Các loại rau húng làm gia vị và chữa được nhiều bệnh

Húng chanh và húng quế là hai loại rau hay dùng trong các bữa ăn, đồng thời lại có tác dụng chữa các bệnh ho, tức ngực, cảm sốt, giảm đau, lợi tiểu, khó tiêu...Sau đây là một số cách ứng dụng hai loại rau này vào chữa bệnh thông thường, theo hướng dẫn của lương y Như Tá và lương y Quốc Trung.





Húng chanh

Theo Đông y, cây húng chanh (còn có tên là tần dày lá) có vị cay, tính ấm, có tác dụng giải cảm cho ra mồ hôi, chữa ho, tức ngực, cảm sốt (nóng, rét) nhức đầu và ngạt mũi, chữa viêm họng, dùng tắm ngoài chữa dị ứng.

Ứng dụng:

- Chữa bệnh cảm cúm sốt nóng, rét: Lá húng chanh 30g, gừng tươi 3 lát mỏng, hành tươi 3 củ (cả rễ, củ, lá). Đem tất cả sắc (nấu) lấy nước, cho bệnh nhân uống làm 2 lần trong ngày, uống lúc nước còn nóng ấm. Ngày uống 1 lượng như trên, và dùng liền trong 2 ngày.

- Chữa bệnh cảm lạnh, sốt: Lá húng chanh 15g, bạc hà 5g, tía tô 8g, gừng tươi 3 lát mỏng. Đem tất cả nấu lấy nước uống 1 lần trong ngày.

- Chữa ho, viêm họng: Hái vài lá húng chanh nhai, ngậm trong miệng một lát, rồi nuốt nước, bỏ xác.

Húng quế

Theo Đông y, húng quế có vị cay, tính nóng, có mùi thơm, có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu, giảm đau. Quả có vị ngọt và cay, tính mát, có tác dụng tốt cho thị lực. Toàn cây có tác dụng chữa cảm cúm, cảm sốt nhức đầu, nghẹt mũi, đầy bụng, kém tiêu.

Ứng dụng:

- Chữa bệnh cảm cúm đầy bụng: Húng quế 20g, húng chanh 10g, lá hồng bì 8g, vỏ quýt 6g. Đem tất cả nấu lấy nước để uống, chia làm 2 lần dùng trong ngày. Dùng 3 ngày liền như thế.

- Chữa mỡ máu cao: Lấy hạt húng quế 5-10g đem hãm với nước sôi cùng với đường và mật ong thành một loại đồ uống có tác dụng giảm cholesterol máu...

- Chữa đại tiện táo kết: Hạt húng quế 5-10g, rau mồng tơi 50g. Đem cả hai nấu canh để ăn.

- Chữa viêm họng: Húng quế 20g, củ rẻ quạt 6g, gừng tươi 5 lát. Đem tất cả nấu lấy nước, và chia làm 2-3 lần uống trong ngày.

- Chữa đầy bụng khó tiêu: Húng quế 20g, gừng tươi 5 lát đem sắc (nấu) lấy nước dùng trong ngày. Hoặc có thể ăn sống.

Rau húng lũi

Húng lũi có tên khoa học là Mentha aquatic L., thuộc họ hoa môi (Lamiaceae).

Húng lũi là cây thân thảo có gốc bò với những thân bò dưới đất, có vẩy và những chồi bò trên mặt đất có lá, thường phân nhánh, lá có phiến hình trái xoan hay thuôn, dài 2-5 cm, rộng 1-3cm, đầu nhọn hay tù, gốc lá tròn hay tim, mép xẻ răng cưa, nhăn nheo. Cụm hoa nằm ở đầu ngọn, hoa có cuống ngăn, màu hồng, quả bế hình trứng. Húng lũi có hoa nhưng không có hạt. Người trồng húng phải chọn ngắt những thân cây bánh tẻ trồng xuống đất ẩm.

Húng lũi có hoa nhưng không có hạt

Húng lũi được trồng ở khắp nơi, thích hợp với đất phù sa, đất thịt.Vì húng lũi có hoa nhưng không có hạt, nên nhân giống bằng cách giâm cành. Nếu trồng trong khuôn khổ gia đình, ta có thể tìm một ít đất vườn ( một ít), trộn thêm đất trồng có bán trên thị trường, cho đất trồng vào khay  xốp, chậu nhựa hoặc tận vật dụng rổ nhựa, thau nhựa không còn sử dụng sau đó chọn ngắt những thân cây bánh tẻ giâm vào đất trồng, tưới ẩm, khoảng 1 tuần sau cành giâm bén rễ sau đó đến giai đoạn đẻ nhánh.


Húng lũi là một loại rau thơm, có nhiều dễ chịu

Trong húng lũi có chứa hợp chất perillyl, có khả năng giải tán sự tụ tập của các tế bào gây ung thư ruột, phổi, da…

 - Húng lũi là làm dịu đi những cồn cào khó chịu ở dạ dày. Cho dù chỉ cần vài lá bỏ vào tách trà nóng hoặc vài cọng húng lũi cũng đủ làm chén cơm thêm phần hương vị thì húng lũi đều có khả năng phát huy tối đa công dụng. Do một loại hương liệu có trong lá húng lũi, loại hương liệu này sẽ kích hoạt tuyến nước bọt cũng như các tuyến khác tham gia vào quá trình tiêu hóa, làm cho những tuyến này tiết ra những men (enzymes) tiêu hóa.

- Húng lũi còn giúp cải thiện hội chứng kích ứng ruột, làm chậm đi sự tăng sinh của vi khuẩn và các loại nấm gây bệnh. Húng lũi cũng có công trong điều trị bệnh suyễn, các bệnh về hô hấp do khả năng làm “nguội” và làm dịu cổ họng, mũi, các ống hô hấp…

Những nghiên cứu gần đây cũng cho thấy húng lũi có khả năng phòng chống ung thư do trong húng lũi có chứa một loại hợp chất gọi là perillyl, chất này có khả năng giải tán sự tụ tập của các tế bào gây ung thư ruột, phổi, da… Nước ép húng lũi là loại nước vệ sinh da mặt tuyệt hảo. Tinh dầu húng lũi còn chống lở chốc, đặc tính này còn được áp dụng chữa trị những vết cắn của côn trùng như muỗi, ong…

 - Húng lũi còn có một đặc tính  khác là giúp vệ sinh răng miệng, làm hơi thở thơm tho do có khả năng ức chế sự tăng trưởng của các vi khuẩn sống bám ở răng, lưỡi…

 Hiện nay, người ta dùng húng lũi vào nhiều lĩnh vực khác nhau như thực phẩm (kem, rượu, bia…), mỹ phẩm, dược phẩm. Ngành công nghiệp thuốc lá cũng ăn theo. Hóa chất nổi tiếng có trong húng lũi là menthol. Các nhà sản xuất thuốc lá đã đưa menthol vào thuốc lá để đem lại vị the và hương thơm. Đã có những khuyến cáo rằng phụ nữ hút nhiều thuốc lá có nhiều menthol càng khó có khả năng sinh nở, đàn ông hút nhiều thuốc lá có menthol sẽ dễ bị bất lực. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn không biết chắc rằng menthol có phải là đồng phạm với khói thuốc lá hay không.




MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của rau húng

Cây rau húng là một loại thảo dược dùng được trong cả ẩm thực phổ biến trong các món ăn kiểu Ý và châu Á. Cây rau húng cũng là một thành viên của gia đình bạc hà. Rau húng có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới và có mấy giống khác nhau là húng chanh, húng quế... húng quế thường "khỏe" hơn và có thể được trồng như cây lâu năm ở vùng khí hậu ấm hơn. Ngoài hương vị hấp dẫn, húng quế còn có tính chất tăng cường sức khỏe đáng kể.

Có thể kể đến một số công dụng của rau húng quế nói chung như sau:

Chống ung thư

Theo một nghiên cứu được công bố trong năm 2010 trên Tạp chí Sản khoa và Phụ Khoa của Đài Loan thì húng quế có thể giúp giảm cholesterol, chống ung thư và tăng cường hệ thống miễn dịch. Một thành phần hóa học của húng quế, được gọi là axit caffeic, đã được thử nghiệm trong nghiên cứu này, tại Trường Đại học Y Chung Shan, Đài Trung, Đài Loan, và được kết luận là có hiệu quả chống lại ung thư cổ tử cung.

Tốt cho gan

Một số hợp chất trong húng quế ngọt có thể có thể có tác dụng bảo vệ gan, theo một nghiên cứu tiến hành tại Đại học Mansoura, Ai Cập. Trong một nghiên cứu khác, các nhà khoa học lấy 6 hợp chất trong rau húng quế được trích xuất và thử nghiệm khả năng bảo vệ chống lại căng thẳng oxy hóa gan. Kết quả là, tất cả các hợp chất này đều có tác dụng bảo vệ gan.

Ổn định lượng đường trong máu

Các nhà nghiên cứu đã báo cáo của một nghiên cứu được tiến hành tại Trường Đại học Nông nghiệp và Công nghệ, Kanpur, Ấn Độ rằng các chất được chiết xuất từ lá húng quế ngọt sẽ làm giảm lượng đường trong máu. Trong nghiên cứu, được công bố trong năm 1996 trên một tạp chí Y dược, người ta thấy, những người tham gia tiêu thụ lá húng quế sẽ giảm 17% tình trạng giảm đường huyết lúc đói và giảm 7% lượng đường trong máu ngay lập tức sau bữa ăn. Tương tự, nồng độ đường trong nước tiểu cũng được cải thiện đáng kể. Các tác giả kết luận rằng húng quế có thể có một vị trí quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường từ nhẹ đến vừa.

Kháng khuẩn

Đặc tính chống vi khuẩn của rau húng nói chung là hữu ích trong việc ngăn ngừa các bệnh truyền qua thực phẩm - theo một nghiên cứu tiến hành tại Trung tâm Năng lượng nguyên tử, Ramna, Dhaka, Bangladesh. Trong một nghiên cứu về sinh dược phẩm, được công bố trong năm 2010 thì hơn 50 hợp chất được phân lập từ lá và thân cây húng quế ngọt ngào và thử nghiệm trên nhiều loại vi khuẩn gây bệnh bao gồm Staphylococcus aureus, Escherichia coli, S. dysenteriae và Salmonella typhi. Sau quá trình quan sát, các nhà nghiên cứu kết luận rằng húng quế có thể chống lại các vi khuẩn gây bệnh nói trên, do đó, nó có thể được sử dụng như một tác nhân chống vi khuẩn trong các ngành công nghiệp thực phẩm và dược phẩm.

- Cây húng láng còn gọi là cây húng quế, cây húng láng giổi. Kinh nghiệm dân gian và Đông y còn dùng húng láng để trị một số bệnh, húng láng có vị cay, tính ấm, vào phế âm có tác dụng giảm cảm, tan huyết tụ và thoát mồ hôi.

Cây húng láng. Ảnh: Internet

Cây húng láng

Trị cảm cúm, đầy bụng: Lấy 15g húng láng tươi rửa sạch, giã nhuyễn vắt lấy nước cốt, hòa cùng một ít nước nóng, uống trong ngày.

Trị chứng đau mắt: Lấy một nắm lá húng láng rửa thật sạch, giã nát cùng vài hạt muối rồi đắp lên mắt.

Trị chứng ăn không tiêu, bụng ậm ạch, đau vùng dạ dày: Lấy 15 - 20g lá húng láng tươi rửa sạch sắc với 3 bát nước (bát ăn cơm) còn 1 bát chia làm 2, uống hết trong ngày thì khỏi. Phương thuốc này còn chữa được cả chứng bí tiểu tiện rất hiệu nghiệm.

Trị chứng đau răng: Khi bị sâu răng gây đau nhức lấy lá hung giổi tươi sắc thật đặc để súc miệng và ngậm thường xuyên rất tốt.

Trị chứng chảy máu do ngã, do bị đánh chấn thương chảy máu, đau nhức: Lấy lá húng láng tươi rửa thật sạch, giã nát đắp lên vết thương rất chóng khỏi. Phương thuốc này có thể áp dụng để chữa trị khi bị rắn cắn, trước khi đưa nạn nhân đến bệnh viện để cứu chữa cũng rất tốt.

Cây húng chanh. Ảnh: Internet

Cây húng chanh

Cây húng chanh còn có tên gọi khác là cây rau tần. Theo Đông y, húng chanh có vị chua the, thơm hăng, tính ấm, không độc, đi vào phế, có công dụng giải cảm, trục hàn, tiêu đờm, sát khuẩn, tiêu độc…

Trị chứng lạnh phổi phát ho: Lấy 20 - 30g lá húng chanh tươi rửa sạch sắc với 600ml nước, còn 150ml thì chia làm 3, uống trong ngày. Khi uống đun lên cho ấm rất hiệu nghiệm.

Trị chứng ho suyễn: Lấy 12g húng chanh tươi, 10g lá tía tô tươi, rửa sạch 2 thứ rồi sắc 3 bát nước. Khi sắc cho thêm vài lát gừng. Còn 1 bát nước thì chia làm 3 lần. Uống trong ngày. Trong thời gian uống thuốc nên kiêng ăn các chất tanh, lạnh, mỡ…

Trị chứng cảm, cúm: Lấy 1 nắm lá húng chanh, 1 nắm lá húng cay, đổ nước vào nồi bỏ húng chanh, húng cay vào đun thật sôi để xông và lấy 15g lá húng chanh đã phơi khô tự nhiên sắc với 3 bát nước (bát ăn cơm) và vài lát gừng tươi. Còn 1 bát chia làm 3 uống trong ngày.

Trị chứng sưng đau do bị côn trùng cắn, đốt: Lấy lá húng chanh rửa sạch, nhai kỹ hoặc giã nát đắp lên vết cắn, đốt của côn trùng rất hiệu nghiệm.

Cây húng cay. Ảnh: Internet

Cây húng cay

Cây húng cay còn có tên là cây bạc hà. Theo Đông y, húng cay có vị cay, tính mát, không độc có tác dụng thanh nhiệt, hóa đờm, tiêu thức ăn, giải cảm nắng, đau bụng, đầy bụng, tiêu viêm…

Trị chứng viêm họng, khản tiếng: Lấy một nắm húng cay tươi rửa sạch, giã nát cùng vài hạt muối, cho thêm một ít nước sôi để nguội, hòa đều, vắt lấy nước. Ngậm nước thuốc trên trong miệng khoảng 10 15 phút rồi nuốt dần sẽ cho kết quả tốt.

Trị chứng tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh: Lấy một lá húng cay tươi rửa sạch với nước sôi để nguội rồi bọc vào ngón tay chà nhẹ lên lớp tưa lưỡi của trẻ, làm vài lần sẽ khỏi.

Nếu bị rết hoặc ong đốt thì lấy lá húng cay tươi rửa sạch, nhai nhuyễn đắp vào chỗ bị cắn.

Trị chứng đi lỵ ra máu: Lấy một nắm lá rau húng cay tươi, rửa sạch sắc với 2 bát nước cong gần 1 bát, chia uống 2 3 lần trong ngày

Trị chứng ho vướng đờm trong cổ: Lấy 200g húng cay khô, tán thành bột, luyện với mật nứa thành viên như hạt nhãn. Ngậm hết 15 - 20 viên là khỏi

Trị chứng cảm nắng, nhức đầu: Lấy khoảng 15 20g húng cay tươi làm nước xông. Trước khi xông chắt một chén nhỏ uống. Xông xong lau mồ hôi, nghỉ ngơi sẽ khỏi

Trị chứng mày đay, dị ứng sơn ta: Nếu bị mày đay mẩn ngứa thì lấy lá húng cay tươi rửa sạch bằng nước muối, vò nát xát lên chỗ mày đay sẽ khỏi. Nếu bị dị ứng sơn ta ngứa ngáy, lở loét thì lấy lá húng cay đã phơi khô hoặc sao khô nấu với nwosc để rửa vết lở rất mau lành.

Các công dụng khác

Ngoài các công dụng trên, các loại rau húng nói chung còn có tác dụng chống ôxy hóa, bảo vệ tế bào cơ tim, chống lại các thiệt hại do ôxy hóa. Tinh dầu trong rau húng đã được thử nghiệm có thể hòa tan trong nước và có lợi cho các hoạt động sinh học bên trong cơ thể.

Công dụng của cây húng quế
Thịt gà xào húng quế thơm lừng hấp dẫn
Các loại rau sống ăn ngon, tốt cho sức khỏe
Gỏi bắp bò rau thơm món ngon thú vị



(ST)