Các bước tổ chức 1 cuộc họp chuyên nghiệp

Cuộc họp là nơi để trao đổi và bàn bạc vì vậy thường có không khí trang trọng. Nếu cuộc họp không được chuẩn bị chu đáo sẽ trở nên kém hiệu quả và mất thời gia.





TRƯỚC CUỘC HỌP
CẦN CHUẨN BỊ:

Chuẩn bị những thứ cần thiết

Trong cuộc họp đa số các sự trao đổi đều mang tính tự phát. Quá trình cuộc họp diễn ra không hoàn toàn được định trước mà nó chỉ theo một đề cương cơ bản. Ngoài ra kết quả của cuộc họp không dễ mà được thống nhất nhanh chóng. Bởi vậy hai điều quan trọng nhất trong công tác chuẩn bị một cuộc họp là: Đặt ra mục đích rõ ràng, thực tế và chuẩn bị những vấn đề cần bàn bạc một cách cụ thể.

Khi một cuộc họp được tiến hành bạn cần nhìn ra ngay mục tiêu cốt lõi của nó. Đôi khi các vấn đề có thể được giải quyết mà không cần đến một cuộc họp do vậy trước hết bạn hãy quyết định tính chất cần thiết phải có một cuộc họp. Thông thường chúng ta cần đến một cuộc họp khi các vấn đề cần giải quyết bằng tư duy, khi cập nhật thông tin mới hoặc khi cần tổng hợp thông tin

Vấn đề cần bàn bạc chính là cốt lõi của cuộc họp. Người điều hành chủ yếu dựa vào yếu tố này để xây dựng đề cương cho cuộc họp. Cần phân chia thời gian hợp lý cho từng vấn đề và chú thích thời gian trong đề cương cuộc họp gửi đến các thành viên để họ định hướng thời gian bàn bạc cho từng vấn đề cụ thể.

Thể hiện vai trò của người điều hành một cách hiệu quả

Người điều hành chính là người chịu trách nhiệm về nội dung và kết quả của cuộc họp. Trước hết bạn phải tuân thủ chính xác về thời gian.Bạn cũng phải giám sát quá trình tranh luận chặt chẽ và khéo léo điều khiển để tránh nảy sinh mâu thuẫn và cãi lộn. Cần quan sát các thành viên và ghi nhớ thái độ, ý kiến của họ trong cuộc họp. Nếu có thể bạn hãy tạo điều kiện cho các thành viên có cơ hội được chào hỏi xã giao trước cuộc họp, điều này sẽ phần nào giúp hạn chế tranh cãi gay gắt hay gây gổ trong cuộc họp căng thẳng

Tổng hợp cuộc họp

Tổng hợp cuộc họp là bước rất quan trọng. Trước khi kết thúc cuộc họp bạn hãy tổng kết lại những vấn đề cốt lõi đã được giải quyết hay còn tồn đọng và giao việc cụ thể cho từng thành viên. Nhắc nhở những thành viên về nhiệm vụ của họ được giao sau cuộc họp.Nếu có thể hãy xin nhận xét của những thành viên tham gia về cuộc họp mà bạn tổ chức. Điều này giúp bạn rút kinh nghiệm và làm tốt hơn những lần sau. Hãy cố gắng tổng hợp cuộc họp trong vòng 24h sau khi kết thúc.



CẤC BƯỚC CHÍNH CẦN THỰC THIỆN:

Bước 1: MỤC ĐÍCH của cuộc họp là gì?

Trước hết, bạn hãy tự hỏi chính bạn mục đích bạn tổ chức cuộc họp là gì. Nghe có vẻ lý thuyết, nhưng hãy GIEO vào tâm trí bạn rằng bạn đang yêu cầu mọi người BỎ RA THỜI GIAN VÔ GIÁ VÀ QUÝ BÁU của họ để tham gia cuộc họp, và có lẽ thặm chí đã phải ĐI MỘT QUÃNG ĐƯỜNG RẤT XA để đến tham dự.

Hãy hỏi chính bạn rằng, liệu cuộc họp này có thật sự là cách tốt nhất để  đạt được mục đích đó? Phải chăng một cuộc điện thoại hoặc hoặc một đoạn video cũng có thể truyền tải với hiệu quả tương tự? Hay là, Có chăng ta có thể chỉ cần gửi họ thông tin?

Bước 2: Người tham dự buổi họp nghĩ gì?

Một khi đã rõ mục đích cuộc họp, bạn có thể từ đó xây dựng từ trường khiến người tham dự họp hứng thú từ  đầu. Hãy ứng dụng mô hình 5 CẤP ĐỘ TRONG HỌC TẬP, GIAO TIẾP & THAY ĐỔI…


Khuyến khích người tham gia họp nhận diện vai trò của họ trong cuộc họp. Hỏi họ những câu hỏi sau:

  1. Họ sẽ tham gia vào buổi họ như thế nào?
  2. Họ muốn nhận được gì từ buổi họp? ( nói cách khác, khuyến khích học tìm ra những kết quả mong muốn cho buổi họp)

Hãy thiết lập cuộc họp dựa trên việc nâng cao giá trị của từng người tham gia và nhấn mạnh lợi ích mà tất cả mọi người sẽ nhận được sau khi đạt được mục đích cuộc họp. Những động tác này còn được gọi là THIẾT LẬP MỤC ĐÍCH & DỰ ĐỊNH. Việc rõ ràng từ đầu như vậy sẽ giúp bạn đạt được mục đích cuộc họp ngay từ những phút đầu tiên. Vì vậy, hãy kiên trì thực hiện việc này dù cho cuộc họp có quy mô nhỏ đến đâu.

Bước 3: Xây dựng ý thức về thời gian

Tạo lập và gieo vào tâm trí người tham gia ẨN DỤ về thời gian NGƯỜI TRONG THỜI GIAN/ NGƯỜI XUYÊN THỜI GIAN.NGƯỜI TRONG THỜI GIAN (thuật ngữ trong NLP muốn nói tính cách riêng của 2 tuýp người liên quan đến thời gian) là người hoàn toàn tập trung vào HIỆN TẠI mà ít để tập xây dựng cho mình một lịch trình hoạt động khoa học; họ thường tập trung quá đà vào cuộc tranh luận mà quên hẳn rằng thời gian trôi qua. NGƯỜI XUYÊN THỜI GIAN (thuật ngữ trong NLP muốn nói tính cách riêng của 2 tuýp người liên quan đến thời gian) thì lại xem quá khứ và tương lai cũng quan trọng chẳng kém gì hiện tại; nên họ thường dễ bị phân tâm bởi chính suy nghĩ lang mang về quá khứ và tương lai tận đâu và quên mật việc họ nên làm. Bằng cách cho người tham gia cuộc họp tham gia một buổi tea-break nhỏ, bạn cho phép NGƯỜI XUYÊN THỜI GIAN & NGƯỜI TRONG THỜI GIAN trao đổi qua lại điểm mạnh và điểm yếu của nhau liên quan đến thời gian, khiến họ hình thành khái niệm về dòng thời gian: QUÁ KHỨ – HIỆN TẠI – TƯƠNG LAI.

 



Bước 4
: Kiểm soát toàn bộ buổi họp

Luôn xem xét và giữ cho cuộc họp đúng tiến độ. Bên cạnh đó, hãy tạo ra những quy luật chung ứng với mục đích của cuộc họp trước khi tiến hành họp. Ví dụ như bạn sắp tiến hành cuộc họp để lấy ý tưởng cho kế hoạch săp tới; hãy đặt ra quy luật như:TRÁNH NÓI KHÔNG, TRÁNH NÓI “KHÔNG THÀNH CÔNG ĐÂU!”, hoặc ĐƯA RA GIẢI PHÁP THAY VÌ NÊU VẤN ĐỀ. Chính những quy luật này sẽ khiến cho cuộc họp dễ đạt được mục đích cuối cùng và cho phép mọi người tự cho chia sẻ suy nghĩ.

Bước 5: Đảm bảo môi trường phù hợp với tính chất cuộc họp

Hãy ứng dụng những động tác hành vi cơ thể để kích hoạt trí não một cách phù hợp. Lấy ví dụ về cuộc họp lấy ý tưởng cho kế hoạch mới, bạn đang kêu gọi mọi người sáng tạo, vậy nên hãy khuyến khích họ nhìn hướng lên trên, hướng mọi người di chuyển và hoạt động để phá bỏ trạng thái “BẾ TẮC Ý TƯỞNG”. Từ đó họ sẽ nảy sinh những ý tưởng mới. Nếu có thể hãy đảm bảo phòng họp ngặp tràn ánh sáng tự nhiên, cho phép những thời gian nghỉ giải lao thường xuyên để giữ năng lượng luôn chuyển hóa.

 


Bước 6
: Kích neo cảm xúc tích cực và loại bỏ cảm xúc tiêu cực

Đây là phần vô cùng quan trọng trong buổi họp để tạo sự hứng khởi trong buổi họp cũng như luôn giữ sự hứng thú cho buổi họp tiếp theo. Tạo ra sự hào hứng đỉnh cao cho người tham gia và NEO cảm xúc tích cực đó lại để người tham gia luôn trong trang thái đầy năng lượng. Và hãy loại bỏ những cảm xúc tiêu cực của người nghe về những buổi họp trước đó.

MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:
 

12 Nguyên Tắc để tổ chức cuộc họp thành công

Nguyên tắc 1: Chuẩn bị cuộc họp thật chu đáo.


Tổ chức một cuộc họp thành công là một phần trong nghiệp vụ của người Thư Ký. Bạn phải chuẩn bị thật chu đáo trước khi họp; nhanh nhạy xử lý trong cuộc họp và phải biết các bước tiếp sau khi cuộc họp kết thúc.

 Chuẩn bị giấy và viết, vì trong một cuộc họp, các thành viên cần có giấy, viết để ghi chép lại những điều cần thiết. Ở một số đơn vị, người ta sử dụng giấy tiêu đề để phát cho các thành viên tham dự cuộc họp. Trong một số trường hợp, thành viên dự họp lại không chuẩn bị giấy viết, nên việc chuẩn bị của Bạn sẽ giúp họ không lúng túng và họ sẽ cảm ơn sự chu đáo của Bạn.

 Nếu cuộc họp cần có sự hỗ trợ của các thiết bị đặc biệt như máy tính, máy chiếu slide (projector), đừơng truyền internet v.v...bạn phải chuẩn bị trước, chạy thử các thiết bị (hoặc xúc tiến việc thuê mướn) càng sớm càng tốt để có nhiều thời gian dự phòng mà xử lý trong trường hợp máy hỏng.

Ngoài việc chuẩn bị về các trang thiết bị cho cuộc họp, nếu Bạn là người điều hành cuộc họp nên đến buổi họp với sự chuẩn bị trước về các vấn đề liên quan, dự kiến sẵn những câu hỏi mà người khác có thể đặt ra, cũng như những câu hỏi gợi ý cho những người khác. Để làm được như vậy, người điều hành phải thu thập những thông tin chính xác và cụ thể nhất liên quan đến cuộc họp.

Nguyên tắc 2: Không để cuộc họp kéo dài quá mức cần thiết.

Bạn không nên để cuộc họp kéo dài hơn mức cần thiết. Vì khi nói nhiều về một vấn đề quá mức cần thiết, chúng ta sẽ không còn thời gian để thực hiện các vấn đề khác, những gì mình nói cũng như làm những việc khác.

  Khi thấy buổi họp kéo dài hơn hai giờ đồng hồ, Bạn hãy đề nghị nghỉ giải lao. Qua hai giờ làm việc căng thẳng sẽ làm mọi người uể oải, không còn tập trung theo dõi cuộc họp. Khi giải lao hãy để các thành viên tự do trao đổi, đi lại ở hành lang cho thoải mái.

Khi thấy có vấn đề nào đó mà các thành viên trong cuộc họp chưa thông, còn phải bàn tiếp, Bạn nên đề nghị với chủ toạ để có một quyết định cuối cùng cho vấn đề đó. Có thể để vấn đề chưa thống nhất lại, đến kỳ họp sau khi có đủ thông tin sẽ giải quyết. Có thể ban lãnh đạo sẽ họp với bộ phận có khúc mắc để giải quyết riêng trong lần họp khác.

Nguyên tắc 3: Nên thảo luận trước với đồng nghiệp về nội dung cuộc họp.

 Bạn nên thảo luận sơ với các bộ phận về nội dung buổi họp. Có thể dành khoảng 15 phút trước buổi họp để trao đổi qua với nhau. Điều này sẽ giúp chúng ta điều hành buổi họp có hiệu quả hơn, tránh được trường hợp có quá nhiều ý kiến trái ngược nhau trong buổi họp. Khi có quá nhiều ý kiến trái ngược, người điều hành dễ bị lúng túng và cuộc họp sẽ đi đến thất bại.

Nên thảo luận sơ bộ trước buổi họp chứ không nên vận động trước buổi họp. Chúng ta không nên để các bộ phận phát biểu theo hướng dẫn của mình, cũng đừng gợi ý, sếp muốn thế này, sếp định thế kia, như vậy sẽ không có những ý kiến hay đóng góp cho cuộc họp.

Nguyên tắc 4: Nên hội họp đúng giờ

Người điều hành cuộc họp luôn phải đến trước khoảng nửa giờ. Nếu có bộ phận nào đến trễ, hãy cứ bắt đầu cuộc họp. Trễ giờ họp có nghĩa là chúng ta đã làm mất thời giờ của những người khác. Đừng nên tạo ra cho bộ phận đi họp trễ cảm giác họ là nhân vật quan trọng, nên mọi người phải chờ đợi. Mặt khác, khởi sự một cuộc họp trễ vì chờ đợi những người đến dự họp trễ là xúc phạm đến những người đi họp sớm và đúng giờ: bắt họ chờ như là trừng phạt họ, trong khi đó kẻ đáng bị trừng phạt là những người đến trễ kia.

  Đừng hẹn gặp người khác ngay sau khi cuộc họp kết thúc (theo kế hoạch). Hãy đặt trường hợp cuộc họp có thể kéo dài hơn dự định. Nếu bỏ dở, chắc chắn cấp trên sẽ không hài lòng với tác phong nghề nghiệp của bạn.
Trong lúc diễn ra cuộc họp, người thư ký điều hành phải bám sát giờ giấc đã định trên chương trình nghị sự (Agenda). Nhanh chóng tìm cách kéo dãn hay thu gọn các bài phát biểu để buổi họp ổn định theo chương trình định trước.

Hãy kết thúc buổi họp đúng giờ quy định, đừng bao giờ kéo dài hơn. Tâm lý người dự họp luôn thấy bất an khi phải họp kéo dài hơn giờ quy định.

Nguyên tắc 5: Biên bản của cuộc họp.

Việc ghi biên bản của cuộc họp rất quan trọng, nếu chưa tìm được người đảm nhiệm, thư ký điều hành có thể kiêm nhiệm luôn việc ghi biên bản cuộc họp.

 Công việc viết biên bản thường chẳng mấy thích thú, nhưng đó là một việc làm cần thiết. Nếu phòng họp có sẵn máy vi tính đề nhập liệu biên bản thì rất tốt. Sau buổi họp, người thư ký có thể in biên bản ra thành nhiều bản để giao cho từng thành viên của cuộc họp. Mặc dù từng thành viên có cách ghi riêng của họ, biên bản chung do thư ký ghi vẫn rất cần thiết, giúp cho mọi người nhớ chính xác những công việc đã đựơc bàn bạc, thảo luận trong suốt cuộc họp.

Nguyên tắc 6: Hãy ghi lại những điểm quan trọng trong lúc họp.

Trong cuộc họp thường xuyên có những nội dung chính thường được đưa ra thảo luận. Những vấn đề thường được chuyển đổi liên tục và nhanh chóng. Có những lúc ta không thể chen ngang để phát biểu những thắc mắc riêng hay những ý kiến riêng của mình. Hãy nhắc nhở các thành viên của cuộc họp ghi lại những câu ghi chú ngắn gọn vào sổ tay. Khi được phát biểu, họ có thể yêu cầu đặt lại vấn đề cho rõ ràng. Như vậy sẽ tránh được việc chen ngang trong khi người khác đang phát biểu.

Nếu việc không cần phải đưa ra cuộc họp, có thể trao đổi với bộ phận liên quan về những chú thích trong sổ tay vào dịp khác.

Nguyên tắc 7: Hướng dẫn mọi người tích cực tham gia thảo luận và yêu cầu họ trình bày ngắn gọn.

 Khi thấy không khí buổi họp ngột ngạt - thụ động, người thư ký điều hành nên nêu ra câu hỏi, nhưng chỉ hỏi những việc mà tất cả mọi người thật sự quan tâm, không hỏi riêng về một người hay một số người nào đó. Khi phát biểu thật ngắn gọn và súc tích. Trong trường hợp nhiều người nêu ý kiến cá nhân, Bạn hãy đề nghị họ không nên làm mất thời gian cuộc họp. Khi có nhiều người tham gia ý kiến ở một vấn đề, người điều hành cuộc họp nên nhắc nhở khi thấy ý kiến sau trùng lắp với ý kiến trước đó.

Nguyên tắc 8: Hãy giúp mọi người tập trung chú ý vào cuộc họp.

Trong những cuộc họp buồn tẻ và chán ngán, người điều hành cuộc họp phải tìm cách làm buổi họp sinh động hơn hoặc phải rút ngắn cuộc họp. Cần chú ý đến những dấu hiệu: người họp gõ ngón tay lên cạnh bàn, che miệng ngáp, chống cằm vẻ suy tư, mắt nhìn ra cửa hoặc cửa sổ, vươn vai uể oải và dửng dưng như thể mình là người ngoài cuộc. Đó là những thái độ phản ứng nội dung cuộc họp quá buồn tẻ và chán phèo.

Nguyên tắc 9: Hãy giúp mọi người không ngần ngại khi trình bày ý kiến của mình.

Khi người điều hành thấy nhiều người ngồi chung và tất cả đều có chung một ý kiến, chỉ riêng vài người không đồng tình. Vậy hãy cố gắng mời những người không đồng tình mạnh dạn nêu ra ý kiến cá nhân và lý do vì sao họ không biểu quyết.

Người điều hành phải tìm lời lẽ thuyết phục để họ an tâm, đừng im lặng và nên mạnh dạn bày tỏ quan điểm của mình. Nhiều khi một vài đề nghị “bất bình thường” lại mang đến một giải pháp hay mà trước đó chưa ai kịp nghĩ đến. Phải thật tôn trọng những ý kiến đối kháng. Nếu đó là ý kiến hay phải tìm cách áp dụng, nếu là ý kiến không khả thi thì nên để chủ tọa xem xét.

Nguyên tắc 10: Phát biểu trong cuộc họp là nói với tất cả mọi người, chứ không phải chỉ riêng với một người.

Khi người điều hành cần đặt câu hỏi trực tiếp với một người, hãy nhìn vào gương mặt của tất cả các thành viên tham dự, mọi người đều có cảm thấy là họ đang được nói tới. Vì thế, họ cũng sẽ nhiệt tình đưa ra ý kiến tranh luận. Người điều hành sẽ không cô độc với vấn đề riêng của mình.
 

Nguyên tắc 11: Không nói xấu nhau trong buổi họp, đặc biệt với những người vắng mặt

 Trong cuộc họp, chúng ta không nên bình luận, chê bai hay nói xấu về những người khác, nhất là với những người không tham dự cuộc họp. Người điều hành phải khéo léo nhắc nhở các thành viên tham dự phân biệt giữa việc nói xấu và đóng góp ý kiến. Đóng góp ý kiến luôn mang tính xây dựng và chân thành; nói xấu thường mang tính đả phá, nhỏ nhen và thành kiến. Không cần thiết đóng góp hay nói xấu người vắng mặt, vì họ không hiện diện để tiếp thu, giải trình, phản bác hay chống lại, hay thanh minh cho bản thân họ. Chắc chắn chẳng ai thích người khác nói xấu sau lưng mình.

Nguyên tắc 12: Sau buổi họp, nên gặp từng người trò chuyện thân mật.

Người điều hành nên tìm cách bắt chuyện ngắn gọn với từng người sau buổi họp. Hãy tỏ ra mình rất cần những người như họ tham dự cuộc họp. Người điếu hành có thể nói: “Anh (Chị) đã có những ý kiến rất bổ ích”, hoặc “Anh (Chị) phát biểu về điều đó tốt quá, ý kiến rất hay”.

 Hãy làm cho những thành viên đã tham dự cuộc họp nhận thấy rằng chúng ta rất quý mến họ và như vậy họ sẽ hứng thú khi chúng ta mời tham dự buổi họp.


Các bước chuẩn bị cho cuộc họp chuyên nghiệp nhất
Các bước chuẩn bị cho buổi họp báo
Quá trình làm việc theo nhóm để đi đến thành công
Làm sao để hết run khi phát biểu
Cách thiết kế phòng họp đơn giản, sang trọng


(ST)