Cách trình bày kế hoạch kinh doanh tốt nhất
Cách giải quyết rủi ro trong kinh doanh giảm thiểu tổn thất cho công ty
Bạn muốn quá trình kinh doanh của mình mang lại thật nhiều lợi nhuận, mang về nhiều lợi ích, cũng không muốn phí phạm quá nhiều thời gian. Vậy cách lập kế hoạch kinh doanh như thế nào là tốt nhất. Bạn hãy bắt đầu nhé.
Lập kế hoạch kinh doanh sơ lược
1.Bước chuẩn bị : trước khi bắt tay vào viết kế hoạch kinh doanh, bạn cần thực hiện một số công việc chuẩn bị như tham khảo ý kiến về lập kế hoạch kinh doanh từ những lời khuyên của những công cụ có sẵn, những phương thức tiêu biểu; đồng thời thu thập và phân tích thông tin từ các nguồn bao gồm: các nhà cung cấp dịch vụ, đối thủ cạnh trang, các hiệp hội, doanh nghiệp cùng ngành.
2. Đặt ra các mục tiêu kinh doanh của bạn. Cách lập kế hoạch kinh doanh của bạn phải thể hiện được mục tiêu kinh doanh như một bức tranh rõ ràng. Trong đó, thể hiện đầy đủ các công việc bạn sẽ triển khai trong vòng vài năm tới. Trong cách lập kế hoạch kinh doanh, bạn cần phải trả lời những câu hỏi: Bạn sẽ bán sản phẩm gì, dịch vụ gì , các nhóm khách hàng và yêu cầu của khách hàng mục tiêu là gì, bạn dựa vào cơ sở nào để khẳng định bạn sẽ thành công trong tương lai, yếu tố nào trong việc kinh doanh của bạn khiến khách hàng chọn bạn chứ không phải là đối thủ cạnh tranh. Và một câu hỏi cũng không kém phần quan trọng đó là bạn trông chờ kinh doanh sẽ đền đáp cho bạn những gì. Một khi bạn trả lời được những câu hỏi đó, bạn dễ dàng quyết định được các mục tiêu kinh doanh ngay khi nghiên cứu thị trường.
3. Kế hoạch quản lý: bạn cần trình bày ý tưởng kinh doanh sẽ được tổ chức và điều hành ra sao , những khả năng quản lý nào thì phù hợp. Cách lập kế hoạch kinh doanh của mỗi người khác nhau nên trong phần này một số sẽ đưa luôn những vấn đề về pháp lý liên quan, có khi còn có cả luật sở hữu trí tuệ, giấy phép kinh doanh hay những điều gì đó tương tự.
4. Kế hoạch tiếp thị: cách lập kế hoạch kinh doanh của bạn cần xác định được:
Bạn bán dịch vụ gì, sản phẩm gì: bạn bán gì cho khách hàng, vòng đời của sản phẩm như thế nào, có sản phẩm nào thay thế đã xuất hiện trên thị trường hay chưa, sản phẩm của bạn có đáp ứng được nhu cầu khách hàng hay không.
Thị trường mục tiêu: quy mô thị trường như thế nào, vị trí địa lý, xu hướng của người tiêu dùng.
Khách hàng: Họ là ai, lý do gì khiến họ sẽ mua sản phẩm của bạn.
Đối thủ cạnh tranh: Họ là ai, họ cạnh tranh trên khía cạnh nào của sản phẩm, dịch vụ.
Kế hoạch tiếp thị của bạn cần chỉ rõ chiến lược bạn sẽ sử dụng để thu hút người tiêu dùng, kế hoạch bạn giữ chân khách hàng. Trong cách lập kế hoạch kinh doanh bạn cần thể hiện được bạn sẽ quảng bá và xây dựng hình ảnh kinh doanh của mình như thế nào.
5. Kế hoạch hoạt động: Bản kế hoạch kinh doanh của bạn cần thể hiện được các vấn đề hoạt động:
Con người: Nhân viên của bạn là ai, ai sẽ xúc tiến ý tưởng kinh doanh này.
Các quy trình: Những thủ tục và hệ thống nào phù hợp, quy trình sản phẩm đến tay người dùng như thế nào.
Nhà cung cấp: Ai sẽ là nhà cung cấp sản phẩm cho công việc kinh doanh của bạn, giá cả thế nào, chất lượng tốt không.
Thiết bị và công nghệ: Ai cung cấp, ai điều hành, lợi ích mang lại có lớn hơn?
Trụ sở: Bạn kinh doanh ở chỗ nào, vị trí, giá cả, và có thể là cả phong thủy vào đó nữa.
6.Kế hoạch tài chính: Bản kế hoạch kinh doanh cần thể hiện:
Bạn cần bao nhiêu vốn để hiện thực ý tưởng kinh doanh?
Các phân tích tài chính trong vài năm tới.
Nguồn tài chính là ở đâu?
7. Kế hoạch hành động: Nhiệm vụ cụ thể cần được tiến hành để thực hiện kế hoạch kinh doanh, người chịu trách nhiệm là ai.
Việc kinh doanh cần phải có sự chuẩn bị rõ ràng, cách lập kế hoạch kinh doanh của bạn đã có đủ những tiêu chuẩn trên hay chưa. Nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian hơn mà vẫn có một kế hoạch hoàn hảo hãy tham khảo
Kế hoạch hành động kinh doanh chi tiết.
1. Tạo một kế hoạch doanh thu
Xác định các nguồn thu, các sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp, các kế hoạch bán hàng như thế nào, giá cả bạn mà định thu. Điều này sẽ giúp cho bạn biết khả năng được mục tiêu tài chính của bạn.
2. Bản đồ khoảng cách
Đây là khoảng cách từ hiện tại bạn đang có đến mục tiêu mà bạn muốn đến. Điều này bao gồm các mục tiêu về tài chính, phi tài chính, mục tiêu cá nhân, doanh thu, lợi nhuận, doanh số bán hàng, số lượng khách hàng ... Đó là một bản chụp nhanh để bạn có thể quyết định đi theo hành trình đó hoặc thay đổi nó.
3. Biết khách hàng
Hãy chắc chắn rằng bạn biết khách hàng lý tưởng của bạn, bởi vì thường không phải họ là những người mà bạn nghĩ, hoặc những người mà bạn hiện đang bán hàng cho họ. Biết hồ sơ (thông tin) của khách hàng sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và tiền bạc khi bạn đến thuyết phục họ mua hàng. Đây là nền tảng kinh doanh.
4. Hồ sơ về thói quen, hành vi của khách hàng tiềm năng
Bạn nên suy nghĩ về lý do tại sao khách hàng quyết định mua hàng. Đây là chìa khóa để bạn bán hàng. Mỗi quyết định đều bắt nguồn từ một mong muốn xuất phát bởi cảm xúc bên trong hoặc ảnh hưởng bên ngoài. Nếu bạn hiểu được cách khách hàng nghĩ và làm theo cách đó thì sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đã được đặt vào vị trí quyết định chọn mua trước tiên của khách hàng rồi.
5. Tạo vị thế duy nhất trên thị trường
Trong một xã hội ồn ào, những thông điệp đơn giản dễ được chấp nhận. Bạn hãy tìm hiểu, xác định các vấn đề lớn nhất của thị trường và sau đó thông báo cho mọi người cách bạn giải quyết vấn đề đó như thế nào. Bạn nên nói dưới 1 phút.
6. Cho khách hàng biết những lợi ích
Hãy viết ra những lợi ích lớn nhất mà bạn cung cấp cho khách hàng (lợi ích mà đối thủ cạnh tranh của bạn không cung cấp). Đây không phải là một tuyên bố lại nhưng có tác động mạnh.
7. Hãy hành động
Theo cuốn sách “Bí mật của luật hấp dẫn để mang lại sự thịnh vượng": Bạn sẽ không hấp dẫn sự thịnh vượng đến nếu bạn không hành động. Bằng khẳng định, bằng mường tượng những điều sẽ xảy đến, bằng suy ngẫm và bằng hành động đồng thời sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian để đạt được mục tiêu. Đây là nền tảng kinh doanh.
8. Thành công bắt đầu từ niềm tin chắc thành công
Hiện tại hệ thống niềm tin của bạn có thể không giúp bạn đạt được mục tiêu của bạn. Mô hình (niềm tin) cũ là một trong những lý do cản trở bạn đạt được những gì có thể đạt.
Bạn nên thay đổi được hệ thống niềm tin với suy nghĩ tích cực.
9. Xác định những kênh phân phối mà bạn sẽ sử dụng
Kênh phân phối đơn giản chỉ là nơi diễn ra giao dịch giữa bạn và khách hàng hoặc được biết đến như là các điểm bán hàng. Có bảy kênh phân phối để lựa chọn là: bán lẻ (retail), bán trực tuyến (online), trực tiếp (direct sales), bán qua các sự kiện (events) , thư đặt hàng (mail order), bán hàng điện thoại hoặc các đại lý (phone sales or agents).
10. Lựa chọn những chiến lược đúng
Chiến lược đúng giúp bạn có được khách hàng xác định như ở bước 4
Có khoảng 130 chiến lược và chiến thuật để lựa chọn (tức là, quảng cáo, gửi thư trực tiếp, copywriting, tele-tiếp thị, tiếp thị internet, vv)
1. Hiểu sai mục tiêu. Mục tiêu là vấn đề quan trọng mà bạn cần dành nhiều thời gian suy nghĩ và phân tích. Kế hoạch không chỉ là một văn bản mà nó chính là “tấm bản đồ" dẫn đường cho bạn trong kinh doanh. Tuy nhiên, kế hoạch chỉ là bước đầu tiên, trong quá trình áp dụng vào thực tế, bạn cần điều chỉnh cho phù hợp.
2. Triển khai kế hoạch từng bước. Kế hoạch kinh doanh là một tập hợp các mô-đun kết nối. Bạn nên bắt đầu từ bất cứ phần việc nào. Đó có thể là việc mà bạn quan tâm nhất, hoặc việc mang lại nhiều lợi ích nhất. Đây là chiến lược, ý tưởng, thị trường mục tiêu, dịch vụ kinh doanh, dự đoán, tầm nhìn, hay bất cứ điều gì, chỉ cần bạn bắt tay vào làm mà thôi.
3. Kết thúc việc làm kế hoạch. Nếu bạn thôi không lập kế hoạch nữa, doanh nghiệp của bạn cũng không tồn tại được lâu. Kế hoạch luôn phải tồn tại và được thay đổi để phản ánh thực tế tình hình kinh doanh.
4. Không công khai kế hoạch cho nhân viên. Kế hoạch cũng là một công cụ quản lý. Bạn chia sẻ với tất cả nhân viên những thông tin cơ bản về kế hoạch và mục tiêu kinh doanh, các thông tin như tiền lương và một số thông tin nhạy cảm có thể không công khai. Chia sẻ các mục tiêu và đánh giá, sử dụng kế hoạch để xây dựng tinh thần đồng đội và không khí làm việc bình đẳng. Điều này không đồng nghĩa với việc chia sẻ kế hoạch ra bên ngoài, ngoại trừ trong trường hợp bạn cần huy động vốn.
5. Nhầm tiền mặt với lợi nhuận. Có khác biệt rất lớn giữa hai khái niệm này. Chờ khách hàng trả tiền có thể làm tê liệt tình hình tài chính của bạn mà không làm ảnh hưởng đến lợi nhuận. Xả hàng tồn kho có thể mang lại tiền mà không thay đổi lợi nhuận. Lợi nhuận là một khái niệm kế toán, tiền mặt là tiền trong ngân hàng. Hãy nhớ: Bạn không trả hóa đơn bằng lợi nhuận.
6. Tập trung quá nhiều ưu tiên. Bạn chỉ cần nhấn mạnh ba hoặc bốn ưu tiên là một kế hoạch có sự tập trung cao độ. Ba hoặc bốn điểm chính trong kế hoạch sẽ giúp bất kì ai hiểu được mục tiêu của bạn. Một kế hoạch liệt kê đến 20 ưu tiên vừa không tập trung, vừa gây khó khăn cho bạn khi thực hiện.
7. Đánh giá quá cao ý tưởng. Điều mang lại giá trị cho một ý tưởng kinh doanh không phải là bản thân ý tưởng mà là việc kinh doanh được xây dựng trên ý tưởng đó. Viết ra một kế hoạch kinh doanh cho thấy bạn đang xây dựng một doanh nghiệp dựa trên một ý tưởng tuyệt vời. Chỉ ý tưởng thôi không làm nên được một doanh nghiệp.
8. Bỏ qua các chi tiết nhỏ nhặt trong 12 tháng đầu tiên. Cụ thể là các vấn đề như tài chính, sự kiện quan trọng, trách nhiệm và hạn chót (deadline). Dòng tiền là quan trọng nhất nhưng bạn cũng cần chú ý vào các chi tiết khi phân công nhiệm vụ cho nhân viên, đặt các cuộc hẹn, chỉ rõ những nhiệm vụ phải hoàn thành và ai là người chịu trách nhiệm. Những chi tiết nhỏ nhặt này có vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của công ty.
9. Quá tập trung vào chi tiết trong những năm tiếp theo. Bản kế hoạch kinh doanh không phải là sổ sách kế toán. Bạn có thể lập kế hoạch trong 5 năm, 10 hoặc thậm chí 20 năm, nhưng bạn không thể lập kế hoạch chi tiết kéo dài qua năm đầu tiên. Các chi tiết được liệt kê trong giai đoạn bắt đầu, sau này sẽ chỉ lãng phí thời gian của bạn.
10. Lập dự báo vô lý. Dự báo thu được lợi nhuận cao ngất ngưởng và nhanh chóng đồng nghĩa với việc bạn không có hiểu biết về chi phí thực tế.