Hướng dẫn học thủ ngữ khi tiếp xúc với người khiếm thính
Mẹo vặt để tăng cân cho người gầy an toàn và hiệu quả
Nhắc đến Trung Quốc, không thể không nhắc đến các loại bánh đặc trưng như màn thầu, sủi cảo, hoành thánh... Đó không chỉ là những món ăn đơn thuần mà còn là nét đẹp trong ẩm thực Trung Quốc.
CÁC LOẠI BÁNH TRUNG QUỐC
Bánh bò là một loại bánh có xuất xứ từ phía nam Trung Quốc và phổ biến tại Việt Nam. Bánh bò là một loại bánh xốp làm từ: bột gạo, nước, đường và men. Mặt bánh có rất nhiều bong bóng nhỏ do có nhiều lỗ khí trong bánh. Loại bánh bò ở Trung Quốc được gọi là bái táng gāo (白糖糕) - nghĩa là "bánh đường trắng", loại bánh bò này hơi chua và bỏ qua thành phần dừa - một thành phần không thể thiếu trong bánh bò ở Việt Nam. Bánh bò nói chung được ăn như món tráng miệng hoặc ăn với chả,...
Sở dĩ có tên Bánh Bò là vì trong quá trình ủ bột với men, bột sẽ "bò" (crawl) lên trên vành tô bột!
Bánh bò nướng: loại bánh được thực hiện bằng phương pháp nướng từ bột nhào len mên dạng rắn, thường được làm với kích thước lớn, và khi ăn được cắt thành miếng tam giác. Bên trong hơi vàng hoặc trắng, phần mặt và rìa có màu vàng (nâu) do nước cốt dừa cháy, giòn. Loại bánh này được ăn riêng.
Bánh bò hấp: là loại bánh hấp không có thành phần nước cốt dứa trong bột lỏng. Những chiếc bánh loại này thường có dạng tròn nhỏ với nhiều màu trắng (không pha màu), vàng (màu thực phẩm), hồng hoặc tím (màu từ lá cẩm), xanh lá (từ lá dứa). Đôi khi, loại bánh hấp này cũng được làm thành mảng lớn và cắt nhỏ thành miếng tam giác hoặc chữ nhật như bánh bò nướng. Loại bánh này có thể được ăn riêng hoặc ăn kẹp với bánh tiêu hoặc ăn trong dĩa với nước cốt dừa rắc muối mè.
Bánh bò sữa (nướng) là một dạng bánh mới, xuất hiện từ khoảng thập niên 2000. Thành phần nước cốt dừa truyền thống được thay bằng sữa. Cũng như bánh bò hấp, bột bánh ở dạng lỏng. Bánh được làm chín bằng phương pháp nướng chảo.
Bánh bò dừa là dạng bánh mới nhất được ghi nhận cuối thập niên 2000, có xuất xứ không rõ.[1] Loại bánh này khác biệt hẳn so với các loại trên ở điểm bánh không còn tơi xốp với nhiều bóng khí. Bánh này khá dai, có khi chai cứng trong một lớp vỏ nhẵn mịn. Khác biệt lớn nhất so với bánh truyền thống là phần bột bánh dạng lỏng được làm từ bột mì, bột nổi và trứng gà. Bánh được nướng bằng một loại khuôn đặc trưng gọi là khuôn chuồn chuồn để được dạng trụ rỗng. Khi lớp vỏ trụ chín, người làm cho vào lòng khuôn dừa sợi đã sao với đường và đậu xanh rồi đổ bột tiếp lên mặt trên và lật khuôn nướng tiếp. Thành phẩm là có dạng trụ tròn hoặc tròn dẹp như bánh crêpe.
Bánh tiêu
Bánh tiêu là một loại bánh ngọt bình dân có xuất xứ từ Trung Quốc. Bánh được chế biến bằng những nguyên liệu gồm bột mì và bột khai cùng với đường và mè và chế biến bằng phương pháp chiên sôi qua chảo dầu nóng. Đây là loại bánh phục vụ tại chỗ tức là người mua nhận bánh từ người làm khi vừa chiên xong vì bánh muốn ngon phải là loại bánh vừa vớt ra khỏi chảo dầu, còn nóng, lại vừa mềm vừa giòn.
Bánh tiêu được cho thêm ít đường đủ để làm dậy hơn vị ngọt của bột. Vị ngọt của bánh tiêu vì thế rất nhẹ, không như những loại bánh ngọt khác và bánh tiêu có phủ những hạt mè thơm ngậy, những hạt mè trắng li ti sau khi chiên trở nên căng mẩy, quyện với mùi thơm của bột mì chiên giòn trở nên hấp dẫn.
Tương truyền bánh tiêu do người Trung Quốc tạo ra liên quan đến câu chuyện ở bên Trung Quốc thời phong kiến có một viên quan hà hiếp bá tánh và gây nhiều điều ác khiến nhân dân ai cũng căm hận và mong muốn viên quan này tiêu tùng và phải trả giá ở địa ngục thông qua việc lăn qua chảo dầu sôi, lửa bỏng.
Bánh trung thu
Bánh trung thu là loại bánh ngọt thường được dùng trong dịp Tết Trung thu. Bánh trung thu thường có dạng hình tròn (đường kính khoảng 10 cm) hay hình vuông (chiều dài cạnh khoảng 7–8 cm), dày khoảng 4–5 cm, không loại trừ các kích cỡ to hơn, thậm chí khổng lồ[1]. Ngoài ra, bánh trung thu còn có nhiều kiểu dáng khác nhưng phổ biến hơn là kiểu lợn mẹ với đàn con, cá...
Quẩy, còn gọi bánh quẩy, giò cháo quẩy (phương ngữ Nam bộ) hay dầu cháo quẩy (phương ngữ miền Trung), là một loại thực phẩm phổ biến ở châu Á làm từ bột mỳ, pha thêm bột nở, rán vừa chín có dạng một cặp gồm thanh bánh dài có kích thước bằng chiếc xúc xích nhỏ dính nhau, ăn bùi và giòn. Quẩy được dùng kèm theo các món ăn lương thực như:
Tại Quảng Đông, quẩy có tên 油炸鬼 (Yau ja gwai, Phiên âm Hán Việt: Du tạc quỷ) có nghĩa là quỷ sứ bị rán bằng dầu. Theo truyền thuyết Trung Quốc thì cái tên này bắt nguồn từ câu chuyện Nhạc Phi bị vợ chồng Tần Cối và Vương thị hãm hại. Để nguyền rủa hai vợ chồng Tần Cối, người Trung Quốc làm một món ăn gồm hai viên bột dài giống hình người được rán kỹ trong dầu, tượng trưng cho hình tượng vợ chồng Tần Cối là hai quỷ sứ bị rán trong vạc dầu ở địa ngục.[1]
Trong hai tên tiếng Việt giò cháo quẩy và dầu cháo quẩy hai chữ giò/dầu và quẩy là từ âm cổ Hán-Việt (thường gọi âm như vậy là một loại của âm Nôm) của du (油) và quỷ (鬼). Chữ cháo là từ tên món cháo của Việt Nam.
Sủi dìn
Sủi dìn là món bánh ngọt có nguồn gốc từ Trung Quốc, trông gần giống như món bánh trôi của Việt Nam. Sủi dìn làm bằng bột gạo nếp, nhân đậu xanh, vừng. Bên ngoài lăn vừng đen & nấu trong nước gừng nóng, rắc thêm một vài sợi dừa nạo.
Món ăn này hợp với khí hậu lạnh của mùa đông, thường được bán kèm với chè vừng đen chí mà phù.
"Sủi dìn" là tên gọi theo cách nói của người Hoa ở Hải Phòng.
MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:
Điểm danh những loại bánh bao đặc trưng ở Trung Quốc
Cơm là một loại thực phẩm không thể thiếu trong cuộc sống của người Trung Quốc, mì cũng rất phổ biến, nhưng nếu có một cuộc thăm dò để tìm kiếm loại lương thực thông dụng nhất Trung Quốc, bạn sẽ nhận được câu trả lời, đó chính là bánh bao. Bánh bao có mặt ở khắp nơi, từ các quán hàng lề đường cho đến những nhà hàng cao cấp. Dưới đây là những loại bánh bao đặc trưng nhất của Trung Quốc.
Shui jiao (Sủi cảo)
Sủi cảo là một loại thực phẩm vô cùng phổ biến ở Trung Quốc, đặc biệt là ở miền Bắc. Món ăn này có nhân làm từ hỗn hợp thịt lợn băm và rau củ, được gói trong vỏ bánh làm bằng bột mỳ. Sủi cảo còn có tên gọi là bánh chẻo, nó được xem là một nét đặc trưng trong văn hóa Trung Quốc. Vào ngày Tết Nguyên đán, các gia đình sẽ cùng nhau làm sủi cảo, trong số đó sẽ có một chiếc sủi cảo được bỏ vào một đồng xu, ai ăn trúng miếng sủi cảo đó sẽ nhận được nhiều may mắn trong năm mới.
Tangyuan (Yuan xiao)
Tangyuan hay còn gọi là yuan xiao là một loại bánh đặc trưng thường có mặt trong Lễ hội đèn lồng, một lễ hội lớn ở Trung Quốc. Tangyuan có hình tròn, vỏ được làm bằng bột gạo nếp, bên trong là các loại nhân ngọt như vừng, bột đậu, trái cây khô… Bánh có thể được luộc, chiên hoặc hấp. Tangyuan có vị ngọt, thơm và ăn rất ngon. Bánh thường được ăn trong Lễ hội đèn lồng, là ngày cuối cùng của lễ kỷ niệm năm mới âm lịch, người ta ăn bánh để biểu thị cho sự đoàn tụ, hài hòa và vui vẻ trong gia đình.
Xiaolongbao
Xiaolongbao là một loại dim sum rất đặc biệt, bắt nguồn từ Nanxiang, một vùng ngoại ô của Thượng Hải. Cũng nhân tôm, thịt hay hải sản như những loại dimsum khác, nhưng Xiaolongbao đặc biệt ở chỗ là nước dùng nóng hổi được "gói" trong từng miếng dim sum. Từng chiếc dim sum Xiaolongbao thơm ngon với nước dùng nóng bỏng lưỡi tứa ra khi cắn vỡ là một điều thú vị khiến thực khách mê mẩn món dim sum độc đáo này. Xiaolongbao luôn có trong thực đơn của các quán ăn Trung Quốc, vì vậy bạn đừng bỏ qua cơ hội được thưởng thức món ăn hấp dẫn này khi đến thăm Trung Quốc.
Hun tun (Hoành thánh)
Hun tun hay còn gọi là hoành thánh là món ăn khá quen thuộc với người Việt. Hoành thánh có nhân làm từ thịt, hải sản và rau băm nhỏ, gói lại bằng vỏ bột mì rồi đem hấp chín. Hoành thánh có thể ăn riêng kèm với nước xốt gia vị hoặc được dùng trong món mì vằn thắn, súp vằn thắn. Ở Quảng Đông, món mì hoành thánh rất được ưa chuộng. Một tô mì hoành thánh thơm lừng với nước dùng ninh từ xương, bên trên điểm vài lát trứng và tôm luộc, rắc đầy hẹ xanh ngon lành.
Har Gow (Há cảo)
Há cảo là món ăn có nguồn gốc bắt nguồn từ Triều Châu, Trung Quốc và thường được dùng vào các bữa ăn sáng hoặc là món điểm tâm. Vỏ há cảo được làm từ hỗn hợp bột mì, bột há cảo và bột năng, nhân bánh đa dạng bao gồm thịt, tôm, các loại rau, củ quả... Món há cảo thông dụng thường là món há cảo hấp, ngoài ra còn món há cảo chiên. Há cảo được gói theo hình trăng lưỡi liềm, khi chín lớp vỏ bánh trở nên trong mờ lấp ló nhân tôm thịt hồng hồng đẹp mắt, cộng với chút xanh của hành lá cùng mùi thơm hấp dẫn đã trở thành món ăn ưa chuộng của rất nhiều thực khách.
Sheng Jian (Bánh bao chiên)
Hình ảnh của sheng jian thường gắn liền với các đầu bếp ở một quán hàng ăn sáng nhỏ cùng với một chiếc chảo đen khổng lồ, được đậy bằng cái nắp gỗ nặng trịch. Sheng jian là một loại bánh bao chiên đặc sản, là món ăn sáng phổ biến nhất ở Thượng Hải kể từ đầu những năm 1900. Sheng Jian có một lớp vỏ mềm mại, bên trong có nhân thịt viên và nước dùng nóng hổi, thơm lừng.
Guo tie
Guo tie còn được gọi là Potstickers, là một món ăn Trung Quốc phổ biến đã lan truyền rộng rãi đến Nepal, Nhật Bản, cả Đông và Tây Châu Á… Guo tie có hình dạng gần giống với hoành thánh nhưng vỏ dày và dẹt hơn. Nhân bánh được làm từ thịt băm và rau củ, thường được luộc hoặc chiên cháy cạnh trong một chiếc chảo gang, ăn kèm với sốt giấm đậu nành hoặc tương ớt.
Momo
Momo là món ăn rất phổ biến ở Tây Tạng, có thể có hình tròn hoặc hình trăng lưỡi liềm. Nhân bánh bao gồm khoai tây và rau băm nhỏ, thịt gà, bò cùng hỗn hợp gia vị gừng, rau mùi và tỏi. Thông thường chúng được hấp hoặc chiên, ăn kèm với nước sốt ớt tự chế và một bát canh.
Shao mai (Xíu mại)
Có nguồn gốc từ Nội Mông, món ăn này có một hình dạng độc đáo, nhân đa dạng làm từ thịt lợn, rau củ, hải sản và các loại nấm… được gói trong một lớp vỏ mỏng, bên trên được trang trí bằng thịt cua hoặc cà rốt băm nhỏ với màu cam, hoặc dùng đậu để có được màu xanh đẹp mắt điểm trên từng miếng xíu mại.
Manti có nguồn gốc từ vùng Tân Cương và là món ăn phổ biến ở vùng Trung Á. Bánh bao Manti có nhân là một hỗn hợp gia vị thịt, thường là thịt cừu hoặc thịt bò, bọc trong một lớp vỏ bột mì, đem luộc hoặc hấp. Tuy món ăn này đơn giản, nhưng nó có một hương vị rất lạ khiến bạn tò mò muốn nếm thử nhiều lần.
Ngoài ra Manti còn có một công thức biến tấu vô cùng thú vị, xuất hiện từ giữa thế kỷ 15 và vẫn còn tồn tại trong nền ẩm thực hiện đại của Thổ Nhĩ Kỳ. Manti sẽ được hấp chín và rưới đầy hỗn hợp sốt làm từ sữa chua, bơ đun chảy, tỏi và bột gia vị, tạo thành một món ăn rất đẹp mắt.
Làm bánh trung thu Hàn Quốc
Món ăn truyền thống của người Trung Quốc
Hướng dẫn làm trứng cuộn Hàn Quốc
Hướng dẫn làm bánh trung thu đơn giản
Kẻ ăn thịt người ở Trung Quốc
Tết cổ truyền của người Hoa