Món ăn truyền thống của người Việt Nam
Thói quen ăn uống của người Việt Nam
Hướng dẫn học thêu tay truyền thống Việt Nam
Đừng cố tìm thần dược, 3 loại rau dân dã này của Việt Nam mới là "thần dược" chống ung thư
1/ Rau thơm
Rau gia vị thường có tinh dầu thơm đặc biệt, dùng ăn sống hoặc gia vào các món ăn.
2/ Các gia vị thực vật khác
3/ Các gia vị nguồn gốc vô cơ hoặc hữu cơ
4/ Các gia vị hữu cơ lên men
5/ Mắm và nước chấm các loại
Ẩm thực Việt Nam đặc trưng với việc sử dụng rất nhiều loại mắm, nước chấm từ loãng đến đặc. Mắm, nước chấm có thể dùng nguyên chất, có thể chưng lên hoặc pha chế, phối trộn với ớt, gừng hoặc tỏi, hạt tiêu, đường, chanh hoặc giấm. Người sành nội trợ thường có kinh nghiệm đặc biệt để pha chế nước chấm tùy theo món ăn. Thậm chí, cùng nguyên liệu là nước mắm, dấm, đường, tỏi, ớt, dùng để ăn với món gì thì tỷ lệ các thành phần pha chế cũng khác nhau, như khi dùng chấm rau sống thì pha nhạt, ăn với bún chả thì thêm chua.
Các loại mắm đặc có thể dùng để ăn sống thuần chất như một món ăn trong bữa cơm; có thể phối trộn với gia vị như ớt, riềng, tỏi, nước cốt chanh thành một dạng nước chấm; cũng thường được sử dụng để tạo nước dùng đặc biệt cho món lẩu mắm, nước lèo của một số món bún. Việt Nam có hàng trăm loại mắm đặc mà nổi tiếng là: mắm tôm, mắm ruốc, mắm nêm, mắm cáy, mắm tép, mắm tôm chua (đặc sản miền Trung), mắm cua, mắm bò hóc, mắm cá chẻm, mắm rươi, mắm ba khía. Theo ngôn ngữ miền Nam Việt Nam, nhiều loại cá khô như cá sặc, cá đối ướp muối phơi khô cũng được gọi là các loại mắm. Một món ăn có cách chế biến không giống mắm nhưng cũng thường gọi là mắm là mắm kho quẹt.
MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:
Công dụng của các loại gia vị
1. Chống ôxy hóa
Chất chống ôxy hóa trong các loại gia vị giúp trung hòa các gốc tự do. Gốc tự do là nguyên nhân gây tổn thương tế bào, tạo nên bệnh tật và lão hóa ở cơ thể. Cách tốt nhất cung cấp chất chống ôxy hóa cho cơ thể là sử dụng các gia vị giàu chất chống ôxy hóa.
2. Kháng viêm
Rất nhiều viêm nhiễm của cơ thể xuất hiện dưới dạng bệnh mãn tính gây tổn thương cho các bộ phận trên cơ thể. Loại viêm nhiễm này gây ra bởi một số yếu tố như béo phì, nhiễm trùng, các bệnh răng miệng, ngộ độc và các bệnh giảm khả năng miễn dịch.
Chất phyto trong các loại gia vị có tác dụng kháng viêm mạnh. Những gia vị có khả năng chống viêm nhiễm như lá nguyệt quế, tỏi, gừng, hương thảo, húng tây và nghệ.
Các loại gia vị được sử dụng trong bữa ăn hằng ngày có nhiều lợi ích cho sức khỏe. |
Gia vị không chỉ tạo nên hương vị cho món ăn
Quế
Quế có tính chất chống oxy hóa và các gốc tế bào tự do nguy hiểm, giúp đẩy lùi bệnh ung thư, Alzheimer, tiểu đường, Parkinson. Hơn thế nữa, quế là vũ khí tiềm năng chống lại các bệnh về tim mạch.
Thành phần trong quế hỗ trợ tiết tố insulin làm việc tốt hơn, giảm lượng đường trong máu. Đây là thông tin tuyệt vời dành cho những ai đang đối mặt với bệnh tiểu đường loại 2 và các dấu hiệu tiền tiểu đường khác khi muốn giữ lượng đường trong máu thấp hoặc ở mức ổn định để ngăn chặn căn bệnh này. Các chiết xuất trong vỏ cây quế làm ức chế sự hình thành các mảng amyloid, hỗ trợ trong việc ngăn chặn căn bệnh nguy hiểm Alzheimer.
Hương vị ngọt và ấm nồng của quế mang đến hương vị đặc trưng cho các món ăn. Nếu không có thời gian nấu ăn, bạn có thể thêm chút quế vào cốc cà phê hoặc trà buổi sáng để tăng chất chống oxy hóa cho cơ thể. Với các sản phẩm từ quế, bạn nên kiểm tra thành phần để chắc chắn có tinh chất quế đúng hay chỉ là hương vị quế.
Cây xô thơm (Sage)
Cây xô thơm giúp điều trị bệnh Alzheimer nhờ hoạt chất acid rosmarinic, bảo vệ cơ thể khỏi các tế bào peptide amyloid, đồng thời ức chế acetylcholinesterase (enzyme), cải thiện khả năng nhận thức và tư duy. Ngoài ra, cây xô thơm rất tốt cho hệ tiêu hóa, hiệu ứng giống như estrogen, kiềm chế các cơn tức giận và hàng loạt triệu chứng của phụ nữ thời kì mãn kinh.
Có mùi nồng, ấm và hơi đắng (loại tươi ít đắng hơn loại khô), cây xô thơm thích hợp với thịt gia cầm (gà, ngan, ngỗng), thịt lợn và xúc xích. Đối với các loại rau thì cây xô thơm thích hợp với cà tím, cà chua và đậu, dùng trong món ăn béo và bùi.
Củ nghệ
Nền y học ở Ấn Độ đã tin dùng nghệ trong hàng thiên niên kỉ và khoa học phương Tây bắt đầu chú ý đến gia vị này. Chất curcumin trong nghệ - một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư và các mảng bám amyloid phát triển.
Nghệ bảo vệ sức khỏe tim mạch, khi bạn thêm nghệ, bột nghệ cùng các gia vị khác trong bữa ăn, chất chống oxy hóa điều hòa chất béo trung tính và insulin, tăng cường bảo vệ hệ thống tim mạch. Hạn chế chất COX-2 giúp chống viêm mà không gây tác dụng khó chịu, hiệu quả như ibuprofen chữa trị bệnh viêm xương khớp ở đầu gối. Điều hòa hệ thống miễn dịch là một trong những tác dụng của nghệ, khi chất curcumin tác động tích cực với người bị rối loạn hệ thống miễn dịch, như bệnh xơ cứng động mạch.
Dùng nhiều nghệ có thể gây cản trở việc đông máu và vấn đề với túi mật, vì vậy nếu yêu thích nghệ, bạn cũng nên sử dụng đủ, không nên lạm dụng. Màu sắc tươi sáng và hương vị đặc trưng trong một số món ăn, nghệ tươi đem lại màu cam sáng độc đáo và kèm thêm chất chống oxy hóa dồi dào.
Lá thyme (húng tây/cỏ xạ hương)
Lá thyme là loại lá có mùi thơm của bạc hà và mùi cỏ thơm xạ hương và có tính kháng khuẩn. Khi sử dụng Listerine hoặc các sản phẩm nước súc miệng tương tự (bao gồm hương thơm các tinh dầu và cỏ xạ hương) thành phần kháng khuẩn chiết xuất từ lá thyme giảm khó chịu của ngộ độc thực phẩm, hiệu quả trong việc chống lại tụ khuẩn cầu và vi khuẩn E.coli.
Lá thyme trợ giúp tích cực hệ tiêu hóa, giảm khó chịu hay các triệu chứng ợ hơi, tốt cho da đầu và tóc.
Lá thyme sử dụng đa dạng trong thực đơn, kết hợp dễ dàng với các thực phẩm như cá, thịt, rau quả, đồ uống như cocktail… Ngoài ra, giữ lá thyme trong tủ lạnh có thể khử mùi hữu hiệu.
Gừng
Trong y học cổ truyền và hiện đại, gừng được ưa chuộng vì thuộc tính giải quyết rắc rối trong dạ dày. Gừng chống buồn nôn, kích thích tiêu hóa và bảo vệ dạ dày khỏi viêm, loét. Gừng còn hỗ trợ các cơn đau như đau bụng, đau cơ và đau nửa đầu. Có chất ức chế COX mạnh mẽ, gừng là gia vị tuyệt vời cho người có dấu hiệu viêm xương khớp hoặc viêm mãn tính khác.
Gừng tươi tác dụng tốt hơn bột gừng, bạn có thể linh hoạt trong các món ăn, từ bánh nướng, kẹo gừng… tuy nhiên bạn nên hỏi bác sĩ và cân nhắc lượng gừng vừa đủ trong bữa ăn. Dùng quá nhiều gừng có thể gây chứng ợ nóng, các khí hư và vấn đề sỏi mật, ngoài ra tương tác với một số loại thuốc, bao gồm cả warfarin.
Lá hương thảo khô (rosemary)
Carnosic acid- thành phần trong lá hương thảo giúp bảo vệ não bộ từ các gốc tế bào nguy hiểm và giảm nguy cơ đột quỵ do bệnh Alzheimer gây ra. Lá cây hương thảo chứa chất chống oxy hóa, theo hiệp hội nghiên cứu chống ung thư Hoa Kỳ, carnosol – thành phần khác của cây hương thảo ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Tuy nhiên, bạn không nên dùng số lượng quá nhiều, vì nó liên quan đến các cơn co giật và giảm hiệu quả hấp thụ sắt ở phụ nữ trong thời kì mang thai, nguy hiểm hơn có thể gây sảy thai.
Khi các loại thảo mộc và gia vị kết hợp với nhau, chúng sẽ gia tăng gấp đôi tác dụng. Cây hương thảo có thể kết hợp cùng xạ hương, cây xô thơm, vừa gia tăng lợi ích sức khỏe đồng thời tạo hương vị độc đáo.
Lá hương thảo dùng với nhiều loại thịt, trong các món rau, món tẩm ướp hoặc hầm nhờ mùi thơm đặc biệt, giống vị trà hoặc hạt thông. Có mùi thơm rất lâu, khi dùng bạn có thể giã nhỏ, vò lá với lá tươi hoặc tẩm ướp món ăn với lá hương thảo khô.
Saffron (nhụy hoa nghệ tây)
Saffron là gia vị đắt tiền nhất trên thế giới. Được trồng chủ yếu ở Trung Đông, nghệ tây là một giống khác của cây nghệ, được thu nhặt cẩn thận bằng tay. Nghệ tây có tác dụng chống trầm cảm như Prozac, tăng lưu thông máu lên não, nâng cao khả năng tư duy, làm chậm hoặc đảo ngược quá trình thoái hóa tế bào (bệnh về mắt).
Vì giá trị dinh dưỡng và những lợi ích đặc biệt nghệ tây mang lại, bạn có thể giữ nghệ tây ở nơi thoáng, mát và các chuyên gia cho biết, chỉ với 1/10 của thìa cà phê nghệ tây mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe.
Lá húng quế
Húng quế thường được dùng trong thức ăn Ý, xuất phát từ Ấn Độ - nguồn gốc lá húng quế được dùng để trị bệnh hen suyễn, căng thẳng và tiểu đường.
Giống như húng tây, húng quế có tính chất kháng khuẩn và kháng virus mạnh mẽ. Húng quế là nguồn dồi dào beta – carotene, sau chuyển hóa thành vitamin A, cùng với magie, sắt và canxi. Nhờ chứa chất ức chế COX tự nhiên, húng tây giúp trị các chứng viêm khớp và các loại viêm cơ khác.
Đại diện cho thức ăn mùa hè, húng quế có thể thêm đa dạng vào các loại thực phẩm như salad, bánh nướng… để gia tăng mùi vị thơm ngon, tinh khiết cho món ăn.
Ớt
Capsaicin, thành phần trong ớt hiệu quả như thuốc giảm đau điều trị chứng nhức đầu, viêm khớp và các vấn đề đau mạn tính khác. Capsaicin còn ức chế sự lưu thông protein – P, hạn chế các tín hiệu đau đến não để người bệnh ít có cảm giác đau đớn hơn. Các nhà khoa học đã chứng minh việc ngăn ngừa ung thư nhờ ăn ớt thường xuyên vì capsaicin liên quan đến việc sản xuất endorphins và quy định lượng đường trong máu.
Ớt là gia vị có thể thêm vào trong salad, súp, các món gà… nhưng không quá lạm dụng vì kích ứng với dạ dày và các bệnh viêm, loét khác, đặc biệt khi bạn không thích vị cay của gia vị này.
Gia vị bao gồm những thứ bỏ thêm vào tạo vị cho món ăn để thơm ngon hơn. Nhưng nếu không cũng có thể làm giảm chất lượng món ăn đi.
Gia vị nhất thiết cần phải thích hợp với tập quán, sở thích, khí hậu, sản phẩm của từng địa phương. Nó phải chịu được thử thách và được sự công nhận rộng rãi với một thời gian lâu dài qua nhiều thế hệ. Bởi nếu không trải qua quá trình như vậy, những loại gia vị không hợp ắt đều bị đào thải hay cho thay thế ngay. Lấy ví dụ: Món thịt bò xào, hoặc thịt bò dùng trong món phở tái không thể thiếu được củ gừng và củ hành ta, nước dùng phở bò không thể thiếu được những củ gừng và củ hành được nướng cháy bên ngoài và sau đó mang đập dập ra. Gừng và củ hành nướng sẽ làm át đi vị gây hôi của thịt bò hay mỡ bò. Nhưng tất nhiên chúng chỉ bị làm át đi chứ không hề tiêu diệt được hết và điều rất tế nhị của gia vị là ở chỗ này.
Nói cách khác, trong thùng nước dùng phở bao gồm xương bò, thịt bò, tôm khô, chất ngọt thực vật... là những chất định lượng. Gừng và củ hành nướng cho thêm vào là những chất tán hương. Tương tự, món cà tím xào với thịt ba chỉ phải có thêm ít tía tô thái mỏng. Món bánh đúc cua cần phải có ngay bên cạnh đĩa gia vị gồm rau ngổ, bắp chuối cây thái mỏng và một chút lá kinh giới.
Món rau muống luộc chấm với nước mắm chanh tỏi ớt. Nước rau muống luộc thêm ít lá me hoặc sấu hay vài lát cà chua thái múi hoặc ít nước quả chanh cũng trở thành món canh khá thơm ngon. Món thịt chó luộc cần thiết phải ăn với rau húng chó (húng giổi), vài lát riềng vì ai cũng biết rằng thịt chó vốn nóng, có thêm rau húng làm cho chúng dịu lại. Cũng có thể dùng thêm củ sả, mơ tam thể. Ăn các loại trai, sò, hến cần phải có rau răm, lá xương sông hay lá lốt. Món ba ba, ốc nấu với chuối xanh, dọc mùng và đậu rán cần phải có chút mỡ và nước nghệ làm cho những miếng đậu và những miếng dọc mùng trở màu hổ phách thật đẹp. Món thịt lợn luộc phải có cả bì lẫn mỡ, ăn kèm với giá sống, ngổ, chấm nước mắm chanh ớt hay món gà mái luộc cần có thêm ít lá chanh xắt nhỏ, chấm với muối tiêu chanh. Món bánh cuốn Thanh Trì ăn với ruốc bông, chả quế cùng mấy nhánh mùi, chấm cùng nước mắm cà cuống. Món bún thang nên ăn với chút cà cuống hay mắm tôm nhẹ. Bày biện trên mặt đĩa tiết canh phải có chút đậu phộng rang giã nhỏ, vài miếng gan luộc thái mỏng, rắc hồ tiêu, chanh ớt cùng với mấy cánh húng quế. Ăn món cá luộc cần phải có vài củ hành để cả đuôi lẫn lá. Món cháo gà (hay cháo vịt) nên rắc ít hồ tiêu, hành hoa, ngò rí và rau răm thái nhỏ. Món thịt chim bồ câu thường hầm chung với hạt sen, nấm hương, thịt lợn băm, cho có đủ mùi vị của trời, nước, rừng, đồng. Món cá trê nướng phải chấm với nước mắm tỏi ớt gừng. Món dấm cá, dấm ốc phải có ít rau thì là. Chả cá ăn với mắm tôm vắt chanh mới dậy mùi. Ngay cả món ngọt như bánh dẻo và bánh nướng Trung Thu, trong nhân bánh đều được trộn với gia vị. Đó là những sợi lá chanh non thái rất nhỏ nhưng chính những sợi lá chanh nhỏ này sẽ làm cho nhân bánh trở nên đặc sắc hơn...
Nói chung, gia vị trong nghệ thuật ẩm thực rất quan trọng. Dân gian ta có câu: “Thực nhi tri kỳ vị” là một điều hạnh phúc. Nguyên do vì để có thể chế biến ra được nhiều món ăn ngon cần phải có đầu óc nhạy bén, giàu óc tưởng tượng, lãng mạn và thực sự có tâm hồn nghệ sĩ.
Các loại rau húng làm gia vị và chữa được nhiều bệnh
Bảo quản gia vị không phải ai cũng biết cách
Củ gừng, gia vị, vị thuốc
Bí quyết sử dụng gia vị cho thật chuẩn
Các loại rau gia vị có công dụng chữa bệnh cực tốt
(ST)