Các loại nước ép trái cây tốt cho sức khỏe

Đứng đầu bảng là nước ép Xoài - “kho” vitamin A, C, E. Ba loại vitamin này có tác dụng rất tốt trong việc chống lại những gốc tự do gây bệnh, làm trì hoãn tiến trình lão hóa.Một ly nước xoài cung cấp 16% nhu cầu về chất sắt mỗi ngày ở phụ nữ.





Các loại nước ép trái cây tốt đầu bảng cho sức khỏe



1. Nước ép xoài

Đứng đầu bảng trong các loại nước ép trái cây - “kho” vitamin A, C, E

2. Nước Cam tươi

Một ly nước Cam tươi khoảng 160 ml sẽ cung cấp được 75 kcal và hơn 50% nhu cầu trong ngày về vitamin C cho phụ nữ. Loại flavonoid có trong nước Cam sẽ kết hợp với vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ mao mạch.

Nước Cam tươi còn là nguồn cung cấp phong phú thiamine và folate. Thiamine tham gia vào quá trình tổng hợp năng lượng, còn folate giúp gia tăng chất lượng máu, ngăn ngừa những khiếm khuyết như bệnh nứt đốt sống ở bào thai.
 
3. Nước ép Cà rốt

Một ly nước ép Cà rốt 160 ml cung cấp 64kcal. Nó có hàm lượng cao các chất kali, magiê, canxi và là nguồn cung cấp beta-carotene, carotenoid tuyệt hảo để từ đó cơ thể chuyển hóa thành vitamin A, giúp tăng cường thị lực về ban đêm và giảm nguy cơ bệnh đục thủy tinh thể. Ngoài ra, những chất chống oxy hóa trong carotenoid còn giúp giảm nguy cơ bị ung thư phổi, dạ dày và bàng quang.

Nước ép Cà rốt còn chứa một chất chống oxy hóa hữu hiệu khác là axit alphalipoic, giúp tăng cường khả năng của vitamin A, C, E trong việc loại bỏ những gốc tự do độc hại khỏi cơ thể.
 
4. Nước ép Cà chua

Nước ép Cà chua là nguồn cung cấp vitamin A và C rất tốt, giúp vô hiệu hóa các gốc tự do gây nên bệnh ung thư, tim mạch và lão hóa da.
 
Cà chua còn là nguồn lycopene phong phú. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc dùng nhiều Cà chua có thể làm giảm đến 48% nguy cơ bị bệnh tim. Qua tổng kết của 72 công trình nghiên cứu gần đây, người ta cũng khám phá lycopene có tác dụng đặc biệt hữu hiệu trong việc giảm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến.

5. Nước ép Nho đỏ

Nước ép Nho đỏ có khả năng chống lão hóa tuyệt hảo; chứa những flavonoid tương tự như trong rượu vang đỏ, giúp mở rộng mạch máu và tăng cường lượng máu chảy đến bề mặt da. Chất quenetin trong nước nho đỏ có tác dụng ngăn ngừa sự kết tụ máu, phòng chống được bệnh tim mạch. Trong phòng thí nghiệm, chất resveratrol trong nước nho đỏ đã được chứng minh có những hoạt tính kháng ung thư.

 
6. Nước ép Táo

Nước ép Táo rất thơm ngon và chứa một số vitamin, nhiều nhất là vitamin C. Một ly 160ml cung cấp 61 cal và gần 50% nhu cầu bổ sung dưỡng chất hằng ngày ở nhóm tuổi 19 - 50. Tuy nhiên, so với những loại nước ép trái cây khác, nước ép Táo có ít vitamin và khoáng chất hơn.

 
7. Nước ép Bưởi

Đây là nguồn cung cấp beta - carotene, một chất chống oxy hóa hữu hiệu, có thể làm giảm nguy cơ của nhiều loại ung thư. Bưởi, Đào chứa lycopen giúp giảm thiểu nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, phổi, dạ dày, tuyến tụy, ruột, vú... Lycopen cũng giúp ngăn ngừa sự hình thành những cục huyết khối, do đó giúp giảm thiểu nguy cơ bệnh tim mạch và đột quỵ.

8. Nước ép Dứa

Nước ép quả này chứa rất nhiều vitamin C. Men bromelain trong Dứa được xem là có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giảm triệu chứng sổ mũi, giúp mau lành những vết thương nhỏ, đặc biệt là căng nhức cơ, bong gân.

Những nghiên cứu mới đây cho thấy bromelain có tác dụng làm giảm hiện tượng sưng phồng, bầm dập và đau đớn đối với những sản phụ trải qua các phẫu thuật nhỏ trong khi sinh. Bromelain cũng có thể giúp giảm triệu chứng của bệnh hen, đau thắt ngực, viêm phế quả.

MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM;

Công dụng của các loại Trái Cây


1.Táo

-Ăn 3 - 4 quả táo một ngày sẽ giúp làm sạch mụn trên da mặt.

-Nên ăn ít nhất 2 quả một ngày để có làn da đẹp.

-Táo rất tốt cho da. Trong táo có chứa axít ascorbic-một loại vitamin C, chất keo, khoáng và các vitamin cần thiết cho da.

2.Chuối

-Nên ăn một quả chuối mỗi ngày.

-Trái chuối mọng, khi chín có màu vàng hoặc có những chấm đen trên vỏ, đó là thời điểm ăn chuối ngon nhất. Chuối có vị dịu mát và ngọt nên rất dễ tiêu. So với các loại trái khác, chuối chứa rất nhiều năng lượng.

-Điều đặc biệt là chuối có khả năng cải thiện và cân bằng tâm lý. Điều này có thể được giải thích bởi việc hấp thu gluxit giúp cho sự tổng hợp triphotan trong hệ thần kinh, chất này sẽ được chuyển thành serotonin giúp tinh thần thoải mái. Vì thế nếu cảm thấy tinh thần mệt mỏi, bạn hãy thưởng thức những trái chuối tươi.

-Chuối nuôi dưỡng những vi khuẩn có lợi trong ruột kết. Các vi khuẩn có lợi này sẽ ngăn chặn những vi khuẩn có hại tạo ra những axít độc có hại cho da và gây mụn ở da.

3.Các loại dưa đỏ

-Chứa nhiều vitamin A,C và các chất khoáng. Là loại quả tốt cho da đặc biệt là ngăn mụn.

-Dưa hấu là một loại quả chống ưng thư. Với 92% khối lượng là nước, nhưng dưa hấu chứa nhiều hoạt chất quý giá. Một tách nước ép dưa hấu chứa đủ lượng cần thiết vitamin C, vitamin A và potassium.

-Dưa hấu còn chứa một acid amin có tên là citrulline giúp lợi tiểu. Ngoài ra, lycopene chứa trong dưa hấu cũng nhiều hơn 60% so với cà chua, có công dụng phòng chống ung thư vì lycopene giúp kìm hãm sự lan tỏa của tế bào ung thư.

4.Những quả thuộc họ cam

-Cam, quýt hay chanh, bưởi là những loại quả giúp tăng khả năng kháng viêm nhiễm tuyệt diệu cho cơ thể.

-Nguồn vitamin C có trong những tép cam tươi giúp duy trì tấm lá chắn bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn.

-Ngoài ra, cam còn được ví như một loại chất chống ung thư tự nhiên tuyệt vời. Còn trong bưởi có một loại chất xơ đặc biệt có khả năng giảm đáng kể lượng cholesteron và giảm nguy cơ tắc động mạch.

5.Quả bưởi

-Bưởi là loại quả nhiều vitamin rất tốt cho da cũng như là quả lý tưởng cho chế độ giảm cân.

-Mỗi bộ phận của quả bưởi đều có tác dụng riêng. Tép bưởi có tác dụng kiện tỳ, trị ho, giải rượu; vỏ có tác dụng trị ho, giảm đau, kháng viêm, làm giãn mạch và bảo vệ thành mao mạch, hỗ trợ tiêu hoá, trị cảm cúm; hạt trị đau thoát vị bẹn; lá giải cảm, trừ đờm, tiêu thực, hoạt huyết, tiêu sưng, tiêu viêm.

-Nước ép từ tép bưởi chứa nhiều chất bổ dưỡng và có thành phần tựa như insulin, giúp hạ đường huyết,có tác dụng hỗ trợ đối với bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp. Ăn bưởi đều đặn sẽ giúp giảm cân và phòng chống được tiểu đường.

6.Quả nho

-Là loại quả tốt cho những người bị bệnh tim mạch, tốt cho da và sự rối loạn ở gan.

-Nho đỏ có khả năng chống lão hoá tuyệt hảo. Chất flavonoid giúp mở rộng mạch máu và tăng cường lượng máu chảy đến bề mặt da. Chất quenetin có tác dụng ngăn ngừa sự kết tụ máu, phòng chống được bệnh tim mạch.

-Một số chất trong trái nho có thể diệt khuẩn gây sâu răng và các bệnh về nướu lợi. Chất resveratrol có những hoạt tính kháng ung thư. Các chất này, nhất là resveratrol lại tập trung ở vỏ và hạt. Vì vậy khi ăn nho có vỏ sẫm màu cần rửa sạch vỏ rồi ăn cả vỏ và hạt.

7.Quả xoài

-Được mệnh danh là “Vua của các loài quả”.

-Là loại quả chứa rất nhiều chất khoáng giúp trung hòa các axít. Tốt cho thận vì thế cũng có tác dụng tích cực đến làn da.

-Quả có vị ngọt, chua, tính bình, tác dụng lý khí kiện tỳ, trị ho. Hột có vị ngọt, đắng, tính bình, tác dụng hành khí giảm đau. Dùng trị các chứng như miệng khát họng khô, tiểu tiện không thông... Giúp phòng ngừa ung thư kết tràng và bệnh do thiếu chất thô trong thức ăn. Thực nghiệm chứng minh: saponin trong xoài có tác dụng khử đàm trị ho và ngăn ngừa ung thư. Quả chưa chín ức chế vi khuẩn staphylococus, escherichia coli.

8.Dâu tây

-Dâu tây được biết đến như loại quả có tác dụng chống mụn rất mạnh.

-Dâu tây chứa nhiều pectin-là chất keo trong trái cây chín có tác dụng tốt cho đường ruột.

-Chất anthocyanin trong dâu tây có tác dụng giúp não khỏi bị thoái hóa theo thời gian.

-Hoạt chất thứ hai, acid ellagic, giúp chống ung thư theo hai cách: Bảo vệ tế bào khỏi bị phá hủy và đẩy nhanh sự lão hóa của tế bào ung thư. Ngoài ra, dâu tây còn chứa một chất chống oxy hóa khác là glutathione cũng có công dụng chống ung thư.

9.Quả dứa: Nhiều vitamin và khoáng chất

-Các minh chứng đã cho thấy trong trái dứa có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất. Không những thế, dứa còn cung cấp hàm lượng đáng kể canxi, chất sơ, kali và vitamin C. Đặc biệt trong trái dứa lại chứa rất ít chất béo và hàm lượng cholesterol, rất tốt cho sức khoẻ. Bạn có thế ăn dứa tươi, dứa đóng hộp hay nước ép từ dứa đều đem lại ích lợi cho sức khoẻ.

-Giúp chắc xương : Điều này thật khó tin nhưng các nhà nghiên cứu đã đưa ra “hàng tá” các bằng chứng khoa học thuyết phục, chứng tỏ rằng các thành phần trong dứa có sự “góp mặt” quan trọng trong việc làm chắc và khoẻ xương.

-Bởi lẽ dứa có chứa nhiều mangan (trong một cốc nước dứa có chứa tới 73% mangan) và khoáng chất rất cần thiết cho quá trình liên kết mô tế bào và giảm nguy cơ loãng xương.

-“Vị thuốc” chữa đau họng và cảm lạnh : Khi bị cảm lạnh hay đau rát cổ họng bạn thường có thói quen bổ sung thật nhiều vitamin C hay uống các loại nước ép hoa quả. Rất ít người cho rằng dứa lại có tác dụng trong những trường hợp đó.

-Là loại quả chứa rất nhiều vitamin và chất khoáng, rất tốt cho tiêu hóa prtein. Chúng rất hữu dụng cho các bệnh về hệ tiêu hóa

10.Đu đủ

Đu đủ là thực phẩm chứa nhiều carotenoid nhất. Chất này có khả năng chống ôxy hóa rất mạnh, rất hữu ích trong việc phòng chống các bệnh tim mạch và ung thư.

-Ngoài carotenoid, đu đủ cũng rất giàu các vitamine A, B, C và khoáng chất. Trong y học cổ truyền Nam Mỹ, đu đủ được đánh giá cao trong việc trị bệnh tiểu đường, hen suyễn và ký sinh trùng đường ruột.

-Các thầy thuốc Đông y tin rằng đu đủ có hiệu quả trong việc điều trị bệnh ho lao nếu được dùng đều đặn trong thời gian dài.

-Đu đủ còn được đánh giá cao trên lĩnh vực thực phẩm chức năng nhờ các enzym như papain, có tác dụng giống như men pepsin của dạ dày hoặc trypsin của dịch tụy, hết sức hiệu quả trong việc phân hủy các hỗn hợp protein. Nó đặc biệt tốt với các trường hợp xơ hóa túi mật, tiêu hóa khó khăn và nóng rát dạ dày, thiểu năng tuyến tụy.

-Đu đủ là loại quả tráng miệng tốt sau các bữa ăn để bổ sung vitamine thiên nhiên, nhất là bêta caroten (khi vào cơ thể được biến dưỡng thành vitamine A). Loại quả này góp phần hỗ trợ sự tiêu hóa sau những bữa ăn gây nặng bụng; có thể dùng nước ép uống khi có rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, viêm ruột, kể cả trẻ em trong thời kỳ mọc răng. Tuy nhiên, không nên dùng quá nhiều vì có thể dẫn đến vàng da.

11.Sơ ri

-Cho dù ăn sống hay chế biến, sơ ri đều có tác dụng giảm đau. Sơ ri chín mọng có công dụng y học rộng rãi, từ giảm đau trong bệnh viêm khớp xương cho đến bệnh ung thư. Những người bị đau khổ vì chứng bệnh viêm khớp xương nên ăn nhiều sơ ri.

-Sơ ri còn chứa nhiều melatonin - một loại hormon có tác dụng điều hòa giấc ngủ. Sơ ri cũng chứa chất quercetin có tác dụng chống ung thư và lão hóa. Ngoài ra, còn có một chất khác là perillyl đã được chứng minh có khả năng chống ung thư vú, tuyến tiền liệt và buồng trứng.

12.Cà rốt

-Cà rốt là một trong những thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin A. Nhiều sách y học công nhận cà rốt có tác dụng "hạ khí bổ trung, làm lợi cho cơ hoành và tràng vị, làm yên ngũ tạng và giúp ăn khỏe", "nhu nhuận tạng thận, làm khỏe dương khí, ấm hạ bộ, trừ hàn thấp".

-Một cuốn sách y học của Nhật còn xem cà rốt là thứ thuốc "có thể chữa chứng quáng gà, suy dinh dưỡng, trẻ em còi xương, không muốn ăn, khô tròng mắt"... Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, cà rốt rất giàu dinh dưỡng, ngoài protid, lipid, glucid và chất xơ còn có nhiều nguyên tố vi lượng và các vitamin, nhất là carotene.

13.Ổi

-Quả ổi xanh có hàm lượng tanin cao nên có tác dụng cầm tiêu chảy (dùng khi bình thường dễ gây táo bón). Ổi xanh cũng có thể giải độc ba đậu và các chất độc khác gây tiêu chảy.

-Ngoài tác dụng chữa tiêu chảy, ổi còn tốt cho người bị tiểu đường, dịch ép  quả ổi có tác dụng hạ đường máu rõ rệt.

-Qua nhiều lần thử nghiệm, một bác sĩ người Ấn Độ nhận thấy việc dùng thường xuyên hằng ngày một lượng ổi chín khoảng 500 g sẽ làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch, giảm cholesterol trong máu và hạ huyết áp (nhất là loại ổi da sần và ruột màu đỏ).

14.Cà chua

-Hàm lượng sinh tố: Khi cà chua chín, màu đỏ tươi của cà chua tạo nên vẻ đẹp rất bắt mắt trong việc trình bày món ăn. Màu đỏ của cà chua cũng cho thấy hàm lượng vitamin A thiên nhiên trong cà chua cao, trung bình 100g cà chua chín tươi sẽ đáp ứng được 13% nhu cầu hàng ngày về vitamin A, vitamin B6, vitamin C. Ngoài ra, còn có vitamin B1, B2.

-Chất bổ dưỡng: Đạm, đường, béo và cung cấp ít năng lượng rất thích hợp với người sợ mập.

-Khoáng vi lượng: Calci, sắt, kali, phosphor, magnesium, lưu huỳnh, nickel, cobalt, iod, các axid hữu cơ dưới dạng muối citrat, malat và tuỳ môi trường trồng cà chua còn có đồng, molibden.

à Chính nhờ các yếu tố ấy, mà cà chua được xem là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để tiêu hoá, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

-Trong quả cà chua chín có chất lycopen, tạo nên màu đỏ quả cà chua. Lycopen tác động mạnh đến việc giảm sự phát triển nhiều loại ung thư như ung thư tiền liệt tuyến, ung thư ruột kết, ung thư trực tràng và nhồi máu cơ tim. Vai trò của lycopen là ngăn chặn sự phá hủy của các gốc tự do cùng các phân tử và gen khi chúng tuần hoàn trong máu. Sự phá hủy này có thể làm cholesterol đang lưu thông có thể bám vào các thành mạch làm nghẽn mạch, gây nhồi máu cơ tim. Sự phá hủy đó làm biến đổi gen ung thư.

15.Thanh long

Theo Đông Y:

-Quả Thanh long có vị ngọt/nhạt, tính mát ; có những tác dụng "thanh nhiệt", "nhuận phế" chỉ khái, hóa đàm; tác dụng vào các kinh mạch thuc Phế và Vị. Thân có tác dụng "thư cân, hoạt lạc" và "giải độc". Do đó quả Thanh long được dùng để giải nhiệt và giúp nhuận trường, trị táo bón. Hoa Thanh long dùng trị sưng cuống phổi, sưng hạch bạch huyết. Thân Thanh long dùng đắp trị phỏng, ung nhọt..

-Tại Trung hoa, Hoa Thanh long hay Jian hoa (Kiếm hoa= Sword flower), còn có những tên kỳ lạ khác như Liang tian chi hoa ( Cây hoa cai trị vũ trụ), ba wang hua (Hoa vua độc đoán).

MỘT SỐ LOẠI NƯỚC ÉP TRÁI CÂY PHỔ BIẾN

1.Vài điều lưu ý khi sử dụng nước ép trái cây:

a)Hãy cẩn thận

-Đối với một số bệnh, uống nước quả tươi sẽ đặc biệt có hại. Vì vậy nếu đang bị viêm loét dạ dày, tá tràng hay viêm tuyến tụy thì bạn tuyệt đối không uống các loại nước quả chua như: chanh, cam, táo, nho, dâu đất. Các loại quả này chứa rất nhiều chất hữu cơ làm tăng axit dạ dày , gây ra chứng ợ nóng và làm chứng viêm loét nặng thêm.

-Những người bị tiểu đường cũng nên hạn chế uống nước nho vì nó chứa rất nhiều đường glucose và năng lượng. Uống quá nhiều nước nho cũng sẽ gây rắc rối nếu bạn đang bị hội chứng ruột mẫn cảm, dễ bị kích thích. 

-Hãy nhớ, rất nhiều loại nước quả tươi có tác dụng nhuận tràng nên nếu bạn bị tiêu chảy thì nên pha loãng chúng với nước và uống từng chút một thôi. 

-Để có thể hấp thụ tất cả các vitamin và khoáng chất trong nước quả, bạn không nên uống cùng một lúc. Các thử nghiệm cho thấy nó hoàn toàn không tốt, thậm chí còn gây nguy hiểm cho cơ thể. Giới hạn cho phép là từ vài thìa đến 3 cốc/ngày và phụ thuộc vào loại quả. 

b)Dùng máy ép hay vắt tay?

-Có một số quan điểm cho rằng nước quả không nên được vắt bằng máy ép vì các vitamin sẽ bị phá hủy trong quá trình máy vận hành. Điều này có phần đúng nhưng đó là những máy ép nước quả thế hệ cũ. 

-Tuy nhiên, việc dùng tay để vắt, dùng thìa nạo thì lượng vitamin vẫn bị hao hụt nhiều vì nước quả vẫn phải tiếp xúc với không khí trong một quãng thời gian nhất định. 

c)Hỗ trợ tiêu hóa

-Nước quả tươi và nước rau ép là nguồn cung cấp các vi chất tốt nhất cho cơ thể. Nước quả rất giàu đường và vitamin còn nước rau ép rất giàu muối khoáng.

-Tốt hơn hết là uống nước quả 30 - 40 phút trước bữa ăn hoặc giữa 2 bữa ăn. Nếu bạn uống nước quả làm từ các loại quả ngọt thì cần chú ý đến phản ứng của cơ thể. Nếu uống nước quả ngọt sau bữa ăn trưa, nó có thể làm tăng tiết quá trình lên men trong ruột và gây đầy bụng. 

-Bạn cần uống nước quả tươi ngay sau khi chế biến. Chỉ cần để một thời gian ngắn trong tủ lạnh cũng đủ làm giảm giá trị dinh dưỡng của nước quả, mặc dù hương vị của chúng gần như không thay đổi. 

2.8 loại nước ép trái cây tốt nhất (theo Sức khỏe và Đời sống):

Hiệp hội Khoa học Australia đã nghiên cứu về công dụng của các loại nước ép trái cây và kết luận, loại đồ uống này rất tốt cho sức khỏe, nhất là trong điều kiện thời tiết khô và nóng bức. Dưới đây là những loại nước ép trái cây thuộc hàng “top ten” mà các chuyên gia ẩm thực Australia khuyên dùng.

a)Nước ép cà rốt

·Một ly nước ép cà rốt khoảng 160ml cung cấp 64 kcal. Nó cung cấp hàm lượng magiê, kali, canxi, carotenoid và beta-carotene dồi dào cho cơ thể để chuyển hóa thành vitamin A giúp tăng cường thị lực về đêm, đồng thời giảm thiểu nguy cơ bị đục thủy tinh thể.

·Trong nước ép

cà rốt còn chứa chất oxy hóa hữu hiệu là axít alphalipoic có khả năng hỗ trợ cho vitamin A, C và E trong việc loại trừ những gốc tự do độc hại ra khỏi cơ thể. Những chất chống ôxy hóa trong carotenoid của cà rốt cũng giúp giảm nguy cơ bị ung thư phổi, bàng quang, dạ dày.

b)Nước ép dứa (thơm):

·Một ly nước ép trái thơm khoảng 160ml mang lại 66 kcal. Nước ép

trái thơm chứa nhiều vitamin A, C potassium, canxi và các khoáng chất khác như mangan, selenium... giúp bảo vệ các mô tránh khỏi tác hại của quá trình ôxy hóa dẫn đến các cơn stress.

·Ngoài ra, thành phần men bromelain của trái thơm còn giúp vết thương mau lành, giảm sự căng nhức của cơ và kích hoạt hệ tiêu hóa. Nó còn có tác dụng giảm thiểu những cơn đau thắt ngực, bệnh viêm phế quản và hen suyễn.

c)Nước cam tươi

·Thành phần chất flavonoid trong nước cam được kết hợp với vitamin C có khả năng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể và bảo vệ các mao mạch. Một ly nước cam tươi khoảng 160ml cung cấp 75 kcal và hơn 50% nhu cầu vitamin C mỗi ngày cho phụ nữ.

·Ngoài ra, nước ép cam còn cung cấp hàm lượng thiamine dồi dào góp phần tham dự vào quá trình tổng hợp năng lượng và chất folate giúp gia tăng chất lượng máu, cũng là nguồn bổ sung dinh dưỡng có lợi cho phụ nữ trong thời kỳ thai nghén.

d)Nước ép

cà chua

·So với các loại hoa quả có sắc tố hồng và đỏ khác, cà chua có hàm lượng lycopene cao nhất. Do có tác dụng chống ôxy hóa nên lycopene còn được đánh giá là chất có khả năng ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm như ung thư tuyến tiền liệt, phổi, ngực, da... Một ly nước ép cà chua khoảng 160ml chứa 58 kcal.

·Nước cà chua cung cấp vitamin A và C giúp vô hiệu hóa các gốc tự do gây bệnh tim mạch. Mỗi ngày, bệnh nhân mắc chứng tim mạch nên hấp thu khoảng 10mg lycopene và người bình thường khoảng 3,6mg, một quả cà chua cỡ vừa chứa từ 4 - 5 mg lycopene.

e)Nước ép táo

·Nước ép táo rất thơm ngon và chứa một số vitamin, nhiều nhất là vitamin C. Một ly 160 ml cung cấp 61 cal và gần 50% nhu cầu bổ sung dưỡng chất hằng ngày ở nhóm tuổi 19-50.

  • Tuy nhiên, so với những loại nước ép trái cây khác, nước ép táo có ít vitamin và khoáng chất hơn.

f)Nước ép nho đỏ

·Nước ép nho đỏ có khả năng chống lão hóa tuyệt hảo; chứa những flavonoid tương tự như trong rượu vang đỏ, giúp mở rộng mạch máu và tăng cường lượng máu chảy đến bề mặt da.

·Chất quenetin trong nước nho đỏ có tác dụng ngăn ngừa sự kết tụ máu, phòng chống được bệnh tim mạch. Trong phòng thí nghiệm, chất resveratrol trong nước nho đỏ đã được chứng minh có những hoạt tính kháng ung thư.

g)Nước ép bưởi

·Đây là nguồn cung cấp beta - carotene, một chất chống oxy hóa hữu hiệu, có thể làm giảm nguy cơ của nhiều loại ung thư.

·Bưởi đào chứa lycopen giúp giảm thiểu nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, phổi, dạ dày, tuyến tụy, ruột, vú... Lycopen cũng giúp ngăn ngừa sự hình thành những cục huyết khối, do đó giúp giảm thiểu nguy cơ bệnh tim mạch và đột quỵ.

h)Nước ép xoài

·Nước ép trái xoài là “kho” vitamin A, C, E. Ba loại vitamin này có tác dụng rất tốt trong việc chống lại những gốc tự do gây bệnh, làm trì hoãn tiến trình lão hóa.

·Một ly nước xoài cung cấp 16% nhu cầu về chất sắt mỗi ngày ở phụ nữ.

1.Hướng dẫn sử dụng máy ép trái cây:

-Nếu trái cây có hạt, cần lấy hết ra ngoài. Đối với những loại quả to, nên cắt nhỏ thành miếng cho vừa miệng của máy xay. Trong khi ép, nhớ theo dõi khoang máy quay, dùng tay ấn nắp đậy ở khoang để chúng có thể tiếp xúc với bàn cắt của máy ép.

-Dùng xong, phải tháo rời phần khoang máy ép, rửa sạch và lau khô. Tuyệt đối không để nước ngấm vào động cơ của máy.

-Luôn dùng rau, quả tươi vì chúng chứa nhiều nước và nhiều chất bổ dưỡng hơn, rất thích hợp để ép các loại quả như: dứa, táo, dưa chuột, cà rốt, rau dền, cà chua, dưa hấu, cam, nho. Các quả đặc trưng có chứa nhiều tinh bột như chuối, đu đủ, mơ, sung, xoài không thích hợp để ép nước. Do đó, nên dùng máy xay để chế biến những quả này.

-Không cần thiết phải bỏ vỏ mỏng, chỉ cần bỏ những vỏ dày như vỏ cam, vỏ dứa hay vỏ củ dền chưa nấu. Các lá và cuống lá như rau diếp cũng có thể cho vào máy ép được. Muốn ép nước cam, chanh, quýt, bưởi, trước hết cần bóc vỏ quả và lột bỏ cùi trắng trước khi ép, vì lớp cùi này có thể làm đắng nước.

-Nước táo ngả màu nâu rất nhanh. Có thể làm chậm quá trình này bằng cách thêm vào vài giọt chanh; bã cà rốt, củ dền, cải bắp hay rau dền có thể dùng để nấu súp, xốt, mứt hay kem...

-Chỉ nên làm các kết hợp trái cây sau:

§Táo, cà rốt, cam, nho

§Dứa, bưởi

§Cà rốt, củ dền

§Cà rốt, dưa

§Táo, cam

-Uống nước ép ngay sau khi đã ép xong. Nếu để ngoài không khí một lúc, nước quả sẽ mất giá trị dinh dưỡng và mùi vị. Nếu muốn bảo quản nước quả, hãy cho vào bình đóng kín và để trong tủ lạnh, nước quả sẽ giữ được tối đa trong 24 giờ.

Uống nước ép trái cây cẩn lưu ý

             
Nhiều người nghĩ rằng nước quả tươi rất tốt, hoàn toàn vô hại nên có thể uống thoải mái. Thực tế thì không hẳn vậy. Nước tr ái c ây có thể rất tốt với người này nhưng lại gây nguy hiểm cho người khác.

Có một số quan điểm cho rằng nước trái cây không nên được vắt bằng máy ép vì các vitamin sẽ bị phá hủy trong quá trình máy vận hành. Điều này có phần đúng nhưng đó là những máy ép nước trái cây thế hệ cũ.

Tuy nhiên, việc dùng tay để vắt, dùng thìa nạo thì lượng vitamin vẫn bị hao hụt nhiều vì nước quả vẫn phải tiếp xúc với không khí trong một quãng thời gian nhất định.


Nước trái cây tươi và nước rau ép là nguồn cung cấp các vi chất tốt nhất cho cơ thể. Nước trái cây rất giàu đường và vitamin còn nước rau ép rất giàu muối khoáng..

Tốt hơn hết là uống nước trái cây 30 - 40 phút trước bữa ăn hoặc giữa 2 bữa ăn. Nếu bạn uống nước trái c ây làm từ các loại trái c ây ngọt thì cần chú ý đến phản ứng của cơ thể. Nếu uống nước trái c ây ngọt sau bữa ăn trưa, nó có thể làm tăng tiết quá trình lên men trong ruột và gây đầy bụng.

Bạn cần uống nước tr ái cây tươi ngay sau khi chế biến.. Chỉ cần để một thời gian ngắn trong tủ lạnh cũng đủ làm giảm giá trị dinh dưỡng của nước tr ái c ây, mặc dù hương vị của chúng gần như không thay đổi..

Cà-rốt

Nước ép cà rốt là vua của các loại nước rau ép. Nó rất giàu beta-carotene, vitamin nhóm B, kali, can-xi, coban và một số khoáng chất khác. Tất cả các vi chất này đều rất cần thiết đối với trẻ nhỏ, những người đang có vấn đề về hệ miễn dịch và bị bệnh về da.. Beta-carotene cũng rất tốt cho mắt.

Tuy nhiên, bạn cần ăn một số thực phẩm giàu chất béo trước khi uống nước cà rốt để tăng khả năng hấp thụ các vi chất trong cà rốt tối đa. Ăn sa lát cà rốt với dầu trộn là cách tốt nhất đề hấp thu toàn bộ các vi chất.

Đừng uống quá nhiều nước cà rốt. Việc dư thừa beta-carotene sẽ gây quá tải cho gan và da sẽ là nơi biểu hiện rõ nhất của hiện tượng này (da có màu vàng). Không uống nhiều hơn 500ml nước cà rốt ép/ngày. Chỉ cần nửa cốc nước cà rốt ép (100ml) là đủ để phòng mọi bệnh tật lên quan đến các vitamin chứa trong cà rốt.

Củ cải đường

Nước củ cải đường chứa rất nhiều đường, vitamin С, Р, В1, В2, РР. Nó cũng chứa nhiều kali, sắt và muối mangan. Nước củ cải đường có chứa magiê hỗ trợ cho hoạt động của hệ thần kinh khi bị stress, quá tải và cả khi mất ngủ. Nước trái c ây này cũng giúp cải thiện nhu động ruột – đây là lý do tại sao nó được xem là liệu pháp tốt để phòng bệnh táo bón.

Nước củ cải đường có một số chất gây hại nhưng có thể bị phân hủy khi tiếp xúc với không khí. Vậy nên trước khi uống, bạn hãy để chúng trong tủ lạnh từ  2 - 3 giờ và đựng trong cốc không có nắp.

Nếu lần đầu uống nước củ cải đường, bạn hãy uống từ từ, từng ít một. Bắt đầu là 1 thìa/ngày. Trước khi uống, nên pha loãng với nước sôi hoặc có thể trộn nó với nước cà rốt, cải bắp, táo, mận hoặc bí ngô.

Nếu bị bệnh thận, viêm loét dạ dày hay tá tràng thì nước củ cải đường hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của bạn.

Cà-chua

Nước cà chua là một nguồn dinh dưỡng quý giá, giúp giảm nguy cơ bị ung thư. Nó rất tốt cho bà bầu và những phụ nữ vừa sinh. Nước cà chua cũng chứa rất ít năng lượng và đó là lý do tại sao những người thừa cân nên uống nó hằng ngày.

Nên uống nước cà chua 20 – 30 phút trước bữa ăn để kích thích nhu động ruột và dạ dày, sẵn sàng cho việc tiêu hóa thực phẩm.

Thêm một chút muối sẽ làm giảm giá trị của nước c à chua. Thay vì muối, bạn có thể cho một vài nhánh tỏi đập  và một số loại rau gia vị như mùi tây, thìa là…

Nước cà chua chống chỉ định trong các trường hợp bị viêm loét dạ dày, tá tràng và viêm túi mật.

Cải bắp


Nước cải bắp chứa rất nhiều cacbon hydrate dễ tiêu hóa, vitamin С, РР, folacyn và amino axit. Nó cũng rất giàu kali, natri, can-xi, magiê và sắt.

Nước cải  bắp chứa nhiều vitamin U - có khả năng chống loét hiệu quả. Vì vậy nó được xem là một liệu pháp thân thiện chống lại các bệnh viêm loét đường tiêu hóa và viêm túi mật. Khi bị viêm vùng miệng, súc miệng bằng nước cải bắp ấm cũng sẽ rất hiệu quả.

Ngoài ra, nước cải bắp cũng ngăn cản sự chuyển hóa cacbon hydrate thành chất béo nên rất tốt cho những người béo phì.

Bạn có thể uống nước cải bắp 30 phút trước khi ăn hoặc giữa 2 bữa ăn với lượng uống là vài lần trong ngày.

Bí ngô

Nước bí ngô chứa nhiều đường sucrose, pectic, muối kali và magie, sắt, đồng và coban. Nó cũng rất giàu vitamin С, В1, B2, В6, Е, beta-carotene. Nước bí ngô được xem là thức uống giàu dinh dưỡng.

Nước bí ngô cũng đặc biệt tốt với những bệnh liên quan đến thận và gan khi uống nửa cốc bí ngô mỗi ngày.

Nếu bị mất ngủ, bạn có thể uống nước bí ngô pha mật ong 3 lần/ ngày (mỗi lần là 1/4 - 1/5 cốc) và trước khi đi ngủ. Uống liên tục trong 10 ngày.

Không có bất kỳ khuyến cáo nào về những người không nên uống nước quả này.

Táo


Táo rất giàu vitamin Cvà phosphor, kali, can-xi, muối sắt, đồng, magiê, coban, kẽm và nikel. Nó cũng rất hữu ích cho các trường hợp bị xơ vữa động mạch, bị bệnh gan, viêm bọng đái, bị bệnh về thận. Chất pectin trong táo sẽ hỗ trợ cho hoạt động của nhu động ruột.

Lượng đường cao và một số chất hữu cơ khác sẽ giúp phục hồi cơ thể sau khi hoạt động thể lực quá sức.

Bạn có thể uống nước táo mà không phải lo lắng về tính an toàn của nó. Uống tối đa 1 lít/ngày.

Nước táo chống chỉ định trong các trường hợp bị viêm đường tiêu hóa và nhạy cảm khác.

Nho


Nước nho chứa nhiều đường và kali. Nó được khuyến cáo dùng trong các trường hợp suy sụp thần kinh và mệt mỏi. Nước nho đen chứa nhiều vi chất giúp giảm nguy cơ bị các bệnh liên quan đến tim. Uống nước nho thường xuyên cũng sẽ giúp giảm lượng
cholesterol và huyết áp.

Nước nho cũng rất giàu vi khuẩn có ích, giúp nhuận tràng, lợi tiểu và bài tiết mồ hôi. Bạn nên uống nửa cốc nước nho ép được chia làm 3 lần/ngày trong thời gian 3 tuần. Trước khi uống có thể pha loãng với tỉ lệ 1:1.

Nước nho không được khuyến khích trong các trường hợp viêm dạ dày do tăng tiết axit, viêm tuyến tiêu hóa và các bệnh tá tràng, tiểu đường, béo phì, viêm phổi mãn tính. Nước nho cũng có thể gây rắc rối khi cơ thể bạn nhạy cảm với gió.

Họ cam quít

Các loại nước họ cam quýt rất giàu vitamin C và P, kali, folacyn. Chúng giúp tăng cường sức sống, giảm mỏi mệt và tăng cường độ đàn hồi của thành mạch. Các loại nước này cũng rất hữu ích trong các trường hợp bị xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và được xem là một liệu pháp phòng ung thư.

Tuy nhiên, nếu bạn bị viêm loét dạ dày, tá tràng, các bệnh đường tiêu hóa thì không nên uống nước cam.

Ngoài ra, nước họ cam quýt cũng tương tác với một số loại thuốc nên tốt nhất là không uống nước cam cùng với thuốc.

Trái lựu


Nước lựu rất tốt cho tiêu hóa, kích thích sự ngon miệng, điều hòa hoạt động của dạ dày và giúp tăng hồng cầu. Nó cũng rất lợi tiểu, chống viêm và có tác dụng khử trùng.

Nên uống cùng với cà rốt hoặc nước củ cải đường.

Nước lựu cũng nên được pha loãng với nước. Nó chứa nhiều axit, gây kích thích hệ tiêu hóa nên không dùng cho những người bị các bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa.


Pha nước ép trái cây ngon ơi là ngon

Làm đẹp với nước ép trái cây cực hiệu quả

Hướng dẫn làm nước ép trái cây tươi mát ngày hè
Cách bảo quản nước trái cây tươi ngon
Khi nào nên cho trẻ uống nước trái cây
Cách sử dụng nước ép trái cây an toàn hiệu quả nhất



(ST)