Các loại quả tốt cho hệ tiêu hóa của bạn

Chế độ ăn uống trong những ngày cuối năm thường có nhiều dầu mỡ, chất đạm, lại thêm rượu bia nên rất dễ khiến nhiều người gặp vấn đề về tiêu hóa.


 



Những loại củ, quả tốt cho hệ tiêu hóa

Một số loại thực phẩm từ quả, củ dưới đây sẽ góp phần giúp chúng ta giải quyết được rắc rối đó.
Trái thơm
Loại trái cây này rất có lợi cho tiêu hóa vì giúp thúc đẩy sự hấp thụ protein của cơ thể. Quả thơm chứa nhiều chất xơ, có tác dụng kích thích tiêu hóa, nhất là sau những bữa ăn có nhiều thịt, cá. Vì vậy sau khi ăn một món nào đó mà thấy cảm giác nặng bụng, khó tiêu, bạn nên uống một ly nước ép thơm hoặc ăn vài miếng thơm.
Chuối
Trong quả chuối có nhiều hoạt chất có tác dụng nhuận tràng, chống táo bón. Ăn một trái chuối sau khi kết thúc bữa ăn là cách tốt nhất để đẩy nhanh quá trình tiêu hóa. Loại trái cây này cũng kích thích sự tiêu hóa các món nướng nhanh hơn.
Trái cóc
Nên ngâm sẵn một bình trái cóc trong nhà để có thể dùng ngay mỗi khi có cảm giác ăn không tiêu. Không chỉ trái cóc, mà nước cóc ép cũng có tác dụng tương tự.
Sữa chua
Đây được xem là loại thực phẩm hữu hiệu để trị các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, nhất là sau khi dùng các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ. Một ly sữa chua sau khi ăn các món ăn nóng cũng sẽ giúp bạn bảo vệ lớp niêm mạc của đường tiêu hóa.
Trà thảo dược
Các loại trà từ các loại vỏ cam, quýt chứa nhiều allantoin và tinh dầu, giúp làm tăng tiết dịch vị, thúc đẩy nhu động ruột, dạ dày và các cơ quan tiêu hóa khác.
Gừng
Trà gừng thích hợp sau khi bạn thưởng thức các món ăn có tính lạnh như tôm, cua, nghêu, sò, ốc, hến. Tính ấm của gừng giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giúp bạn bớt đau bụng, hạn chế nôn mửa, tiêu chảy.
Gừng có tác dụng giúp ôn ấm tỳ vị, giúp cho việc tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Mứt gừng cũng là món giúp giảm hiện tượng đầy hơi, chậm tiêu.
Củ kiệu, hành tím
Những thực phẩm này cũng có tác dụng trợ tiêu hóa khá tốt, trị các chứng ăn không tiêu, đầy bụng. Củ kiệu còn có tác dụng rất tốt cho việc phòng ngừa rối loạn tiêu hóa.

Củ cải đỏ

Củ cải đường giải quyết rất hiệu quả các vấn đề về táo bón hoặc rối loạn tiêu hóa. Củ cải đường rất giàu chất xơ, kali và magiê giúp loại bỏ các chất thải. Tất cả các chất dinh dưỡng có trong củ cải đường giúp duy trì một hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh.

Rau củ cải

Rau củ cải đường cứu trợ đáng kể cho dạ dày của bạn. Rau củ cải rất giàu beta-carotene, sắt và canxi. Các chất dinh dưỡng tuyệt vời giúp duy trì sức khỏe của niêm mạc đường tiêu hóa.

Táo

Táo rất giàu vitamin C, vitamin A, folate, khoáng chất, kali và phốt pho. Tất cả những chất trên mang lại lợi ích tiêu hóa khác nhau như làm giảm các vấn đề táo bón và cải thiện cảm giác đầy bụng. Sự hiện diện của chất pectin trong táo giúp tăng vi khuẩn có lợi giúp tăng sức khỏe của đường ruột.

Sự hiện diện của chất pectin trong táo giúp tăng vi khuẩn có lợi giúp tăng sức khỏe của đường ruột (Ảnh: Internet)

Chuối

Trái cây màu vàng này rất hoàn hảo cho các hoạt tiêu hóa tốt. Nếu bạn đang bị tiêu chảy ăn chuối sẽ giúp khôi phục lại lượng điện và kali bị mất. Bên cạnh đó, nó cũng có các sợi chất xơ tốt cho tiêu hóa.

Khoai lang

Khoai lang là một thực phẩm tuyệt vời cho sức khỏe tiêu hóa. Nó cung cấp chất xơ, carbohydrate và mangan. Khoai lang giúp ích trong điều trị loét dạ dày, loét tá tràng và một số bệnh đường ruột nghiêm trọng khác.

Trái cây nhỏ bé có chứa rất nhiều chất xơ. Trái cây này rất tốt cho tiêu hóa và có chứa vô số chất béo không bão hòa đơn lành mạnh. Điều này giúp duy trì sức khỏe của hệ tiêu hóa và hoạt động của tuyến tụy, túi mật. Nó cũng chuyển đổi beta-carotene thành vitamin A giúp trong việc phát triển một lớp màng nhầy lành mạnh trong đường tiêu hóa của bạn.

  Bơ rất tốt cho tiêu hóa và có chứa vô số chất béo không bão hòa đơn lành mạnh (Ảnh: Internet)


 

Dầu gan cá tuyết

Dầu gan cá tuyết có nhiều vitamin A và vitamin D. Các vitamin này rất cần thiết để giữ cho đường tiêu hóa khỏe mạnh và cũng ngăn ngừa các vấn đề tiêu hóa khác nhau trong đường ruột.

Quả việt quất

Quả việt quất được biết có chất xơ và vitamin C. Ngoài việc cung cấp lợi ích sức khỏe tiêu hóa nó cũng sở hữu chất chống oxy hóa chống ung thư.

Dưa đỏ

Trái cây này có chứa vitamin A, vitamin C và myoinositol. Dưa đỏ có chứa một số lượng lớn các enzyme tiêu hóa. Nó cũng chứa các tác nhân có thể trợ giúp chiến đấu chống lại bệnh ung thư ruột. Bên cạnh đó, nó giúp giảm lo lắng, mất ngủ và ngăn ngừa xơ cứng động mạch.

Đu đủ

Trái cây nhiệt đới này rất tuyệt vời cho sức khỏe tiêu hóa. Sự hiện diện của papain giúp dễ dàng phân hủy protein trong dạ dày và điều này giúp hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng.

Cà chua

Cà chua có với kali và magiê mang lại vô số lợi ích sức khỏe. Sự hiện diện của lycopene, vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng hỗ trợ khác trong việc duy trì sức khỏe tiêu hóa.
 

 Dưa chuột
Dưa chuột có chứa chất xơ, hơn nữa hàm lượng nước trong dưa chuột cao, rất tốt cho sức khỏe của bạn. Khi bạn bị đầy bụng, khó tiêu, loại thực phẩm nhiều nước như dưa chuột sẽ giúp dạ dày của bạn dễ chịu hơn.
 Dưa hấu
Dưa hấu là một loại quả rất tốt cho những người đang cố gắng giảm cân. Dưa hấu chứa 97% lượng nước và không đường. Lượng calo trong dưa hấu cũng khá thấp – ít hơn 100 calo. Đây cũng là loại quả giàu axit amino nên có thể giúp thải độc tố, tiêu hóa chất béo và ngăn chặn chứng đầy hơi.
Măng tây
Ngoài tác dụng ức chế sự thèm ăn rất tốt cho người giảm cân thì măng tây cũng là một loại thực phẩm giúp bạn đánh bay chứng đầy hơi. Bản thân măng tây có hàm lượng chất xơ cao giúp tăng cường sức khỏe tiêu hóa bằng cách kích thích tăng trưởng và phân bổ đều các loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột. 
Bên cạnh đó, lượng vitamin K có trong măng tây cao, đóng vai trò như một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên. Vì những lí do này mà măng tây được coi là một siêu thực phẩm giúp bạn giảm những hiện tượng đầy hơi, chướng bụng, và giúp vòng 2 gọn gàng hơn. 

Ảnh minh họa
 Chuối
Trong quá trình ăn uống, những thức ăn mặn sẽ khiến cho bụng bạn chướng lên, đầy hơi và rất khó chịu. Lúc này, một quả chuối sẽ giúp bạn tiêu hóa tốt những gì đã dung nạp vào trước đó. Ngoài ra, việc ăn chuối còn giúp cơ thể bạn tạo ra một lượng natri có thể làm giảm thiểu xu hướng chướng bụng, đầy hơi.
Tuy nhiên nếu bạn có tiểu sử bị bệnh dạ dày thì không nên tiêu thụ loại quả này.
Nho đỏ
Là loại trái cây giàu chất xơ nên nho đỏ, tươi là một món ăn lành mạnh, rất tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa của bạn. Lượng chất xơ có trong nho đỏ ngoài việc hỗ trợ làm giảm biến động lượng đường trong máu còn làm giảm mức khí trong cơ thể và giúp bạn không bị đầy hơi.
. Sữa chua 
Sữa chua rất giàu protein và giúp tiêu hóa tốt. Để tránh bị đầy hơi, bạn nên ăn sữa chua trong hoặc sau bữa ăn. Sữa chua được các chuyên gia khuyến khích dùng thường xuyên vì nó có hàm lượng đường thấp, giúp bạn kiểm soát lượng calo dung nạp vào cơ thể.

Ảnh minh họa
Hạnh nhân
Hạnh nhân là một nguồn giàu protein, khoáng chất và chất xơ rất. Hạnh nhân tốt cho sức khỏe. Chất xơ có trong hạt hạnh nhân giúp bạn chống lại chứng chướng bụng, đầy hơi và chống táo bón. Tuy nhiên một lưu ý cho bạn là không nên ăn hạt hạnh nhân ướp muối vì bản thân đồ ăn mặn sẽ gây chướng bụng.
 Bí tây
Bí tây là loại thực phẩm chứa nhiều xenlulo, chất xơ, vị thanh mát, dễ ăn nên giúp nhuận tràng, mát gan, bổ thận, giải độc cho gan, trị táo bón. Nó cũng là loại thực phẩm giúp bạn kiểm soát lượng calo và làm giảm nguy cơ đầy hơi.
Nên chọn đúng loại trái cây sau bữa ăn thay vì đồ ăn ngọt. Ảnh minh họa
 
Dâu tây
Theo nghiên cứu mới nhất, dâu tây có tác dụng làm chắc nướu, giúp hơi thở thơm tho, mát họng. Ngoài ra, dâu tây là một nguồn vitamin C tuyệt vời, một nguồn mangan dồi dào, nguồn chất xơ, iốt rất tốt cho cơ thể và có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp giảm cholesterol. 
Đồng thời, các chất xơ trong dâu tây sẽ giúp kích thích tiêu hóa, làm giảm huyết áp và kiềm chế cơn thèm ăn vô độ. Sự kết hợp giữa chất chống ôxy hóa và các tác nhân chống viêm trong dâu tây có tác dụng chống ung thư hữu hiệu. 

 

Thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa

Để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh cần có 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn trong đường ruột. Hại khuẩn là những tác nhân gây ra các bệnh về đường tiêu hóa như: viêm loét dạ dày, đầy hơi, ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy hay táo bón…Do vậy việc bổ sung thực phẩm để đảm bảo cho hệ tiêu hóa được hoạt động hiệu quả là điều cần thiết đối với sức khỏe của bạn và gia đình.

 


Nếu bạn ăn thịt gà, cá và các loại thịt nạc thì dễ tiêu hóa hơn nhiều so với các loại thịt chứa nhiều nước. Thịt nạc và cá cũng không làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng như các loại thịt màu đỏ có hàm lượng chất béo cao.
Chất xơ giúp thức ăn di chuyển qua đường tiêu hóa dễ dàng, giảm nguy cơ táo bón. Ngoài ra, chế độ ăn uống nhiều chất xơ giúp ngăn ngừa hoặc điều trị các bệnh khác nhau của hệ tiêu hóa như bệnh chi nang ruột non, bệnh trĩ… Tất cả các loại rau có lá màu xanh đều hiệu quả cho táo bón. Chúng có tính kiềm là chủ yếu nên giúp trung hòa các axit được tạo ra khi ăn đường, trứng, thịt và các chất dịch cơ thể. Nhờ đó, nó duy trì được tính kiềm yếu cho đường ruột, giúp loại bỏ máu độc. Các loại rau điển hình là các loại rau lá củ cải, rau bina, cải xoăn, cải bắp, cà rốt, súp lơ…
Khoai lang là một trong những thực phẩm chống ung thư hiệu quả. Trong khoai lang rất nhiều ba chất: beta-carotene (tiền thân của vitamin A), vitamin C và axit folic. Một củ khoai lang nhỏ có thể đáp ứng 2 lần lượng vitamin A, vitamin C cần thiết hằng ngày của con người và khoảng 50 microgram axit folic. Chất chống oxy hóa beta-carotene và vitamin C có thể giúp chống lại căng thẳng oxy hoá thiệt hại vật chất di truyền deoxyribonucleic acid (DNA), vì thế nó đóng vai trò quan trọng trong phòng bệnh ung thư.

 


“Yến mạch có chất xơ, folate, vitamin A và kẽm, làm cho quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn. Yến mạch nguyên hạt là tốt nhất vì nó làm bạn có cảm giác no cho dù ngay cả lúc dạ dày đang trống rỗng.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mật ong có tác dụng điều hòa chức năng tiêu hóa, làm cho tiết axit dạ dày bình thường. Các thử nghiệm trên động vật đã khẳng định mật ong tăng cường chức năng của ruột, có thể rút ngắn đáng kể thời gian đi tiêu. Mật ong có tác dụng tốt với viêm đại tràng, táo bón mãn tính và không có bất cứ tác dụng phụ nào. Thực phẩm này có thể giúp giảm đau dạ dày và làm cho cảm giác nóng rát ở dạ dày biến mất.
Các axit trong gừng có thể làm cho cơ thể không bị ứ đọng các chất nhầy dẫn đến viêm. Gừng còn chứa vitamin B3 mà theo các chuyên gia thì uống nước gừng có thể ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa.
Thực phẩm này giúp phòng chống các loại vi khuẩn và virus gây bệnh truyền nhiễm. Các nghiên cứu của Anh đã chứng minh tỏi có thể làm giảm tỷ lệ cảm sốt xuống còn 1/3. Những người thường xuyên ăn tỏi sẽ ít có khả năng bị ung thư dạ dày hay ung thư ruột. Vì thế, các chuyên gia khuyên rằng mỗi ngày bạn nên ăn 2 nhánh tỏi để phòng ngừa bệnh tật.
Sữa chua có các enzym với các nvi khuẩn sống hỗ trợ tiêu hóa. Sữa chua giữ một lượng vi khuẩn tốt trong dạ dày, do đó ngăn ngừa bệnh dạ dày. Đây là lý do tại sao bác sĩ của bạn yêu cầu ăn sữa chua đối với bệnh nhân có triệu chứng rối loạn dạ dày.

 

Bạc hà làm giảm sự khó chịu dạ dày và làm mát dạ dày và gan. Nhai một vài lá bạc hà mỗi ngày sẽ làm sạch hệ thống tiêu hóa, giảm thiểu nỗi lo đau dạ dày.
Chuối có rất nhiều kali và vitamin A, lại có thể điều chỉnh mực nước trong cơ thể của bạn. Các chất hóa học trong chuối khi vào cơ thể sẽ làm giảm căng thẳng cho não bộ. Hãy ăn chuối nếu bị tiêu chảy, đó là lời khuyên của những chuyên gia dinh dưỡng.
Mận có nhiều chất xơ nên giúp bạn dễ tiêu hóa thức ăn trong dạ dày, ngăn ngừa táo bón. Mận, kể cả mận khô cũng rất giàu chất chống oxy hóa, làm cho bạn trông trẻ trung hơn.
Ai cũng biết, nếu thường xuyên ăn táo sẽ giảm bớt nỗi lo về bệnh tật. Bởi lẽ, táo có lượng lớn chất xơ và nước. Trong thực tế, nên ăn một quả táo khi dạ dày trống rỗng, tốt nhất vào buổi sáng, để làm cho dịch trong ruột trơn tru.
Những giá trị sức khỏe của trà đã được biết đến khá nhiều, nó thúc đẩy hệ bài tiết, thúc đầy dòng chảy nước tiểu mà đây lại chính là một trong những con đường giải độc rất tốt. Trà xanh, có rất nhiều yếu tố giải độc. Các chất trong trà xanh dễ dàng tác động đến sự kết hợp của các chất độc hại trong máu và xả tăng tốc từ nước tiểu. Thường xuyên uống trà có thể ngăn ngừa ung thư và hạ huyết áp. Người hút thuốc uống nhiều trà xanh có thể giảm thiểu tác hại của nicotine.

Kết hợp những thực phẩm này trong chế độ ăn uống của bạn có thể làm cho hệ thống tiêu hóa trong cơ thể bạn khỏe mạnh hơn. Các chất dinh dưỡng trong các loại thực phẩm này rất tốt cho cơ thể và làm cho bạn cảm thấy tốt hơn rất nhiều.

MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

15 loại trái cây càng ăn nhiều càng dễ nổi mụn
 

1. Quả nhãn

Đây là loại trái cây ưa thích của nhiều người vì nó dễ dùng, ngon, ngọt, thơm… Tuy nhiên, loại quả này là nguồn cơn gây ra mụn nhọt, mẩn ngứa. Đặc biệt với những phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn nhãn vì khi ăn vào, cơ thể sẽ nóng, gây xáo trộn sự phát triển bình thường của thai nhi dẫn tới chảy máu, đau bụng …

2. Quả mận

Mận chứa nhiều carotene khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A rất tốt cho mắt. Hạt mận cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như protein, chất béo, phốt pho, sắt, kali… có tác dụng giải độc. Tuy nhiên, lạm dụng loại quả này, ăn quá nhiều cũng làm nóng trong người vì quả mận có tính nóng, phụ nữ mang thai ăn nhiều sẽ khiến cơ thể bị nóng trong có thể gây phát ban, mụn nhọt, không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
 

Phụ nữ mang thai ăn nhiều mận sẽ khiến cơ thể bị nóng trong có thể gây phát ban, mụn nhọt,...


3. Quả vải

Là loại quả có hàm lượng đường quá cao, không tốt cho những thai phụ đã từng mắc bệnh tiểu đường cũng như chứng thừa cân. Bên cạnh đó, vải có tính nóng nên chị em bầu cần hạn chế không nên bổ sung quá nhiều vào cơ thể.

4. Quả đào

Quả đào có vị ngọt, tính nóng nên nếu ăn nhiều đào, bà bầu dễ bị xuất huyết. Lông ở vỏ quả đào rất dễ gây ngứa, rát cổ họng, không tốt với người hay bị ho, mẫn cảm, hay bị dị ứng. Vì thế, không nên ăn quá nhiều đào và khi ăn nên gọt vỏ để tránh ăn phải lông đào.

5. Quả na

Na mùi rất thơm, vị ngọt lịm, được nhiều người ưa thích vì dễ ăn. Tuy nhiên, quả na được coi là một trong số các loại quả gây nóng nhất cho cơ thể và chỉ cần ăn vài quả là có thể đã làm nổi mụn cho một số người vốn sẵn tính nóng trong người. Thậm chí, nhiều người khi ăn na xong sẽ bị táo bón, mọc mụn trên mặt.

6. Quả ổi

Loại trái cây này cực nhiều vitamin C, dễ ăn, rất gần gũi với người dân Việt Nam. Loại quả này là một trong những món khoái khẩu của nhiều người, thậm chí lúc “nghén”, không ít phụ nữ nghiền ổi. Ổi cũng có thể ăn được bất kể lúc xanh, ương ương hay chín. Mặc dù vậy, quả ổi cũng là khắc tinh đối với sức khỏe nhiều người đặc biệt là với những người hay táo bón, nên tránh.

7. Vú sữa

Loại quả này thông dụng ở miền Nam hơn ở miền Bắc nhưng vì thơm ngon, dễ sử dụng nên người dân dù là ở miền nào cũng rất thích dùng. Thế nhưng, loại quả này khi thời tiết nóng nực, oi bức không nên ăn nhiều vì vú sữa tính nóng. Khi ăn vú sữa nhớ tránh xa phần vỏ, vì nếu ăn “phạm” sẽ bị táo bón do có chứa nhiều nhựa chát.
 

Không nên ăn nhiều vì vú sữa tính nóng. 


8. Quả xoài

Theo Đông y Cổ truyền Việt Nam, xoài không phải có tính nóng như mọi người vẫn nói mà nó có tính tính bình. Tuy nhiên, với những quả xoài chín mọng ngọt ngào, nếu ăn nhiều sẽ sinh nhiệt, trẻ em ăn nhiều cũng bị nổi mụn, rôm sảy… Những người làm việc trí óc nên dùng xoài chín vì có công dụng bổ trí não. Quả xoài xanh như xoài tượng ăn với nước mắm đường chứa nhiều sinh tố C. Vì vậy, mùa nắng nóng ăn xoài xanh sẽ phòng từ xa cảm cúm.

9. Quả táo

Nước táo có thể chống tiêu chảy, và chống táo bón nếu uống khi đói. Nếu uống sau bữa ăn, nước táo ép rất tốt cho đường tiêu hóa. Tuy nhiên, táo chứa nhiều đường và kali, nên nếu ăn quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng xấu cho tim, thận. Những người mắc các bệnh như tim mạch vành, nhồi máu cơ tim, các bệnh liên quan đến thận, bệnh tiểu đường không nên thường xuyên ăn táo.

10. Quả lê

Loại trái cây này Việt Nam hầu như không có mà toàn nhập khẩu từ nước ngoài về, đặc biệt là của Trung Quốc. Trái lê có tác dụng chữa chứng ho, nhiệt, viêm họng. Những người thường xuyên lạnh bụng, những người bị tiểu đường không nên ăn.

11. Trái hồng

Trái hồng chứa nhiều vitamin A, vitamin C, có tác dụng giảm huyết áp, nhuận phổi. Nhưng vì hồng có rất nhiều nhựa nên không tốt cho dạ dày, khi kết hợp với axit dạ dày gây tức thượng vị, khó tiêu. Những người bị chứng táo bón, bụng đói không nên ăn hồng. Đặc biệt, sau khi ăn cua tuyệt đối không nên ăn hồng bởi hai thứ này kết hợp sẽ tạo sỏi trong dạ dày.

12. Quả Lựu

Là loại trái cây nhiệt đới chứa nhiều đường, chất khoáng và vitamin. Lựu có tác dụng hiệu quả trong việc chữa trị chứng viêm họng, tiêu chảy, sa trực tràng. Các chuyên gia nói rằng lựu sẽ không tốt cho răng vì vậy không nên ăn quá nhiều. Đặc biệt những người thể chất yếu cũng không nên ăn lựu.
 

Những người thể chất yếu cũng không nên ăn lựu.


13. Quả hạt dẻ

Hạt dẻ chứa nhiều chất bột, protein và nhiều loại vitamin có lợi cho gan và thận, điều chỉnh chức năng của dạ dày. Các chuyên gia khuyên những người mắc bệnh về thận nên thường xuyên ăn hạt dẻ. Tuy nhiên, hạt dẻ rất khó tiêu hóa nên không nên ăn quá nhiều trong một lần.

14. Quả mít

Mùa hè đã nóng lại còn có trái mít, một loại trái cây gây ra nóng, mụn nhọt tức thì cho sức khỏe nếu sử dụng. Tuy nhiên, trái mít thơm lừng, múi vàng mọng ngọt sẽ khiến nhiều người không cưỡng lại được. Vì thế, dù có muốn ăn thế nào, cũng nên dùng mít hợp lý, không nên ăn nhiều cùng lúc và liên tục. Nên hạn chế ăn nhất là lúc tiết trời oi bức.

15. Sầu riêng, chôm chôm

Hai loại trái cây này cũng được liệt vào danh sách trái cây có tính nóng và thông thường chúng thịnh hành ở phía Nam. Những loại trái cây này sẽ “tiếp lửa” cho cơ thể bạn và khi dùng nó chắc chắn không tránh khỏi mụn nhọt. Tuy nhiên, ăn vài quả và ăn không thường xuyên chắc chắn cũng không đến mức nguy hại cho sức khỏe.

Lưu ý khi sử dụng trái cây nóng

BS Lương Ngô Hải Triều (khoa Hồi sức - Bệnh viện Trưng Vương TP.HCM) tư vấn: 

- Tùy vào cơ địa mỗi người, việc hấp thu một lượng đường đáng kể ở các loại trái ngọt này cần có hạn mức. Chẳng hạn, khi bạn dung nạp một lần từ 8 - 10 trái vải hay nhãn, một-hai trái xoài, múi sầu riêng thì điều này còn giúp “thắm da, mát thịt”, vì các chất vitamin phong phú và lượng đường tự nhiên trong trái cây có lợi cho sức khỏe. 
 

Ăn sầu riêng chắc chắn không tránh khỏi mụn nhọt.


Nhưng nếu bạn dung nạp một lượng quá mức, ví dụ một người ăn cả kg vải, nhãn, xoài hay sầu riêng thì lượng đường trong các loại trái cây này sẽ làm tăng nhiệt cơ thể và gây nóng là điều đương nhiên. Bên cạnh đó, những người có cơ địa nóng, da mẫn cảm, người bị tăng đường huyết, khi ăn nhiều trái cây, nạp thêm nhiều đường sẽ sản xuất thêm acid, giảm kháng thể, gây ra hiện tượng mụn đỏ hay dị ứng da.

- Nên ăn trái cây tùy theo thể trạng và sức khỏe của mình. Trước hết, bạn xác định cơ thể mình nhiệt hay hàn (nóng hay lạnh) để ăn trái cây như biện pháp điều hòa thân nhiệt. Người có thân nhiệt nóng thường có biểu hiện đổ mồ hôi trộm, nóng bứt rứt, đại tiện khó, nước tiểu vàng. Người thân nhiệt lạnh (hàn) có biểu hiện đại tiện lỏng thường xuyên, đi tiểu đêm nhiều lần, xương lưng và khớp gối thường lạnh. Đối với trái cây, trái loại mát thường có vị chát, chua, ít ngọt, trái loại nóng rất nhiều béo và nhiều vị ngọt.

- Đối với người cơ địa hàn thì nên ăn trái cây tính nhiệt hoặc bình, người cơ địa nhiệt thì bổ sung trái cây tính hàn để hạ nhiệt cơ thể. Nếu bạn dung nạp thuận chiều với cơ địa hay ăn quá nhiều một loại trái cây mát, nóng cũng đều bất lợi.

Một khẩu phần ăn hợp lý là đủ lượng đường, đạm, chất béo, khoáng chất, chất xơ, nếu bạn nạp quá nhiều đường hay quá nhiều chất béo, nhiều năng lượng sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa, thức ăn khó tiêu, bạn bị mất ngủ sẽ dễ nóng nảy cáu gắt, phát sinh mụn nhọt.

Ngược lại, bạn ăn trái cây nhiều chất xơ, sinh tố, khoáng chất nhưng không nạp đủ lượng calori cần thiết sẽ dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể, trầm cảm, âu lo.




Các thực phẩm giàu chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa của bạn
Ăn hoa quả gì tốt cho sức khỏe
Các loại trái cây tốt cho làn da
Thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa
Các loại trái cây tốt cho thai nhi
Khi nào cho bé ăn hoa quả
Thực phẩm giúp trẻ hay ăn chóng lớn


(ST)