Cách trình bày kế hoạch kinh doanh tốt nhất
Cách giải quyết rủi ro trong kinh doanh giảm thiểu tổn thất cho công ty
Lập kế hoạch kinh doanh
10 Điều khi xem lại Kế hoạch Kinh doanh
Do đó, bạn cần xem lại bản kế hoạch đó một cách cẩn thận và có thể học hỏi kinh nghiệm từ những lời khuyên của người khác.
10 điều cần cân nhắc trong kế hoạch kinh doanh
Bản kế hoạch kinh doanh của bạn nên bao gồm:
1. Tất cả những mục quan trọng: Bản tóm tắt các công việc liên quan đến quản lý, cái nhìn tổng quan của doanh nghiệp, chiến lược bán hàng và marketing, quản lý nhóm, phân tích đối thủ cạnh tranh và các kế hoạch tài chính.
2. Một bảng biểu nội dung.
3. Tất cả những điểm chốt quan trọng phải được giải thích rõ ràng.
4. Câu văn ngắn gọn, không sử dụng ngôn ngữ lạ hoặc những từ ngữ địa phương, không cường điệu hóa vấn đề, loại bỏ những câu, đoạn lặp đi lặp lại.
5. Các yếu tố phải được phân tích rõ ràng như: dữ liệu thông dụng và dữ liệu chính xác, những lời tuyên bố, nhận xét, nhận định...
6. Thị trường mục tiêu rõ ràng và mục tiêu thực để nhắm đến khách hàng.
7. Phân tích đối thủ cạnh tranh rõ ràng để xem xem bạn sẽ giành được chiến thắng trong cuộc chiến này như thế nào?
8. Các kế hoạch về tài chính không được đánh giá quá cao hoặc coi thường. Mà bạn phải nhớ rằng, nó phục thuộc vào khung thời gian bạn bắt khi bắt đầu chiến dịch cho đến khi kết thúc. Do đó, hãy tạo một ngân sách tài chính thích hợp để không gây tốn kém cho doanh nghiệp.
9. Để thông tin liên lạc ở vị trí bạn dễ nhìn thấy nhất. Đầu trang hoặc là cuối mỗi dữ liệu.
10. Nội dung cần phải xem xét và chỉnh sửa một cách kỹ lưỡng, kiểm tra cẩn thận từ cả lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp.
Nhớ rằng, kế hoạch kinh doanh phải được thiết kế một cách đặc biệt để thu hút các nhà đầu tư cũng như để cung cấp chi tiết những việc cần phải làm của doanh nghiệp. Do đó, trong bản kế hoạch này cẩn phải nói rõ và nêu bật được mục tiêu, mục đích, chiến lược và ý nghĩa của các hoạt động của doanh nghiệp. Chính việc viết ngắn gọn và tập trung những thông tin chi tiết này sẽ giúp bạn nghiêm túc hơn khi thực hiện những nỗ lực kinh doanh của mình.
7 Sai lầm hay gặp trong lập kế hoạch kinh doanh
1. Dự tính lợi nhuận quá cao
Các bản kế hoạch kinh doanh phải là minh họa sống động và cụ thể về dự án kinh doanh của bạn, từ ý tưởng cho đến thực tế, từ khâu sản xuất, phân phối đến đầu ra cho sản phẩm. |
Phần lớn các kế hoạch kinh doanh thường dự tính lợi nhuận cao hơn 10% -20% so với thực tế. Dự đoán lợi nhuận cao cho thấy chủ doanh nghiệp chưa ước lượng đúng mức các chi phí cơ bản và chi phí phát sinh. Lợi nhuận phải là con số còn lại sau khi trừ các khoản chi phí.
Để tránh lỗi này, bạn nên tham khảo báo cáo tài chính của các công ty cùng ngành để biết mức lợi nhuận thực tế. Sau đó mới tính toán lợi nhuận cụ thể cho dựa trên nguồn lực của công ty. Bạn có thể giảm được những chi phí cơ bản nào? Chiến dịch marketing của bạn có ít tốn kém hơn mức trung bình? Chi phí vận chuyển có bị đội lên không?
2. Kế hoạch tài chính không hoàn chỉnh
Đây là phần rất quan trọng nhưng thường không được chuẩn bị kỹ càng. Mỗi kế hoạch kinh doanh cần có báo cáo lưu chuyển tiền tệ và phân tích cụ thể chi phí ban đầu. Các bảng biểu rõ ràng sẽ giúp người xem dễ hiểu hơn và càng chi tiết càng tốt. Các nhà đầư tư muốn biết bạn cần bao nhiêu tiền và bạn sẽ dùng số tiền đó như thế nào. Chỉ dự đoán doanh số và lợi nhuận thôi thì chưa đủ. Bạn phải chỉ cho các nhà đầu tư thấy chi phí cần bỏ ra để sản xuất hàng hóa, dịch vụ trước rồi mới tính đến lợi nhuận.
3. Mục tiêu không cụ thể
Bạn cần phải nói rõ mục tiêu của mình qua kế hoạch kinh doanh, đừng quá ảo tưởng cũng đừng quá bi quan. Các bản kế hoạch thường đưa ra mục tiêu sẽ giành được vài phần trăm thị phần. Tuy nhiên, bao nhiêu đó cũng là quá lớn và quá sức. Thay vào đó, bạn hãy đề cập cụ thể báo cáo doanh số bán hàng, xây dựng mục tiêu dựa trên các số liệu thực tế.
4. Đánh giá sai tiềm năng thị trường
Sẽ không ai tin nếu bạn hứa hẹn website của bạn sẽ đạt được 50 triệu lượt truy cập. Bạn cần phải thực tế và tỉnh táo khi đề cập tới giá trị của việc kinh doanh. Hiện thực không phải lúc nào cũng như ta tưởng tượng, vì vậy bạn hãy đưa ra một chọn số khiêm tốn hơn so với khả năng của mình.
Nếu việc kinh doanh của bạn thực sự có tiềm năng lớn đến vậy thì thay vì dung con số để minh họa, bạn hãy giải thích cụ thể chiến lược chinh phục thị trường, người xem sẽ tự ước lượng được.
5. Vẽ ra viễn cảnh quá lớn
Các bản kế hoạch kinh doanh phải là minh họa sống động và cụ thể về dự án kinh doanh của bạn, từ ý tưởng cho đến thực tế, từ khâu sản xuất, phân phối đến đầu ra cho sản phẩm. Tuy nhiên, các bản kế hoạch hay sa đà vào việc phát triển ý tưởng, đưa ra các chiến lược toàn cầu mà quên mất những điểm quan trọng này.
Hãy hoạch định thật rõ ràng kế hoạch để đạt được mục tiêu của bạn. Làm sao bạn mở rộng được quy mô, bạn sẽ gây dựng lực lượng bán hàng như thế nào?
6. Không hiểu rõ hoạt động phân phối.
Một trong những sai lầm lớn nhất của những người mới bước vào kinh doanh là không nắm được hệ thống phân phối. Đừng vội cho rằng khách hàng chỉ thích mua hàng trực tiếp từ tay bạn. Thông thường, mọi người thích đi chợ và siêu thị để mua sắm hơn. Bạn phải tính tóan chi phí đầu vào cẩn thận, bao gồm phí quản lý, chi phí cho các chiến dịch hợp tác quảng cáo với nhà phân phối, nhà bán lẻ. Ngoài ra bạn cũng phải có một khoản chi phí sản xuất dự phòng trong thời gian chờ nhà bán lẻ, nhà phân phối trả tiền hàng.
7. Không trình bày rõ năng lực
Đừng dài dòng, bạn nên đề cập thẳng vào các vấn đề quan trọng như thị trường, kế hoạch bán hàng, đội ngũ quản lý, tiềm năng phát triển, năng lực cạnh tranh.
Bạn cũng nên trình bày kế hoạch bằng ngôn ngữ đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu. Chứng tỏ năng lưc bằng cách trích dẫn các nhận định của các chuyên gia về công việc kinh doanh của bạn, chứng minh năng lực quản lý bằng bằng cấp và thành tựu