Trong trái cây có rất nhiều loại vitamin, chất xơ, glucose, vi chất dinh dưỡng… tuy nhiên không phải những chất này lúc nào cũng tốt cho sức khỏe. Nêu ăn nhiều, chúng rất dễ gâ nóng trong người, làm phát triển mụn nhọt...
1. Quả nhãn
Đây là loại trái cây ưa thích của nhiều người vì nó dễ dùng, ngon, ngọt, thơm… Tuy nhiên, loại quả này là nguồn cơn gây ra mụn nhọt, mẩn ngứa. Đặc biệt với những phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn nhãn vì khi ăn vào, cơ thể sẽ nóng, gây xáo trộn sự phát triển bình thường của thai nhi dẫn tới chảy máu, đau bụng …
2. Quả mận
Mận chứa nhiều carotene khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A rất tốt cho mắt. Hạt mận cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như protein, chất béo, phốt pho, sắt, kali… có tác dụng giải độc. Tuy nhiên, lạm dụng loại quả này, ăn quá nhiều cũng làm nóng trong người vì quả mận có tính nóng, phụ nữ mang thai ăn nhiều sẽ khiến cơ thể bị nóng trong có thể gây phát ban, mụn nhọt, không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
|
Phụ nữ mang thai ăn nhiều mận sẽ khiến cơ thể bị nóng trong có thể gây phát ban, mụn nhọt,... |
3. Quả vải
Là loại quả có hàm lượng đường quá cao, không tốt cho những thai phụ đã từng mắc bệnh tiểu đường cũng như chứng thừa cân. Bên cạnh đó, vải có tính nóng nên chị em bầu cần hạn chế không nên bổ sung quá nhiều vào cơ thể.
4. Quả đào
Quả đào có vị ngọt, tính nóng nên nếu ăn nhiều đào, bà bầu dễ bị xuất huyết. Lông ở vỏ quả đào rất dễ gây ngứa, rát cổ họng, không tốt với người hay bị ho, mẫn cảm, hay bị dị ứng. Vì thế, không nên ăn quá nhiều đào và khi ăn nên gọt vỏ để tránh ăn phải lông đào.
5. Quả na
Na mùi rất thơm, vị ngọt lịm, được nhiều người ưa thích vì dễ ăn. Tuy nhiên, quả na được coi là một trong số các loại quả gây nóng nhất cho cơ thể và chỉ cần ăn vài quả là có thể đã làm nổi mụn cho một số người vốn sẵn tính nóng trong người. Thậm chí, nhiều người khi ăn na xong sẽ bị táo bón, mọc mụn trên mặt.
6. Quả ổi
Loại trái cây này cực nhiều vitamin C, dễ ăn, rất gần gũi với người dân Việt Nam. Loại quả này là một trong những món khoái khẩu của nhiều người, thậm chí lúc “nghén”, không ít phụ nữ nghiền ổi. Ổi cũng có thể ăn được bất kể lúc xanh, ương ương hay chín. Mặc dù vậy, quả ổi cũng là khắc tinh đối với sức khỏe nhiều người đặc biệt là với những người hay táo bón, nên tránh.
7. Vú sữa
Loại quả này thông dụng ở miền Nam hơn ở miền Bắc nhưng vì thơm ngon, dễ sử dụng nên người dân dù là ở miền nào cũng rất thích dùng. Thế nhưng, loại quả này khi thời tiết nóng nực, oi bức không nên ăn nhiều vì vú sữa tính nóng. Khi ăn vú sữa nhớ tránh xa phần vỏ, vì nếu ăn “phạm” sẽ bị táo bón do có chứa nhiều nhựa chát.
|
Không nên ăn nhiều vì vú sữa tính nóng. |
8. Quả xoài
Theo Đông y Cổ truyền Việt Nam, xoài không phải có tính nóng như mọi người vẫn nói mà nó có tính tính bình. Tuy nhiên, với những quả xoài chín mọng ngọt ngào, nếu ăn nhiều sẽ sinh nhiệt, trẻ em ăn nhiều cũng bị nổi mụn, rôm sảy… Những người làm việc trí óc nên dùng xoài chín vì có công dụng bổ trí não. Quả xoài xanh như xoài tượng ăn với nước mắm đường chứa nhiều sinh tố C. Vì vậy, mùa nắng nóng ăn xoài xanh sẽ phòng từ xa cảm cúm.
9. Quả táo
Nước táo có thể chống tiêu chảy, và chống táo bón nếu uống khi đói. Nếu uống sau bữa ăn, nước táo ép rất tốt cho đường tiêu hóa. Tuy nhiên, táo chứa nhiều đường và kali, nên nếu ăn quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng xấu cho tim, thận. Những người mắc các bệnh như tim mạch vành, nhồi máu cơ tim, các bệnh liên quan đến thận, bệnh tiểu đường không nên thường xuyên ăn táo.
10. Quả lê
Loại trái cây này Việt Nam hầu như không có mà toàn nhập khẩu từ nước ngoài về, đặc biệt là của Trung Quốc. Trái lê có tác dụng chữa chứng ho, nhiệt, viêm họng. Những người thường xuyên lạnh bụng, những người bị tiểu đường không nên ăn.
11. Trái hồng
Trái hồng chứa nhiều vitamin A, vitamin C, có tác dụng giảm huyết áp, nhuận phổi. Nhưng vì hồng có rất nhiều nhựa nên không tốt cho dạ dày, khi kết hợp với axit dạ dày gây tức thượng vị, khó tiêu. Những người bị chứng táo bón, bụng đói không nên ăn hồng. Đặc biệt, sau khi ăn cua tuyệt đối không nên ăn hồng bởi hai thứ này kết hợp sẽ tạo sỏi trong dạ dày.
12. Quả Lựu
Là loại trái cây nhiệt đới chứa nhiều đường, chất khoáng và vitamin. Lựu có tác dụng hiệu quả trong việc chữa trị chứng viêm họng, tiêu chảy, sa trực tràng. Các chuyên gia nói rằng lựu sẽ không tốt cho răng vì vậy không nên ăn quá nhiều. Đặc biệt những người thể chất yếu cũng không nên ăn lựu.
|
Những người thể chất yếu cũng không nên ăn lựu. |
13. Quả hạt dẻ
Hạt dẻ chứa nhiều chất bột, protein và nhiều loại vitamin có lợi cho gan và thận, điều chỉnh chức năng của dạ dày. Các chuyên gia khuyên những người mắc bệnh về thận nên thường xuyên ăn hạt dẻ. Tuy nhiên, hạt dẻ rất khó tiêu hóa nên không nên ăn quá nhiều trong một lần.
14. Quả mít
Mùa hè đã nóng lại còn có trái mít, một loại trái cây gây ra nóng, mụn nhọt tức thì cho sức khỏe nếu sử dụng. Tuy nhiên, trái mít thơm lừng, múi vàng mọng ngọt sẽ khiến nhiều người không cưỡng lại được. Vì thế, dù có muốn ăn thế nào, cũng nên dùng mít hợp lý, không nên ăn nhiều cùng lúc và liên tục. Nên hạn chế ăn nhất là lúc tiết trời oi bức.
15. Sầu riêng, chôm chôm
Hai loại trái cây này cũng được liệt vào danh sách trái cây có tính nóng và thông thường chúng thịnh hành ở phía Nam. Những loại trái cây này sẽ “tiếp lửa” cho cơ thể bạn và khi dùng nó chắc chắn không tránh khỏi mụn nhọt. Tuy nhiên, ăn vài quả và ăn không thường xuyên chắc chắn cũng không đến mức nguy hại cho sức khỏe.
MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:
Lưu ý khi sử dụng trái cây nóng
- Tùy vào cơ địa mỗi người, việc hấp thu một lượng đường đáng kể ở các loại trái ngọt này cần có hạn mức. Chẳng hạn, khi bạn dung nạp một lần từ 8 - 10 trái vải hay nhãn, một-hai trái xoài, múi sầu riêng thì điều này còn giúp “thắm da, mát thịt”, vì các chất vitamin phong phú và lượng đường tự nhiên trong trái cây có lợi cho sức khỏe.
|
Ăn sầu riêng chắc chắn không tránh khỏi mụn nhọt. |
Nhưng nếu bạn dung nạp một lượng quá mức, ví dụ một người ăn cả kg vải, nhãn, xoài hay sầu riêng thì lượng đường trong các loại trái cây này sẽ làm tăng nhiệt cơ thể và gây nóng là điều đương nhiên. Bên cạnh đó, những người có cơ địa nóng, da mẫn cảm, người bị tăng đường huyết, khi ăn nhiều trái cây, nạp thêm nhiều đường sẽ sản xuất thêm acid, giảm kháng thể, gây ra hiện tượng mụn đỏ hay dị ứng da.
- Nên ăn trái cây tùy theo thể trạng và sức khỏe của mình. Trước hết, bạn xác định cơ thể mình nhiệt hay hàn (nóng hay lạnh) để ăn trái cây như biện pháp điều hòa thân nhiệt. Người có thân nhiệt nóng thường có biểu hiện đổ mồ hôi trộm, nóng bứt rứt, đại tiện khó, nước tiểu vàng. Người thân nhiệt lạnh (hàn) có biểu hiện đại tiện lỏng thường xuyên, đi tiểu đêm nhiều lần, xương lưng và khớp gối thường lạnh. Đối với trái cây, trái loại mát thường có vị chát, chua, ít ngọt, trái loại nóng rất nhiều béo và nhiều vị ngọt.
- Đối với người cơ địa hàn thì nên ăn trái cây tính nhiệt hoặc bình, người cơ địa nhiệt thì bổ sung trái cây tính hàn để hạ nhiệt cơ thể. Nếu bạn dung nạp thuận chiều với cơ địa hay ăn quá nhiều một loại trái cây mát, nóng cũng đều bất lợi.
Một khẩu phần ăn hợp lý là đủ lượng đường, đạm, chất béo, khoáng chất, chất xơ, nếu bạn nạp quá nhiều đường hay quá nhiều chất béo, nhiều năng lượng sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa, thức ăn khó tiêu, bạn bị mất ngủ sẽ dễ nóng nảy cáu gắt, phát sinh mụn nhọt.
Ngược lại, bạn ăn trái cây nhiều chất xơ, sinh tố, khoáng chất nhưng không nạp đủ lượng calori cần thiết sẽ dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể, trầm cảm, âu lo.
Nhóm 1: Bao gồm cá, thịt nạc, trứng, sữa và các sản phẩm đậu nành... là những loại thực phẩm chứa hàm lượng protein cao. Thời tiết nóng nực, protein trong cơ thể con người có thể tiêu thụ nhiều. Vì vậy, nó là cần thiết đối với bạn để bổ sung đầy đủ protein trong mùa nóng.
Nhóm thứ 2: Các loại cháo. Vào mùa nóng, bạn có thể ăn cháo đậu xanh, cháo đậu đen, vừng….
Nhóm thứ 3: Bao gồm các loại rau tươi và trái cây có chứa vitamin dồi dào.
Thực phẩm đắng
Mùa nóng bạn nên ăn một số thực phẩm đắng. Chất alkaloid có trong các loại thực phẩm cay đắng có thể giúp bạn loại bỏ nhiệt trong cơ thể, đẩy nhanh tuần hoàn máu và mở rộng các mạch máu.
Ngoài ra, bạn có thể thường xuyên ăn các loại thực phẩm có mùi thơm như lê và quả của cây leo để làm mới cơ thể và tăng cường sự thèm ăn. Ngoài ra, bạn có thể thêm một số gia vị vào món ăn. Các loại gia vị như tỏi và giấm hiệu quả có thể tiêu diệt vi khuẩn và cải thiện tiêu hóa cho cơ thể con người.
Uống trà
Bạn nên chọn đồ uống lành mạnh trong mùa nóng. Trà thảo mộc, trà xanh và trà hoa cúc có thể làm dịu cơn khát của cơ thể trong mùa hè, cải thiện thị lực và lợi tiểu. Đồng thời, trà thảo mộc có thể giúp bạn chống lại bệnh ung thư và ngăn ngừa răng bị hư hỏng.
Cháo đậu xanh
Trong thực tế, cháo đậu xanh là cháo tốt nhất trong mùa hè. Đậu xanh có chứa protein phong phú, lecithin, carotene, riboflavin và acid nicotinic. Cháo đậu xanh có hiệu quả có thể loại bỏ nhiệt trong cơ thể, nâng cao sức đề kháng của cơ thể và điều trị bệnh thấp khớp cho cơ thể con người. Nếu bạn không thích cháo đậu xanh, bạn cũng có thể chọn nước ép mận chua ngọt. Mận khô là rất hiệu quả để diệt vi khuẩn, ngăn chặn và đối phó với cơn khát , táo bón.
Hạn chế ăn kem và nước ngọt
Thời tiết nóng, nhiều người có thói quen thích ăn kem và uống nước ngọt. Trong thực tế, việc tiêu thụ kem và nước ngọt có hại cho cơ thể con người. Ăn kem có thể làm giảm nhiệt độ của dạ dày và ruột gây ra tiêu chảy và đau bụng. Uống soda có thể bị tổn thương lá lách và dạ dày, giảm sự thèm ăn và làm ảnh hưởng tới các chức năng của dạ dày và ruột. Vì vậy, trong mùa nóng, bạn có thể uống nước ép trái cây và nước lọc thay vì nước ngọt để bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết và cải thiện sức khỏe của bạn.
Ảnh minh họa.
Một số thực phẩm nên hạn chế trong mùa nóng
Đậu đũa: Đây là một trong những loại rau quả bị phun nhiều thuốc trừ sâu nhất. Khi người tiêu dùng mua về, dù có ngâm, rửa kỹ thì cũng chỉ hạn chế được phần nào độc tố chứ không loại trừ hết được.
Dưa chuột: Nếu ăn dưa chuột không rửa kỹ, không gọt vỏ thì dễ bị ngộ độc.
Giá đỗ: Là một loại rau có tính mát, chứa nhiều chất dinh dưỡng, ngon và được nhiều người ưa chuộng để chế biến món ăn. Nếu loại rau này được làm theo một cách thông thường chỉ là ngâm – ủ truyền thống thì rất sạch sẽ. Tuy nhiên, hiện này một số người làm giá đỗ đã sử dụng một số loại thuốc kích thích, urê để cho nó vươn tốt hơn, năng suất hơn vì thế sẽ dễ bị ngộ độc khi ăn giá đỗ.
Để bảo vệ sức khỏe của mình và người thân, tốt nhất không nên ăn quá nhiều một loại rau, củ, quả trong một thời gian dài. Trước khi chế biến và ăn, nên ngâm rửa thật kĩ để loại bỏ các yếu tố gây bệnh. Sau khi ăn, nếu thấy có dấu hiệu lạ thì cần đi khám càng sớm càng tốt.
Ngoài ra, thời tiết nóng nực, oi bức, cơ thể bị mất nước do ra nhiều mồ hôi, bị rối loạn một số chức năng do nhiệt độ cao của môi trường… Do đó, mùa nóng bạn cần tránh hoặc hạn chế dùng một số món ăn cay nóng, sử dụng quá nhiều gia vị như càri, quế, đại hồi, đinh hương, thảo quả, gừng, riềng, sả, tiêu, nghệ, hành, tỏi…các thức ăn nướng, các thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ. Hạn chế một số loại hạt như hạt điều, đậu phộng rang, hạt bí, hạt dưa, hạt hướng dương… Bơ, phô mai, kẹo bánh ngọt…
Ăn "ít" đậu phộng
Ăn nhiều động phộng làm nhiệt trong cơ thể tăng
Các loại hạt như quả óc chó, hạt điều, hạt thông, hạt dưa, hạnh nhân và quả hồ trăn có chứa lượng calo cao. Lượng calo của 50 gram vỏ hạt dưa là tương đương với một bát lớn gạo. Đối với những người bình thường nhất, ăn 30 gram hạt mỗi ngày là một lượng thích hợp. Các loại hạt có chức năng sản xuất nhiệt trong cơ thể con người, vì vậy các loại hạt này để ăn trong mùa đông tốt hơn là vào mùa hè.
Ăn "ít" gia vị nhiệt
Gia vị nhiệt bao gồm hồi, thì là, quế, hạt tiêu, hạt tiêu trắng và... Gia vị nhiệt sẽ không chỉ làm cho mọi người khó chịu và cố chấp mà còn có thể sẽ gây ảnh hưởng đến tiêu hóa và các bệnh đường tiết niệu. Ăn các loại gia vị nhiệt quá nhiều có thể gây táo bón, bệnh trĩ, đầy hơi, tiểu khó, đau thận, cũng như một số bệnh hệ thống, chẳng hạn như viêm miệng, viêm họng, viêm kết mạc, đột quỵ nhiệt…. Nếu những người bị bệnh mãn tính ăn quá nhiều gia vị nóng, nó sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm. Do đó, nó không thích hợp để sử dụng cho nhiều gia vị nhiệt trong chế độ ăn mùa nóng.
Để bảo vệ sức khỏe trong mùa nóng, hy vọng mọi người có thể giữ được bốn "ít hơn" trong tâm trí trong chế độ ăn uống mùa hè. Chỉ bằng cách này sẽ chế độ ăn có ích cho sức khỏe con người.
Ít ăn hoa quả nhiệt, nóng
Hoa quả hàm chứa vitamin, vì vậy rất nhiều người sẽ lựa chọn ăn nhiều hoa quả bổ sung lượng nước và vitamin, khoáng chất vào mùa hè, Tuy nhiên, khi lựa chọn hoa quả cần phải chú ý, nhất định không được chọn loại hoa quả có tính ôn nhiệt, ví dụ như vải, nhãn, đào, lựu vv. Những loại hoa quả này thuộc hoa quả mang tính ôn nhiệt, nếu ăn quá nhiều, ngoài việc không có lợi cho sức khỏe mà còn gây ra hiện tượng nhiệt, nóng trong người.
Hạn chế ăn những loại hạt có vỏ cứng
Bất luận là ở nhà hay đi du lịch ở ngoài, đa phần trong chúng ta đều thích mang những loại hạt có cỏ cứng, vừa cắn tí tách vừa nói chuyện, xem ti vi. Tuy nhiên, có lẽ chúng ta không biết, hạt có vỏ cứng như hạt hướng dương, hạnh nhân, hạt dẻ, hạt điều, hạt thông ... nếu ăn nhiều thì sẽ gây nhiệt trong người, bởi vì trong những loại hạt cứng này hàm chứa nhiệt lượng khá cao, trong 50g nhân hạt hướng dương hàm chứa nhiệt lượng tương đương với một bát cơm to, nếu khi ăn không chú ý sẽ làm cho cơ thể sản sinh nội nhiệt quá nhều, từ đó dẫn đến nóng trong người.
Hạn chế ăn thịt
Mùa hè nhiệt độ không ngừng tăng cao, huyết dịch trong cơ thể chúng ta cũng xuất hiên thay đổi với mức độ khác nhau, khi nhiệt độ vượt quá 35℃, huyết dịch sẽ trở nên kết dính, nếu lúc này còn ăn thịt sẽ làm cho tinh thần càng thêm tồi tệ. Ngoài ra, trong thịt còn hàm chứa đại lượng protit động vật, nó sẽ làm cho hàm lượng tryptophan trong não giảm đi, từ đó làm cho chúng ta có khuynh hướng hiếu chiến, chiếm hữu và cả lo lắng.
Mùa hè thời tiết nhiệt độ cao, nếu ăn quá nhiều thịt sẽ làm cho nồng độ can-xi trong cơ thể giảm thấp, như vậy sẽ tăng thêm khuynh hướng bộc phát tức giận và phẫn nộ. Ngoài ra ăn quá nhiều thịt còn gây ra xơ cứng huyết quản, từ đó tăng huyết áp.
Phòng chóng nóng trong người có rất nhiều phương pháp, ví dụ như ăn nhiều thực phẩm vitamin hoặc thực phẩm mát lạnh, như thế sẽ có hiệu quả giảm thấp nhiệt trong cơ thể.
Không nên ăn canh gà
Mùa hè cần phải lấy thanh đạm để bồi bổ, nếu đi nhà hàng họ giới thiệu món ngon và đặc sản của nhà hàng là dùng canh gà đen, gà quê để bòi bổ thì bạn nên từ chối, mà nên chọn canh vịt hoặc canh chim bồ câu.
Ít ăn đường
Mù hè nếu dung nạp nhiều đồ ăn ngọt sẽ làm tăng đường huyết. Khi đường huyết quá cao, một mặt sẽ thúc đẩy vi khuẩn sinh trưởng trên da bị mồ hôi làm cho ô nhiễm, dễ gây ra các bệnh về da như sưng phù, nhọt, mụn; mặt khác sẽ sản sinh đại lượng chất mang tính acid, phá vỡ sự cân bằng kiềm acid trong huyết dịch, làm cho cơ thể biết thành vật toàn chứa aicd, từ đó làm cho sức đề kháng yếu, khả năng miễn dịch giảm thấp.
Hạn chế ăn thực phẩm hàn lạnh
Mùa hè thời tiết nóng, thực phẩm hàn lạnh mặc dù tạm thời có thể hòa giải được nóng nhưng thực phẩm hàn lạnh sẽ làm cho vòm họng bị kích thích, gây ra các phản ứng không tốt như đau răng hoặc viêm lợi, đồng thời còn kích thích tỳ vị, dạ dày, ảnh hưởng dịch dạ dày bài tiết và làm giảm cảm giác thèm ăn, gây ra tiêu hóa không tốt, chán ăn, phần bụng đau sưng, đi ngoài vv.
Ít ăn thực phẩm dầu mỡ
Mùa hè ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ sẽ gia tăng thêm gánh nặng của dạ dày, đường ruột, làm cho đại lượng huyết dịch lưu lại trong dạ dày, đường ruột, lượng máu vận chuyển đến não bị giảm đi, như thế sẽ gảm thấy chướng bụng, không thèm ăn uống, có thể càng gia tăng mệt mỏi.
Kỵ uống quá nhiều nước một lúc
Người bị say nắng nên một lúc uống ít nước, mà nên áp dụng phương pháp uống nhiều lần, mỗi lần không nên vượt quá 300ml là thích hợp nhất. Bởi vì uống quá nhiều nước 1 lúc sẽ làm loãng dịch dạ dày, từ đó ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, còn gây tăng tiết mồ hôi. Kết quả sẽ dẫn đến đại lượng lượng nước và lượng muối trong cơ thể mất đi, người bị nặng có thể bị chuột rút.
Ăn hoa quả gì tốt cho sức khỏe
Bà bầu ăn hoa quả gì tốt cho thai nhi?
Ăn quả vải nhiều có bị nóng không
Cách chữa nóng trong người bằng thiên nhiên
Các loại trái cây bà bầu không nên ăn
Các loại hoa quả tốt cho mùa hè
Các loại quả tốt cho hệ tiêu hóa của bạn
(ST)