Các bước thực hành rửa tay cho bé

Quy trình các bước rửa tay

Đặt một chiếc ghế ngay trước bồn rửa, điều chỉnh mức nước âm ấm, chỉ bé phân biệt đâu là sữa tắm, dầu gội đầu, xà phòng và công dụng của từng loại. Sau đó, cho con thực hành bằng cách rửa tay. Hãy cẩn thận vì nó rất trơn, bé không quen cầm rất dễ bị tuột khỏi tay đấy!


Thời điểm cần thiết giữ sạch đôi tay cho trẻ

Trẻ cần được phụ huynh nhắc nhở rửa tay sạch sẽ vào 5 thời điểm quan trọng sau đây:

- Sau khi trẻ sử dụng nhà vệ sinh.

- Sau khi trẻ chơi đùa, nghịch ngợm trên đất, cát.

- Sau khi trẻ tiếp xúc với bất kỳ đối tượng nào nghi ngờ đang bị nhiễm bệnh.

- Sau khi trẻ ho, hắt hơi hoặc sổ mũi làm dính các chất dịch tiết trên đôi bàn tay.

- Trước khi vào bữa ăn.

Dạy trẻ cách giữ đôi bàn tay sạch sẽ là cách để phòng tránh nhiều bệnh (Ảnh minh họa)

Các hướng dẫn

Cần rửa tay thường xuyên bằng nước sạch và xà phòng. 
Quy trình rửa tay cần đảm bảo làm sạch các ngón tay, mu bàn tay, kẽ ngón tay, lòng bàn tay. 
Thời gian mỗi lần rửa tay tối thiểu là 1 phút. 
Cần rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; rửa tay sau khi ho, hắt hơi mà phải dùng tay che miệng, sau khi tiếp xúc với đồ vật công cộng có nguy cơ nhiễm vi rút cúm, bắt tay với người nghi nhiễm cúm Mỗi cơ quan, xí nghiệp, trường học, gia đình cần có xà phòng và nơi rửa tay thuận tiện. 

-  Bước 1: Làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch. Thoa xà phòng vào lòng bàn tay. Chà xát hai lòng bàn tay vào nhau.
 

-  Bước 2: Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón của bàn tay kia và ngược lại.

-  Bước 3: Dùng lòng bàn tay này chà xát chéo lên mu bàn tay kia và ngược lại. Bước 4: Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón của bàn tay kia và ngược lại.

Bước 4: Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón của bàn tay kia và ngược lại.

-  Bước 5: Chụm 5 đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay đi, xoay lại. Bước 6: Xả cho tay sạch hết xà phòng dưới nguồn nước sạch. Lau khô tay bằng khăn hoặc giấy sạch.

Bước 6: Xả cho tay sạch hết xà phòng dưới nguồn nước sạch. Lau khô tay bằng khăn hoặc giấy sạch.


Một trong những vấn đề luôn khiến các bậc phụ huynh lo lắng nhất chính là làm sao để tăng cường sức đề kháng của bé. Từ khi còn trong bụng mẹ, bản thân bé đã có một sức đề kháng nhất định chống lại những tác nhân không có lợi, vì thế lúc sinh ra, các bé đã mang sẵn sức đề kháng trong người và phát triển một cách tự nhiên.

Nhưng với những biến đổi về khí hậu, môi trường sống, nguồn thức ăn, các loại bệnh nhiều như hiện nay thì sức đề kháng của bé vẫn còn quá yếu, chưa đủ sức chống chọi với vi khuẩn và rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập vào gây bệnh.
Do nhu cầu muốn khám phá thế giới, bé thường thích thú với các trò chơi tìm hiểu thiên nhiên: chơi ngoài trời, trong công viên, bãi cỏ, bắt côn trùng, đôi khi còn nghịch cả cát. Việc này rất cần thiết cho sự phát triển trí não của bé nhưng lại tiềm ẩn nhiều vi khuẩn gây bệnh. Mà một bàn tay không sạch sẽ là nguy cơ của các ổ bệnh, cụ thể cứ mỗi 1cm2 trên bàn tay “không sạch” có thể chứa hàng triệu vi khuẩn và rất nhiều tác nhân gây bệnh khác.



Hãy tham khảo một số việc nhẹ sau đây bé có thể tự làm một mình:

Vậy làm sao để bảo vệ bé khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh?

Bên cạnh việc cung cấp cho cơ thể bé chế độ dinh dưỡng đầy đủ để tạo sức đề kháng thì cách tốt nhất bạn nên rèn cho bé thói quen giữ vệ sinh sạch sẽ và học cách rửa tay đúng cách sau khi đi vệ sinh, đặc biệt là trước khi ăn cơm. Từ đó giúp bé có thể tự bảo vệ được cơ thể mình trước các loại vi khuẩn gây bệnh.

Điều này nhìn thì có vẻ dễ nhưng thực sự nó không đơn giản chút nào cả bởi các bé còn nhỏ, chưa thể tự nhận thức được lợi ích của việc giữ gìn đôi tay sạch khuẩn và do còn ham chơi nên bé thường quên mất việc rửa tay hay chỉ rửa qua loa, nhanh chóng. Thế nên, ở nhà các mẹ hãy hướng dẫn bé rửa tay đúng cách với 6 bước rửa tay với xà phòng dưới đây để khi đến lớp bé vẫn có thể tự giữ cho đôi tay của mình thật sạch sẽ.



Ngoài ra, để việc rửa tay trở thành niềm vui mỗi ngày với bé, các bạn hãy tạo không khí thật sôi động khi hướng dẫn bé rửa tay như hát những bài vui tươi về đôi tay sạch sẽ, cả hai mẹ con thi xem ai rửa tay sạch hơn và nhớ kèm theo những lời khen ngợi, những món quà nho nhỏ khi bé thực hành đúng “khóa huấn luyện vệ sinh” về tay. Các mẹ cũng hãy đặt vào nơi rửa tay của bé những chai xà phòng có mùi thơm hấp dẫn và màu sắc bắt mắt khiến trẻ thích thú nhé!

Để đảm bảo an toàn sức khỏe và giúp bé có năng lực tự chăm sóc bản thân khi chuẩn bị vào lớp mầm non, bạn cần dạy bé cách vệ sinh cá nhân như đi tiểu, đi tiêu, rửa tay, đánh răng...

Làm thế nào để dạy bé rửa tay sau khi dùng toilet? Khi bé đủ tuổi để sử dụng toilet thì cũng đủ tuổi để làm theo những gì bạn hướng dẫn. Đầu tiên, bạn để bé nhìn thấy bạn rửa tay sau khi vào toilet. Nếu bé nhìn thấy bạn làm điều đó, bé có thể cũng sẽ rửa tay mỗi khi dùng toilet xong. Nhưng bé quá thấp để có thể với lên bồn rửa, bạn hãy kê một chiếc ghế nhiều bậc, thật chắc chắn để cho bé đứng, hướng dẫn bé dùng nước và xà bông để rửa tay, sau đó dùng khăn lau khô tay. Để kích thích hành vi tốt này, bạn có thể cho bé một phần thưởng như một cái ôm, một lời khen hoặc một món quà gì đó… Bạn cũng có thể thiết kế hoặc mua những chiếc khăn lau có in hình ngộ nghĩnh, xà bông hình con thú… giúp bé hứng thú với việc rửa tay hơn.

MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

1.  Dạy con cách tự đánh răng với bàn chải đánh răng của con


Thực hiện khoảng hơn 2 tuần, bạn sẽ thấy từ tuần sau, bé sẽ tự động đi rửa tay mà không cần bạn phải nhắc nhở. Bạn cũng hoàn toàn có thể dạy bé rửa tay trước khi ăn bằng cách làm mẫu cho bé. Nếu bạn gương mẫu, chắc chắn bé sẽ noi theo và chăm sóc bản thân tốt hơn. Đánh răng có khó với bé? Một câu trả lời đơn giản rằng, đánh răng vô cùng khó với bé nhưng lại vô cùng quan trọng. Bé càng lớn, mọc đủ lượng răng, ăn thức ăn đa dạng kể cả những chất ngọt nên thức ăn có thể dính vào các khe răng của bé. Chính vì thế mà đánh răng thường xuyên là điều thứ hai bạn nên dạy bé. Các bé phản ứng với việc này rất khác nhau, có bé thích, có bé hoảng sợ. Bạn có thể tham khảo một số mẹo giúp bé đánh răng dưới đây: Bé rất dễ làm quen với những điều mà bé nhìn thấy ba mẹ làm. Đây là cơ hội lớn khiến bạn thành hình mẫu cho con noi theo. Đầu tiên, bạn đưa bé ra siêu thị hoặc cửa hàng để chọn mẫu bàn chải đánh răng mà bé thích, phù hợp với hàm răng của bé đồng thời cũng mua kem đánh răng dành riêng cho trẻ (đối với bé trên 2 tuổi). Tiếp theo, ngồi cùng bé trên một chiếc ghế đặt dưới sàn nhà tắm. Bạn cũng lấy bàn chải đánh răng của mình, kem đánh răng và gợi ý xem bé có muốn làm theo bạn không. Bạn làm thật chậm, từng bước một để bé có thể làm theo.



Hãy làm mẫu cho bé cách bạn thường đánh răng như thế nào và để bé bắt chước theo. Đừng kỳ vọng bé có thể hành động thuần thục vì đây là những bài học đầu tiên mà. Bạn cố gắng giúp con hoàn thành nhiệm vụ nhỏ này.


2.Dạy con tự ăn một mình



Đây là độ tuổi tuyệt vời để con bạn tập làm quen với thức ăn bằng cách cho bé bốc những chiếc bánh nhỏ đưa vào miệng trước. Ngoài ra, bé có thể thử cầm muỗng trộn lẫn sữa chua và ngũ cốc lại với nhau. Hãy mua nhiều cái muỗng em bé bằng nhựa mềm, có nhiều hình dáng và màu sắc ngộ nghĩnh để bé thích thú khi sử dụng chúng.

4.  Dạy con dọn gọn đồ chơi sau khi chơi xong


     Bé có thể tìm thấy niềm vui trong công việc này và dần tự giác sắp xếp ngăn nắp những thứ đã dùng xong. Khi hướng dẫn bé dọn dẹp, hát vài bài thiếu nhi vui tươi để động viên con nhé.

Mặc dù rất khó khăn nhưng bạn nên cố gắng tập cho bé tự mình làm những việc vừa sức từ thuở nhỏ. Ban đầu bạn sẽ mệt mỏi khi phải xem chừng  từng hành động của con để giúp đỡ kịp thời; nhưng về lâu dài sẽ rất tốt vì độ tuổi này trẻ rất dễ dạy, ngoan ngoãn và thích được làm nhiều việc giống mẹ.

Hãy khoe các thành tích của con với mọi người, khen ngợi khi con bắt đầu làm tốt và tỏ ra tự hào khi bé sắp thành người lớn. Những điều này sẽ giúp bé tự lập và không dựa vào cha mẹ.



Tắm rửa và làm vệ sinh cho bé mới biết đi
Cách chăm sóc trẻ khi bị tay chân miệng tại nhà, đúng cách
Làm đẹp da tay
Mồ hôi chân - tay




(ST)