn nên thưởng thức lượng vừa phải thôi nhé vì ăn nhiều dễ xót ruột, không tốt cho sức khỏe.


Nguyên liệu:

- 200g cà pháo
- Tỏi, ớt, chanh, muối, dấm, nước mắm, đường

Cách làm:

- Cà cắt cuống, rửa sạch, thái lát mỏng.
- Ngâm cà với nước muối loãng khoảng 1 tiếng.
- Vớt cà rửa sạch, để ráo.
- Ướp cà với dấm, muối khoảng 10 phút.
- Rửa sạch cà lần nữa, tráng qua nước lọc rồi để ráo.
- Hòa hỗn hợp nước lọc, đường, muối, nước mắm, ớt, tỏi băm nhỏ, nước cốt chanh.
- Cho cà vào hỗn hợp trên, trộn đều để khoảng 1 tiếng là ăn được.

Cần ngâm cà với nước muối loãng.

Một số nguyên liệu cho món cà muối xổi.

Món ăn có vị chua ngọt nhờ chanh, đường.

Món ăn đã chuẩn bị xong.

Nguyên liệu:

- 1kg cà pháo

- 50g riềng

- 20g tỏi

- 100g muối

- 5g phèn chua

- 2 thìa cà phê đường

Cách làm:

Bước 1: Cà pháo bỏ cuống, bỏ tai, rửa sạch, để ráo.

- Riềng gọt vỏ, rửa sạch, giã nhỏ.

- Tỏi bóc vỏ, đập giập.

Bước 2: Đun sôi một lít nước, cho muối vào khuấy tan. Tắt bếp, để muối lắng xuống, lọc bỏ cặn.

- Sau khi lọc nước, tiếp tục, cho phèn chua, tỏi, riềng vào.

Bước 3: Cho cà vào vại, lấy vỉ tre nén chặt. Sau đó, đổ nước muối hỗn hợp ngập cà, để khoảng 3 ngày là ăn được.

Cà pháo muối là món ăn khoái khẩu của không ít người, dù là muối chua hay muối xổi đều rất hao cơm và trở thành món ăn quen thuộc của rất nhiều gia đình. Tuy nhiên, ăn cà muối nhiều không tốt, do vậy không nên ăn nhiều. Công thức chế biến món cà muối xổi ngon cho bạn nhé!

Các món chế biến từ cà pháo được nhiều người Việt Nam yêu thích, giúp ăn cơm ngon hơn nhưng bạn nên thưởng thức lượng vừa phải thôi nhé vì ăn nhiều dễ xót ruột, không tốt cho sức khỏe.


Món ăn quen thuộc trong nhiều gia đình

Nguyên liệu:

  • 200g cà pháo
  • Tỏi
  • Ớt
  • Chanh
  • Muối
  • Giấm
  • Nước mắm
  • Đường

Cách làm:

- Cà cắt cuống, rửa sạch, thái lát mỏng.

- Ngâm cà với nước muối loãng khoảng 1 tiếng.
- Vớt cà rửa sạch, để ráo.
- Ướp cà với giấm, muối khoảng 10 phút.
- Rửa sạch cà lần nữa, tráng qua nước lọc rồi để ráo.
- Hòa hỗn hợp nước lọc, đường, muối, nước mắm, ớt, tỏi băm nhỏ, nước cốt chanh.

- Cho cà vào hỗn hợp trên, trộn đều để khoảng 1 tiếng là ăn được.

Các món ngon với cà tím

Cách muối cà pháo ngon

Cách muối cà xổi ngon trong tích tắc

Cách làm canh cà bung cho ngày cuối tuần thêm ấm áp

(ST).