Các loại vải bọc ghế sofa tinh tế, bền đẹp

Ngày nay trên thị trường có rất nhiều loại vải bọc ghế sofa, nó được làm từ nhiều loại sợi khác nhau như sợi cotton, sợi polyester, rayon. ..sau đây chúng tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm sẽ giúp cho các bạn lựa chọn loại vải ghế sofa hợp lý





Chọn vải ghế sofa như thế nào?

     
Vải ghế sofa làm băng sợi tổng hợp  màu trắng

Vài điều lưu ý khi chọn vải ghế sofa

Trước tiên bạn cần phải chọn vị trí xem bộ sofa của bạn được đặt ở đâu. Nếu đặt ở khu vực nhiều người qua lại hay ở nơi có ánh mặt trời chiếu trực tiếp. thì Nên sử dụng loại vải vải dệt đanh, dầy với chỉ số va đập cao (abrasion resistance), ít nhất là 30,000 double rubs,đến 65,000 double rubs, phải đạt chỉ tiêu trên thì độ bền mơi được cao.
Kế đến là bạn cần nhớ là loại vải ghế sofa được chọn phải phù hợp với phong cách trang tri và không gian của phòng. Cần chú ý đến kích thước của phòng khi chọn loại vải. Đối với phòng kích thước nhỏ thì nên chọn những loại vải ghế sofa có hoa văn nhỏ, màu sắc nhẹ nhàn . Ngoài ra loại vải bạn chọn cần phải phù hợp với mood của phòng (ấm áp hay lạnh lẽo). Hãy đảm bảo rằng loại vải bạn chọn không chỉ vì bạn thích mầu sắc của nó mà còn vì nó phù hợp với không gian và phong cách của phòng. Luôn nhớ rằng bạn phải thực sự thích loại vải đó vì bạn đã tốn thời gian và tiền bạc để lựa chọn và mua nó và bạn sẽ phải sử dụng nó trong suốt thời gian dài.
Sau đó chúng ta cần tìm hiểu về một số tính chất của từng loại sợi vải
Một số tính chất và đặc điểm của từng loại sợi vải

Vải ghế sofa Sợi tự nhiên

Vải ghế sofa làm bằng sợi tư nhiên



Vải ghế sofa
sợi Cotton


Bền, dễ làm sạch, chống mài mòn, bạc mầu và xù. Tuy nhiên cotton dễ bị nhăn và bẩn
Vải ghế sofa sợi tổng hợp (pha cotton với nhiều thành phần khác)

Vải cotton tổng hợp : cứng cáp, thân thiện với người dùng. Để sử dụng hàng ngày thì nên có 1 lớp chống bám bẩn (stain-resistant finish)

Vải ghế sofa chất liệu da


Vải da: cứng cáp, dễ dàng lau chùi. Loại chất liệu này có nhiều mầu và kiểu hoàn tất

Vải ghế sofa sợi Linen


Linen hấp thu độ ẩm và thân thiện với người dùng. Loại vải này phù hợp nhất với phòng khách mang phong cách trang trọng và các phòng sử dụng cho người lớn vì loại vải này dễ bẩn và nhàu. Mặc dù dễ bị mài mòn khi sử dụng nhiều, Linen có thể chống xù và phai

Vải ghế sofa Silk


Với đặc tính mềm mại và tinh tế, loại vải này phù hợp với những không gian trang trọng. Khi bị bẩn thì phải làm sạch bằng dịch vụ chuyên nghiệp

Vải ghế sofa sợi Len


Bền, chống thấm nước.
Vải len và pha len chống bẩn, bạc mầu, nhầu. Nói chung, vải len được pha với 1 loại sợi nhân tạo nhằm giúp dễ dàng làm sạch. Vải pha len có thể làm sạch 1 chỗ khi cần thiết. Vải len thì ấm vào mùa hè lạnh vào mùa đông.

Vải ghế sofa sợi Ramie (Vải gai)


Vải gai: chống bẩn, hấp thụ độ ẩm
Với đặc tính chống bẩn và hấp thụ độ ẩm, sợi gai là một trong những sợi tự nhiên bền nhất, một lựa chọn thay thế thân thiện với môi trường so với sợi nhân tạo hoặc sợi vô cơ. Sợi gai có thể bền hơn đến 8 lần so với sợi cotton và thậm chí khi bị ẩm còn bền hơn
Vải ghế sofa HEMP (SỢI GAI DẦU)

Sợi gai dầu bền nhưng nhầu, thường được xử lý để tách sợi, sau đó dệt thành vải. Loại vải này nhìn bề ngoài và khi sờ thì cho cảm giác giống vải linen. Vải gai dầu cho cảm giác ấm áp và mềm mại của chất liệu tự nhiên nhưng rất bền

Vải ghế sofa Sợi nhân tạo


Vải ghế sofa làm bằng sợi nhân tạo


Vải ghế bằng sợi nhân tạo ACETATE AND TRIACETATE


Trông giống lụa (silk) nhưng dễ bị mài mòn
Acetate chống mốc và co. Tuy nhiên loại sợi này ít chống bám bẩn, nhầu và bạc mầu dưới ánh sang mặt trời. Đây không phải là 1 lựa chọn phù hợp nếu được sử dụng hàng ngày

Vải ghế bằng sợi nhân tạo ACRYLIC


Nhẹ, Chống mài mòn.
Acrylic trông giống len. Loại sợi này chống nhầu, bám bẩn và phai mầu. Acrilic chất lượng thấp có thể bị xù nếu sử dụng nhiều. Acrilic chất lượng cao được sản xuất để chống xù.

Vải ghế bằng sợi nhân tạo MICROFIBER


Bền, dễ làm sạch
Microfiber là loại vải nhẹ, dễ hấp thụ ẩm và ít bị nhầu hay bị ố. Vải microfiber có đặc tính tĩnh điện và do đó dễ bám bụi nếu không sử dụng dung môi làm sạch

Vải ghế bằng sợi nhân tạo NYLON


Sợi nylon chống bám bẩn, bền
Sợi nylon thường được pha với các loại sợi khác để cho ra một trong những loại vải sofa bền nhất. Sợi nylon rất đàn hồi, khi được pha với sợi khác sẽ giúp làm mất các vết nhàu của những loại vải có tuyết như velvet. Tuy nhiên sợi này cũng có thể bị phai

Vải ghế bằng sợi nhân tạo OLEFIN


Bền và thời trang. Sử dụng olephin nếu sofa của bạn được sử dụng thường xuyên. Sợi olefin có khả năng hấp thụ ẩm thấp nhưng khi bị ẩm thì khô nhanh. Olefin chống mài mòn, chống bị ố, ít bị ảnh hưởng bởi ánh sang mặt trời và chất hóa học

Vải ghế bằng sợi nhân tạo RAYON


Bền, dễ nhầu. Rayon trông giống silk, linen và cotton. Rayon là loại sợi nhân tạo được sản xuất đầu tiên. Rayon được làm từ bột giấy, qua máy quay để tạo ra tơ. Những tiến bộ công nghệ hiện nay đã tạo ra loại sợi rayon chất lượng cao rất thích hợp để bọc sofa

Vải ghế bằng sợi nhân tạo VINYL


Dễ dàng sử dụng, rẻ hơn da. Vinyl là một lựa chọn hợp lý cho phong sinh hoạt chung đông người hay đồ nội thất trẻ em
Cuối cùng là chọn độ (Fabric Grade) cho phù hợp với mình.
Mật Độ ưa thích vải (Fabric Grade)
Mật Độ vải thường dao động trong khoảng từ “A” (đắt nhất) đến “F” (rẻ nhất). Tùy thuộc vào từng nhà sản xuất, độ vải có thể thay đổi. Cần nhớ rằng độ vải (grade) không phải là 1 chỉ báo về chất lượng và độ bền. Độ vải chỉ đơn giản là một chỉ báo về chi phí (đắt hay rẻ) để làm ra loại vải đó. Vì vậy bạn phải đọc kỹ chi tiết các thông số kỹ thuật trên tấm card đính ở mẫu vải và đưa ra quyết định của mình.


MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Vài lời khuyên khi lựa chọn vải làm sofa/bọc ghế

Thông thường khi lựa chọn vải để làm sofa hay bọc ghế, bạn thường chỉ xem xét 1 yếu tố đó là mầu sắc. Tuy nhiên, để phù hợp với nhu cầu của bản thân, bạn nên xem xét những yếu tố khác như sau:
1. Độ bền của vải:
• Cần xem xét xem ai sẽ là người sử dụng chiếc sofa của bạn. Nếu trong nhà bạn có vật nuôi hay trẻ con, hãy lựa chọn vải microfiber hoặcvải da vì các chất liệu này có độ bền cao, có thể chịu đựng được những tác động mạnh.
• Hãy xem xét độ bền của vải nếu chiếc sofa nhà bạn được đặt trong khu vực thường xuyên sử dụng (ví dụ như các phòng sinh hoạt chung)
• Các họa tiết vải dệt sẽ bền hơn các họa tiết vải in, cũng như các vải dệt mật độ (thread counts) cao cũng sẽ bền hơn các loại vải dệt mật độ thấp. Mật độ của sợi vải là số lượng các sợi vải trên một inch vuông vải. Mật độ càng cao thì độ bền càng cao.
2. Phong cách của vải:
• Loại vải mà bạn chọn phải phù hợp với phong cách của đồ (sofa/ghế) mà nó đi kèm. Ví dụ, một loại vải theo phong cách truyền thống/cổ điển trông sẽ phù hợp/ưa nhìn hơn khi được dùng để bọc một chiếc ghế sofa theo phong cách truyền thống/cổ điển
• Một vài loại vải trông bình thường, giản dị trong khi các loại khác trông rất sang trọng. Hãy chọn loại vải sao cho phù hợp với phong cách mà bạn đã lựa chọn cho ngôi nhà của mình
• Hãy xem xét kích thước của hoa văn trên vải. Kích thước của hoa văn trên vải phải phù hợp với kích thước của đồ nội thất mà nó được sử dụng. các hoa văn to trên vải sẽ phù hợp hơn đối với các phòng có kích thước lơn, trong khi các hoa văn chìm hay hoa văn kích thước nhỏ sẽ là lựa chọn thích hợp cho các không gian nhỏ
3. Mầu sắc của vải:
• Mầu sắc thường là yếu tố quan trọng nhất khi bạn lựa chọn vải, vì vậy hãy đảm bảo rằng lựa chọn của bạn là chuẩn xác. Ví dụ, có thể nên tránh chọn một mầu rực rỡ cho một không gian nhỏ, nhất là khi chiếc sofa của bạn có kích thước lớn
• Hãy tránh dùng những mầu dễ bị bẩn (ví dụ các mầu nhạt) tại các không gian có trẻ con và vật nuôi
• Do các mầu nóng và mầu lạnh có các hiệu ứng khác nhau lên tâm trạng của bạn, hãy xem xét yếu tố “nhiệt độ” của mầu. Ví dụ hãy chon các mầu nóng, kích thích tâm trạng của bạn cho phòng ăn còn các mầu trung tính, lạnh cho phòng ngủ để tạo cảm giác thư giãn.
• Hãy tránh các mầu được coi là thời thượng, trừ trường hợp bạn thực sự thích chúng. Các mầu thời thượng đến rồi đi rất nhanh, vì vậy bạn hãy thận trọng.
4. Những xem xét khác:
• Độ phai mầu của vải: hãy xem xét xem loại vải mà bạn chọn có bị phai mầu không, nhất là khi nó được sử dụng trên bộ sofa/ghế đặt trong không gian nhiều ánh sang hoặc gần cửa sổ
• Khả năng chống mốc: hãy lựa chọn loại vải có khả năng chống mốc nếu bạn sống trong khu vực có thời tiết ẩm mốc dễ gây mốc
• Chống dị ứng: hãy chọn loại vải như microfiber không gây dị ứng cho da vì chúng không bị xơ vải, do vậy không bám bụi
• Vật nuôi: nếu bạn có vật nuôi trong nhà, hãy tránh những loại vải như lụa, hay bất kỳ loại vải nào với bề mặt thô, xù xì. Hãy chọn loại vải thân thiện với vật nuôi.

Vệ sinh ghế sofa bọc vải

Những chiếc ghế sofa bằng vải ngày càng được yêu thích vì sự phong phú trong mầu sắc và sự thoải mái khi sử dụng. Nhưng mọi người hầu như không biết cách làm sạch ghế sofa bằng vải. Dưới đây là một vài lời khuyên làm sạch sofa vải.

 


1.Thường xuyên lau chùi:
Trước hết, nên lau chùi thường xuyên. Ít nhất là một tuần một lần để làm sạch bụi bẩn bám trên ghế. Bạn có thể dùng khăn khô để lau, nhưng không nên dùng máy hút bụi hoặc bàn chải hút bụi. Sức hút mạnh từ dụng cụ này có thể làm xô lệch sợi vải, đồng thời, làm đứt các đường may. Bạn có thể sử dụng máy hút chân không loại nhỏ để làm sạch bụi. Ghế sofa ấm áp cho mùa đông

2.Nên sử dụng dịch vụ giặt sofa
Thứ hai, một năm bạn nên sử dụng dịch vụ giặt ghế sofa của các cửa hàng giặt là một lần. Hãy yêu cầu họ đến nhà và vệ sinh ghế sofa sạch sẽ, kĩ lưỡng. Các dịch vụ giặt là có chất làm sạch đặc biệt, có thể giúp bạn lấy lại một bộ ghế như mới. Một số thuốc xịt silicone có tác dụng chống bụi, có thể được phun một lần một tháng.



Cách chọn ghế sofa phù hợp với không gian nhà
Mẹo vặt làm sạch ghế da
Mẹo khử mùi thuốc trong phòng
Cách làm gối handmade để giấc ngủ thêm ngon


(ST)