Các loại bánh rán ngon ăn mãi không biết chán

Những món bánh rán giòn và ngon như thế này rất thích hợp để làm trong những ngày se lạnh. Nhâm nhi mỗi chiếc bánh nóng để từ từ cảm nhận mùa đông đang đến dần.



CÁC LOẠI BÁNH RÁN


Bánh rán mặn

Trời se lạnh làm món bánh rán mặn ăn chơi nào!

Nguyên liệu:

- Bột nếp xay ướt

- Thịt xay

- Miến

- Đu đủ xanh, cà rốt

- Xà lách, rau thơm các loại

- Hành tỏi khô, ớt, hạt tiêu.

Cách làm:

- Miến, mộc nhĩ ngâm nở, cắt nhỏ. Hành khô bóc vỏ băm nhỏ. Trộn các nguyên liệu trên cùng thịt xay, hạt nêm và hạt tiêu để làm nhân bánh.

- Chia bột nếp xay thành những viên có kích thước bằng nhau, ấn dẹt rồi xúc nhân cho vào giữa.

 


- Vê cho bột bao kín, tạo hình bánh có độ thuôn dài.

- Đu đủ xanh, cà rốt nạo vỏ, thái miếng mỏng. Bóp qua với muối, rửa lại bằng nước đun sôi để nguội rồi trộn cùng dấm, đường, nước mắm làm dưa góp ăn kèm.
 


- Pha nước chấm bằng nước đun sôi để nguội với dấm, đường, nước mắm, tỏi ớt băm tạo vị chua cay mặn ngọt.

- Rán bánh trong chảo ngập dầu đến khi vỏ bánh chín giòn.
 


Vớt bánh rán mặn ra đặt vào giấy thấm dầu rồi thưởng thức ngay khi bánh còn đang nóng hổi các bạn nhé! Chị em xem tại đây để được hướng dẫn cách làm chi tiết bằng hình ảnh.

Bánh rán đường

Món bánh rán này rất dễ làm mà lại ngon. Cuối tuần bạn có thể bớt chút thời gian thưởng thức món ngon này đấy!

Nguyên liệu

Làm bánh:

- 50g dừa tươi

- 500g bột nếp

- 150g nước

- 2-3 ly dầu ăn

Tạo vỏ bánh:

- 400g đường

- 200g nước
 


Cách làm:

- Trộn tất cả các thành phần trên trong bát lớn cho đến khi mềm dẻo. Múc khoảng 3 thìa bột một lên tay, viên thành quả bóng bàn rồi tạo nó theo hình bánh rán bầu dục.

- Đun nóng dầu trên chảo. Bỏ bánh vào chiên cho đến khi vàng nâu.

- Đun nước và đường sôi trong chảo cho đến khi đường tan hoàn toàn. Cho bánh rán vào chiên cùng, đảo nhanh tay cho đường ngấm đều bánh. Đảo đến khi đường đặc sệt lại và bám vào bánh thì ngon hơn.

Cho bánh ra đĩa, ăn khi còn ấm. 

Bánh rán lúc lắc

Nguyên liệu:

Vỏ bánh:

- Bột nếp: 120 gr

- Bột gạo: 15 gr

- Đường: 50 gr

- Đậu xanh đã sạch vỏ: 10 gr

- Nước: 100 ml

- Vừng sống: 50 gr

- Dầu ăn: 1 thìa ăn cơm

- Bột nở: 2 g

Nhân bánh:

- Đậu xanh đã sạch vỏ: 40 gr

- Dừa nạo: 30 gr

- Vừng rang chín: 10 gr

- Đường: 25 gr

- Dầu ăn: 1 thìa cà phê

Thực hiện:

- Toàn bộ chỗ đậu xanh đem ngâm nước 3 - 4 tiếng cho đậu nở, rồi đem hấp chín trong vòng 15 phút kể từ khi nước sôi để đậu chín bở.

- Cho đậu vào cối giã nhuyễn rồi trộn thật đều đậu (chừa lại 10 gr để cho vào vỏ bánh) với đường, vừng, dừa nạo và dầu ăn (cho thêm vừng rang chín sẽ làm cho nhân bánh thơm hơn).
 

-- Chia đậu xanh làm 20 phần bằng nhau rồi vê tròn lại (mỗi viên nặng khoảng 5g). Cho số nhân đậu cất vào ngăn mát tủ lạnh cho nhân được khô ráo hơn.

Trộn chung bột nếp, bột gạo, đậu xanh, đường , dầu ăn, bột nổi với nhau. 

- Cho từ từ nước vào, vừa cho vừa nhào. Nhào bột thật kỹ cho bột được nhuyễn mịn, không dính tay và không vón cục.

- Nặn bột thành một khối, để bột nghỉ khoảng 2 tiếng, sau đó đem chia bột ra thành 20 phần bằng nhau rồi viên tròn từng phần lại (mỗi viên bột nặng khoảng 15g).

- Xoa dầu ăn vào tay cho khỏi dính rồi dùng tay ấn dẹt viên bột, cho nhân đậu vào giữa rồi lại viên tròn lại.
 


- Lăn bánh qua vừng sống rồi lại dùng tay vê tròn bánh một lần nữa để cho vừng in vào vỏ bánh tránh việc bị rơi rụng khi rán (công đoạn này nên làm nhẹ tay và hơi tỉ mẩn. Tránh việc nhân bánh bị biến dạng hay bị lẫn vào vỏ bánh do mạnh tay. Bọc bột và nhân phải kín tránh việc có kẽ hở giữa bánh và nhân khi rán bánh sẽ bị sùi).

- Cho thật nhiều dầu ăn vào chảo sao cho dầu ăn ngập mặt bánh, đun cho dầu ăn nóng già thì hạ lửa về mức nhỏ.

- Cho bánh vào rán, dùng đũa quấy đều theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 6 - 7 phút.  Sau đó tăng lửa hơn một chút xíu rán tiếp bánh trong khoảng 1 phút nữa khi mà thấy bánh vàng đều các mặt thì vớt bánh rán lúc lắc ra (mỗi lần rán khoảng 10 chiếc).

Bánh rán doremon

Truyền thuyết kể rằng, cuối thời Edo ở Tokyo, một samurai có tên Benkei đã bỏ quên chiếc chiêng (dora) của anh ta khi rời khỏi nhà của một người nông dân, nơi anh ta ẩn náu. Người nông dân sau đó đã dùng chiếc chiêng bị bỏ lại rán ra những chiếc bánh, và từ đó gọi chúng là Dorayaki.

Dorayaki được làm từ các nguyên liệu chính là trứng, bột mỳ và đậu đỏ. Bánh gồm hai lớp vỏ tròn dẹt làm từ bột, đem nướng hoặc rán hai mặt, có nhân bên trong. Thông thường, nhân là nhân đậu đỏ, nhưng tùy theo khẩu vị, các bạn có thể chọn khoai môn, đậu xanh hay dâu tây.

MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:



Tận dụng cơm nguội làm bánh rán ăn sáng cực ngon




Bạn cần những nguyên liệu sau để làm bánh rán từ cơm nguội:

- 1 bát cơm nguội

- 200g bột mì

- 120ml nước ấm

- Gia vị: 1 muỗng canh xốt bò bằm; 1 muỗng canh nước xốt thịt nướng, 1 chút muối.


Cho bột ra bát nhỏ, thêm một chút muối và trộn đều, từ từ đổ nước ấm, khuấy đều bằng đũa. Nhồi bột thành một hỗn hợp dẻo mịn rồi đem ủ bột 30 phút cho bột nở.

Chú ý: Nhồi bột bằng nước ấm thì bột sẽ mịn hơn.


Đun nóng chảo với một chút dầu ăn, trút bát cơm nguội vào chiên. Thêm một muỗng canh nước xốt bò bằm, kế đó là nước xốt thịt nướng và tiếp tục đảo đều.


Khi nước xốt bao đều từng hạt cơm, cơm ngả màu nâu óng thì tắt bếp. Trút cơm chiên ra bát con, để riêng.


Khi bột đã ủ đủ thời gian, chia bột thành 4 phần.
 


Cán bột thành một lớp mỏng, rộng. Múc 1 muỗng cơm chiên đổ vào giữa.

Dùng ngón tay kéo mép bột về phía tâm, từ từ đóng kín miệng bánh lại như cách nặn bánh bao.

Lưu ý: Nếu bạn không có thời gian nhào bột vào buổi sáng, hãy nhào và cán sẵn bột vào buổi tối hôm trước, sau đó xếp thành từng lớp, giữa các lớp ngăn cách nhau bằng màng bọc thực phẩm. Sáng hôm sau bạn chỉ việc lấy vỏ bánh ra gói và chiên, rất nhanh.
 

Khi đã gói kín bánh, dùng tay nhẹ nhàng ấn dẹt bánh. Kế độ lộn ngược bánh lại, tiếp tục ấn dẹt bánh, chỉ để bánh có độ dày khoảng 1 cm.

Lưu ý: Nên ấn dẹt từ từ với lực vừa phải để không làm bánh bị nứt hay rò rỉ phần nhân bên trong.


Bắc chảo trở lại với lượng dầu đủ láng bề mặt, cho từng chiếc bánh vào chiên vàng. Khi bánh vàng đều thì lật bánh để chiên nốt mặt còn lại.



Lấy bánh ra, dùng nóng rất ngon.

Làm bánh rán từ cơm nguội khá dễ dàng mà khi ăn lại lạ miệng. Với bát cơm nguội cũ còn thừa từ bữa trước, cộng thêm ít gia vị là bạn đã có một món bánh mới khá ngon miệng cho cả nhà thưởng thức vào bữa sáng rồi đấy!

Cắn lớp bánh vàng giòn bên ngoài, bạn sẽ bắt gặp lớp nhân đậm đà, cay thơm ở bên trong rất thú vị. Món bánh dùng nóng với chút đồ chua rất thích hợp lại không ngán. Chúc các bạn thành công và ngon miệng với cách làm bánh rán này nhé!



Cách làm bánh rán ngọt
Cách làm bánh dorayaki
Cách làm bánh rán mặn
Làm bánh rán kim chi trổ tài đầu bếp
Hướng dẫn làm món bánh rán ngon như ngoài hàng
Cách làm bánh cam (bánh rán)



(ST)