Các loại trái cây giải cảm tốt nhất


Xin giới thiệu những bài thuốc đơn giản từ các loại rau củ rất dễ tìm như: gừng, hương nhu, kinh giới, tía tô, hẹ… có thể giúp giải cảm




Quất hồng bì giải cảm, hạ sốt

Tên khoa học: Clausena lansium (Lour.) Skeels, thuộc họ cam quýt. Đây là loại cây thân gỗ, cao khoảng 3 đến 5 m, thường mọc hoang hoặc được trồng từ Hà Tĩnh trở ra Bắc, tới miền Nam Trung Quốc.

Theo Đông y, lá quất hồng bì có vị cay, đắng, tính bình, có tác dụng giải thử (cảm nắng), cảm cúm, hạ sốt, long đờm và giảm ho. Quả vị chua, tính bình, hơi ấm, có tác dụng giảm ho, long đờm, kích thích tiêu hóa và cầm nôn mửa.

Bộ phận làm thuốc gồm quả (được bổ dọc, phơi khô gọi là quất bì hay hồng bì); hạt quất hồng bì và vỏ rễ cây có vị đắng, tính ấm, lợi tiêu hóa, quả chín phơi khô, có công dụng kết hợp với một cây thuốc nam giã ra bã đắp chữa rắn độc cắn, lá có vị cay, đắng, tính bình, có tác dụng giải cảm, hạ sốt, giảm ho, vỏ rễ phơi khô dùng toàn cây quất hồng bì để làm thuốc.




Vỏ thân cây quất hồng bì kết hợp vài vị thuốc khác dùng cho phụ nữ sau sinh. Dân gian thường dùng nó trị đau dạ dày, đau thượng vị hoặc do co thắt ống tiêu hóa, phụ nữ sau đẻ.

Lá cây quất hồng bì được dùng trong các chứng cảm mạo, sốt, hỗ trợ điều trị sốt rét, gội đầu để sạch gàu, trơn tóc. Quả dùng cho người tiêu hóa kém, buồn nôn, ho kéo dài (nếu ho cấp tính do nhiễm trùng, cần phối hợp kháng sinh; nếu ho do lao thì phải điều trị thuốc chuyên khoa).

Một số thí nghiệm cho thấy, cao chiết từ lá hồng bì có tác dụng chống co thắt trên hồi tràng chuột nhờ hoạt chất lasimit; kìm hãm một vài chủng ký sinh trùng sốt rét và diệt ký sinh trùng đường ruột.

Ngoài ra, cao khô chiết xuất bằng methanol có tác dụng kháng khuẩn: Tụ cầu vàng (Staphylococus aureus) và vi khuẩn đường ruột E.coli. Các thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh quất hồng bì điều trị các chứng bệnh lỵ amíp, trực trùng (phối hợp với khổ luyện tử, hòe hoa) cho kết quả tốt hơn tân dược (ganidan, tetracyclin).

Đông y dùng nhiều bộ phận của qủa quất hồng bì để làm thuốc gồm hạt và vỏ rễ cây vị đắng, cay, tính ấm, có tác dụng giảm đau và lợi tiêu hóa.




Dưới đây là vài cách trị bệnh từ quất hồng bì.

* Giải cảm, hạ sốt: Lá quất hồng bì tươi 30g, rửa sạch, phơi khô, sắc uống cho ra mồ hôi.

* Chữa ho cho trẻ: Quả hồng bì tươi, hấp với đường, cho trẻ ăn ngày 3 lần sáng, trưa, tối.

* Chữa tốt bệnh ho gà: Quả phơi khô, bỏ hạt 50g, vỏ rễ dâu (tang bạch bì) 50g, củ sả 50g, củ bách bộ 50g, ô mai 50g, cát cánh 50g, hạnh nhân 50g, kinh giới 50g, cam thảo 50g, bạc hà 50g.

Tất cả sắc với nhiều lần nước. Lấy nước đặc, thêm đường nấu thành si rô. Mỗi lần uống 1 – 5 thìa tùy theo lứa tuổi và tình trạng bệnh nặng hay nhẹ.

* Để kích thích tiêu hóa và phòng bệnh cho phụ nữ sau đẻ: Lấy vỏ thân hoặc rễ cây quất hồng bì 30g, rễ sử quân 20g, quả khế chua 20g. Các vị sao vàng, sắc đặc, chia uống nhiều lần trong ngày. Có thể dùng trong nhiều ngày liền.

* Chữa bị nấc: Dùng 15 – 20 quả quất hồng bì chín, dầm nát kết hợp với 1 thìa cà phê đường hoặc mật ong, hấp cách thủy, khi quả quả chín, dầm nát pha nước uống.

* Cầm nôn mửa: Quả quất hồng bì tươi nhai cả vỏ, nuốt nước dần dần.


Chanh giải cảm và làm đẹp

Ảnh: Garden-nz.











Để chữa cảm, cúm, nhức đầu, lấy lá chanh, lá bưởi, lá tre, cúc tần, hương nhu mỗi thứ 50 g, bạc hà 20 g, sả 2 củ, tỏi 3 nhánh. Tất cả dùng tươi cho vào nồi nấu với nước đến sôi, rồi xông cho ra mồ hôi.

Chữa ho: Rễ chanh 10 g, vỏ rễ dâu 10 g, lá trắc bá 8 g, thái nhỏ, sao vàng, sắc với 200 ml nước còn 50 ml, uống trong ngày.

Nếu ho lâu ngày, dùng hạt chanh, hạt quất, lá thạch xương bồ mỗi thứ 10 g, mật gà đen 1 cái dùng tươi, giã nhỏ, thêm đường, hấp cơm, uống làm 2-3 lần trong ngày.

Viêm phế quản, mất tiếng (nhất là ở trẻ nhỏ): Lấy hạt chanh 10 g, hoa đu đủ đực 15 g, lá hẹ 15 g, nước 200 ml. Các dược liệu được nghiền nát với nước, thêm mật ong hoặc đường kính, uống làm 2-3 lần trong ngày. Dùng vài ngày.

Viêm họng, ho: Lấy lát chanh ngậm với ít muối, nuốt nước dần dần.

Chữa ho gà: Rễ chanh 12 g, lá chua me đất hoa vàng 10 g, lá hẹ 8 g, lá xương sông 8 g, hạt mướp đắng 5 g, phèn phi 2 g, sắc lấy nước đặc, thêm đường uống. Hoặc: Lá chanh, lá táo, rễ cỏ gà mỗi thứ 4 g, vỏ quýt 1 g, vỏ trứng gà 1 quả, sắc uống một lần trong ngày.

Chữa rắn cắn: Rễ chanh 8 g, hạt chanh 4 g, gừng 2 g, phèn chua 2 g, giã nhỏ, thêm 100 ml nước sôi, lọc kỹ, uống làm hai lần, cách nhau 2 giờ.

Chữa sốt cao ở trẻ em: Vỏ quả chanh giã nhỏ, gói vào vải sạch, xoa miết khắp người như kiểu đánh gió; kết hợp uống nhiều nước dịch chanh.

Chống nhăn da: Nước quả chanh 5-10 giọt, đánh nhuyễn với lòng trắng trứng gà (1 quả), bôi lên mặt, sẽ làm mất nếp nhăn trên da.

Tẩy chất nhờn trên tóc: Nước quả chanh trộn với nước ép quả dâu tây, dùng chải tóc và bôi lên da đầu, sau đó gội sạch, thích hợp với tóc dầu.  

Chữa táo bón: Lấy hạt chanh vừa tách khỏi múi 10-20 g ngâm ngay vào một chén nước nóng trong vài giờ, chất nhầy bao quanh hạt sẽ nở và lan ra, tạo thành một dung dịch đặc sánh, thêm đường mà uống

5 trái cây giải độc tốt cho mùa hè


Quả lê

Ảnh: chudomilo.com


Đây là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời giúp cho việc tiêu hóa của bạn trở nên dễ dàng hơn và làm sạch cơ thể, thải các độc tố, chất thải khác, giúp ngăn ngừa và điều trị táo bón. Lê giàu vitamin C, có tác dụng như một chất chống oxy hóa bảo vệ tế bào cơ thể. Nó cũng là một liều thuốc làm giảm sốt vì nó làm mát và giải nhiệt cho cơ thể. Do đó, nếu bạn hoặc những thành viên trong gia đình bị sốt, cách tốt nhất để hạ nhiệt độ một cách nhanh chóng là uống một ly nước ép lê thật lớn.

Các chất dinh dưỡng chống oxy hóa trong trái lê rất quan trọng trong quá trình xây dựng hệ thống miễn dịch của cơ thể, giúp ngăn ngừa tình trạng viêm thận, chống thiếu hụt độ kiềm trong máu, ngăn ngừa viêm đại tràng (viêm ruột kết), ngăn ngừa bệnh dị ứng và các vấn đề về da khác.

Lê chứa nhiều vitamin B và kali, vì thế nó còn có lợi cho tim mạch và huyết áp. Ngoài ra, lê là trái cây rất tốt cho những bệnh nhân bị tiểu đường vì vị ngọt của lê là từ đường tự nhiên. Lượng đường tự nhiên trong trái câygiúp các bệnh nhân tiểu đường dễ dàng dung nạp hơn.

Tuy nhiên, có những người cần tránh ăn lê vì lê là loại quả tính hàn, không thích hợp cho người mắc chứng khó tiêu, có bệnh lá lách hay bệnh dạ dày và sản phụ vừa sinh con.


Chuối


Ảnh: Nông nghiệp


Chuối là loại quả giàu vitamin và khoáng chất được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt tên là: “Trái cây cuộc sống”.Chuối cung cấp cho cơ thể toàn bộ khoáng chất cần thiết cho sức khỏe con người. Với lượng kali dồi dào, chuối không chỉ là món ăn chống chuột rút cho người lao động nặng, vận động viên, mà còn dành cho thai phụ hay buồn nôn vì ốm nghén. Chuối là món tráng miệng không nên thiếu trên bàn ăn của người bị bệnh tim mạch và người bị cao huyết áp vì nó có tác dụng vừa lợi tiểu nhẹ, bổ sung kali cho cơ thể. Chuối có nhiều chất sắt vì thế giúp giảm bệnh thiếu máu bằng cách kích thích sản sinh ra hemoglobin. Chuối vừa có hiệu quả an thần nhẹ nhàng vừa thúc đẩy chức năng tư duy theo chiều hướng lạc quan yêu đời.

Một tin mừng cho các quý ông là chuối rất có lợi cho việc làm tăng hưng phấn trong chuyện tình dục. Theo nhiều nhà nghiên cứu, hoạt chất trong chuối không chỉ làm tăng hứng thú về "chuyện ấy", mà còn thu ngắn thời gian nghỉ ngơi của quý ông trước khi có thể tiếp tục "yêu" trở lại sau "hiệp 1". Nhưng có những người tránh không nên ăn chuối, đó là những bệnh nhân bị bệnh lá lách, dạ dày.
 

Quả táo

Ảnh: Thuocvietnam.org


Trong quả táo có khoảng 15% là các chất hydro carbon và các loại vitamin A, C, E. Ngoài ra, kali và các chất chống oxy hóa trong táo cũng rất phong phú. Lượng canxi trong táo cũng cao hơn trong các loại hoa quả khác, giúp trung hòa lượng muối dư thừa trong cơ thể.

Táo có bản chất vừa ngọt vừa chua giúp giảm khát nước, đồng thời tăng cường vai trò của lá lách và dạ dày. Táo chứa hàm lượng dinh dưỡng phong phú, có chứa axit tannic, axit hữu cơ và các chức năng của pectin, chất xơ… Vì vậy nó có thể ngăn chặn tiêu chảy, thúc đẩy bài tiết các axit hữu cơ kích thích đường ruột. Táo còn chứa kali có thể kết hợp với natri dư thừa trong cơ thể, mang lại lợi ích cho công tác phòng chống và điều trị huyết áp cao.

Những người có bệnh lá lách, dạ dày không nên ăn táo.

Quả kiwi


Ảnh: suckhoe.24h


Cùng với chuối, quả kiwi là nguồn bổ sung kali cho cơ thể. Kali là khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn chứng tăng huyết áp. Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra vitamin C cũng giúp cơ thể chống lại bệnh cảm lạnh và cảm cúm, các tác động của tuổi tác và stress. Một quả kiwi cung cấp một lượng vitamin C gấp đôi một quả cam.

Quả kiwi lại rất giàu vitamin E ít béo, điều hiếm thấy trong các loại trái cây. Vitamin E không phải là một chất tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hóa của cơ thể nhưng lại là chất xúc tác, giúp cho cơ thể khỏe mạnh, chống lại sự sản xuất dư thừa gốc tự do, chống lại quá trình chết tế bào, kìm hãm quá trình lão hóa, giúp da tóc mịn màng.

Hơn thế nữa, kiwi chứa nhiều chất xơ hòa tan nên rất dễ được hấp thụ với hàm lượng lớn hơn rất nhiều so với các loại quả khác. Chất xơ đóng một vai trò tích cực trong việc tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa và đã được chứng minh là giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và các bệnh tim mạch.

Dưa hấu

Ảnh: Yume.vn

Có thể liệt kê rất nhiều công dụng của dưa hấu đối với sức khỏe. Trước hết là thanh nhiệt, giải độc. Dưa hấu giúp người say nắng nhanh hồi phục, giúp chữa chứng lở miệng do nhiệt (uống nước dưa hấu ép, tốt nhất là ép cả phần cùi). Những người bị viêm hay có sỏi ở đường tiết niệu nên ăn dưa hấu hằng ngày thì bệnh sẽ giảm nhờ tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm của nó.

Dưa hấu chứa rất nhiều vitamin và nguyên tố vi lượng như vitamin C, vitamin PP, axit folic, sắt, canxi, phốt pho, magiê… Đặc biệt, lượng kali rất lớn trong loại quả này là thứ không thể thiếu của một hệ tim mạch khỏe mạnh.

Không chỉ giúp chị em giảm cân, làm đẹp da, dưa hấu còn có tác dụng giúp các quý ông tăng cường khả năng sinh lý. Lưu ý, những người tạng hàn (lạnh bụng, hay tiêu chảy) không nên ăn nhiều dưa hấu.

 
 
Sinh tố mãng cầu


- Sung:
dùng cả trái và lá chữa bệnh. 150gr trái sung chín hoặc còn hườm hườm nấu trong 350ml nước, chín nhừ, vớt bỏ xác nấu đặc thành cao, pha 20gr mật ong. Mỗi ngày uống 2 lần: sáng, tối, 30ml/lần. Chữa kinh nguyệt bất thường, rong kinh, cơ thể gầy hao sinh lực, da xanh, mắt mờ, hay uể oải. Người từ 60 tuổi hay đau ngực, cụp thắt lưng, nhói tim, mất ngủ, dùng 20-30 lá sung non nấu trong 3 chén nước còn 8 phân. Uống mỗi sáng, sau 7 ngày sẽ dứt, cơ thể mát, khỏe, ngưng bứt rứt.

- Mãng cầu: sử dụng cả vỏ, thân, lá giúp hạ huyết áp, kháng khuẩn, giảm tế bào xấu làm tăng cholesterol trong máu. Diệt tế bào ung thư ruột già nhờ giàu chất acetogenin chiết xuất từ nước cốt thịt mãng cầu pha với trái dâu tây. Tăng testosterol giúp nam cường dương, nữ chống bệnh nấm da, nám, tàn nhang, da hồng thắm đẹp lại.

- Dừa: nhiều nước vị ngọt, cùi thịt giòn thơm, mỗi ngày dùng 2 lần giúp tươi nhuận sắc tố da, giải nhiệt cơ thể, chống chảy máu cam, viêm xoang mũi, nhức đầu vì cảm nhiệt nắng.

Ngoài ra, uống nước dừa 4 lần/tuần sẽ làm đen mượt tóc, lợi tim, bổ phổi. Trừ người cao tuổi, dương thận suy không nên uống nước dừa nhất là khi đi nắng để tránh tụt huyết áp, tim trụy mạch dẫn đến tử vong.

Salad trái cây ngon mát

Với nguyên liệu chính là nhiều loại trái cây tươi ngon cùng cách chế biến đơn giản, món salad trái cây là một sự lựa chọn tuyệt vời giúp giải ngấy và đánh tan mệt mỏi.

Các loại trái cây tươi không chỉ mang đến cảm giác ngon mát mà còn cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Có nhiều cách trộn salad trái cây, tùy thuộc vào sở thích từng người mà có thể biến tấu theo nhiều cách khác nhau. Cách trộn salad trái cây này đặc biệt ở cách dùng nước cam làm điểm nhấn vị giác. Hương cam nhè nhẹ, thơm mát rất dễ chịu giúp cho mỗi miếng salad trở nên thú vị hơn khi thưởng thức.

Nếu thích nhâm nhi từng miếng trái cây nguyên khối và đa dạng sắc màu thì bạn dùng cách trộn khô trái cây với chút mật ong hay nước đường sánh nhé! Sẽ rất thú vị khi cảm nhận sự chuyển đổi cảm giác về hương vị giữa những miếng trái cây quyện lẫn vào nhau đấy!



MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM :

Các món canh giải cảm 

Đặc tính khí hậu nhiệt đới của nước ta luôn diễn biến thất thường nhất là sau tiết cốc vũ chuyển qua lập hạ thượng rồi lập hạ trung. Môi trường không khí rất dễ bị ô nhiễm và càng thêm nóng bức oi nồng gay gắt. Người lớn, trẻ em hay bị cảm sốt, nhiệt, khó khăn về đường hô hấp, viêm nhiễm phế quản, ho khan hoặc có đàm xanh đặc. Đặc biệt là người già, đối tượng dễ bị cảm sốt khi thời tiết thay đổi.

Dưới đây là các bài thuốc từ thiên nhiên (gồm lá, hoa, củ, trái) qua chế biến thành món ăn trong ngày giúp trị các bệnh lý thời khí.



Canh giải cảm

- Mướp đắng 3 trái, vỏ còn xanh, vừa già, bỏ hạt thái lát, 50gr thịt tôm bạc hoặc 100gr thịt nghêu hấp, 3gr gừng già tươi thái lát, 3gr hành hương, hai tép tỏi (ướp tôm nghêu), nửa muỗng cà phê muối. Nấu trong 350ml nước, sôi 15 phút bỏ mướp đắng vào. Còn 150ml, nhấc xuống, ăn nóng 3 lần/ngày. Xuất mồ hôi, thanh nhiệt, trừ khát, lợi tiểu hết viêm họng. Ăn liền 2 ngày.

- Nửa trái bầu vừa già, rửa sạch, để vỏ, thái khoanh tròn 3cm, nướng trên than hồng vừa cháy vàng, 50gr ngải cứu, 10gr hành tím, đập giập, 5gr tiêu hạt đen (hoặc 5gr gừng già), 50gr tép bạc bỏ đầu, đuôi hoặc 100gr cá lóc. Nấu trong 250ml, sôi 20 phút nhắc xuống, chia ăn đều trong ngày. Món canh này giúp cơ thể hết nóng, giải độc, mụn nhọt, mụn ở da mặt. Dứt tiểu gắt, tiểu són. Ăn liền 3-4 ngày.

- Bí rợ vàng 150gr bỏ hạt, vỏ, thái miếng 3cm. 200gr thịt nghêu hoặc sò, chem chép. Có thể dùng thịt gà ác càng tốt. 5gr gừng già thái lát. Nửa muỗng muối, bột nêm và 5gr hành lá cả củ. Nấu trong 350ml nước, còn 150ml, ăn 2 lần trong ngày. Trị khó tiêu đầy hơi, khó thở, giúp xoa dịu thần kinh não, hết nhức đầu, dễ ngủ. Người cao tuổi dứt mệt mỏi, nhuận trường, hết táo bón.

 


- Cà chua 250gr, 100gr thịt heo nạc, 50gr bông cúc trắng hoặc hoa lài, 10gr củ hành tây, 3gr gừng, 2 muỗng dầu mè đen. Nấu trong 250ml nước sôi 20 phút, nhấc xuống. Chia 4 phần ăn cả ngày. Liên tục 3 ngày, chữa cảm sốt cao, hạ huyết áp, hết gãi, ngứa, gan yếu. Trẻ nhỏ 3-5 tuổi mau dứt rôm, sảy và viêm họng.

Đặc biệt phụ nữ dưỡng âm thận hư gây nôn ói khi ăn, đau đầu chóng mặt do phế quản yếm khí hết bệnh.

- 150gr lá dâu tằm, 5 lá sen non, 150gr mướp hương không quá già để cả vỏ nướng cháy vàng, 10gr dây trái chùm bao non, 5gr gừng thái lát. Nấu trong 0,5 lít nước, còn 250ml, chia ăn trong ngày hoặc lúc khô khát vòm họng uống thanh nhiệt. Món canh này còn giúp chống thiếu máu, lọc máu, cổ họng ngứa gây khạc nhổ, tắt giọng. Đặc biệt người bị đái tháo đường sẽ giảm tối đa huyết áp tăng.


Các món cháo giải cảm hiệu quả nhanh mà lại dễ ăn
Cách chữa cảm cúm hiệu quả
Bà bầu ăn gì để giải cảm tự nhiên?
Hướng dẫn làm trà gừng thơm ngon giải cảm
Món ăn trị cảm lạnh và cúm
Cách trị cảm cúm cực hay cho bà bầu



(ST)