Các loại trà nổi tiếng của Trung Quốc

Trung Quốc là quê hương của lá trà, người Trung Quốc là người biết đến cách trồng trà và chế biến các loại đồ uống từ lá trà sớm nhất.


 

Các loại trà Trung Hoa


Trung Quốc là quê hương của lá trà, người Trung Quốc là người biết đến cách trồng trà và chế biến các loại đồ uống từ lá trà sớm nhất. Trong lịch sử Trung Quốc có không ít các sách liên quan ghi chép tới trà như Trà xanh, Kinh trà, Trà phổ, Sử trà…Tất cả các loại sách đó rất có ích với việc chế biến trà cũng như cách trồng trà.


“Người Trung Quốc rất thích các sản phẩm làm từ trà, ở trong nhà uống trà, lên quán trà cũng uống trà, bắt đầu cuộc họp cũng uống trà, bạn bè gặp nhau nói chuyện cũng uống trà, thậm chí, lúc giảng đạo lý cũng uống trà, trước khi ăn sáng uống trà, sau khi ăn cơm trưa cũng uống trà”. Thói quen uống trà của người Trung Quốc đã ảnh hưởng không ít tới quốc gia. Khoảng giữa thế kỷ 17, trà của người Trung Quốc bắt đầu du nhập vào nước Mỹ.

Người Mỹ rất thích đồ uống lạnh, đặc biệt là những loại trà ướp trong cốc nước nóng, sau đó vớt bỏ lá trà đi, chờ cho cốc trà nguội, bỏ thêm chút đường, vài viên đá lạnh hoặc chút nước ép táo, như vậy đã có một cốc trà lạnh, một loại nước giải khát rất được người Mỹ ưa chuộng.


Đầu thế kỷ thứ 18, trà Trung Quốc bắt đầu thâm nhập vào thị trường Luân Đôn. Các loại đồ uống gải khát từ trà tại nước Anh bắt đầu lưu hành trở lại.Tại Ấn Độ, năm 1780, lần đầu tiên đã nhập vào loại trà Trung Quốc, tại Srilanca, năm 1841 mới bắt đầu trồng cây trà của Trung Quốc. Năm 1893, nước Nga đã mời một chuyên gia về kỹ thuật trồng trà Trung Quốc tới để phổ biến, lá trà đã có một sự phát triển nhanh chóng tới nhiều quốc gia trên thế giới.

Từ trước tới nay, thói quen uống trà đã lưu hành trên 100 quốc gia và các vùng đất khác nhau trên thế giới. Sản phẩm từ lá trà có rất nhiều, dựa trên đặc tính của từng loại trà, có thể chia ra làm năm loại: trà xanh, hồng trà, trà Ô Long, hoa trà, và cuối cùng là trà ép.



Trong các loại trà trên lại được chia ra làm các tiểu loại trà nhỏ hơn rất nổi tiếng.

Trà xanh có các loại như: trà Long Tỉnh của Tây Hồ Hàng Châu, trà Bích La Xuân của Thái Hồ Giang Tô, trà Hoàng Sơn Mao Đài của Hoàng Sơn tỉnh An Huy, trà Lục An Qua Phiến của Lục An tỉnh An Huy, trà Tín Dương Mao Tiêm của Tín Dương tỉnh Hồ Nam. Hồng trà có các loại trà nổi tiếng như trà Chấn Hồng của Vân Nam.

Trà Ô Long bao gồm: Trà Di Nham của Phúc Kiến, trà Thiết Quan Âm của Phúc Kiến, trà Ô Long của Đài Loan.

Trà hoa gồm: Trà ướp hoa nhài của Phúc Châu, trà hoa nhài của Hàng Châu và trà hoa nhài của Tô Châu.

Trà ép bao gồm: trà Phổ Nhĩ của huyện Tư mão tỉnh Vân Nam và Tây Song Bản Nạp, Lục bảo trà của Quảng Tây.

Trong các loại trà trên thì trà Long Tỉnh của Tây Hồ là nổi tiếng nhất, nó có lịch sử lên tới hàng nghìn năm, trà Long Tỉnh có bốn đặc điểm, đó là sắc, hương , vị và hình dáng lá trà.

Cách thu hoạch và chế biến lá trà Long Tỉnh không giống nhau. Mỗi năm, vào tháng 3 thì bắt đầu thu hoạch, và thu hoạch liên tục cho tới tháng 10 thì dừng lại. Trong khoảng thời gian này, có thể thu hoạch tổng cộng là mười sáu lần, và phân ra làm mười sáu cấp khác nhau, là Xuân trà, Hạ trà và Thu trà. Trong đó thì Xuân trà là tốt nhất. Thế nhưng trong Xuân trà, thì Xuân tiền trà- loại trà được thu hoạch vào trước tiết thanh minh là đắt nhất, là loại trà ngon được xếp vào đẳng cấp bậc nhất của Long Tỉnh trà.


Việc chế biến trà Long Tỉnh phân ra làm hai phần, phần thứ nhất là bỏ lá trà vào trong một chiếc nồi, đun ở nhiệt độ 80 độ C trong vòng từ 15 tới 20 phút. Phần thứ hai là bỏ tất cả lá trà đã được sao qua đem bỏ vào vào trong một chiếc chảo lớn, đảo liên tục trong vòng từ 30 tới 40 phút ở 40 độ C. Trong thời gian chế biến trà, toàn bộ phải làm bằng tay, không được sử dụng bất cứ loại vật dụng nào để thay thế. Một kilô gam trà Long Tỉnh được chế biến từ bốn kg lá trà tươi, qua tám tiếng gia công, chính vì vậy mà trà Long Tỉnh được tôn vinh là loại trà báu vật hàng thủ công.


Trà Long Tỉnh có hàm lượng chất dinh dưỡng rất cao, nó bao gồm VitaminC, Vitamin E và hơn 24 loại nguyên tố khác. Khi pha trà Long Tỉnh, nhiệt độ của nước không được cao quá, thông thường từ khoảng 80 tới 90 độ C. Nếu nhiệt độ nước cao quá sẽ khiến cho các thành phần vitamin trong lá trà mất đi. Người ta uống trà Long Tỉnh thường uống trong cốc thuỷ tinh, tốt nhất là chỉ uống ba cốc, cốc thứ nhất để ngửi, cốc hứ hai để uống và cốc thứ ba để nhìn.

“Khách đến kính trà” là phong tục lễ nghĩa hiếu khách trọng tình của người Trung Hoa. Ngày nay, người Trung Quốc sử dụng trà để mời bạn bè biểu thị niềm vui. “Khách đến kính trà” cũng đã trở thành một thói quen của dân tộc Trung Hoa cho dù là ở nơi thành thị hay ở thôn quê.

Người Trung Quốc ở phương nam có thói quen dùng “nguyên bảo trà” để mời khách, trong cốc trà còn bỏ thêm hai miếng quýt để biểu thị cát tường, may mắn. Ở Mông Cổ, người ta hay dùng trà sữa hoặc trà bơ để tiếp đãi khách. Còn có nơi, nam nữ đính hôn lấy trà làm lễ, phía nhà gái nhận lễ từ nhà trai gọi là “hạ trà” hoặc “thụ trà”, đem lễ nghĩa hôn nhân gọi thành “tam trà chi lễ”, chính là “hạ trà” trong lễ đính hôn, “định trà” trong lễ kết hôn và “hợp trà” trong lúc động phòng.


1. Thiết Quan Âm TràThiết


Quan Âm vốn được sản xuất ở trấn Tây Bình huyện An Khê (Trung Quốc) có hơn 200 năm lịch sử. Nguồn gốc của Thiết Quan Âm ở An Khê hãy còn lưu truyền một câu chuyện. Tương truyền vào đời Thanh năm vua Càn Long, Ngụy Ẩm chế được một loại trà ngon, mỗi ngày sáng tối ông đều pha 3 chum trà, cúng  lên Bồ Tát Quan Âm. Cứ như vậy suốt mười năm trời không hề gián đoạn, đủ thấy lòng thành tin Phật của ông.



Số là một đêm, Ngụy Ẩm mộng thấy ở trên vách núi có một cây trà tỏa ra mùi thơm của hoa lan, đang lúc định hái, bị tiếng chó sủa ở đâu làm tỉnh mất cơn mộng. Sang ngày hôm sau, quả nhiên ở trên chởm đá ông tìm thấy một cây trà giống hệt cây trà trong mộng. Do đó Ngụy Ẩm hái một ít lá non mang về nhà chuyên tâm chế biến. Sau khi chế xong, vị trà dịu ngọt thơm ngon, làm tinh thần nhẹ nhàng.


Ngụy Ẩm cho rằng đây là vua trong các loại trà, liền bứng cả cây trà mang về nhà làm giống để trồng. Vài năm sau, trà mọc nhiều và tươi tốt, cành lá xum xuê. Do vì lá trà đẹp như Ngài Quan Âm, nặng như sắt, mà lại do Ngài Quan Âm gia hộ báo mộng cho nên ông gọi trà là Thiết Quan Âm. Từ đó Thiết Quan Âm nổi danh thiên hạ.


Thiết Quan Âm trở thành cực phẩm của trà Ô Long. Phẩm chất đặc trưng của trà là sợi trà cong xoắn, kết tròn đầy đặn, nặng chắc đều nhau, màu xanh lục trạch sa, hình thể tựa như cái đầu con chuồn chuồn, như loa ốc. Sau khi pha, trà màu vàng tươi đậm, đẹp tựa hổ phách, có mùi thơm tự nhiên ngào ngạt của hoa lan, vị trà đậm đà dịu ngọt lâu tan, tục xưng là có “âm vận”. Trà âm vừa ngon vừa lâu, có thể nói “bảy nước còn dư hương

2. Trà Pu’er của Vân Nam

Trà Pu’er là một loại trà đen chỉ tìm thấy ở tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Ban đầu nó được sản xuất trong núi ở Xishuangbanna và tên Pu’er là tên một thị trấn phần lớn các gia đình chuyên sản xuất trà. Trà Pu’er có một lịch sử lâu đời. Đầu đời nhà Đường, Trà Pu’er đã được buôn bán giữa các khu vực khác.
 



  Được làm từ lá tươi của cây chè Vân Nam, Trà Pu’er có một hương vị đặc biệt, nhờ có những thủ tục lên men đặc biệt trong các bước xử lý. Hình dạng lá trà lớn và thô , màu đen. Nước trà màu nâu hoặc nâu đỏ và sau khi uống thì để lại một dư vị ngọt. Trà tự nhiên và không ảnh hưởng đến dạ dày. Đồng thời, nó có tác dụng như dược liệu: loại bỏ chất béo, dùng giàm mập và thúc đẩy tiêu hóa và được gọi là “mỹ phẩm chè” hoặc “trà ốm”.






Trà Pu’er có thể được nén thành hình khối cứng để dễ dàng cho việc lưu trữ . Bản chất của trà khác nhau – những thay đổi khẩu vị với thời gian nó được lưu trữ. Thời gian nó được lưu trữ lâu hơn, thì tốt hơn.

3. Trà đen Vân Nam

Tea – Trà đen Vân Nam là tên gọi chung cho chè đen được trồng tại Vân Nam. Có hai loại trà là “Yunnan Kungfu Black Tea” và “Yunnan Broken Black Tea”. Lần đầu tiên được sản xuất năm 1039, “Yunnan Black Congou” đặc trưng bởi nước chè màu đỏ đậm, hương vị mạnh. Khi nó được sản xuất năm 1939, 15 tấn trà Congou đã được xuất khẩu sang Anh. Khi sản lượng ngày càng tăng, trà đã được xuất khẩu sang hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, như Nga và Ba Lan tại Đông Âu, Tây Âu và Bắc Mỹ.





Vân Nam có một lịch sử lâu đời trồng chè và là nơi có cây chè lớn hơn 1000 năm và cao hơn chục mét. Cây lá được lựa chọn từ những cây chè lớn là giống lý tưởng để làm chè đen, nhờ vào hàm lượng chất polyphenols, tác động của polyphenol oxidases rất cao, và mầm non mạnh. Các chè đen làm bằng các hạt giống màu vàng và có nhiều đọt nhọn. Hơn nữa, hương vị của trà là mạnh và mát. Đó là một trong các loại chè đen xuất khẩu tốt nhất cho Trung Quốc.






Trà Vân Nam tốt nhất là uống với đường và sữa. Hương vị của trà vẫn còn thơm sau khi thêm sữa. Một tách trà sau khi pha có màu đỏ và sáng bóng. Trên mặt nước có lớp dầu màu vàng và sẽ chuyển thành vẫn đục như kem khi nó nguội đi.

Trà Phổ Nhĩ

Từ hàng nghìn năm nay, ở Trung Hoa trà phổ nhĩ là một loại dược phẩm có giá trị cao đã được sự ủng hộ, tôn sùng của nhiều người và rất nhiều lời ca tụng, khen ngợi đã được sách xưa ghi nhận.  Người xưa đã đúc kết lại những hiệu quả đặc biệt của trà phổ nhĩ trong việc phòng và và chữa bệnh bao gồm: Lợi gan, sáng mắt, giúp tinh thần tỉnh táo, bổ não, bồi dưỡng sức khoẻ, thoải mái, sảng khoái tinh thần có lợi cho tiêu hoá, giải độc, giảm đầy hơi, thanh nhiệt, tan đờm, tan mỡ, phòng bệnh, trừ bệnh, làm đẹp da.


Có tác dụng đặc biệt trong giảm mỡ, giảm béo, Hạ huyết áp, tốt cho những người mắc huyết áp cao, chống bệnh sơ cứng động mạch, Bảo vệ và bồi  dưỡng cho dạ dày, Phòng chống bệnh ung thư.

Đời Thanh- Triệu Học Mãn trong cuốn “Bổ sung đại cương về thuốc đông y” năm 1769 đã viết “Tỉnh rượu Phổ Nhĩ đệ nhất, Phổ Nhĩ có lợi cho tiêu hoá, tiêu đờm, bồi dưỡng sức khỏe tăng lực rõ rệt, và có và có đặc tính ôn hoà thanh nhiệt, tan mỡ hạ khí, thông tiết”.

Theo truyền thống quá trình trà Phổ Nhĩ từ từ lên men cũng chính là quá trình mà trà Phổ Nhĩ hình thành và nâng cao phẩm chất, chất lượng. Trà Phổ Nhĩ trong quá trình lên men nhân tạo thì chất lượng của trà càng được nâng cao, cũng theo đó mà giá trị của trà cũng được nâng cao. Do đó, thưởng thức trà Phổ Nhĩ và việc bảo quản trà là hai đặc tính quan trọng.


MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:


Những loại trà đắt nhất thế giới

Đây là những loại trà có mùi vị, màu sắc đặc biệt và được coi như báu vật quốc gia, và có giá lên tới cả triệu USD/kg.
 



ảnh minh họa

3. Trà Darjeeling

Nguồn gốc: Ấn Độ

Giá: 400 USD/kg

Trà Darjeeling nổi tiếng thế giới với sự đặc biệt về mùi vị và màu sắc. Loại chè này được trồng tại các ngọn núi phía đông dãy Himalayas ở Ấn Độ. Trên sườn núi Himalayas, với độ cao từ 1.500 tới 2.400m so với mực nước biển, trà Darjeeling mang mang nhiều nét đậm đà đặc trưng không thể tìm được ở các loại trà khác. Công ty Makaibari là đơn vị nổi tiếng cung cấp loại chè này với sản phẩm Silver Tips được cấp bản quyền. Trà Darjeeling được bán với giá 400 USD một kg.

2. Trà Tieguanyin

Nguồn gốc: Trung Quốc

Giá: 1.500 USD/kg

Tieguanyin là loại trà quý hiếm ở Trung Quốc. Đây là một dạng trà Ô long, có nghĩa màu trà pha trộn giữa xanh và đen. Một trong những điểm đặc biệt của loại chè này là nó có thể pha chế được 7 lần trước khi mất mùi vị.

1. Trà Đại Hồng Bào

Nguồn gốc: Trung Quốc

Giá: 1,25 triệu USD/kg

Theo truyền thuyết, loại trà này được giữ gìn từ thời nhà Minh và còn được sử dụng để làm thuốc. Trà Đại Hồng Bào được bảo vệ vô cùng nghiêm ngặt và được coi như báu vật quốc gia tại Trung Quốc. Loại trà này không được bán phổ biến và có giá tới 1,25 triệu USD một kg.



Bí quyết làm đẹp của người Trung Quốc
Nghệ thuật thưởng thức trà của người Hà Nội
Cách pha trà đạo phong cách Nhật bản
Các loại trà tốt cho sức khỏe
Cách pha trà hoa cúc mật ong thơm ngon bổ dưỡng
Tác dụng chữa bệnh của khổ qua rừng


(ST)