Các giải độc chì an toàn hiệu quả bằng thực phẩm

Trà xanh, vitamin C, mộc nhĩ...là những thực phẩm dễ tìm giúp cơ thể thải độc chì hiệu quả.






CÁCH GIẢI ĐỘC CHÌ

Chì và ngộ độc chì

Chì là một kim loại mềm màu xám, ký hiệu hóa học là Pb. Đặc biệt, chì tạo nhiều hợp chất có màu sắc khác nhau (như muối chì cromat có màu vàng rất đẹp) nên thường được dùng trong pha sơn, kỹ nghệ thủy tinh, làm chất màu cho đồ gốm... Chính được dùng đa dạng như vậy nên nếu không có có biện pháp xử lý an toàn thì chì có thể gây ngộ độc. Từ lâu trong ngành Dược đã xảy ra tai biến ngộ độc chì do bào chế dịch truyền natri clorid đẳng trương (thường gọi là nước biển dùng truyền dịch trong bệnh viện) đựng trong chai thủy tinh có pha chì (chì thôi ra làm hại người bệnh). Trong công tác kiểm nghiệm dược phẩm có việc bắt buộc là thuốc đưa ra sử dụng phải tuyệt đối không được chứa kim loại nặng (chì và thủy ngân là điển hình). Từ lâu, cũng đã xảy ra ngộ độc do trẻ em ngậm đồ chơi có pha chì. Đặc biệt, ngộ độc chì kinh niên (còn gọi ngộ độc trường diễn) có thể xảy ra do: ăn các thực phẩm đóng hộp hàn bằng thiếc lẫn chì; uống nước dẫn qua đường ống pha chì; hít phải bụi chì và các hợp chất của nó trong các nhà máy sản xuất sơn, làm bình “accu” (ở ta đã xảy ra khá nhiều vụ ngộ độc này, trong đó có trẻ bị ngộ độc do sống cạnh nơi sản xuất bình accu), mạ kim loại, khai thác chì và đúc chữ in bằng chì; nhân viên tiếp xúc với xăng dầu chứa Pb(C2H5)4 (được xem là chì hữu cơ).

Người ta ghi nhận, lượng dư trên 200mcg chì/ngày trong môi trường tiếp xúc gây nguy hiểm cho hoạt động sống của con người. Còn nếu lượng dư khoảng 1mg/ngày có thể gây ngộ độc chì trường diễn và nguy hiểm nhất chính là ngộ độc chì trường diễn.

Về độc tính, các muối chì đều rất độc và độc tính của nó rất phức tạp. Khi vào cơ thể, chì tích lũy trong các mô nhiều mỡ như não, gan, hoặc mô nhiều sừng như da, lông, tóc, móng. Chì có tác dụng gây hại lên các hệ thống men cơ bản, nhất là men hemosynthetase trong quá trình vận chuyển tổng hợp heme là chất tạo ra hemoglobin (tức huyết sắc tố tạo màu đỏ hồng cầu có nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong hô hấp). Nếu chì hiện diện trong máu trên 0,3ppm sẽ ngăn cản quá trình oxy hóa glucose tạo ra năng lượng duy trì sự sống nhưng nếu hàm lượng chì/máu trên 0,8ppm sẽ gây thiếu máu do thiếu hụt hemoglobin theo cơ chế vừa kể. Thiếu máu có th��� xem là dấu hiệu đầu tiên trong nhiễm độc chì.

Triệu chứng ngộ độc chì và cách điều trị

Triệu chứng ngộ độc cấp chì: Khi uống phải muối chì sẽ xuất hiện một số dấu hiệu ngộ độc cấp như: rát miệng, nôn, đau bụng, ỉa phân đen sau đó táo bón, có thể bị vô niệu do thận bị tổn thương, tăng urê huyết… Trường hợp ngộ độc chì trường diễn: xuất hiện vành đen ở lợi miệng rất sớm, người có thể có dấu hiệu thần kinh như thay đổi tính tình, dễ cáu gắt, nhức đầu, hoang tưởng ảo giác. Để chẩn đoán ngộ độc chì trường diễn cần chú ý lượng chì có tự nhiên trong cơ thể: mức trung bình của chì trong máu 0,06mg/100ml, trong nước tiểu 24 giờ: 0,08mg. Nếu hàm lượng chì có trong máu hoặc nước tiểu quá cao có nghĩa đã ngộ độc chì.

Điều trị ngộ độc cấp: rửa dạ dày bằng dung dịch natri hoặc magie sulfat. Cho uống thuốc chống độc kim loại nặng. Có thể tiêm truyền tĩnh mạch dung dịch natri clorid đẳng trương có chứa Ca EDTA (là chất giải độc chì).


Những món ẩm thực hóa giải nhiễm độc chì

Trong đời sống hằng ngày chúng ta tiếp xúc nhiều với chì nhất là thông qua các đồ gia dụng có màu. Vì nó là một kim loại có màu đẹp, lại dễ kết hợp với các chất khác trong việc tạo màu nên nó được sử dụng như là một thành phần không thể thiếu trong công nghiệp tạo màu. Nó được ứng dụng trong ngành chế tạo sơn, chế tạo vecni, làm đồ thủy tinh, làm gốm, tráng men. Những màu gần như đặc quyền của chì vì sắc thái tạo ra đặc trưng là màu vàng crôm, màu vàng naples, màu đỏ, màu da cam. Vì thế mà những đồ gia dụng có những màu này thì có khả năng cao chứa các hợp chất của chì. Vậy chì có ở đâu? Phòng chống thế nào?

Chì có ở đâu?

Nhìn những thỏi điện cực xám xịt được chế tạo từ chì người ta cứ nghĩ chì là một kim loại xám ngoét, đen sì. Nhưng thực tế chúng ta đã nhầm. Chì là một kim loại vô cùng đẹp. Chúng có màu trắng xanh trông rất bắt mắt còn khi được nung chảy thì nó có màu trắng vàng crôm đến huy hoàng. Nó là một kim loại được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày. Đó là bởi vì những đặc tính đáng quý của nó.

Chì là một kim loại nặng, có màu đẹp, dễ tạo hợp chất với chất tạo màu khác. Nó là kim loại mềm, dễ uốn, dễ kéo dài, nhưng nó lại có khả năng chịu được mài mòn, chống ăn mòn. Nó còn có tác dụng ngăn cản sự xuyên qua của những tia bức xạ, tia phóngxạ. Vì thế mà chì đã và đang là một kim loại được ứng dụng vô cùng rộng rãi. Vì là một kim loại chống ăn mòn nên nó được dùng rất rộng rãi và gần như độc quyền trong lĩnh vực chế tạo ắc quy ôtô, xe máy, chế tạo các thiết bị điện phân, sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp điện phân chế tạo nước tẩy rửa công nghiệp và ngành công nghiệp đóng tàu. Về độ phổ dụng ở khía cạnh này, nó chiếm trên 50% ứng dụng trong đời sống. Chì có khả năng chống mài mòn nên nó được dùng trong ngành công nghiệp xây dựng, chế tạo các loại thép có khả năng uốn cong và không bị phá huỷ bởi môi trường.

 Cấu trúc tinh thể than chì (graphit).

Vì chì là kim loại có khả năng chống nổ trong các hỗn hợp xăng dầu nên người ta trước đây đã thêm vào hợp chất chì vào trong xăng để chống nổ khi động cơ hoạt động. Nó là kim loại được dùng trong ngành hoá dầu. Vì là một kim loại mềm, dễ dát mỏng, dễ nóng chảy nên chì được dùng nhiều trong công nghiệp hàn,công nghiệp chế tạo bán dẫn như hàn thiếc, chế tạo vi mạch máy tính điện tử, màn hình tivi...

Trong lĩnh vực y dược học, chì được ứng dụng trong chế tạo dược dưới dạng chì axetat, làm tường chống phóng xạ vì chì chống tia phóng xạ lọt qua, làm tường ngăn tia trong các phòng chụp Xquang.


Phòng ngừa nhiễm độc chì như thế nào?

Trong lao động, chúng ta cần giữ vệ sinh lao động, không được tiếp xúc trực tiếp với chì. Trong nhà máy, xí nghiệp có sử dụng chì, bắt buộc chúng ta phải thực hiện chế độ thông hơi tốt, sử dụng các máy hút hơi, hút mùi, lấy không khí từ bên ngoài vào đề làm loãng nồng độ chì trong khí thở. Không quá 10µg/l chì trong khí thở hay trong môi trường lao động là tiêu chuẩn đạt độ an toàn.

Trong công nghiệp nấu chì, người lao động bắt buộc phải đeo khẩu trang vì lúc này chì đã nóng chảy và có thể bay hơi. Nếu không đeo khẩu trang, người bệnh sẽ hít phải hơi chì và có thể xảy ra các nhiễm độc cấp tính.


Niêm mạc miệng xám xịt do nhiễm chì.

Trong quá trình lao động, tuyệt đối không ăn uống ở nơi lao động vì sẽ có nguy cơ ăn phải thực phẩm nhiễm chì, hít phải hơi chì. Cần thiết phải sử dụng quần áo bảo hộ lao động, dù chỉ đi vào công trường 30 phút. Không được để chung quần áo lao động với quần áo sinh hoạt tại nhà. Sau lao động cần tắm ngay để loại bỏ chì trên da.

Những người làm việc trong môi trường có chì cần được kiểm tra sức khỏe toàn diện 6 tháng 1 lần. Với những người làm việc mà độ chì cao thì cần được kiểm tra 3 tháng 1 lần nhằm để phát hiện những tổn thương mới nhất. Ở giai đoạn này, có thể điều trị phục hồi hoàn toàn.

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta vẫn đang sử dụng những đồ gia dụng có chứa chì như gốm sứ có màu sặc sỡ, sơn, vecni. Vì thế mà không nên lạm dụng những đồ gốm sứ gia công, chế tác đơn giản vì không thể loại bỏ tạp chất. Không nên sử dụng những đồ gốm sứ chứa nhiều chì trong tráng men như gốm sứ Trung Quốc. Đặc biệt những màu sặc sỡ như đỏ, vàng, da cam có khả năng cao chứa chì. Không sử dụng các loại bát ăn cơm có viền men ở miệng bát vì như vậy có nguy cơ ăn phải chì. Với nhà có trẻ em, không cho trẻ mút mát các đồ chơi có màu, các đồ chơi Trung Quốc vì dễ làm trẻ “mút” phải chì mà bố mẹ không biết.

 

Ngộ độc chì rất nguy hiểm, đặc biệt là trẻ em, bởi nhiều trường hợp không có triệu chứng, song chì đã nhiễm và hủy hoại vĩnh viễn một số cơ quan chức năng trong cơ thể, như gan, thận, tiêu hóa, não...

Một số thực phẩm sau đây có tác dụng rất tốt để phòng trừ và hóa giải nhiễm độc chì. Ví dụ, các sản phẩm từ đậu không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà còn chứa nhiều thành phần có khả năng phòng ngừa nhiễm độc chì.

Điều rất quý của tôm khô là có hàm lượng đạm rất cao, tôm khô có thể dùng để nấu canh bầu, canh ngót…vị ngọt nhẹ nhàng, thanh, mát thích hợp với không khí nóng bức mùa hè và giải độc chì.

Cà rốt có tác dụng hạ huyết áp, hạ đường, giảm mỡ trong máu, phòng chống độc thủy ngân. Những người bị nhiễm độc thủy ngân hay nhiễm độc chì nên thường xuyên ăn cà rốt.

Gan là loại phủ tạng chứa nhiều chất đạm, nhiều vitamin A và sắt rất tốt cho sức khỏe.Trước khi chế biến, nên cắt lát mỏng từng miếng gan rửa sạch bằng nước lạnh, bóp hết máu đọng, lấy giấy ăn thấm khô hết máu trong gan để loại bỏ chất độc trong máu của gan, chỉ còn giữ lại các tế bào gan giàu chất dinh dưỡng.

Mộc nhĩ đen là một loại nấm ăn được có giá trị bổ dưỡng rất cao, có nhiều hoạt chất có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp giải độc và làm chậm sự lão hóa.

Thịt bò rất giàu chất sắt có tác dụng bổ sung lượng máu cho cơ thể và phòng tránh cơ thể bị thiếu máu. Ngoài ra, các axit linoleic cũng tham gia quá trình duy trì cơ bắp.

Hãy bổ sung thêm cho cơ thể khoảng 1000 mg vitamin C mỗi ngày. Đây là biện pháp giúp cơ thể tăng cường giải độc chì.

Rất nhiều nghiên cứu khác nhau về trà xanh và ung thư chứng minh rằng chất EGCG trong trà xanh sẽ điều chỉnh và hạn chế sự phát triển của ung thư bằng cách tiêu diệt tế bào gây ung thư. Thưởng thức 2 ly trà xanh/ngày giúp cơ thể bạn thải độc chỉ và giảm tới 18% nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Phòng tránh ngộ độc chì

Để phòng tránh ngộ độc chì cần có sự tham gia của nhiều thành phần khác nhau:

Các cơ quan chức năng

- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục sức khỏe, nâng cao nhận thức của người dân (khi bị bệnh chỉ khám ở các cơ sở có đăng ký và dùng các thuốc lưu hành hợp pháp), tăng cường công tác quản lý sản xuất, lưu thông phân phối và sử dụng thuốc.

- Loại bỏ các sản phẩm có nguy cơ gây nhiễm độc chì trong cuộc sống hàng ngày như sơn có chì, đồ chơi có chì…

- Có các biện pháp quản lý với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp liên quan đến môi trường, lao động, đảm bảo việc thực hiện giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh, an toàn lao động.

Các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp

- Giữ vệ sinh môi trường, đặc biệt ở nhà và trường học: giám sát, đánh giá tình trạng ô nhiễm do chì và có các biện pháp can thiệp, xử lý thích hợp để tránh ô nhiễm và ngộ độc. Không sử dụng các sản phẩm có chì (như sơn, đồ dùng, đồ chơi có chì)

- Đảm bảo vệ sinh, an toàn lao động, đặc biệt với các nghề nghiệp có nguy cơ nhiễm độc chì cần đảm bảo môi trường và an toàn lao động, tránh gây ô nhiễm. Kiểm tra sức khỏe (gồm xét nghiệm chì trong máu) định kỳ.

- Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm an toàn, không có nguy cơ gây ngộ độc chì.


Để tránh nhiễm độc chì cần phải chú ý cải thiện điều kiện làm việc, giảm thiểu lượng bụi chì và hợp chất của nó xâm nhập vào cơ thể, kiểm tra sức khỏe định kỳ cho công nhân tiếp xúc với chì  6 tháng 1 lần. Đặc biệt, các cơ quan quản lý chức năng cần thường xuyên kiểm tra dụng cụ đồ dùng sinh hoạt (như cốc thủy tinh, đồ nhựa chén bát, đồ chơi trẻ em… in hình màu mè sặc sỡ) đang lưu hành xem có đạt tiêu chuẩn không được chứa chì quá giới hạn cho phép.

Riêng đối với trẻ em, các bậc cha mẹ  cần nâng cao ý thức bảo vệ trẻ bị nhiễm độc chất từ việc lựa chọn đồ chơi cho trẻ. Tốt nhất không chọn đồ chơi sơn phủ màu sắc sặc sỡ, lòe loẹt. Cần có sự nghi ngờ đồ chơi cho trẻ càng có nhiều màu sắc “bắt mắt” càng có nguy cơ chứa chất phủ là độc chất của chì. Trẻ chơi đồ chơi bị nghi ngờ ấy không thu nhiều về sự giải trí và giáo dục mà chỉ có hại do không quản lý tốt về chất lượng. Riêng thuốc Đông y cũng có những độc chất như trong thuốc Tây y; vì vậy, phải thật cẩn trọng khi sử dụng, không nên nghe lời truyền miệng, đồn đại về một toa thuốc, vị thuốc nào đó rồi tự tiện, sử dụng lâu dài - trong khi chưa biết trong toa ấy có chứa độc chất hay không. Cũng đừng quá tin vào cái nhãn hiệu “gia truyền” mà giao phó sức khỏe cho những người không được đào tạo chuyên môn hay hành nghề y học cổ truyền không theo sự quản lý của ngành y tế.

Cộng đồng:

- Gia đình, nhà trường: thực hiện tốt vệ sinh cá nhân cho trẻ (đặc biệt rửa tay, cắt móng tay, không đưa tay và mọi vật lên miệng). Trẻ em ở nơi có ô nhiễm chì bên cạnh việc xử lý môi trường cần chú ý thường xuyên cung cấp đủ các khoáng chất cần thiết như calci, sắt, kẽm, magie…

- Khi bị bệnh chỉ khám ở các cơ sở y tế có đăng ký.

- Chỉ dùng các thuốc lưu hành hợp pháp: các thuốc được nhà sản xuất và phân phối có nhãn mác ghi rõ địa chỉ, chứng nhận cho phép của các cơ quan chức năng.

- Thận trọng khi sử dụng các sản phẩm có thể sử dụng sơn, nhựa có chì, đặc biệt khi các sản phẩm cho trẻ em, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không có đăng ký và cho phép của các cơ quan chức năng:

+ Đồ chơi

+ Đồ trang sức, làm đẹp

+ Đồ nội thất, gia dụng: bàn, ghế, cũi, rèm, khung ảnh…

+ Đồ may mặc: quần áo, giầy dép, găng mũ, kính mắt, thắt lưng, vali.

+ Văn phòng phẩm: bút, vở, nam châm, kẹp giấy

+ Vật dụng chứa đựng nước uống, thực phẩm: bình đựng nước, cốc


MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Thực phẩm giải độc hiệu quả cho cơ thể

Giải độc gan
Gan là một cơ quan quan trọng của cơ thể, có chức năng giải độc các độc tố trong cơ thể nhờ một loạt các phản ứng hóa học, biến chất độc hại thành không độc hại hoặc có mức độ độc hại thấp hơn. Trong chế độ ăn uống, bạn có thể ăn cà rốt, tỏi, nho… để giúp giải độc gan.
 
Cà rốt kích thích tuần hoàn máu.
Cà rốt: Cà rốt chứa rất nhiều pectin có thể kết hợp với thủy ngân và tăng tốc độ thải các ion thủy ngân trong máu. Mỗi ngày, ăn một ít cà rốt cũng có thể kích thích tuần hoàn máu đường tiêu hóa, cải thiện tiêu hóa.
Sữa: Sữa giúp loại bỏ chì, vì nó giàu canxi và phốt-pho. Đồng thời protein trong sữa kết hợp với chì trong cơ thể tạo thành các hợp chất hòa tan, dễ bài tiết.
Nho: Nho có thể giúp gan, ruột, dạ dày loại bỏ các chất thải, đồng thời cũng tăng cường chức năng tạo máu. Ngoài ra, nho có chứa các axit hữu cơ và một loạt các enzym để giải độc gan, giảm nóng ruột, hỗ trợ tiêu hóa.
Giải độc thận
Thận là một cơ quan giải độc quan trọng, giúp lọc chất độc trong máu và bài tiết qua nước tiểu. Dưa chuột, anh đào, các loại trái cây và rau khác sẽ góp phần giải độc thận.
Quả anh đào giải độc thận tốt.
Tác dụng lợi tiểu của dưa chuột có thể làm sạch niệu đạo để thận bài tiết các độc tố khỏi đường tiết niệu. Các axit trong dưa chuột cũng giúp giải độc gan, phổi và dạ dày.
Quả anh đào là thực phẩm tự nhiên có giá trị như thuốc giải độc thận. Mặt khác nó cũng có tác dụng nhuận tràng nhẹ.
Thanh lọc đường ruột
Nếu các thực phẩm khó tiêu đọng lại trong hệ tiêu hóa thì sẽ gây ra các độc tố, làm tái hấp thu và gây thiệt hại lớn cho sức khỏe. Mộc nhĩ, rong biển, táo, gạo nâu và các thực phẩm khác có thể giúp giải độc cho hệ thống tiêu hóa.
Mộc nhĩ có lợi thế là giúp cơ thể hấp thu các tạp chất còn lại trong hệ thống tiêu hóa của con người, làm sạch máu. Ăn mộc nhĩ thường xuyên sẽ loại bỏ các chất ô nhiễm trong cơ thể.
Thành phần Alga alkane mannitol có trong rong biển là loại đường có hàm lượng calo thấp, giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi cho ruột, làm cho thức ăn tiêu hóa nhanh và sớm loại bỏ các các chất cặn bã lưu lại trong ruột. Nhờ đó, ruột trở nên sạch sẽ, tăng khả năng hấp thụ canxi.
Axit galactose trong táo có thể kết hợp với các chất trong cơ thể tạo thành các pectin, giúp làm sạch thức ăn ứ đọng trong ruột.
 
Gạo nâu giống như “thợ ống nước” cho đường ruột, sẽ loại trừ được các cặn bã dư thừa cho cơ thể.
Thanh lọc cơ thể
Cần tây cân bằng nước trong cơ thể.
Cần tây giàu chất xơ có tác dụng như một thiết bị thanh lọc cơ thể. Thường xuyên tiêu thụ cần tây có thể đối phó với các chất độc tích lũy trong cơ thể do bệnh như thấp khớp, viêm khớp gây ra. Ngoài ra, cần tây cũng có thể điều chỉnh cân bằng nước trong cơ thể, cải thiện giấc ngủ.
Các loại thực phẩm đắng thường có một chức năng giải độc mà có thể bạn chưa biết. Trong mướp đắng người ta phát hiện ra một loạt các protein có thể làm tăng hoạt động của các tế bào miễn dịch, giúp loại bỏ các chất độc hại. 
Đậu xanh ngọt và mát, có công dụng thúc đấy sự trao đổi chất và bài tiết của các chất độc hại trong cơ thể. Nó giống như một thuốc giải độc rất hiệu quả cho kim loại nặng, thuốc trừ sâu và có tác dụng phòng ngừa nhất định với một loạt các ngộ độc thực phẩm.
Polyphenol, polysaccharides và vitamin C trong trà có vai trò thúc đẩy sự bài tiết các chất độc hại trong cơ thể. Các nghiên cứu còn cho thấy trà giúp tiêu diệt tế bào ung thư. Những người thường xuyên ngồi trước máy vi tính nên uống trà đều đặn để ngăn chặn các tác hại của bức xạ máy tính.




Ngộ độc thức ăn khi mang thai
Xử lý ngộ độc thức ăn
Cách xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm
Phòng chống ngộ độc thực phẩm bảo vệ sức khỏe của bạn
Thực phẩm có tác dụng thải chất độc
Mẹo chữa tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh



(ST)