Bài thuốc dân gian chữa bệnh kiết lỵ cho trẻ
Bài thuốc dân gian chữa yếu sinh lý
Bài thuốc dân gian chữa viêm loét dạ dày hiệu quả
Viêm họng cấp tính là loại bệnh khá phổ biến. Bệnh thường khởi phát đột ngột, người bệnh sốt cao 39 – 40ºC, kèm theo đó là nuốt đau, rát họng, khàn tiếng. Các triệu chứng kèm theo là sụt sịt, tắc mũi và chảy nước mũi nhầy, tiếng nói khàn nhẹ và ho khan, người bệnh thấy đau lên tai và đau nhói khi nuốt. Viêm họng cấp do virus thường diễn biến trong 3 – 4 ngày, chỉ cần dùng thuốc điều trị chứng giảm sốt, giảm ho thì bệnh sẽ lui dần. Nhưng nếu viêm họng do vi khuẩn thì dấu hiệu toàn thân sẽ nặng nề hơn, người bệnh sốt, mệt mỏi, môi khô, lưỡi bẩn, đặc biệt hay có viêm tấy hạch vùng cổ, hạch góc hàm sưng, đau…
Việc điều trị với loại viêm họng do vi khuẩn hoặc bội nhiễm sau siêu vi trùng thì phải dùng kháng sinh mới có hiệu quả, dùng trong 5 – 7 ngày. Nếu viêm họng cấp bị bội nhiễm, bệnh nhân có thể gặp các biến chứng viêm tai, mũi, phế quản… ở trẻ em, biến chứng viêm họng do liên cầu khuẩn, trẻ có các dấu hiệu sốt, đau họng, ho, tiếp đến là sưng, nóng các khớp, đặc biệt là sưng khớp gối, khớp khuỷu.
- Làm gì? Tốt nhất là không nên tự ý điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh hay thuốc ho, thuốc xịt họng. Hãy tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng. Đồng thời giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, ăn uống điều độ với nhiều rau xanh để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, sử dụng những loại dược thảo trị ho và xúc miệng với nước muối pha nhạt trước khi ngủ.
Một thìa mật ong ngậm trong họng trước khi ngủ cũng là một giải pháp hữu hiệu. Mật ong vốn được coi là kháng sinh từ thiên nhiên, sẽ bao phủ vùng họng, làm sạch và tiêu diệt những loại vi khuẩn gây hại. Hãy ngậm một thìa cà phê mật ong sau khi vệ sinh răng miệng, nuốt thật từ từ để mật ong tráng đều quanh vòm họng.
Viêm họng đỏ
Làm gì? Điều trị viêm họng hạt tương đối khó. Để điều trị viêm họng hạt, trước hết phải loại bỏ các ổ vi khuẩn xung quanh, phải tìm ra nguyên nhân chính dẫn đến viêm họng hạt để chữa một cách triệt để, ví dụ: điều trị viêm mũi, viêm xoang, viêm khí phế quản, viêm amiddan… để loại bỏ ổ vi khuẩn từ một trong những nơi này.
Nguy hiểm khi đau họng Đau họng là một biểu hiện thường gặp trong rất nhiều bệnh. Đó là do trong một số trường hợp độc tố vi khuẩn cao, cơ thể suy giảm sức đề kháng, các nhiễm khuẩn vùng họng lan rộng gây nên viêm tấy lan tỏa vùng cổ ngực, dẫn đến một số biến chứng của viêm nhiễm vùng họng như: viêm amiđan dẫn đến áp- xe amiđan, từ những ổ nhiễm khuẩn của họng, quá trình viêm xâm nhập vào nhóm bạch huyết ở khoảng sau họng gây ra áp- xe thành sau họng, áp- xe thành bên họng… Đây cũng là cấp cứu trong tai mũi họng. Làm sao để phòng bệnh? - Trước hết, khi bị viêm họng, không nên tự ý dùng thuốc mà nên đến khám và điều trị theo chỉ định của bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng. - Nếu sử dụng thuốc vài ngày mà vẫn không khỏi, nên tái khám để có biện pháp xử lý kịp thời. - Làm sạch khoang miệng hàng ngày với nước muối pha loãng, nước xúc miệng… - Ăn uống hợp vệ sinh. |
Thảo mộc trị đau họng
Các loại trà thảo mộc dưới đây có tác dụng làm dịu những cơn đau họng cho bạn và cả gia đình, đồng thời còn là chất làm sạch họng mà bạn cũng nên sử dụng hàng ngày.
Ngoài ra, chúng còn giúp tăng cường sức đề kháng, chống lại các tia bức xạ của mặt trời. giảm stress và đem lại giấc ngủ ngon hơn, dễ dàng hơn.
1. Trà hoa cúc
Với các thành phần đặc biệt từ thiên nhiên, trà hoa cúc giúp thông mũi, làm sạch họng, giúp giảm các chứng ho nặng. Thậm chí trà hoa cúc cũng được dùng để điều trị kết hợp khi người bệnh bị sốt. 2. Trà thì là
Đây là phương thuốc dân gian hữu hiệu cho chứng đau và khô họng. Trà thì là cũng chữa ho rất tốt, nó còn giúp giảm đau ngực khi bạn ho quá nhiều. 3. Trà gừng
Được xem là loại thảo dược rất tốt để trị ho, trà gừng được sử dụng rất phổ biến ở nước ta cũng như các nước khác trên thế giới. Nếu bạn bị cảm, với các triệu chứng khó chịu như đau rát cổ họng, ho nhiều và đau tức ngực, hãy thử dùng 1 – 2 tách trà gừng ấm pha với ít nước cốt chanh và mật ong. Chắc chắn bệnh cảm sẽ nhanh chóng rời khỏi bạn bởi sự kết hợp của 3 loại thuốc dân gian vửa có tác dụng kháng viêm, chữa ho và làm sạch cổ họng, giữ ấm cơ thể. 4. Trà sả
Trà sả có công dụng chữa cảm lạnh và ho bằng cách kết hợp lá sả non, mật ong, hạt tiêu, quê, nước cốt chanh và lá bạc hà. Loại trà sả hỗn hợp này giúp thông mũi họng, khiến người bệnh dễ hít thở hơn, và làm dịu cơn ho rất tốt. 5. Trà cam thảo
Trà cam thảo có thể dùng riêng không cần kết hợp với các loại thảo mộc khác mà vẫn có tác dụng kháng khuẩn, trị ho. |
Theo Ðông y, viêm họng thuộc phạm vi chứng tý, gọi là hầu tý. Viêm họng có hai thể cấp tính và mạn tính. Viêm họng cấp tính nguyên nhân do ngoại cảm phong hàn kết hợp đàm nhiệt bên trong cơ thể mà gây bệnh; viêm họng mạn tính do đàm nhiệt lâu ngày tích tụ làm tổn thương phế âm mà gây bệnh. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh viêm họng theo từng thể bệnh.
Bạc hà.
Viêm họng cấp tính: Người bệnh thấy đau rát trong cổ họng, niêm mạc họng rất đỏ, sưng nề, ho từng cơn, có đờm nhầy, lúc đầu trắng, sau đặc có màu vàng. Người bệnh có thể sốt, nhức đầu, mệt mỏi. Phương pháp chữa: sơ phong, thanh nhiệt, hóa đàm. Có thể dùng một trong các bài thuốc:
Bài 1: kinh giới 16g, bạc hà 8g, kim ngân 12g, cỏ nhọ nồi 8g, huyền sâm 12g, xạ can 4g, sinh địa 12g, tang bạch bì 8g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần
Bài 2: kinh giới 12g, bạc hà 6g, kim ngân 20g, cát cánh 4g, liên kiều 12g, cam thảo 4g, ngưu bàng tử 12g, sinh địa 12g, cương tàm 12g, huyền sâm 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
Viêm họng mạn tính: Người bệnh có cảm giác vướng víu, ngứa rát thường xuyên trong họng; ho và khạc đờm quánh dính hoặc trắng nhầy (nhất là sáng sớm, khi ngủ dậy). Nhiều người bệnh do ngứa họng nên hay khậm khạc, gặng hắng. Niêm mạc họng có những điểm sung huyết màu đỏ nhạt, rải rác có những hạt lympho màu trắng (viêm họng hạt). Khi sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút (do nhiễm virut, làm việc căng thẳng, thay đổi thời tiết), bệnh có thể nặng lên thành một đợt viêm họng cấp. Phương pháp chữa: dưỡng âm thanh nhiệt, hóa đàm. Có thể dùng một trong các bài thuốc sau:
Bài 1: sinh địa 16g, xạ can 6g, huyền sâm 16g, kê huyết đằng 12g, mạch môn 12g, thạch hộc 12g, tang bạch bì 12g, bạch cương tàm 8g, cam thảo nam 2g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
Bài 2: sa sâm 16g, thiên hoa phấn 6g, hoàng cầm 12g, cát cánh 4g, tang bạch bì 12g, cam thảo 4g.
Nếu cổ họng có nhiều hạt lympho gia xạ can 8g. Họng khô rát gia thạch hộc 16g, huyền sâm 12g. Nếu đờm quánh dính, khó khạc ra được gia qua lâu 8g, bối mẫu 6g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
Để phòng tránh viêm họng, hằng ngày cần:
- Súc họng bằng nước muối ấm mỗi tối trước khi đi ngủ, sau khi đánh răng để sát khuẩn họng và miệng.
- Ăn các thực phẩm thanh đạm, dễ tiêu hoá, cùng các thực phẩm chứa nhiều nước, mềm, có tác dụng thanh nhiệt. Nên ăn nhiều rau quả có chứa vitamin C và các thực phẩm giàu collagen và elastin như móng lợn, sữa, các loại đậu, gan động vật, thịt nạc…
Uống nhiều nước, không nên uống nước chè quá đặc, hạn chế các thực phẩm gây kích thích như gừng, tỏi, ớt…
- Không hút thuốc, uống rượu.
- Thường xuyên mở cửa để không khí lưu thông.
- Không nên uống nước đá, đồ uống lạnh, tắm nước lạnh, ở trong phòng điều hòa nhiệt độ thấp vì nóng lạnh đột ngột dễ gây viêm họng đỏ cấp.
Bài 1: Lá hẹ, húng chanh, mật ong, nghệ giã chắt lấy nước, tất cả hấp lên cho bé uống. (Hẹ, húng chanh, mật ong có tác dụng bớt ho, nghệ có tác dụng róc đờm và lành vết thương) - kinh nghiệm của MeBoomBoom
Bài 2: Nên dùng lá hẹ hấp với nước cơm, hoặc nước đường, vì Hẹ kỵ nhất là mật ong (ý kiến phản hồi của mẹ Cuccu) ???? Mẹ Cuccu ơi, mật ong với hẹ có 2 chất gì kị nhau à, mình cũng được bà ngoại mách hấp lá hẹ hoặc lá xương sông với mật ong, và vẫn cho bé nhà mình uống mỗi khi ho)
Bài 3: Cắt cà rốt nguyên vỏ nhỏ, cỡ hạt ngô. Đong ví dụ 100ml cà rốt với 100ml mật ong loại tốt. Nếu mật ong tốt thì hai tiếng sau cà rốt sẽ tan ra sền sệt, pha với tí nước ấm cho bé uống. Bài này chữa ho do suyễn, chừng hai ba ngày là đỡ. Kinh nghiệm của mẹ Bong&Bambee
Bài 4: húng chanh, xương xông, diếp cá, mật ong, hấp cách thủy cho bé uống. Cũng của mẹ Bong&Bambee.
Bài 5: + Tắc (Quất) 5 trái, xắt 4 lát, bỏ hết hột đi
+ Đường phèn : 500 đ, giã nhỏ
+ Lá húng chanh : 7 lá, xắt làm 5 (giống như xắt cải )
Cho tắc và lá húng chanh vào chén, rải đường phèn lên trên. Cho vào nồi hấp cách thủy 25', lấy ra để nguội cho bé uống. Kinh nghiệm của mẹ Carrot
Bài 6: Mấy quả quất (tắc) bỏ hột + vài lá húng chanh + ít nước, xay ra, bỏ thêm mật ong rồi hấp cách thuỷ, cho bé uống, hoặc ăn cả bã thì tốt. Kinh nghiệm của mẹ Tumeo.
Bai 7: Cao Ty ba diep co ban o 51 Lan Ong
Bai 8: Cho mình tham gia với, công chúa nhà minh đã hơn 1 tuổi rồi mà chưa khi nào phải dùng kháng sinh cả. Các mẹ ơi cố gắng đừng dùng thuốc và để các bé bi ho nặng, sẽ mệt lắm đó. Bé nhà mình mỗi lần húng hắng ho, là minh lại hấp cho mấy lát chanh, mật ong và 3 bông hồng trắng (hoa hồng trắng bỏ cuộng, bóc mấy cánh ngoài đi, rửa sạch rồi ngâm nước muối loãng, rửa lại cho sạch. Chú ý đừng làm nát cánh hoa và phải giữ nguyên bông, chọn những bông chưa nở to). Uống ngày vài 3 lần, mỗi lần khoảng 2 thìa cà phê. Bài thuốc này hiệu nghiệm lắm đó, các mẹ thử xem sao, người lớn cũng có thể dùng (vừa uống vừa ngậm chanh).
Bai 9: Mùa chanh đào, các mẹ mua chanh về rửa sạch, để khô cho vào lọ rồi phủ đường lên trên. 1kg chanh thì cho khoảng 1.5kg đường. Khi đường tan hết thành nước, thì rót ra để vào chai dùng dần. Mỗi lần dùng lấy 1 thìa cà phê nước chanh hoà với 1 thìa mật ong, thêm chút nước nóng, trị ho rất hiệu quả.
Bai 10: Xin chia sẻ với chị kinh nghiệm của em! Em được một người bạn chỉ cho thuốc ho trẻ em hiệu PECTOL (siro thảo dược), em đọc trong hướng dẫn sử dụng thì thuốc này hoan toan lành tính, ko có tác dụng phụ, em đã cho bé em sử dụng hơn 3 tháng nay rồi (khi bé có triệu chứng viêm hô hấp như khò khè, sổ mũi, húng hắng ho hoặc chỉ khò khè là em cho uống ngày 2-3 lần, mỗi lần 1 muỗng cà fê, uống 2-3 ngày là bé hết). Trước đây bé em viêm hô hấp rồi viêm phế quản thường xuyên, 10 ngày đi bác sĩ 1 lần, ít nhất là 1 tháng 1 lần, nhưng trộm vía ngàn lần từ ngày biết được thuốc này thì không bị nặng nữa, không phải uống kháng sinh nữa. Nếu cần mai em sẽ post đầy đủ thành phần để các mẹ tham khảo và cho ý kiến luôn!
Bai 11: lá sài đất tươi sắc - uống thay nước + cá diếc nấu với hẹ/cải cúc ( nấu với bột/cháo), cho uống như vậy 1 tuần khỏi tít. Từ đó đến giờ cứ hơi húng hoắng ho mình lại cho uống lá sài đất tươi sắc ---> lại hết. Còn cháo/bột cá diếc thì măm liên tục, thay vào các món cá khác của bé
(ST).