Các loại rau gia vị có công dụng chữa bệnh cực tốt


Rau gia vị hay còn gọi là rau thơm được sử dụng thường xuyên trong chế biến thức ăn hàng ngày của con người, rau gia vị vừa làm cho món ăn có hương vị đặc trưng vừa là vị thuốc bồi bổ sức khỏe chúng ta, do rau thơm gia vị có vai trò điều hòa tính hàn nhiệt của thực phẩm.




 Rau húng quế

Cây húng quế giống

Những công dụng quý báu của húng quế bao gồm cải thiện trí nhớ, xua đuổi côn trùng, kích thích sự ngon miệng…

Để xua muỗi một cách tự nhiên không cần dùng đến các loại hóa chất tổng hợp độc hại, có thể cho vài lá húng quế vào bếp lửa thì lập tức muỗi sẽ “rút quân”. Để trị mệt mỏi đồng thời kích thích sự thèm ăn thì đem một nhúm lá húng quế ngâm vào nước sôi khoảng 10 phút, bỏ thêm mật ong vào để tạo vị, uống nước này sẽ giúp thèm ăn và xua tan mệt mỏi.

Khi đem lá húng quế giã nát ra, mùi hương của húng quế có thể giúp cải thiện tinh thần cho những bệnh nhân trầm cảm, những người bị u sầu phiền muộn, mùi hương của húng quế cũng có khả năng kích thích sự hưng phấn tình dục. Nếu nhai sống lá húng quế sẽ giúp hơi thở thơm tho đồng thời có tác dụng “dọn dẹp” những mảng vữa bám trên răng. Tinh dầu húng quế xoa vào vùng da sẽ có tác dụng cải thiện chứng cellulite ở phụ nữ (da bị nhăn, nhão, rạn ở phần bụng, phần đùi…).

Rau răm

Cây rau răm giống

Rau răm có vị cay, tính ấm, không độc, dùng để chữa đau bụng lạnh, chữa rắn cắn, chàm ghẻ, mụn trĩ, kích thích tiêu hóa, kém ăn, làm dịu tình dục. Rau răm được dùng như gia vị vào món ăn để có thể loại trừ một số độc chất có trong hải sản (tôm, cá…). Thường khi làm thuốc, người ta dùng tươi, không qua chế biến.

Một số bài thuốc dân gian từ cây rau răm:

 -Trị chứng tiêu hóa kém:

Mỗi ngày dùng 15-20g cả thân và lá rau răm tươi, rửa sạch, vắt lấy nước cốt uống.

Trị say nắng: 

Kết hợp rau răm với sâm bố chính tẩm nước gừng 30g, đinh lăng 16g, mạch môn 10g, đem sao vàng, sắc với 600ml nước cô lại 300ml, uống trong ngày, chia làm 2 lần.

 -Trị rắn cắn:

Lấy khoảng 20 ngọn rau răm, giã nát, vắt lấy nước cốt uống, bã còn lại dùng đắp vào chỗ rắn cắn.

 Rau húng chanh hay còn gọi là rau tần dầy lá




Trong dân gian thường dùng lá tươi làm rau sống hay rau nêm canh chua hoặc lẩu trong các bữa ăn. Rau húng chanh vị chua the, thơm hăng, tính ấm, vào phế có công dụng giải cảm, tiêu đờm, khử độc và các chứng bệnh cảm cúm, lạnh phổi.

 Một số bài thuốc từ cây húng chanh

 - Chữa hen suyễn:

Lá rau húng chanh 12g, lá tía tô 10g. Hai thứ rửa sạch, sắc uống. Khi uống thuốc nên kiêng các thức ăn chiên xào, đồ uống lạnh, hải sản.

 - Chữa ho cho trẻ:

Rau húng chanh kết hợp với lá hẹ, mật ong. Cả 3 thứ đem hấp, cho trẻ uống rất sạch miệng và đỡ ho.

 - Chữa rết, bọ cạp cắn, ong đốt:

Lá húng chanh rửa sạch, thái nhỏ hoặc nhai kỹ, cho một ít muối vào rồi đắp lên vết thương, rất công hiệu

Rau thìa là ( hay thì là )

cây thì là

Rau thì là được dùng làm gia vị vào các món ăn, nhất là các món chế biến từ cá như riêu cá chép… Trong đông y, rau thì là là một vị thuốc rất thông dụng, theo Nam dược thần hiệu, hạt thì là vị cay, tính ấm, không độc, điều hòa món ăn, bổ thận, mạnh tỳ, tiêu trướng, trị đau bụng và đau răng.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây rau thì là:

 - Trị chứng đái rắt (đái són):

Lấy một nắm rau thì là tẩm với nước muối, sao vàng, tán thành bột. Khi dùng, lấy bánh dầy quết với bột trên, ăn. Phương thuốc này rất hiệu nghiệm đối với những người hay đi tiểu không có chừng mực, khi đi tiểu thấy đau buốt.

 - Trị chứng sốt rét:

 Những người đi rừng lâu ngày bị sốt rét ác tính, sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng. Để trị chứng này, lấy hạt rau thì là tươi, giã, vắt lấy nước uống hay phơi khô hạt, tán thành bột, sắc lấy nước uống.

 - Trị chứng thận suy, tỳ yếu:

Lấy quả thì là sắc uống hằng ngày, mỗi ngày 50-100g.

 Rau kinh giới

cây rau kinh giới

Theo Đông y, rau kinh giới có vị cay, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu, chữa nóng sốt, cảm gió, chữa bệnh dị ứng, sao đen để cầm huyết.

- Chữa cảm đau nhức các đầu xương:

Kinh giới tươi (cành non, lá) 50g. Gừng sống (10g), hai thứ rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt cho bệnh nhân uống, ngày uống 2 lần, bã thuốc xoa dọc xương sống từ trên xuống.

 - Chữa cảm lạnh phát sốt, nhức đầu đau mình ê ẩm không có mồ hôi:

Kinh giới hoa (hoa, cành, lá) 20g. Sắc uống 1 lần lúc thuốc còn nóng.

- Chữa cảm hàn ở trẻ em:

rau kinh giới, tía tô, hoắc hung, ngải cứu, mã đề, gừng, mỗi thứ 3 - 4g, sắc nước uống trong ngày.

 - Chữa chóng mặt, hoa mắt, nghẹt mũi, mắt đỏ:

Rau kinh giới, cúc hoa, xuyên khung, cam thảo, bạch chỉ, phòng phong, khương hoạt, hương phụ, tế tân, bạch cương tàm. Các vị lượng bằng nhau, tán nhỏ, rây thành bột mịn. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 4 - 6g với nước ấm, sau bữa ăn.

- Chữa rôm sẩy, mẩn ngứa, mụn nhọt:

Kinh giới để tươi nấu nước uống và tắm hằng ngày.

 Rau tía tô

cây tía tô giống

Rau tía tô có tính ấm, vị cay, đi vào 3 kinh phế, tâm, tỳ, không độc. Có tác dụng trị cảm mạo, hạt làm trà uống và thuốc hạ khí, cành làm thuốc an thai. Tía tô là vị thuốc xếp vào loại làm cho tiết mồ hôi, thuộc các trường hợp bệnh do cảm lạnh, cần chữa bằng cách cho ra mồ hôi, khỏi sốt.

- Chữa cảm hàn:

 Dùng cành lá kinh giới, tía tô, lá gừng vàng, húng chanh. Tổng lượng dược liệu sau khi chọn nhặt sạch sẽ khoảng 600-1.000 g. Chọn nhặt lá úa, rửa thật sạch, đặt vào nồi (xoong) đổ 5 lít nước sạch đun vừa sôi đều 5 phút thì hạ lửa, lấy lá chuối tươi bịt kín miệng nồi, đậy vung đun thêm cho sôi trở lại chừng 1 phút (để tích hơi nước) rồi mang xông trong chăn để thoát mồ hôi cho người bệnh.

 Chữa mẩn ngứa, làm đẹp da:

Vò lá tía tô cho vào nước tắm có thể chữa mẩn ngứa, làm đẹp da, phần bã và lá có thể đắp vào vùng da bị ngứa.

- Chữa tức ngực: 

Lá tía tô 8g, hương phụ 8g, trần bì 6g, cam thảo 4g. Gừng 2 lát, sắc nước uống. Có thể kết hợp nồi xông. Bài thuốc có tác dụng chữa sốt, đau đầu, tức ngực, cảm mạo, phong hàn.

- Chữa tiểu tiện không thông:

 Uống nước cốt lá tía tô tươi hoặc sắc nước lá tía tô khô. Hoặc sao nóng lá tía tô tươi hoặc khô với muối hạt, xoa đắp vùng bụng dưới (vùng bàng quang). Hoặc nấu nước lá tía tô, đổ vào chậu úp rổ, ngồi lên xông.

- Chữa viêm đường hô hấp:

 Hạt tía tô 6 – 12g, hạt cải củ 8 – 12g, hạt cải bẹ trắng 8 – 12g, sắc uống.

- Chữa nấc liên tục:

 Hạt tía tô 30 – 40g, sao vàng, sắc nước uống liên tục. Hoặc hạt tía tô đã sao, tán nhỏ, hòa với nước rồi để lắng, lấy phần nước trong (bỏ bã), dùng nấu cháo ăn thường xuyên.

Chữa trúng độc đau bụng do ăn cua cá:

 Dùng lá tía tô 10g, sinh khương (gừng tươi) 8g, cam thảo 4g. Cho 600ml nước, sắc còn 200ml chia làm 3 lần uống trong ngày, uống khi còn nóng; hoặc giã hay vắt lá tía tô tươi vắt lấy nước uống; có thể dùng lá tía tô (10g), sắc lấy nước uống.

 Rau giấp cá hay diếp cá

cây Diếp cá giống

Lá rau diếp cá ăn vào rất mát, có thể làm trĩ hậu môn xẹp xuống. Ngoài ra, diếp cá cũng được y học dân gian tại nhiều quốc gia dùng làm lợi tiểu tiện, hạ cao huyết áp, giảm ho, tiêu diệt vi khuẩn. Nghiên cứu tại viện y dược Toyama, Nhật Bản, cho hay diếp cá có chất chống oxy hóa rất mạnh quercetin có thể ngăn chặn nhiều loại ung thư và tăng cường tính miễn dịch..

Một số bài thuốc từ rau diếp cá

- Trị sốt ở trẻ em:

rau diếp cá 30g, rửa sạch, giã nát đun sôi để nguội uống, bã đắp vào thái dương.
- Trị bệnh trĩ:

 Hàng ngày ăn rau diếp cá, dùng diếp cá nấu nước để xông, đắp tại chỗ.

- Trị táo bón:

 Sao khô 10g rau diếp cá, hãm với nước sôi khoảng 10 phút, uống thay trà trong 10 ngày.

 Lá thơm chives

Đây là loại thảo có hoa màu đỏ tía và lá nhỏ, được người Pháp trồng nhiều, có mùi hành thơm, được người ta thái nhỏ và dùng làm gia vị hoặc trang trí đĩa rau trộn hay làm gia vị cho salát, khoai tây nghiền v.v. Đây là loại cây trồng bằng hạt sâu khoảng 12 mm vào mùa xuân hay mùa thu thành từng luống, mỗi luống cách nhau 30 cm. Khi cây phát triển, có thể tỉa bớt tạo ra những hàng nhỏ, mỗi cụm cách nhau 25 cm.

 Rau mùi

Rau mùi là loại rau thơm rất phổ biến và được nhiều người ưa chuộng, lá làm gia vị còn hạt nghiền nhỏ rắc lên các món ăn. Tóm lại, có thể ăn được từ gốc đến ngọn, rất có lợi cho sức khoẻ. Rau mùi được gieo bằng hạt vào đầu mùa xuân, sâu khoảng 6 mm, mỗi luống cách nhau 30 cm, khi cây lớn nếu dày có thể tỉa bớt.

o thêm hương vị. Gieo bằng hạt vào đầu mùa xuân ở độ sâu khoảng 6 mm, mỗi luống cách nhau 25 cm.

Cây mùi tây

Mùi tây (Parsley) được dùng làm gia vị trong rất nhiều món ăn khác nhau như salát, súp, thịt hầm, trứng tráng, nước sốt. Có thể ăn sống trực tiếp với các món ăn như thịt, cá hoặc làm gỏi, trộn nộm… Mùi tây được gieo trồng bằng hạt vào giữa mùa xuân để dùng vào mùa hè, giữa thu hoặc cuối năm. Trước khi gieo nên ngâm hạt vào nước qua đêm, gieo thưa để cây có đủ khoảng trống phát triển.

Cây xô thơm

Cây xô thơm (Sage) hay còn gọi là cây ngải đắng không chỉ là rau thơm làm tăng gia vị cho thức ăn mà còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt, thường được dùng ở dạng khô, làm gia vị cho các món ăn chế biến từ thịt gia súc, làm nước chấm, nước sốt, pho mát hoặc các món ăn hợp với loại rau này. Loại cây này được trồng bằng hạt vào đầu mùa xuân, sau khi cây lớn người ta có thể đánh ra trồng, mỗi cây cách nhau 30 cm để có đủ khoảng cách phát triển.

 Cây ngải giấm

Ngải giấm (Tarragon) là loại gia vị, lá có mùi thơm như hành, dùng làm salát, súp, trứng tráng, các món pho mát mềm. Rất phù hợp làm gia vị cho thịt cừu, thịt hầm, cá sốt hoặc các món nộm rau. Đặc biệt dùng làm giấm thì tuyệt hảo vì nó có mùi vị đặc trưng, thơm ngon, quyến rũ, thậm chí để 2-3 tuần vẫn còn mùi thơm.

 Cây húng tây

Cây húng tây (Thyme) là loại gia vị rất hợp để tẩm bóp thịt bò, thịt cừu, bê, dê trước khi chế biến. Ngoài ra có thể được dùng làm gia vị cho các món nộm, salát, các món cá và cũng có thể pha sắc uống như chè, rất có tác dụng cho sức khoẻ. Húng tây thường được gieo trồng bằng hạt vào giữa xuân, mỗi luống cách nhau 0,3 mét, khi cây cao 10 cm thì tỉa bớt hoặc đánh ra trồng, mỗi cây cách nhau khoảng 20 cm.

  Cây hồi

Là loại gia vị có vị ngọt hơn cam thảo, được biết đến như một vị thuốc có tác dụng làm dịu các cơn đau dạ dày, chữa ho và sổ mũi. Trong cây hồi có chứa hoóc môn sinh dục nữ kích thích tuyến sữa đối với những phụ nữ đang cho con bú, ngoài ra còn làm giảm các triệu chứng kinh nguyệt và gia tăng ham muốn tình dục. Cây hồi là nguồn cung cấp chất xơ, canxi và sắt.

  Ngò

Còn gọi là rau mùi, ngò rí, ngổ... Ngò giàu vitamin K, cải thiện độ bền của xương và hạn chế các cục máu đông.

  Quế

Một số nghiên cứu cho thấy quế giảm mức đường huyết trong người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và làm giảm mức cholesterol. Quế cũng được xem là nguồn chất xơ lớn (khoảng 4 gram cho mỗi muỗng súp).

  Gừng

Phổ biến với công dụng làm giảm các chứng buồn nôn khi có thai hay các cơn buồn nôn do hóa trị liệu hoặc say tàu xe. Ngoài ra, gừng còn đóng vai trò như một loại thuốc giảm đau dạng nhẹ trị viêm khớp, đau nhức xương cơ.

Nhân sâm

Cho dù có nhiều loại nhân sâm khác nhau, các nghiên cứu vẫn cho thấy nhân sâm nói chung có thể làm giảm mức đường huyết trong người bị tiểu đường tuýp 2. Hơn thế nữa, nhân sâm còn có khả năng làm chậm lại sự sinh trưởng của tế bào ung thư kết tràng - trực tràng và tăng cường hệ miễn dịch.

  Nhục đậu khấu

Loại gia vị phổ biến này là giải pháp lớn cho bệnh dạ dày và là “khắc tinh” của nấm và vi khuẩn. Nhục đậu khấu là nguồn cung cấp chất xơ rắn và nó giúp làm mờ các vết thâm khi áp dụng trực tiếp lên da.


MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Công dụng của các loại rau quả quen thuộc

Dưới đây là công dụng của một số rau củ quả quen thuộc, chúng ta dùng thường ngày.

Sầu riêng: Là loại quả thơm ngon, giàu năng lượng; sầu riêng còn có nhiều hoạt chất sinh học và vi lượng giúp cơ thể tăng cường sinh lực, giúp trẻ lâu.

Bắp cải: Nhất là cải thảo, chứa những chất giúp chống mắc bệnh dạ dày và ung thư vú. Lưu ý, không nên nấu quá chín.


Đu đủ, bắp cải, sầu riêng, cà rốt - Ảnh: Thái Nguyên, Hạ Huy, Minh Khôi

Cà chua: Chứa chất lycopene, giúp cơ thể duy trì sự năng động cả về tinh thần lẫn thể chất. Có thể ăn cà chua sống, cà chua nấu chín, hoặc nước cốt cà chua đều rất tốt vì chất lycopene không bị phân hủy khi chế biến.

Cải xanh: Có thể giảm nguy cơ ung thư bởi chứa rất nhiều chất chống lại các hóa chất hữu cơ gốc tự do.

Cà rốt: Chứa nhiều beta carotene là chất miễn dịch rất tốt cho cơ thể.

Súp lơ: Giúp ngăn chặn sự rối loạn hormone ở phụ nữ, tránh dẫn đến bệnh ung thư vú.

Hành tây và tỏi: Có công dụng giúp cơ thể giữ không cho lượng cholesterol tấn công mạch máu.

Quả bơ: Có công dụng làm sạch lượng chất béo bị oxy hóa trong ruột.

Hồng xiêm: Có vị ngọt, tính mát, giúp cơ thể thanh nhiệt; và có nhiều vitamin như B2, B6, B3, B5... giúp cho làn da luôn mịn màng, săn chắc.

Đu đủ chín: Có nhiều caroten, vitamin C, nhựa đu đủ có nhiều papain giúp tiêu hóa và chuyển hóa chất đạm trong cơ thể. Ngoài ra, sắc tố trong đu đủ giúp cho làn da luôn mịn màng, óng ả.

Quả mận: Ngoài carotene, vitamin C và đường fructoza, mận còn chứa nhiều vi lượng như selen, kẽm, giúp tăng cường sinh lý, phòng ngừa ung thư, kéo dài tuổi thọ…

Rau dền: Có công dụng chống lão hóa, giúp tăng cường hoạt động của não và mạch máu.



Cách lam vườn rau tại nhà đơn giản mà thú vị
Công dụng chữa bệnh của rau ngò ôm (rau ngổ)
Bí quyết sử dụng gia vị cho thật chuẩn
Gỏi bắp bò rau thơm món ngon thú vị
Các loại rau thơm Việt Nam chữa bệnh hiệu quả



(ST)