Các loại phong cách giao tiếp trong tình yêu

Qua cách giao tiếp chúng ta biết được sự thân thiết của các cặp đang yêu. Bạn và chàng thuộc kiểu nào?





Các phong cách giao tiếp





1. Cặp trầm lặng:

Khi gặp nhau, hai người thường nói chuyện về thời tiết hoặc về một đề tài “lãng nhách” nào đó. Bạn và anh ấy ít khi đề cập đến cảm xúc, suy nghĩ của nhau. Tình cảm giữa hai bạn còn khá nhạt và chưa thể hoà hợp.

2. Cặp tránh cãi nhau:

Bạn và anh ấy luôn cố gắng tránh xung đột. Tuy nhiên cũng nhiều lúc, hai bên chiến tranh lạnh khi có mâu thuẫn và chờ người kia xuống nước trước. Đây là mối quan hệ không công bằng vì lúc nào “nửa này” cũng phải xuống nước “nửa kia” mới mong tình hình dịu bớt.

3. Cặp thích “tán”:

Bạn và anh ấy có thể tán gẫu với nhau đủ chuyện trên trời dưới đất và rất tâm đầu ý hợp. Hai người thích biểu lộ sự thân mật của mình trước bàn dân thiên hạ. Bạn và chàng rất hoà hợp đấy!

4. Cặp “dầu” và “lửa”:

Hai người luôn tranh giành hơn thua nhau trong từng lời nói để quy xem lỗi tại ai. Khi có rắc rối, người này thường bới móc lỗi của người kia, khiến mối quan hệ đi vào ngõ cụt.

5. Cặp tâm giao:

Lúc gặp nhau, bạn và chàng tâm sự và chia sẻ nhiều điều trong cuộc sống. Những mối quan hệ này thường bắt đầu từ tình bạn. Tuy nhiên, dường như cả hai vẫn còn khá giữ kẽ.


MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Giao tiếp văn phòng













Sử Dụng Điện Thoại Cầm Tay

• Thật khó chịu khi trong văn phòng bỗng nghe tiếng điện thoại cầm tay reng những tiếng chuông kỳ lạ. Có những tiếng chuông nghe như ma hú, tiếng nói tục tĩu, hoặc tiếng nhạc dâm dật... Cần chú . để điều chỉnh tiếng chuông đúng mực, giản dị. Tốt hơn hết là trong thời gian làm việc tại văn phòng, điện thoại cầm tay nên để ở chế độ rung, không kêu. Tiếng chuông điện thoại không nghiêm túc có thể làm mất đi sự nể trọng của các đồng nghiệp.

• Không nói chuyện nhiều trên điện thoại khi ở trong wash room/rest room. Người cẩn thận trong hành xử là không bi bô nói nhiều nơi phòng vệ sinh. Có những truờng hợp nhân viên nói xấu lẫn nhau trên điện thoại trong nhà vệ sinh công cộng, và phía bên kia có nguời nghe được, gây ra những hiềm khích không đáng có.

• Khi xử dụng điện thoại cầm tay, nên tìm một nơi thuận tiện, tránh những nơi đông nguời.

• Trước buổi họp, nên tắt ngay điện thoại. Hành động này luôn tạo cho nguời đối diện một cảm tình vì quý vị đã tỏ ra tôn trọng họ.

Sử Dụng Thư Điện Tử/E-mail

Ngày nay có hơn 74.9% nguời dân Canada nói riêng và trên toàn Bắc Mỹ nói chung xử dụng thư điện tử/ E-mail trong các giao tiếp (theo Statistic Canada, 2009: Internet Usage and Population Growth). Chúng ta cũng cần chú ý những điểm sau:

• Thư điện tử/ E-mail giao tiếp trong văn phòng cần ngắn gọn và ghi rõ chủ đề (subject) của từng thư gởi đi.

• Coi kỹ lại văn phạm và đánh vần. Nguyên tắc này áp dụng với cả thư điện tử viết bằng tiếng Anh và tiếng Việt. Với thư viết bằng tiếng Việt, nên cài đặt chương trình đánh máy có dấu rõ ràng.

• Cuối thư nên ghi rõ tên họ nguời gởi cùng chức vụ (nếu có). Một lá thư không có tên nguời gởi sẽ bị cho là thiếu lịch sự, giống như thư viết mà không có chữ k.. Chúng ta cần thận trọng điểm này.

• Thư viết gởi cho cấp trên càng quan trọng hơn, quý vị nên chú ý cẩn thận bởi vì "văn là nguời", một lá thư văn phạm nghèo nàn, sai chính tả sẽ đánh mất niềm tin ở cấp trên.

• Đừng đem những E-mail có tính cách truyền giáo hay dạng phát tán (chain mails) từ bên ngoài vào trong văn phòng và đừng bao giờ gởi cho các đồng nghiệp những thông tin không liên quan đến công việc.

Tinh Thần Tập Thể

Trong công việc hàng ngày, chúng ta nhiều lúc phải làm những dự án chung theo nhóm từ hai nguời trở lên. Nếu ứng xử không khéo, rất dễ gây ra những hiểu lầm và xích mích.

• Không nên trốn tránh trách nhiệm chung và công việc đã nhận trách nhiệm.

• Khi đuợc khen tặng, đừng quên nhắc đến tất cả những cộng sự cùng tham gia dự án. Thật là lố bịch khi cả nhóm cùng làm chung, nhưng khi được khen thuởng thì người đứng đầu huyên thuyên nhận những lời khen và quên rằng nếu không có những cộng sự đắc lực, họ sẽ không bao giờ thành công được như hôm nay.

Than Thở Chuyện Cá Nhân, Gia Đình

• Khi đem những vấn đề rắc rối của cá nhân hay gia đ.nh ra tâm sự hoặc khóc lóc với đồng nghiệp hoặc cấp trên, thoạt đầu quý vị sẽ nhận đuợc đôi lời an ủi. Nhưng nếu cứ tiếp diễn liên tục, mọi người sẽ khó chịu vì cuộc sống của ai cũng có những nỗi niềm lo lắng riêng, các đồng nghiệp không phải là những là cố vấn tâm lý để có thể lắng nghe
chúng ta ngày này qua ngày khác. Nên tìm đến các chuyên gia tâm lý nếu thấy cần thiết.

• Một số truờng hợp, vì thấy nhân viên đang trong tâm trạng căng thẳng chuyện cá nhân như thất tình, vợ chồng hục hặc, nên giám đốc đã không dám giao những trách nhiệm quan trọng. Điều này đồng nghĩa với việc những cơ hội thăng tiến trong công việc như tăng lương, tiến chức sẽ không đến với quý vị dễ dàng.

Những Đề Tài Dễ Gây Tranh Cãi

• Tôn giáo: Canada là quốc gia đa văn hóa, đa chủng tộc. Mỗi dân tộc theo một tôn giáo khác nhau. Hiện nay ở Canada có hầu như tất cả mọi tôn giáo. Cần tránh những lời nói xúc phạm tôn giáo khác, hoặc tự tôn tôn giáo của mình mà dè bỉu đức tin của người khác

• Chinh trị: Canada hiện nay có ba chính đảng lớn là Consevative, Liberal và NDP. Green Party cũng có ghế trong quốc hội và nhiều những đảng phái khác mang những niềm tin và sứ mệnh khác nhau. Cần thận trọng tránh mang những nhận định cá nhân nhằm vào một đảng phái nào đó, bởi vì không phải ai cũng có cùng quan điểm giống mình. Thông thường, mỗi khi tới mùa tranh cử chính trị, thường xảy ra các cuộc cãi vã giữa các nhân viên làm chung trong cùng một văn phòng chỉ vì quan điểm khác nhau.

• Tránh tranh cãi về một chính sách của chính phủ hay một đuờng lối vì điều này cũng dễ đưa đến cãi vã, mích lòng. Tinh thần ủng hộ hoặc không ủng hộ Hoàng Gia Anh Quốc tại Canada cũng là một đề tài chính trị dễ gây xích mích.

• Cẩn thận khi nói câu chúc Happy Chinese New Year, nhất là đối với những nguời gốc Việt, gốc Hàn Quốc, Nhật Bản... Câu chúc đúng nhất là Happy Lunar New Year. Ngày nay, một câu chúc sai dễ gây ra những ngộ nhận là bị cho là kỳ thị chủng tộc. Lời chúc Merry Christmas cũng là một ví dụ tương tự khác, không phải ai cũng ăn mừng Chúa giáng sinh, chúng ta không thể đặt nhận định chủ quan của m.nh vào một ai.

Kể Chuyện Cuời

• Tránh những chuyện cuời có tính dung tục hoặc xúc phạm đến nguời tàn tật, văn hóa, ngôn ngữ, chữ viết của một dân tộc.

• Ở các môi truờng làm việc ngày nay đều có các quy định về sách nhiễu tình dục (sexual harrassment) hoặc kỳ thị (discrimination). Rất nhiều các trường hợp chỉ vì vui miệng kể những câu chuyện tục mà bị cảnh cáo về hai lĩnh vực trên, hoặc thậm chí bị đuổi việc.

Ăn Uống Tại Nơi Làm Việc

• Tránh mang những thức ăn quá nặng mùi vào văn phòng

• Tránh ăn tại bàn làm việc, nếu chỗ làm có phòng ăn riêng th. nên ăn tại ph.ng ăn

• Không nhai kẹo cao su quá ồn hoặc thổi thành bong bóng kêu lách tách

• Thỉnh thoảng cũng nên tham gia những buổi ăn trưa bên ngoài cùng các đồng nghiệp để tạo thêm tình thân và hiểu nhau.

• Tại các buổi tiệc do nơi làm việc tổ chức tại nhà hàng hoặc club, tư gia, quý vị nên tránh uống quá nhiều ruợu, việc uống quá nhiều ruợu có thể đánh mất sự kiềm chế. Có truờng hợp vì say ruợu mà gây gổ và đánh nhau thật đáng tiếc.

Trang PhụC

• Tùy vào yêu cầu của công việc và tình hình chung của toàn văn phòng mà quý vị chọn cho mình một phong cách ăn mặc thật phù hợp với môi truờng chung.

• Tránh ăn mặc quá hở hang hoặc quá diêm dúa tạo nên sự khác nguời.

• Ngày thứ Sáu, thông thuờng các công ty có biệt lệ ăn mặc giản dị hơn các ngày trong tuần

• Tránh xài nuớc hoa nặng mùi hoặc có khi phải bỏ hẳn thói quen này, nếu nơi làm việc có quy định không xử dụng mùi hương và hóa chất.


Tránh tụ tập nói xấu đồng nghiệp, cấp trên, gây bè phái

• Trong truờng hợp có người đến kể cho quý vị nghe về những điều theo họ là xấu xa từng xảy ra trong văn phòng trước đây. hái độ đúng nhất là nghe, im lặng và quan sát. Đừng hùa theo những nhận định ấy một cách vội vã.

• Cần chú ý thận trọng với những nguời thích tạo ra hiềm khích và hay kéo bè phái. Trong các môi truờng làm việc nào cũng có dạng nguời này. Cần chú ý giữ một khoảng cách vừa phải. Nên nhớ những ai từng đến gặp m.nh để kể xấu một nguời đồng nghiệp thì sớm muộn gì họ cũng sẽ lôi quý vị ra để làm đề tài với nguời khác.

Trên đây là một số điểm cơ bản mà trong phạm vi một bài viết ngắn chúng tôi xin đuợc phép thảo luận. Hy vọng có thể giúp ích đuợc phần nào cho các quý vị đang làm việc văn phòng, các quý vị đang tham gia các khóa huấn luyện để trở lại nghề cũ ở Canada và các bạn trẻ chuẩn bị buớc vào đời. Nghệ thuật ứng xử luôn luôn đa dạng và khác nhau. Cá nhân tôi luôn mong nhận được những góp. khác từ các độc giả. Nếu quý vị thấy những đề tài nào cần thiết trong đời sống và muốn đề nghị cá nhân tôi viết bài, xin liên lạc e-mail về VietSun Magazine. Xin chân thành cảm ơn và hẹn gặp lại quý vị tại cột báo này kỳ sau.


Phong cách giao tiếp của người Nhật


Tất cả các lời chào của người Nhật bao giờ cũng phải cúi mình và kiểu cúi chào như thế nào phụ thuộc vào địa vị xã hội, từng mối quan hệ xã hội của mỗi người khi tham gia giao tiếp.

Trong giao tiếp truyền thống của người Nhật có những quy tắc, lễ nghi mà mọi người đều phải tuân theo tùy thuộc vào địa vị xã hội, mối quan hệ xã hội của từng người tham gia giao tiếp. Những biểu hiện đầu tiên trong quá trình giao tiếp của người Nhật là thực hiện những nghi thức chào hỏi. Tất cả các lời chào của người Nhật bao giờ cũng phải cúi mình và kiểu cúi chào như thế nào phụ thuộc vào địa vị xã hội, từng mối quan hệ xã hội của mỗi người khi tham gia giao tiếp.

Một quy tắc bất thành văn là “người dưới” bao giờ cũng phải chào “người trên” trước và theo quy định đó thì người lớn tuổi là người trên của người ít tuổi, nam là người trên đối với nữ, thầy là người trên (không phụ thuộc vào tuổi tác, hoàn cảnh), khách là người trên… Người Nhật sử dụng ba kiểu cúi chào sau
:


T
ổng thống Obama cuối chào Nhật hòang Akihito và hoàng hậu Michiko trong chuyến thăm Nhật vào tháng 11/2009

+ Kiểu Saikeirei: cúi xuống từ từ và rất thấp là hình thức cao nhất, biểu hiện sự kính trọng sâu sắc và thường sử dụng trước bàn thờ trong các đền của Thần đạo, chùa của Phật giáo, trước Quốc kỳ, trước Thiên Hoàng.
+ Kiểu cúi chào bình thường: thân mình cúi xuống 20-30 độ và giữ nguyên 2-3 giây. Nếu đang ngồi trên sàn nhà mà muốn chào thì đặt hai tay xuống sàn, lòng bàn tay úp sấp cách nhau 10-20cm, đầu cúi thấp cách sàn nhà 10-15cm.
+ Kiểu khẽ cúi chào: thân mình và đầu chỉ hơi cúi khoảng một giây, hai tay để bên hông.
Người Nhật chào nhau vài lần trong ngày, nhưng chỉ lần đầu thì phải chào thi lễ, những lần sau chỉ khẽ cúi chào. Ngay cả người Nhật cũng thấy những nghi thức cúi chào này hết sức rườm rà nhưng nó vẫn tồn tại trong quá trình giao tiếp từ thế hệ này qua thế hệ khác và cho đến tận ngày nay.
+ Giao tiếp mắt: người Nhật thường tránh nhìn trực diện vào người đối thoại, mà họ thường nhìn vào một vật trung gian như caravat, một cuốn sách, đồ nữ trang, lọ hoa…, hoặc cúi đầu xuống và nhìn sang bên. Nếu khi nói chuyện mà nhìn thẳng vào người đối thoại thì bị xem như là một người thiếu lịch sự, khiếm nhã và không đúng mực.
+ Sự im lặng: người Nhật có khuynh hướng nghi ngờ lời nói và quan tâm nhiều đến hành động, họ sử dụng sự im lặng như một cách để giao tiếp và họ tin rằng nói ít thì tốt hơn nói quá nhiều. Trong buổi thương thảo, người có vị trí cao nhất thường ít lời nhất và những gì anh ta nói ra là quyết định sau cùng, im lặng cũng là cách không muốn làm mất lòng người khác.
+ Gián tiếp và nhập nhằng: thường thì họ giải thích ít những gì họ ám chỉ và những câu trả lời thì cũng rất mơ hồ. Họ không bao giờ nói “không” và chẳng nói cho biết rằng họ không hiểu. Nếu cảm thấy bất đồng hoặc không thể làm những yêu cầu của người khác họ thường nói “điều này khó”.

Bất kỳ lời nói, cử chỉ nào của người Nhật kể cả sự thúc giục hay từ chối cũng đều mang dấu ấn của sự lịch thiệp, nhã nhặn. Vì người Nhật có ý thức tự trọng cao nên họ đặc biệt tránh trở thành kẻ lố bịch, không đúng mực, khiếm nhã khi giao tiếp.

Người Nhật rất chú trọng làm sao cho người đối thoại cảm thấy dễ chịu. Họ không bao giờ muốn làm phiền người khác bởi những cảm xúc riêng của mình, cho dù trong lòng họ đang có chuyện đau buồn nhưng khi giao tiếp với người khác họ vẫn mỉm cười. Nụ cười hay tiếng cười của người Nhật có thể là do họ cảm thấy bối rối hoặc khó chịu, và có thể không mang nghĩa là họ đang vui.

Sẽ là thô lỗ nếu khi không gửi thiệp trong ngày Tết của Nhật khi nhận được thiệp gửi cho bạn. Nhưng nếu gửi thiệp ấy tới một tang gia chưa giáp năm là lỗi trong giao tiếp.

Với người Nhật, việc tặng tiền thường bị xem là thô lỗ, tiền mặt là loại quà cáp quy chuẩn trong đám cưới hay cho trẻ em trong năm mới.

Khi gọi ai đó bằng cách vẫy tay, nên để tay thẳng, lòng bàn tay hướng xuống, sau đó quạt các ngón tay xuống. Sẽ là một lỗi trong giao tiếp nếu chỉ tay trực tiếp vào người khác, thay vào đó ta mở rộng bàn tay ngửa lên trên như thể đang bưng một cái mâm và chỉ về phía người đó.

Khi đến nhà người khác chơi, được chủ nhà mời vào nhà thì người khách phải đáp “cảm ơn, rất hân hạnh” và cởi bỏ áo khoác trước cửa nhà. Nếu là người đến thăm lần đầu thì chỉ ở chơi không quá nửa giờ, sau đó vào lúc thích hợp phải xin phép ra về với câu “Tôi đã làm phiền ngài quá lâu, xin lượng thứ”. Sau khi cởi đôi dép đi trong nhà, người khách phải quay mũi dép vào trong phòng, ở cửa người khách phải cúi chào một lần nữa và cảm ơn chủ nhà vì sự tiếp đón rồi mới đi ra.

Phụ nữ Nhật khi nói chuyện với người ít quen biết thì họ phải im lặng và nhìn đi chỗ khác, đó được coi là những hành vi đức hạnh, được đánh giá là người phụ nữ đức hạnh, còn nếu nhìn chăm chú sẽ bị đánh giá là người không đứng đắn, thiếu đức hạnh vì hành vi đó được đánh giá như lời mời gọi dẫn tới sự thân mật.




Nguyên tắc trong kỹ năng giao tiếp
Bí quyết để tự tin trong giao tiếp
Làm sao để giao tiếp tốt và cách cải thiện kỹ năng
Nghệ thuật trong giao tiếp kinh doanh
Đặc trưng của văn hóa giao tiếp
Cách ứng xử trong giao tiếp tạo sự thân thiện khéo léo



(ST)