Hướng dẫn làm bún đậu mắm tôm Hà Nội thơm ngon chuẩn vị
Các bước chuẩn bị cho một chuyến công tác
Các bước chuẩn bị cho một bài thuyết trình
Bước 1: Xác định rõ phương hướng
Sau 4 (hoặc 5, 6) năm học đại học bạn đã hoàn toàn chắc chắn được mình muốn làm công việc gì trong thời gian tới? Nếu không, đây là thời gian thích hợp nhất để bạn xem xét lại những thế mạnh của bản thân và những loại nghề nghiệp phù hợp với bạn. Bạn nghĩ rằng mình phù hợp với vai trò là người của công chúng, những công việc năng động và áp lực cao hay những công việc văn phòng nhàn hạ…? Hãy suy xét thật kỹ lưỡng về điểm mạnh, điểm yếu, sở thích, những điều không thích và những lợi ích đạt được khi nghĩ về công việc của mình. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến những người đã và đang làm trong lĩnh vực đó để xác định đúng đắn hơn phương hướng nghề nghiệp của mình.
Bước 2: Nghiên cứu
Sẽ là vô cùng quan trọng khi bạn tìm hiểu càng nhiều càng tốt về những công ty bạn “nhắm vào” và cân nhắc những phương án lựa chọn. Pam Webster – cán bộ quản lý tuyển dụng của Rent-A-Car (Mỹ) cho hay: Các doanh nghiệp là nhà tuyển dụng lớn nhất của sinh viên tốt nghiệp, “bạn nên suy nghĩ cởi mở hơn về những công ty và ngành công nghiệp mà trước đây bạn không có suy nghĩ về nó”. Khi đã liệt kê những công ty, cơ quan tổ chức bạn mong muốn vào làm việc, hãy bắt đầu tìm hiểu về nó càng nhiều càng tốt. Bạn có thể tìm hiểu qua website, qua những người đi trước, qua những nhân viên hiện tại ở đó để thấy được tình hình hoạt động hiện tại, tiềm năng phát triển trong tương lai, mức độ ổn định, cũng như mức độ lâu dài của công việc sắp tới.
Việc tìm hiểu kỹ càng về công ty không chỉ giúp bạn xác định chính xác hơn phương hướng của mình mà còn rất thuận lợi trong quá trình phỏng vấn.
Bước 3: Chuẩn bị “công cụ” xin việc
Điều quan trọng để thành công trong bất cứ công việc nào là có được bộ “công cụ” chuẩn xác cho những công việc ấy. Bộ “công cụ” cần thiết cho việc tìm kiếm việc làm là: Một CV, một thư xin việc, bằng cấp, chứng chỉ và những giấy tờ liên quan. Hãy dành thời gian để xây dựng bản CV cũng như thư xin việc nhằm làm nổi bật thế mạnh cũng như kinh nghiệm của bạn. Dưới đây là một vài điểm cần ghi nhớ với CV và thư xin việc:
- Hãy suy nghĩ về loại CV bạn cần. Một bản CV nhấn mạnh đến khả năng và điểm mạnh thích hợp hơn thể loại CV nói về lịch sử làm việc đối với những người lần đầu tiên đi xin việc.
- Nhấn mạnh đến những thành tựu và kết quả bạn làm được hơn là việc mô tả kinh nghiệm đơn thuần.
- Sử dụng những ngôn từ mạnh trong CV cũng như thư xin việc nhằm nhấn mạnh đến kinh nghiệm bản thân như: Khởi xướng ra…, quản lý nhóm làm việc về…, thiết kế chương trình…
- Nếu bạn cảm thấy mình còn khá non về kinh nghiệm làm việc. Hãy suy nghĩ đến việc làm việc bán thời gian hay vị trí tình nguyện viên, cộng tác viên để học hỏi kinh nghiệm. Hãy đánh giá khả năng của mình trước khi quyết định ứng tuyển vào bất cứ vị trí nào.
Bước 4: Tận dụng các mối quan hệ
Hãy tận dụng tất cả các mối quan hệ mà bạn hiện có: văn phòng hỗ trợ việc làm của trường bạn học, bạn bè đã tốt nghiệp và đang đi làm, bạn bè của bố mẹ, thầy cô giáo cũ, hàng xóm… để nắm bắt thông tin nơi nào đang tuyển dụng. Gửi email, gọi điện cho những người có thể giúp bạn. Gửi CV của bạn tới những người quen và nhờ họ gửi tới nhà tuyển dụng bất cứ khi nào có cơ hội.
Bước 5: Tập dượt
Nếu bạn muốn làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp hãy thể hiện mình là người thực sự chuyên nghiệp. Sẵn sàng tiếp nhận những cuộc phỏng vấn thông qua voice –mail hoặc qua điện thoại. Hãy tập dượt các tình huống có thể xảy ra. Hãy nhớ rằng ngay cả khi đó là cuộc phỏng vấn thông qua voice – mail hay phỏng vấn qua điện thoại bạn cũng phải thể hiện mình thực sự nghiêm túc thông qua cách trả lời, chuẩn bị và ăn mặc.
Bước 6: Không từ bỏ
Bước chân vào thế giới nghề nghiệp có thể là một thách thức thật sự. Những hạn chế của người mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm như bạn có thể phải thừa nhận một thực tế rằng bạn sẽ phải bắt đầu sự nghiệp của mình dần dần từ dưới lên trên. Thậm chí bạn có thể phải đối mặt với sự thật, bạn bị từ chối nhận vào làm việc toàn thời gian tại công ty bạn mong muốn – nhưng hầu hết mọi người đều vượt qua nó. Chỉ cần bạn nhớ rằng luôn luôn chủ động, kiên trì và tự tin rằng một công việc phù hợp sẽ đến với bạn trong thời gian không lâu nữa. Không từ bỏ là một trong bí quyết để thành công cho những người mới bước chân vào con đường tìm kiếm việc làm.
Bước 7: Làm hồ sơ xin việc.
Luôn phải dự trữ nhiều bộ hồ sơ khi cần xin việc tại các cơ quan khác nhau. Trên máy lưu mỗi hồ sơ vào một file riêng để dễ tìm, dễ nhớ.
Hồ sơ thường gồm một đơn xin việc, một bản tóm tắt lý lịch, bản sao các văn bằng, thư đề nghị, giấy khen, ảnh, (nếu có yêu cầu).
Đơn xin việc phải đánh máy (Ms. word), dùng kiểu chữ thống nhất trên A4, nội dung ngắn gọn, nêu lý do nộp đơn; mục tiêu tìm việc; tình trạng hiện tại của bản thân; sự quan tâm đến vị trí dự tuyển; mong muốn có cơ hội gặp gỡ và trao đổi với công ty. Nhớ ghi địa chỉ liên hệ.
Về lý lịch bạn nên tự viết hơn là mua sẵn. Vì có những công ty ít quan tâm đến thành phần gia đình bạn mà quan tâm đến việc bạn đem lại quyền lợi gì cho họ.
Bước 8: Gửi hồ sơ xin việc
Ghim toàn bộ hồ sơ bỏ trong bao cỡ A4, dán cẩn thận và ghi chính xác địa chỉ của mình. Nếu ở gần, bạn nên tự mang đến nộp, ở xa dùng thư bảo đảm.
Sau khi gửi, gọi điện tới nơi tuyển dụng xem hồ sơ của mình đã tới chưa. Kiểm tra, nếu bị thất lạc chuẩn bị ngay hồ sơ khác để khỏi mất cơ hội.
Bước 9: Nếu được gọi phỏng vấn, bạn nên có các bước chuẩn bị sau:
- Xem lịch phỏng vấn hoặc gọi điện xác nhận.
- Phải biết mình gặp ai (tên chức vụ của họ).
- Tốt nhất, từ hôm trước nên ghé qua địa chỉ tuyển dụng để hôm sau khỏi phải tìm.
- Quan tâm đến tác phong, trang phục sạch sẽ gọn gàng (nên dùng thời trang công sở).
- Đọc kỹ hồ sơ xin việc, các văn bằng, thư giới thiệu. Dự kiến câu hỏi và trả lời, chuẩn bị cho những tình huống bất ngờ có thể gặp. Nên "thực tập" trước với các bạn.
- Để đối phó với những tình huống không dự kiến, phải bình tĩnh, nhanh nhẹn. Ví dụ: nếu người phỏng vấn hỏi về nhược điểm của bạn, bạn nên trả lời những nhược điểm nhỏ, ít ảnh hưởng đến công việc. Nếu được hỏi về mức lương thì bạn nên đưa ra một khoảng nào đó phù hợp.
Bước 10: Tham dự phỏng vấn
Đến sớm 20 phút để đề phòng những tình huống bắt trắc. Nếu phải chờ, nên tìm chỗ ngồi dễ nghe gọi tên, không nên uống nhiều nước hoặc nói chuyện quá ồn, tránh nghe điện thoại di động.
Để tạo ấn tượng ban đầu, bạn nên bắt tay, lễ độ... Chỉ ngồi khi được mời. Ngồi ngay ngắn, mắt không nhìn đồng hồ hoặc nhìn láo liên. Bình tĩnh; không trả lời hấp tấp hoặc làm ra vẻ hài hước; không tỏ ra tự kiêu và dùng tiếng lóng. Có thể hỏi lại những câu hỏi không hiểu, luôn kiểm soát để tránh trả lời mâu thuẫn. Khi có cả nhóm người phỏng vấn, nói để mọi người đủ nghe, mắt nhìn vào người đặt câu hỏi.
Nên nhớ rằng, hình ảnh luôn được coi trọng là có trình độ, trung thực, tự tin, có trách nhiệm, năng động, yêu công việc.
Bước 11: Sau phỏng vấn:
Viết thư cảm ơn về buổi phỏng vấn. Có thể gọi điện hỏi kết quả, thể hiện nhiệt tình và nhắc lại tên mình.
Nếu nhận được thư chấp nhận thì gọi điện hoặc trực tiếp đến cảm ơn.
Nếu nhận được thư báo không trúng tuyển: bạn vẫn nên viết thư cảm ơn và mong muốn có cơ hội lần sau.
Điều bạn luôn ghi nhớ là hãy luôn tự khẳng định "tôi có thể làm được".
MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:
Để tối ưu cơ hội tìm việc
- Tìm kiếm bằng các từ khóa tập trung
Sử dụng công cụ tìm kiếm để tìm việc làm bằng cách dùng từ khóa phù hợp sở thích và địa điểm bạn muốn làm việc. Bằng cách này, bạn sẽ thu hẹp tiêu chí tìm kiếm, tập trung chọn lựa công việc liên quan gần nhất và loại trừ công việc không phù hợp.
- Kết nối bạn bè
Sau khi đã có một CV hoàn hảo, ngoài việc đơn độc tìm kiếm, bạn hãy tìm lại các mối quan hệ hoặc bạn bè để nhờ sự hỗ trợ.
- Liệt kê danh sách các công ty tiềm năng
Bạn đã có danh sách các công ty muốn làm việc chưa? Đây là cách thức tốt để có định hướng và hiểu biết rõ ràng về công ty mà bạn nhắm tới. Hãy tìm hiểu về thông tin hoạt động, môi trường làm việc, chính sách nhân sự… của các công ty đó qua những phương tiện khác nhau để thực sự tự tin khi ứng tuyển.
- Lựa chọn danh sách các ngành nghề, công việc phù hợp
Kiểm tra và tìm kiếm thông tin việc làm từ các trang việc làm, trang web của công ty, các diễn đàn... Hãy tìm kiếm từ tất cả các nguồn có thể để chọn lọc các thông tin phù hợp và có giá trị với bạn.
- Đặt mục tiêu vào thư xin việc và CV
Điều quan trọng là bạn phải đầu tư thời gian viết CV và thư xin việc. Nó giống như gương mặt đại diện của bạn tiếp cận với nhà tuyển dụng. Họ sẽ thấy được bạn có thật sự đủ điều kiện thích nghi với công việc này hay không. Bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn nếu thật sự nghiêm túc trong việc này.
- Chuẩn bị trước khi phỏng vấn
Nghiên cứu kỹ về công ty trước khi đi phỏng vấn, chọn trang phục thích hợp, thực hành hỏi đáp các câu hỏi phỏng vấn tham khảo, và thể hiện một tâm thế sẵn sàng gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng với kỹ năng, kinh nghiệm, sự tự tin và chuyên môn của bạn.
- Thái độ lịch sự
Hãy thể hiện thái độ lịch sự với nhà tuyển dụng bằng việc nên có một lời cảm ơn sau khi tham gia phỏng vấn. Ngoài ra, bạn có thể có thêm cơ hội nhấn mạnh với họ rằng bạn là ứng cử viên tuyệt vời cho vị trí này.
- Chấp nhận hay từ chối một lời mời công việc
Khi bạn nhận một lời mời công việc, quan trọng là bạn cần phải có thời gian để thẩm định lại lời mời đó để đưa ra quyết định chấp nhận hay từ chối. Không nhất thiết bạn phải chấp nhận một lời mời công việc không phù hợp với khả năng nhưng cũng nên tế nhị khi đưa ra lời từ chối một cách lịch sự.
Những bước chuẩn bị trước khi đi phỏng vấn
1. Đầu tiên hiểu biết về công ty họ:
Vì bạn sẽ được hỏi “Bạn biết gì về công ty chúng tôi?” và sẽ tốt hơn nếu bạn đáp lại một cách chính xác. Bạn có thể sử dụng internet để tìm hiều về tất cả thông tin về họ, từ ban lãnh đạo, nhân viên đến lĩnh vực kinh doanh. nếu bạn không chuẩn bị trước những thông tin này thì bạn sẽ không biết lấy gì để trả lời tốt những câu hỏi quan trọng đó.
2. Chuẩn bị trước những dự án hay những thành tích ở các vị trí công việc trước đó bạn làm. Nhà tuyẩn dụng sẽ tin tưởng hơn nhiều nếu bạn có những thành tích làm việc tốt đẹp.
3. Học thêm những kỹ năng mà bạn biết là họ đang tìm kiếm. Có thể bạn sẽ được hỏi hoặc thậm chí được làm một bài kiểm tra về những kỹ năng đó. Thông thường khó mà nhớ lại hầu hết những kỹ năng bạn đã làm cách đây hai ba năm, nên bạn sẽ phải ôn lại nó nếu bạn hy vọng có được một công việc mới.
4. Hãy chắc chắn là cách ăn mặc của bạn thật tốt nhưng không quá nổi bật. Mặc quần tây áo sơ mi là tốt nhất, nhưng đeo một cái đồng hồ hiệu Rolex và đeo một chiếc nhẩn vàng thật to thì không tốt đâu.
5. Đừng chờ đến khi chỉ còn 5, 10 phút mới xuất phát đến cuộc phỏng vấn. Bạn không muốn đến trễ thì tốt hơn là đến sớm 15 phút để trấn tĩnh lại tinh thần. Qui tắc đầu tiên của một nhân viên tiếp thị là đừng bao giờ đến trễ. Và bạn chính là người tiếp thị bản thân, sự phục vụ của bạn và năng lực mà bạn có. Mặt khác, đừng bày tỏ quá vội vàng hoặc thái độ của bạn quá ham muốn.
6. Nếu bạn biết bất cứ người nào đó ở công ty họ, tiếp xúc với họ để có được sự mô tả tỉ mỉ về công ty và người mà sẽ phỏng vấn bạn. Tìm hiểu về tính cách của họ để bạn dễ ứng phó.
7. Đừng uống rượu bia vào buổi tối trước ngày phỏng vấn, hoặc đi nhà hàng ăn những thức ăn ảnh hưởng đến cái dạ dày bất ổn của bạn. Đừng để người phỏng vấn phải ngửi thấy mùi khó chịu từ bạn, mùi rượu bia, thuốc lá hay mùi dầu thơm còn lại sau khi cạo râu hay mùi nước hoa nồng nặc.
8. Thuyết phục bản thân rằng bạn là người tốt nhất cho vị trí ấy và họ sẽ may mắn nếu có được bạn. Sự tự tin của bạn sẽ thể hiện qua suy nghĩ đó. Bạn sẽ có sự tự tin này thông qua sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho cuộc phỏng vấn. Không có gì làm cho nhà tuyển dụng phát cáu hơn là việc không có khả năng trả lời những điều mà nhà tuyển dụng cần nghe. Đặc biệt nếu bạn thất nghiệp một thời gian.
Sau cùng, hãy sử dụng internet làm nền tảng cho những thông tin mà bạn cần.