Ăn bao nhiêu trứng 1 tuần là đủ với từng đối tượng?
4 bài tập yoga tốt nhất khi bạn gặp các vấn đề hô hấp và dị ứng
Cách xử lý ngộ độc thức ăn tại chỗ
Bệnh viêm phế quản là bệnh viêm niêm mạc đường hô hấp, viêm phế quản hay phế quản nhỏ sau đó đến viêm khí quản. Nặng hơn dẫn đến viêm phổi. Bệnh hay xảy ra ở chó khi thời tiết thay đổi từ ấm áp sang lạnh ẩm, thường từ cuối thu sang đông và đến đầu mùa xuân.
1- Nguyên nhân:
- Do bị nhiễm cùng 1 lúc 1 số loại vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp như: Liên cầu (Streptococcus), Tụ Cầu (Staphylycoccus aureus), Klebsiella pneumoniae, Bordetella pronchiseptica...
- Thường do kế phát của 1 số bệnh nhiễm trùng như Carê, viêm ruột, bệnh ký sinh trùng.
- Do thời tiết và vệ sinh môi trường, hít phải khói bụi, hóa chất gây kích thích đường hô hấp.
- Do thức ăn, nước uống sặc xuống đường hô hấp.
2- Triệu chứng: Do chất kích thích vào đường hô hấp, tác động đến dây thần kinh gây ho và nếu tác động lâu sẽ sinh viêm, niêm mạc sưng do viêm hoặc sung huyết sẽ gây hẹp đường hô hấp, các chất phân tiết bịt kín đường thông khí làm cho khó thở. Những biểu hiện đặc trưng nhất là:
- Vật bị ho, khó thở, nhất là vào buổi sáng, lúc đầu ho khan sau trở thành ho ướt và kéo dài.
- Thở khò khè, có tiếng ran, chảy nước mắt, nước mũi liên tục.
- Có thể kèm theo sốt: 39,5 - 40,5 độ C
- Viêm phế quản mãn tính thường không sốt nhưng ho kéo dài, có lúc ho ra đờm đặc nhầy.
3- Phòng và trị bệnh
a) Phòng bệnh:
- Nơi ở của chó phải luôn vệ sinh sạch sẽ, ăn uống đủ chất, chỗ nằm phải đảm bảo ấm mùa đông, thoáng mùa hè.
- Tiêm vacxin phòng bệnh cho chó định kỳ các loại sau: dại, carê, viêm gan truyền nhiễm, ho của chó,.. để không nhiễm các bệnh truyền nhiễm khác, trên cơ sở đó có khả năng đề kháng bệnh về hô hấp.
b) Điều trị: Nguyên tắc chung:
- Dùng kháng sinh diệt nguyên nhân gây bệnh: có thể dùng Penicillin, Gentamycin, Streptomycin...
- Thuốc chữa triệu chứng: Ephedrin, Dimedron
- Thuốc bổ trợ: Vitamin C, Vitamin B1, Cafein 5%, dung dịch Glucose 30%...
- Hộ lý: Tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng tốt.
Bệnh Viêm phổi: thường là kế phát của viêm phế quản hay do bội nhiễm từ các bệnh truyền nhiễm khác như bệnh carê; viêm phế khí quản truyền nhiễm ở chó, mèo.
1- Nguyên nhân:
- Thường do nhiễm virut đường hô hấp, sau đó là kế nhiễm vi khuẩn như các loại vi khuẩn: Pneumococcus, Streptococcus, Klebsiella, Bordesella…
- Do một số loại ấu trùng của ký sinh trùng ở phế quản như Filaroides, Actustrongylus, Paragonimus cũng gây viêm phổi.
- Do một số nấm như Asperrgillus, Histoplasnia.
Lúc đầu do tác động của virut xâm nhập qua đường hô hấp gây viêm vách phế quản nhỏ, sau lan đến nhu mô phổi hoặc có thể qua đường tuần hoàn làm cho tổ chức phổi yếu đi. Trên cơ sở đó các vi khuẩn có sẵn ở đường hô hấp sẽ phát triển và gây bệnh viêm phổi, nặng hơn gây hoại thư hoặc sinh mủ trong tổ chức phổi.
2- Triệu chứng:
- Thoạt đầu mới nhiễm bệnh, con vật mệt mỏi, uể oải, bỏ ăn, sốt cao, niêm mạc đỏ.
- Tuy ít ho nhưng khó khăn, đau đớn, cơn ho khạc cũng tăng dần lên ngày một nặng, cơn ho xảy ra nhiều vào ban đêm và sáng sớm.
- Thở khó, con vật nằm một chỗ, yếu, cố thở nhanh và nông, biểu hiện thiếu oxy trong máu nên niêm mạc mắt, miệng đỏ xẫm, sung huyết, sau tím tái.
- Nếu không điều trị kịp thời, con vật sẽ chết sau vài ngày vì khó thở và suy kiệt.
3- Phòng và trị bệnh
a) Phòng bệnh
- Phát hiện sớm vật bị bệnh (ho và thở khó) để điều trị và cách lý kịp thời.
- Thực hiện vệ sinh thú y và vệ sinh môi trường, giữ nơi ở khô sạch, thoáng mùa hè, kín ẩm vào mùa đông, phân rác phải dọn hàng ngày cho vào hố tiêu độc.
- Định kỳ tẩy uế nơi ở của chó, mèo và dụng cụ phục vụ nuôi dưỡng bằng Chloramin B 0,5% trong 10 phút, Cresyl 1-2%, hoặc nước vôi 10%. Hay có thể dùng ND.Iodine (thành phần gồm PVP Iodine, Kalium iodine), sát trùng tiêu độc chuồng nuôi và môi trường xung quanh.
- Chăm sóc và nuôi dưỡng tích cực, định kỳ tiêm phòng các loại vacxin phòng bệnh cho chó, mèo: carê, Parvovirut, dại, viêm gan truyền nhiễm, Lepto… và định kỳ tẩy giun sán, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
b) Điều trị bệnh: Cũng theo nguyên tắc chung: Penicilin G,Streptomycin, Kanamycin, Erythromcycin (thuốc có hiệu lực cao với bệnh viêm phổi nhưng có thể gây một số tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, nôn mửa). Theo kinh nghiệm của các nhà điều trị: Nên phối hợp kháng sinh tiêm với Trimazon (Bisepton) cho chó, mèo uống với liều 40mg/kg thể trọng/ngày. Kết quả chữa bệnh sẽ tốt hơn.
- Điều trị triệu chứng: Ephedrin, Dimedron.
- Hộ lý: Chăm sóc và nuôi dưỡng chu đáo.
Bệnh Viêm màng phổi (Tích nước)
1- Nguyên nhân:
- Do ảnh hưởng điều kiện ngoại cảnh làm cơ thể suy yếu: Do lạnh, quá trình vận chuyển…
- Do kế phát của các bệnh đường hô hấp khác (ở chó thường là kế phát bệnh lao hoặc bệnh Streptotrichosis).
2- Triệu chứng:
a) Thể cấp tính
- Chó, mèo bệnh biểu hiện đau ngực, chó lùi lại, rên khi có vật ấn vào khe xương sườn.
- Hô hấp nông và thở bụng.
- Nghe lồng ngực bằng ống nghe thấy có tiếng cọ sát nhẹ, đôi khi như tiếng gãy soàn soạt hay răng rắc, nếu thể tích chất lỏng nhiều trong xoang ngực thì không nghe thấy tiếng cọ sát nữa và giữa các lớp phổi cũng tách ra.
- Thân nhiệt tăng. Nhiệt độ chỉ giảm khi rút được nước trong phổi ra.
- Chó, mèo bệnh thường nằm cho dễ thở và cho tim hoạt động dễ hơn.
- Ăn kém, gầy nhanh, mệt mỏi, phờ phạc, uể oải, kém hoạt động.
b) Thể mãn tính: Màng phổi dầy ra, nghe lồng ngực bằng ống nghe không thấy tiếng gõ và tiếng cọ sát.
3- Phòng và trị bệnh:
a) Phòng bệnh:
- Khi bị bệnh đường hô hấp như lao, viêm phế quản phổi, cần thiết phải chữa sớm và triệt để.
- Giữ ẩm mùa đông, vệ sinh ăn uống sạch sẽ ...
- Bổ sung thuốc bổ, vitamin cho chó, mèo để tăng sức đề kháng, phòng viêm nhiễm các bệnh khác.
b) Điều trị bệnh:
- Cho vật bệnh nằm ở nơi sạch, sẽ, ấm, kín gió.
- Có thể làm bớt cơn đau ngực bằng cách đắp khăn lạnh.
- Chọn hút lấy bớt nước ở phổi ra đối với chó bằng cách dùng 1 Trocard hay 1 kim tiêm.
- Tiêm kháng sinh cho chó mèo: Dùng một trong các loại sau: Penicilin G (có thể kết hợp uống Bisepton), Lincomycin 10%.
- Kết hợp các thuốc bổ trợ: An thần, giảm sốt giảm đau, Vitamin B1, C, B.complex...