Gia đình của ca sĩ Tùng Dương và những chuyện đời tư của chàng ca sĩ đầy chất "ma mị"
Mẹo chọn bếp ga cực chuẩn cho mỗi gia đình
Gia đình của cầu thủ Nguyễn Hồng Sơn và những điều bất ngờ chưa biết
Gia đình của diễn viên Việt Trinh và những mối tình chóng vánh
Các loại trà thảo mộc thường có các vị thuốc giúp chữa trị một số bệnh cho cơ thể và tính chất tự nhiên an toàn với sức khỏe của gia đình. Hãy lưu ý một số loại trà thảo mộc sau để bảo vệ sức khỏe cho cả nhà mình bạn nhé!
CÁC LOẠI TRÀ THẢO MỘC THÔNG DỤNG
Trà Tang cúc ẩm
Nguyên liệu: Tang diệp (lá dâu tằm) - 10 gr, cúc hoa (hoa cúc vàng hoặc trắng) - 10 gr.
Cách chế biến: Hai loại trên đem rửa sạch những tạp chất, cho vào nồi, lường 4 chén nước, nấu còn lại 3 chén, lọc bỏ bã, lấy nước cho vào bình, chia ra uống nhiều lần trong ngày.
Công dụng: Ngoài việc uống mát, giải khát, loại trà này còn có tác dụng phòng ngừa chứng cảm cúm và còn trị được các chứng: ho, đau đầu, viêm họng, hắt xì. Nếu hay bị hắt xì và chảy nước mũi vào buổi sáng thì nên uống loại trà này lúc nóng ấm. Nếu đang bị cảm nắng, sốt, ho thì cần cho thêm lá bạc hà, lá tre (mỗi thứ 5 gr) vào nấu chung với hai loại trên để uống.
Trà Tang cúc, hạnh nhân ẩm
.
Nguyên liệu: Tang diệp - 10 gr, cúc hoa - 10 gr, hạnh nhân - 10 gr.
Cách chế biến: Cho 3 loại trên vào nồi, cộng với lượng nước 4 chén, đem nấu còn lại 3 chén, lọc bỏ bã, lấy nước và thêm vào một ít đường cát trắng vừa uống (nếu có mía lau, róc sạch vỏ, chẻ nhỏ cho vào nấu chung với 3 vị trên thay cho đường thì càng tốt). Uống thay nước hằng ngày.
Công dụng: Trị chứng cảm phong nhiệt, ho, viêm phế quản, ho có đàm, đau đầu... Chú ý, nếu bị cảm phong hàn ở mùa đông thì không nên uống loại trà này.
Trà thông thường
Chữa trị bệnh kiết lỵ do nhiệt độc hoặc tiêu chảy: 100 gr trà loại ngon đem rang cho giòn rồi tán thành bột cho vào bình ngâm với nước thật sôi (hoặc sắc), uống bệnh sẽ khỏi dần.
Trị chứng đau lưng, người khó xoay trở: Dùng trà loại ngon (15 gr) cho vào 20 ml giấm ăn, ngâm uống từ từ, uống hết ngâm liều khác uống tiếp.
Trà gừng
Làm cơ thể ấm lên trong những ngày lạnh. Ngoài ra, trà gừng để ngâm chân và tay sẽ giúp xua tan cảm giác mệt mỏi.
Trà atisô
Bạn muốn cải thiện làn da bị mụn, kém tươi tắn, nên uống đều đặn 1-2 tách trà atisô mỗi ngày. Với công dụng giải nhiệt, lọc gan, trà atisô giúp cơ thể đào thải chất độc hiệu quả và giảm mụn mau chóng.
Ngoài ra, bạn có thể dùng túi trà lọc atisô đã qua sử dụng, đắp lên mắt. Cách này giúp bạn thư giãn và giảm sưng mắt.
Trà hoa cúc
Có mùi hương nhẹ nhàng, giúp cơ thể giải nhiệt. Trà hoa cúc còn giúp mắt giảm quầng thâm. Bạn hãy dùng 2 miếng gạc thấm nước trà rồi đắp lên mắt khoảng 10-15 phút.
Trà bạc hà
Sau khi gội đầu, bạn hãy dùng một ít trà bạc hà xoa đều lên mái tóc, từ gốc đến ngọn. Loại trà này có công dụng giúp mái tóc mượt mà hơn, nên thực hiện 2 lần/tuần.
Trà bạc hà giúp giảm căng thẳng, hỗ trợ hệ tiêu hoá và có tác dụng hạ sốt do bị cảm lạnh hoặc cảm cúm.
Uống trà sau bữa ăn giúp hỗ trợ quá trình tiêu hoá, giảm đầy hơi và cảm giác buồn nôn, giảm các triệu chứng của cảm lạnh và cảm cúm.
Trà xanh
Đây là loại trà phổ biến, giá cả phải chăng. Uống trà xanh giúp cơ thể chống lão hóa, ngăn ngừa được nhiều bệnh tật. Nếu bạn bị hôi chân, hãy ngâm chân vào nước trà xanh mỗi tối.
Trà cúc La Mã
Có tác dụng giảm chứng khó tiêu, giảm lo âu và căng thẳng hệ thần kinh nên rất tốt cho những người bị chứng mất ngủ.
Trà hoa Lavender
Trà hoa Lavender thường được biết đến với tác dụng giúp cải thiện giấc ngủ, làm cơ thể thư giãn và sảng khoái.
Trà hoa chanh
Trà từ hoa chanh giúp giảm stress và đau đầu, giảm căng thẳng hệ thần kinh nên tốt cho tinh thần và cải thiện giấc ngủ.
Trà lá cây tầm ma
Giúp bồi bổ cho cơ thể vì trong thành phần có chứa nhiều vitamin và chất khoáng đặc biệt là chất sắt giúp giảm các bệnh dị ứng.
Trà chanh
Nhiều nghiên cứu cho thấy, trà có khả năng phòng chống ung thư, ngăn chặn sự tổn thương ADN. Việc uống trà thường xuyên giúp giảm 50% nguy cơ ung thư dạ dày, 40% nguy cơ ung thư da. Thứ đồ uống này cũng giúp ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh parkinson và hạn chế sự loãng xương ở người già.
Trà hoa tầm xuân
Trà hoa tầm xuân giàu vitamin C nên rất hiệu quả với những người đang bị cảm lạnh hoặc cảm cúm, thêm ít nước cốt chanh vào trà để có tác dụng tối ưu.
Trà lá cây mâm xôi
Trà lá cây mâm xôi có tác dụng làm sạch nên rất hữu hiệu giúp sạch miệng, là nước súc miệng trị chứng viêm họng.Không nên dùng loại trà này trong suốt thời gian đầu khi mang thai.
Trà hương thảo
Thường được uống khi bắt đầu một ngày mới hoặc khi năng lượng trong cơ thể thấp vì trà hương thảo có tác dụng hữu hiệu giúp tăng cường năng lượng cho cơ thể, rất hiệu quả trong việc giảm đau đầu và chứng khó tiêu.
Trà hoa cúc
Là loại trà được làm từ hoa cúc khô hãm trong nước sôi, thi thoảng người ta cũng dùng hoa cúc tươi được chế biến sạch để ngâm nước sôi và dùng ngay để thư giãn.
Với các thành phần đặc biệt từ thiên nhiên, trà hoa cúc giúp thông mũi, làm sạch họng, giúp giảm các chứng ho nặng. Thậm chí trà hoa cúc cũng được dùng để điều trị kết hợp khi người bệnh bị sốt.
Trà thì là
Nghe có vẻ lạ, nhưng từ lâu nhiều quốc gia trên thế giới đã dùng loại trà ngâm từ hạt thì là để chữa bệnh. Đây là phương thuốc dân gian hữu hiệu cho chứng đau và khô họng. Trà thì là cũng chữa ho rất tốt, nó còn giúp giảm đau ngực khi bạn ho quá nhiều.
Trà gừng
Được xem là loại trà thảo dược tốt nhất để trị ho, trà gừng được sử dụng rất phổ biến ở nước ta cũng như các nước khác trên thế giới.
Nếu bạn bị cảm, với các triệu chứng khó chịu như đau rát cổ họng, ho nhiều và đau tức ngực, hãy thử dùng 1-2 tách trà gừng ấm pha với ít nước cốt chan và mật ong. Chắc chắn bệnh cảm sẽ nhanh chóng rời khỏi bạn bởi sự kết hợp của 3 loại thuốc dân gian vừa có tác dụng kháng viêm, chữa ho và làm sạch cổ họng, giữ ấm cơ thể.
Trà sả
Các bài thuốc dân gian cổ truyền đều có nhắc đến công dụng của trà sả. Trà sả có công dụng chữa cảm lạnh và ho bằng cách kết hợp lá sả non, mật ong, hạt tiêu, quế, nước cốt chanh và lá bạc hà.
Loại trà sả hỗn hợp này giúp thông mũi họng, khiến người bệnh dễ hít thở hơn, giữ ấm toàn thân và làm dịu cơn ho trong mùa lạnh rất tốt.
Trà cam thảo
Vị thanh, ngọt nhẹ và lành tính từ lâu cam thảo đã được sử dụng như một loại dược liệu chữa bệnh hữu hiệu, nhiều gia đình cũng giữ cam thảo để làm trà giảm ho mùa lạnh.
Trà cam thảo có thể dùng riêng không cần kết hợp với các loại thảo mộc khác mà vẫn có tác dụng kháng khuẩn, trị ho.
Vì sao nên dùng trà trị ho thay vì thuốc tây?
- Trà thảo mộc hoàn toàn lành tính, có khả năng làm dịu cơn ho nhanh chóng mà không gây tác dụng phụ.
- Trà thảo mộc giúp tăng cường sức đề kháng, chống lại các tia bức xạ mặt trời.
- Những loại trà thảo mộc thường ấm và giúp ngủ ngon, giảm stress.
- Trà rất dễ làm, nguyên liệu cũng dễ tìm, thích hợp cho tất cả mọi người.
CÔNG DỤNG CỦA CÁC VỊ TRÀ THẢO MỘC
Trà bình can giáng hỏa, tiềm âm trợ dương, giúp cân bằng âm dương trong cơ thể
Cấu trúc bài thuốc trên gồm: Hạ khô thảo, cúc hoa, hoa sứ đỏ, la hán quả, cam thảo (sao lên).
Đặc điểm tác dụng của từng vị:
Hạ khô thảo: là loại thảo dược vào mùa xuân thì tươi tốt, mùa hạ khô héo, cây sống dai, thân vuông màu hơi tím đỏ, lá mọc đối, hình trứng hay hình mác dài. Hạ khô thảo vị đắng, tính hàn, có thể đi vào can - đởm (hai tạng phủ có liên đới với nhau).
Cúc hoa: vị ngọt đắng, tính hơi hàn đi vào can thận, phế cho tác dụng tán phong giáng hỏa, giải độc. Cúc hoa vị đắng, tính mát, đi vào can kinh nên cũng giúp cân bằng âm dương của can, giảm đau đầu, căng mắt, giúp khí huyết lưu thông.
Hoa sứ đỏ (còn gọi hoa đại): có mùi thơm nhẹ, hay trồng ở các đền chùa. Theo Đông y hoa đại đi vào kinh phế có tác dụng thông khí, dưỡng phế, vì vậy khi dùng hoa đại để tắm sẽ làm vệ khí mạnh lên, da dẻ hồng hào, giúp lỗ chân lông đóng mở theo quy luật, ngăn cản khí độc vào lỗ chân lông gây bệnh. Khi uống, có tác dụng thông phế khí, tiêu đàm, thanh nhiệt, giải độc, hạ huyết áp.
La hán quả: tính ngọt, Đông y dùng làm thuốc, trong nhân dân thì chủ yếu thường làm nước uống giải nhiệt, giúp cơ thể thư thái.
Cam thảo: vị ngọt, tính bình, nếu sao lên có tác dụng bổ tỳ nhuận phế ích tinh, là một vị được dùng trên 90% bài thuốc của Đông y.
Khi kết hợp trong bài thuốc này: hạ khô thảo là vị quân sẽ điều tiết gan mật, âm dương cân bằng. Cúc hoa đóng vai trò thần đi với hạ khô thảo, giúp bình can giáng hỏa, giảm đau đầu choáng váng. Hoa sứ đỏ giảm huyết áp giúp khí huyết lưu thông. Theo Đông y khí huyết lưu thông thì tâm và can hoạt động tốt, cơ thể thư thái. La hán quả vị ngọt, giúp kiện tỳ (một tạng có chức năng biến thức ăn thành khí và huyết để nuôi dưỡng cơ thể), làm tỳ mạnh lên cho tiêu hóa tốt. Cam thảo phải sao để giữ tính ôn giúp la hán quả “phát huy” bổ tỳ vị, và dẫn thuốc đi vào 12 kinh lạc.
Trà thanh nhiệt giải độc
Gồm: Kim ngân hoa, lương phấn thảo, mộc miên hoa, bung lai, cam thảo (dùng sống).
Kim ngân hoa: thường mọc ở xứ hàn đới, thân dây leo, mùa đông lạnh dưới 0 độ vẫn tươi tốt. Đây là đặc điểm cá biệt so với nhiều loại cây cối khác thường rụng lá và tàn lụi vào mùa đông. Trong Đông y, kim ngân hoa có tác dụng chữa bệnh ở các tạng phế, tâm, tỳ, vị và giải độc khi ăn uống trúng thức ăn có chứa độc chất.
Lương phấn thảo (còn gọi xương sáo): Dân gian hay vò lá, làm thạch đen uống giải khát khi đi nắng về bị cảm nhiệt hoặc trong người nóng, khát nước.
Mộc miên hoa (hoa gạo): vị ngọt, tính hàn, dùng để điều trị bệnh tiêu chảy, viêm đại tràng thể thấp nhiệt.
Bung lai: cũng được dân gian dùng điều trị một số chứng bệnh do hàn gây nên.
Trong bài thuốc này, lấy kim ngân hoa làm quân vì có tính chất giải độc ở phế, tâm, tỳ, vị. Hàng ngày, chúng ta hít thở không khí, ngoài sự trong lành còn các độc khí, vi khuẩn, rồi khói thuốc (do hút thuốc)… cũng theo đó vào phế, làm phế nhiễm độc, tâm là nơi chủ huyết nuôi dưỡng cơ thể nên cũng mang về cho tâm độc chất qua sự tuần hoàn. Tỳ vị, nơi đưa đồ ăn thức uống, ngoài chất bổ dưỡng, cũng có thể chứa độc chất đi vào cơ thể. Do đó, việc giải độc ở các tạng phủ nói trên là rất cần thiết, và cần tiến hành thường xuyên. Ở đây lương phấn thảo cũng cho tác dụng giải nhiệt độc, mộc miên hoa giúp giải độc ở hệ tiêu hóa tỳ và vị. Cam thảo giải độc do hàn lạnh, hơn nữa còn “bổ trợ” cho các vị trên, giúp đưa thuốc vào kinh lạc, tạng phủ, đồng thời điều hòa thuốc theo nhu cầu của các tạng phủ. Như vậy, với sự kết hợp giữa 4 vị này, bài thuốc có thể giải độc được cho cả ba hệ cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể là hô hấp, tiêu hóa và tuần hoàn.
Người lao động quá mệt mỏi hoặc người già yếu, lớn tuổi trí tuệ sút kém, hay đang bị đau ốm đều có thể cải thiện một phần sức khỏe của mình từ trà thảo mộc.