Các bước tổ chức đàm phán tốt nhất


Việc chuẩn bị chu đáo và hiểu sâu sắc các nghi thức ở bàn đàm phán không chỉ quan trọng đối với các nhà ngoại giao mà còn quan trọng đối với các doanh nhân.




Chuẩn bị cho đàm phán







a - Thu thập thông tin về thị trường.



 

Luật pháp và tập quán buôn bán.
Đặc điểm của nhu cầu trên thị trường.
Các loại thuế và chi phí.
Các nhân tố chính trị và xã hội.
Các điều kiện về khí hậu, thời tiết.

b - Thu thập thông tin về đối tượng kinh doanh

Đối tượng kinh doanh có thể là hàng hóa, dịch vụ, nhà đất, … cần được tìm hiểu đầy đủ những thông tin về nó, chẳng hạn:

  • Công dụng và đặc tính.
  • Xu hướng biến động cung cầu, giá cả.
  • Các chỉ tiêu về số lượng, chất lượng.

c - Thu thập thông tin đối tác

  • Mục tiêu, lĩnh vực hoạt động và những khả năng.
  • Tổ chức nhân sự: Tìm hiểu quyền hạn bên kia, ai là người có quyền quyết định.
  • Lịch làm việc: Nếu nắm được lịch làm việc của bên kia, có thể sử dụng yếu tố thời gian để gây sức ép.
  • Xác định nhu cầu, mong muốn của đối tác. Sơ bộ định dạng đối tác.

Ví dụ: Trong đàm phán mua bán, có thể tạm chia khách hàng thành những loại sau:

  • Khách hàng trọng giá cả
  • Là khách hàng tìm cách mua với giá thấp nhất với chất lượng ở mức tối thiểu. Họ không chấp nhận giá cao hơn để đổi lấy chất lượng cao hơn.
  • Khách hàng trọng giá trị: Là loại khách hàng ngại chi phí cao và nhận thức rõ về sự chênh lệch chất lượng. Họ chỉ chấp nhận giá cao sau khi đã kiểm tra kỹ về chất lượng và so sánh sự chênh lệch về chi phí giữa các giải pháp thay thế.
  • Khách hàng trung thành: Là khách hàng thường sãn sàng đánh đổi chi phí để lấy chất lượng mà họ đã biết rõ. Họ ngại rủi ro có thể xảy ra nếu với những đối tác mới.
  • Khách hàng trọng tiện lợi: Là những khách hàng thích chọn nơi cung cấp tiện lợi nhất, không cần so sánh các giải pháp thay thế để tìm ra chênh lệch về chi phí và chất lượng.

d- Thu thập thông tin về đối thủ cạnh tranh.

Cần nhận biết đối thủ cạnh tranh của mình là ai để có những biện pháp khắc phục và cạnh tranh lại. Từ đó đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của mình so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường và trong quan điểm của đối tác.

Phân tích SWOT

  • Điểm mạnh: là tất cả những yếu tố thuận lợi từ bên trong cho phép ta đạt được mục tiêu, tận dụng được mọi cơ hội và tránh được các nguy cơ.
  • Điểm yếu: Là tất cả những yếu tố hạn chế bên trong khiến cho ta gặp khó khăn để đạt đến mục tiêu cũng như tận dụng được mọi cơ hội và tránh được những nguy cơ.
  • Cơ hội: là tất cả những gì xảy ra bên ngòai có tác động thuận lợi đến hoạt động của ta.
  • Nguy cơ: Là tất cả những gì xảy ra từ bên ngòai có tác động thuận lợi đến hoạt động của ta.

  Đề ra mục tiêu:

Mục tiêu đề ra càng cụ thể càng tốt, và đương nhiên phải tính đến các yếu tố như: tính thực tế, mối quan hệ giữa kết quả và chi phí, mức độ chấp nhận….Doanh nghiệp có thể lựa chọn:

  • Một mục tiêu cao nhất - kết quả có thể đạt được tốt nhất.
  • Một mục tiêu thấp nhất - kết quả thấp nhất, vẫn có thể chấp nhận.
  • Một mục tiêu trọng tâm- cái mà bạn thực sự mong muốn được giải quyết........


+ Thành viên trong đòan đàm phán

Trưởng đòan, chuyên viên pháp lý, kỹ thuật, thương mại, phiên dịch (nếu cần)

+ Tự đánh giá:

Tự đánh giá để biết những tính cách cá nhân của từng người có lợi và bất lợi cho đàm phán

Thế nào là người đàm phán giỏi ?

  • Những người đàm phán trung bình chỉ nghĩ đến hiện tại, nhưng những người đàm phán giỏi thì bao giờ cũng cân nhắc đến mục đích lâu dài. Họ đưa ra nhiều gợi ý khác nhau và bao giờ cũng cân nhắc các giải pháp hai lần.
  • Những người đàm phán trung bình đặt ra các mục tiêu của họ một cách đơn lẻ - ví dụ "chúng tôi hy vọng sẽ nhận được giá là 2 đô la".
  • Những người đàm phán giỏi đặt ra các mục tiêu của họ trong một phạm vi nhất định, điều này có thể hiểu như là "chúng tôi hy vọng nhận được 2 đô la, nhưng nếu chúng tôi chỉ nhận được có 1.50 đơ la thì cũng được".Điều đó có nghĩa là người đàm phán giỏi rất linh hoạt.

Những người đàm phán giỏi không tự khố mình vào một chỗ mà điều đó có thể làm họ mất mặt nếu họ phải nhượng bộ. Những người đàm phán trung bình cố gắng thuyết phục bằng cách đưa ra thật nhiều lý lẽ. Họ sử dụng một loạt các biện pháp tranh luận khác nhau. Nhưng những người đàm phán giỏi thì không đưa ra quá nhiều lý do. Họ chỉ nhắc lại những lý do giống nhau. Họ cũng tóm tắt và cân nhắc các điểm chính, kiểm tra xem họ đã hiểu mọi thứ một cách chính xác hay chưa.

4.1 - Lựa chọn kiểu chiến lược

a - Chiến lược “Cộng tác”

Sự tiếp cận của người đàm phán đối với xung đột là giải quyết nó nhưng vẫn giữ được quan hệ cá nhân và đảm bảo cả hai bên đều đạt được mục đích của mình. Quan điểm với xung đột là những hành động cá nhân không chỉ đại diện cho lợi ích của bản thân mà còn đại diện cho lợi ích của bên đối kháng. Khi nhận thấy xung đột tồn tại, người đàm phán sử dụng phương pháp giải quyết xung đột để chế ngự tình hình. Đây là cách giải quyết mang tính cộng tác mà nó đòi hỏi cả 2 bên đều giữ quan điểm “thắng-thắng”, tuy nhiên nó cũng đòi hỏi thời gian, nghị lực và sáng tạo.

Chiến lược “Cộng tác” sử dụng tốt nhất khi:

  • Vấn đề rất quan trọng cần thỏa hiệp.
  • Mục đích là để hợp nhất những quan điểm khác nhau.
  • Cần sự cam kết để giải quyết công việc.
  • Mong muốn xây dựng hoặc duy trì mối quan hệ.

b - Chiến lược “Thỏa hiệp”

Khi nhận thấy một giải pháp để đạt được kết quả “thắng-thắng” là không có thể, người đàm phán hướng tới một kết quả bao gồm một phần nhỏ thắng lợi và một phần nhỏ thua thiệt, cả 2 đều liên quan đến mục tiêu và quan hệ của các bên. Sự thuyết phục và lôi kéo có ảnh hưởng lớn đến kiểu này. Mục đích là tìm ra một số cách có thể dùng được chấp nhận mà nó phần nào làm hài lòng cả 2 bên.Tình thế thỏa hiệp có nghĩa là cả 2 bên chấp nhận và thực hiện một quan điểm “thắng ít- thua ít”.

Chiến lược “Thoả hiệp” sử dụng tốt nhất khi:

  • Vấn đề là quan trọng nhưng không thể giải quyết được.
  • Mối quan hệ là quan trọng nhưng không thể hòa giải.
  • Các bên có sức mạnh ngang nhau cùng muốn đạt được những mục đích duy nhất.
  • Cần đạt được cách giải quyết tạm thời đối với những vấn đề phức tạp.
  • Cần tìm ra một giải pháp thích hợp vì áp lực thời gian.
  • Chỉ có một sự lựa chọn duy nhất chứ không có giải pháp nào khác.

c - Chiến lược “Hòa giải”

Cách tiếp cận của người đàm phán đối với xung đột là cần phải duy trì mối quan hệ cá nhân bằng bất cứ giá nào, có liên quan rất ít hoặc không có liên quan gì đến mục đích của các bên. Nhượng bộ, thỏa hiệp vô nguyên tắc và tránh xung đột được nhìn nhận như là cách để bảo vệ quan hệ. Đây là sự chịu thua hoặc kết quả “thua- thắng”, mà quan điểm của người đàm phán là chịu thua, cho phép bên kia thắng.

Chiến lược “Hòa giải” sử dụng tốt nhất khi:

  • Nhận thấy mình sai.
  • Mong muốn được xem là người biết điều.
  • Vấn đề quan trọng hơn đối với phía bên kia.
  • Mong muốn tạo được tín nhiệm cho những vấn đề sau.
  • Muốn giảm đến mức tối thiểu thiệt hại khi ở thế yếu.
  • Sự hòa thuận và ổn định là quan trọng hơn.

d - Chiến lược “Kiểm sóat”:

Người đàm phán tiếp cận với xung đột là để nắm được những bước cần thiết và đảm bảo thỏa mãn được mục đích cá nhân, cho dù tiêu phí mối quan hệ. Xung đột được xem như là một lời tuyên bố thắng, cần thắng lợi bằng bất cứ cách nào. Đây là một cách giải quyết mà người đàm phán sử dụng bất cứ sức mạnh nào xem như thích hợp để bảo vệ một quan điểm mà họ tin đúng hoặc cố gắng thắng.

Chiến lược “Kiểm soát” sử dụng tốt nhất khi:

  • Hành động nhanh chóng, dứt khóat là vấn đề sống còn ( như trường hợp khẩn cấp).
  • Một vấn đề quan trọng đòi hỏi phải hành động bất thường.
  • Biết mình đúng.
  • Phía bên kia lợi dụng cơ hội của thái độ hợp tác.

e- Chiến lược “Tránh né”.

Người đàm phán xem xét xung đột là những cái phải tránh xa bằng mọi giá. Chủ đề trung tâm của kiểu này là lảng tránh, nó tạo ra kết quả là làm thất vọng hòan tòan cho các bên liên quan. Mục đích của các bên không được đáp ứng, mà cũng không duy trì được mối quan hệ. kiểu này có thể tạo hình thức ngoại giao để làm chênh lệch một vấn đề, hoãn lại một vấn đề cho đến lúc thuận lợi hơn, hoặc đơn giản là rút lui khỏi một tình huống đang bị đe dọa. Đây là quan điểm rút lui hoặc “thua-thắng”, mà trong đó quan điểm của người đàm phán là rút lui, chấp nhận thua, cho phép bên kia thắng trong danh dự.

Chiến lược “tránh né” sử dụng tốt nhất khi:

  • Những vấn đề không quan trọng.
  • Có nhiều vấn đề cấp bách giải quyết khác.
  • Không có cơ hội đạt được mục đích khác.
  • Có khả năng làm xấu đi cuộc đàm phán hơn là đạt được những lợi ích.
  • Cần bình tĩnh và lấy lại tiến độ.
  • Phía bên kia có thể giải quyết xung đột có hiệu quả hơn.
  • Cần thời gian để thu thập thông tin.

4.2 - Lựa chọn chiến thuật

a - Địa điểm đàm phán.

  • Đàm phán chủ trường: được tiến hành tại văn phòng của mình.
  • Đàm phán khách trường: Đàm phán tiến hành tại cơ sở của khách hàng.
  • Đàm phán ở địa điểm trung lập.

b - Thời gian đàm phán.

Lưu ý:

  • Cần có thời gian để giải lao.
  • Thời gian trống cho phép trưởng đòan và chuyên gia có ý kiến tham mưu, hay trưởng đòan hai bên tham khảo ý kiến của nhau.
  • Chú ý về tập quán về thời gian làm việc ở mỗi nơi ( bắt đầu và kết thúc lúc mấy giờ).
  • Hiệu quả làm việc của con người thay đổi theo thời gian và nhiệt độ, thời tiết.

c - Thái độ đàm phán.

Thái độ đơn giản và thẳng thắn: Là thái độ “nói cho nhanh, cho đỡ tốn thì giờ”, trình bày thẳng vào vấn đề. Nó có tác dụng tước vũ khí của bên kia và nhanh chóng đi đến thỏa thuận.

Chỉ sử dụng khi:

  • Đã quen thuộc bên kia.
  • Cuộc đàm phán đang bị bế tắc, cần được gỡ ra càng sớm càng tốt.
  • Sức ép về thời gian không cho phép kéo dài thời gian đàm phán, buộc phải kết thúc đàm phán ngay.

Thái độ gây sức ép và cương quyết: Là thái độ đề cập mạnh, xuyên qua các vấn đề nhạy cảm, cần thực hiện hết sức tinh tế, vì nếu bên kia biết được họ sẽ rất khó chịu.

Được sử dụng khi:

  • Ta ở thế mạnh hơn.
  • Phía bên kia cần kết thúc sớm.
  • Ta muốn khoanh vùng giới hạn đàm phán.

Thái độ thờ ơ, xa lánh: Là thái độ tỏ ra không quan tâm đến sức mạnh của đối tác, sử dụng tâm lý ngược đối với bên kia, tránh cho bên kia nghĩ là họ hớ hênh. Thái độ này làm cho đối tác bối rối không biết được tình hình của mình thế nào.

Chỉ sử dụng khi:

Phía bên kia họ mạnh hơn.
Ta đang chịu sức ép thời gian.
Ta đã có giải pháp thay thế.

6 quy tắc vàng trong đàm phán

Những tính cách được đánh giá cao trong các cuộc đàm phán là sự kiên trì, khéo léo, sáng suốt và bình tĩnh. Một cử chỉ hoặc lời nói không thích hợp có thể phá hỏng kết quả của buổi đàm phán quan trọng. Vậy bạn cần chuẩn bị những gì trước một cuộc đàm phán để không xảy ra bất cứ một sơ xuất nào?

Quy tắc 1: Xác định các thành viên trong phái đoàn đàm phán

Trước buổi gặp mặt, đầu tiên bạn cần xác định rõ chức danh và nhiệm vụ của tất cả các thành viên trong đoàn đàm phán của đối tác. Bạn phải biết ai thực sự là người có quyền quyết định cuối cùng để dành sự chú ‎ý đến người này nhiều nhất. Nhiều khi, đó không phải là trưởng đoàn mà là người lãnh đạo bộ phận có liên quan nhiều nhất đến cuộc đàm phán. Sau khi xác định được thông tin trên, bạn sẽ chỉ định những thành viên trong phái đoàn của mình. Nếu bạn chọn đúng các thành viên tham gia, bạn sẽ nắm trong tay 80% thành công. Những thành viên trong phái đoàn phải thực sự cần thiết cho cuộc đàm phán, nếu không hiệu quả của cuộc đàm phán sẽ tỷ lệ nghịch với số thành viên trong phái đoàn.

Quy tắc 2: Ấn định thời gian phù hợp

Không có quy định về thời gian diễn ra cuộc đàm phán, nhưng tốt nhất là nên tổ chức vào buổi sáng. Sẽ không lịch sự nếu ấn định cuộc đàm phán vào sáng sớm tinh mơ hay tối muộn. Hãy tránh đi trễ, nếu không bạn sẽ bị xem là không “pro”, thậm chí bị đối tác quy kết tội thiếu tôn trọng họ.

Thông thường, một buổi đàm phán kéo dài khoảng 2 tiếng. Nếu đàm phán diễn ra dài hơn, cần phải có thời gian nghỉ giải lao ít nhất 30 phút. Trong khoảng thời gian này bạn có thể mời khách uống trà hoặc cà phê. Hạn chế tối đa việc hút thuốc nếu có thể.

Quy tắc 3: Ấn định không gian diễn ra đàm phán

Thông thường, địa điểm diễn ra đàm phán là do bên tổ chức đưa ra nhưng phải được sự đồng ý của khách mời. Nếu bạn muốn có lợi thế về tâm l‎ý, tốt nhất hãy tổ chức đàm phán ở công ty của bạn.

Chiếc bàn là điểm chính của phòng đàm phán. Tốt nhất bạn dùng bàn tròn hoặc oval. Bàn có góc cạnh có thể tạo cảm giác đối đầu cho các thành viên tham gia đàm phán. Trong trường hợp chỉ có bàn hình chữ nhật, tuyệt đối không được xếp chỗ ngồi ở hai cạnh nhỏ vì các thành viên của hai phái đoàn luôn phải ngồi đối diện, mặt đối mặt theo chức danh.

Quy tắc 4: Tôn trọng các nguyên tắc “bất thành văn”

* Trước khi đàm phán, hai bên phải thống nhất trước những vấn đề sẽ thảo luận và xác định mục tiêu của cuộc đàm phán.
* Không xếp chỗ cho khách ngồi quay mặt về hướng cửa ra vào hoặc đối diện với cửa sổ. Đại diện của ban tổ chức phải ngồi đối diện với cửa ra vào để tiện ra hiệu cho thư k‎ý mang thêm nước hay thay bình trà.
* Bắt tay và tự giới thiệu là những hành động chính thức để làm quen. Đối với danh thiếp, sẽ rất bất lịch sự nếu sau khi nhận danh thiếp bạn đút ngay vào túi hoặc ví. Bạn cần phải đọc danh thiếp trước khi cất đi.
* Nếu các thành viên trong buổi đàm phán không biết trước về nhau, bạn nên đặt trước mặt mỗi người một bản tên để tiện giao tiếp.
* Khoảng cách giữa hai ghế ngồi ít nhất là 1,5 đến 3m. Đây được gọi là “cự ly xã hội”. Một khoảng cách quá rộng có thể tạo cho các thành viên cảm giác bị “loại ra” khỏi cuộc đàm phán.
* Tránh thái độ suồng sã trong cuộc đàm phán. Không nên vươn người sang phía không gian của người ngồi cạnh để lấy đồ hoặc tài liệu của họ mà chưa được phép.
* Số thành viên của hai đoàn đàm phán nên bằng nhau.
* Nếu trong một phái đoàn, người lãnh đạo đi cùng với trợ l‎ý thì trong phái đoàn đối tác cũng nên như vậy.
* Nếu bạn muốn ghi âm hoặc thu hình lại cuộc đàm phán, bạn phải được sự đồng ‎ý của phía đối tác.

Quy tắc 5: Cách ăn mặc

Cách ăn mặc của các thành viên thể hiện tính nghiêm túc và chuyên nghiệp. Vì vậy, trong các buổi đàm phán quan trọng bạn nên ăn mặc trang trọng và lịch sự. Đàn ông nên mặc com-lê màu đen, xám hoặc xanh tím than, áo sơ mi dài tay một màu hay có những đường sọc nhỏ màu nhạt, cravat lụa, tất cùng màu với quần, giày buộc dây. Phụ nữ cũng có thể mặc com-lê, đi giày thấp cổ, không mặc váy ngắn, trang điểm nhẹ, tóc gọn gàng, bàn tay phải được chăm sóc, các đồ trang sức càng ít càng tốt và tránh gây cảm giác lố lăng.

Quy tắc 6: Sử dụng đúng ngôn từ

* Không nên lập tức vào chủ đề chính ngay khi bắt đầu cuộc nói chuyện. Nên bắt đầu bằng đề tài thời tiết, các hoạt động văn hóa hoặc tình hình kinh tế.
* Không nên biểu lộ cảm xúc “hỉ nộ ái ố” quá mức nhưng cũng không nên giữ một bộ mặt lạnh băng. Không nên nói to quá, nhưng cũng không nên nói nhỏ đến mức thì thầm.
* Bạn không nên lạm dụng những lời khen. Chỉ nên khen ngợi trong những vấn đề có liên quan đến nội dung đang được thảo luận. Đôi khi bạn có thể khen bộ com-lê của đối tác là đẹp nhưng đừng đi xa hơn.
* Nên giữ bầu không khí trang trọng khi nói chuyện. Có thể thể hiện những cảm xúc tích cực như: “Rất vui được gặp anh/chị”, hoặc “Cảm ơn vì anh/chị đã dành thời gian cho cuộc họp mặt này”.
* Không nên nói rằng mình chắc chắn đúng, hay đưa ra những tuyên bố mang tính khẳng định 100%. Không đưa ra các lời khuyên cũng như ngắt lời người khác. Trả lời đối tác lịch sự và bình tĩnh, nếu cảm thấy khó chịu thì nên giữ thái độ im lặng.
* Không nên bắt đầu câu nói bằng sự phản đối vì điều này dễ dẫn đến sự đối lập và mâu thuẫn. Trước khi nói “không” bắt buộc bạn phải nêu ra những l‎ý do mà đối tác có thể chấp nhận được.
* Tránh dùng từ cộc lốc “Hiểu rồi!” “Tại sao?” “Cái gì?”; “Như thế nào?”...
* Và nguyên tắc quan trọng nhất: không bao giờ hứa hẹn điều gì mà bạn không thể thực hiện được. Tất cả những thỏa thuận đạt được trong buổi đàm phán chỉ có hiệu lực khi được ghi thành văn bản và có chữ ‎ký của trưởng đoàn của cả hai phía.

MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Kỹ năng Đàm phán hiệu quả trong Phỏng vấn xin việc















Đàm phán là kĩ năng cần thiết trong cuộc sống cũng như công việc. Nhưng không phải ai cũng nắm rõ được kĩ năng này, đặc biệt với những ứng viên xin việc. Đàm phán hiệu quả là một kỹ năng, và giống như bất kỳ kỹ năng nào, nó có thể được học hỏi và tích lũy. Bài viết dưới đây của Công ty Đào tạo, Tư vấn và Phát triển Best xin đưa ra một vài lời khuyên cho các bạn đang trong quá trình tìm kiếm công việc.
 
Học cách làm thế nào để đàm phán

Bạn có thể có cơ hội thương lượng về lương, lợi ích và những chi tiết công việc khác với nhà tuyển dụng. Cuộc thương lượng nên kết thúc trong một thỏa thuận đáp ứng mục tiêu của bạn và nhà tuyển dụng. Đàm phán hiệu quả là một kỹ năng, và giống như bất kỳ kỹ năng nào, nó có thể được trau dồi, tích lũy. Bạn có thể tham dự Hội thảo nghề nghiệp Career Workshop để học hỏi và hoàn thiện kỹ năng đàm phán. Sau đó thực hành các kỹ năng của bạn.
 

Đàm phán khi nào

Bạn đàm phán khi nhà tuyển dụng hiểu giá trị của bạn đối với tổ chức. Trong suốt quá trình tìm kiếm công việc, chỉ đàm phán về lương và các lợi ích khác sau khi có một đề nghị về công việc. Nếu nhà tuyển dụng muốn thảo luận về tiền lương mong đợi và các lợi ích trước khi mở rộng một đề nghị khác, hãy yêu cầu thảo luận mức lương sau khi bạn và nhà tuyển dụng đồng ý chấp nhận bạn.
 

Chuẩn bị đàm phán

Khi bạn chuẩn bị đàm phán, tìm ra những nhu cầu của nhà tuyển dụng là gì và cố gắng đáp ứng chúng mà không đánh mất tầm nhìn mục tiêu và lí tưởng của riêng bạn. Hãy xem xét các câu hỏi sau:

• Bạn tìm kiếm mức lương bao nhiêu, điều kiện làm việc và các điều kiện khác như thế nào?

• Những gì tổ chức mong muốn ở bạn ?

• Những gì bạn có thể đem lại cho tổ chức?

• Điều gì tổ chức có thể cung cấp cho bạn ?

• Doanh nghiệp nói chung thường trả cái gì cho kỹ năng, sản phẩm, hay dịch vụ của bạn?

Khi bạn xác định mục tiêu chung của mình, liệt kê một số điều cụ thể có thể nằm trong mục tiêu, chẳng hạn như :

1 . Không làm việc vào cuối tuần

2 . Kiếm được $ 30,000 một năm

3 . Nghỉ ốm 

4 . Đánh giá kết quả trong vòng ba tháng để xét tăng lương

Đánh giá những mục tiêu này bằng cách so sánh chúng với nhau. Ví dụ, số 1 , " Không làm việc vào cuối tuần" quan trọng với tôi hơn là số 2 , " Thu nhập $ 30,000 một năm" ? Ưu tiên mục tiêu của mình và chuẩn bị lựa chọn mà bạn có thể đề nghị nếu giải pháp ưa thích của bạn không được chấp nhận.
 

Đàm phán như thế nào

Trong suốt quá trình đàm phán, nhớ là phải cởi mở và trung thực. Các cuộc đàm phán nên để lại cho cả hai bên sự hài lòng với kết quả. Dưới đây là một vài điểm bổ sung:

1. Đặt câu hỏi

Nếu bạn xin phép được hỏi một câu hỏi, bạn sẽ đặt nền móng cho thỏa thuận và có khả năng nhận được một câu trả lời hoàn chỉnh.Lên kế hoạch cho các câu hỏi có thể đặt ra. Hỏi những câu hỏi mở để có được thông tin và xây dựng mối quan hệ. Câu hỏi mở thường bắt đầu với "ai", "cái gì", "khi nào", "ở đâu" và "tại sao".  Sử dụng câu hỏi đóng(câu hỏi khuyến khích các câu trả lời ngắn, chẳng hạn như " có" hoặc " không ") khi bạn muốn đạt được một sự nhượng bộ hoặc xác nhận một điểm thỏa thuận .

2. Hãy là một người biết lắng nghe tuyệt vời

Các thông tin bạn nhận được càng nhiều, bạn càng dễ dàng đáp ứng nhu cầu của người khác hơn.

3. Diễn đạt lại để đảm bảo hiểu đúng

Xác định lại theo từcủa bạn những gì người khác đã nói để chắc chắn rằng bạn hiểu đúng. Hãy chắc chắn sử dụng những từ khác nhau để không nghe giống như bạn đang bắt chước.

4. Viết lại

 Ghi chép trong quá trình đàm phán. Ghi chép sẽ giúp tất cả các bên nhớ lại những gì đã được thảo luận hoặc quyết định.

5. Nhấn mạnh giá trị của bạn

Nếu tổ chức cho rằng mức lương mong muốn của bạn quá cao, hãy chỉ ra những gì bạn nghĩ đóng góp của bạn sẽ có ích cho tổ chức.

6. Linh  hoạt trong đàm phán

 Hãy sẵn sàng từ bỏ những thứ không thực sự quan trọng với bạn để tạo ra một cảm giác thiện chí.

7. Sử dụng sự im lặng để cân nhắc

Phản ứng với một lời đề nghị, hãy xác định lại đề nghị, ngồi lặng lẽ và đếm thầm đến 10. Cho phép tất cả mọi người có thời gian để xem xét. Kỹ thuật này cũng có giúp nhà tuyển dụng điều chỉnh đề nghị có thể tiếp tục quá trình đàm phán hoặc có thể dẫn tới một đề nghị tốt hơn.

8. Hãy dành thời gian để xem xét đề nghị

Khi một đề nghị cuối cùng được đưa ra, nếu nó chưa đủ, cám ơn nhà tuyển dụng và yêu cầu thời gian để xem xét đề nghị.

9. Bày tỏ lòng biết ơn 

 Khi bạn đạt đến một thỏa thuận, hãy thể hiện lòng biết ơn và đánh giá cao. Chỉ ra bạn quan tâm như thế nào khi tham gia và đóng góp cho  tổ chức. 



Cách giao tiếp trong đàm phán cực hiệu quả
Các bước chuẩn bị đàm phán hợp đồng ngoại thương
Các bước cần chuẩn bị cho một cuộc đàm phán
Phong cách giao tiếp với người Pháp lịch sự, thân thiện
Bí quyết để được sếp tăng lương
Mức lương mong muốn khi phỏng vấn ứng phó thế nào



(ST)