Các món chè hai miền Nam, Bắc cực hấp dẫn



 

MỘT SỐ MÓN CHÈ MIỀN BẮC



 

Chè con ong

Ngày Tết, mỗi gia đình thường có một món chè trên mâm cúng, tùy truyền thống gia đình cũng như tục lệ vùng miền. Món chè con ong khá phổ biến ở miền Bắc bởi vị cay thơm của gừng, rất hợp với tiết trời giá rét trong những ngày đầu năm.

Món chè này thường dẻo dẻo, ngọt vừa với vị đặc trưng của  mật và thơm mùi gừng nên rất ngon và hợp khi ăn vào mùa đông. Gọi là chè nhưng món chè con ong lại có hình thức và vị dẻo như xôi, chỉ mềm hơn xôi... Ăn từng miếng chè, uống hớp trà bạn sẽ thấy ấm người, đầy năng lượng.

 

Chè bà cốt

Chè bà cốt là món ăn dân gian được nhiều người ưa thích. Trong những ngày trời se lạnh, ăn chè bà cốt kèm với xôi vò, xôi đậu xanh nóng thì thật tuyệt.

Chè từ lâu đã trở thành một nét độc đáo trong văn hóa ẩm thực của người Việt. Cái tên “chè bà cốt” bắt nguồn từ đâu không ai biết rõ, nhưng từ xa xưa chè bà cốt đã trở thành món ăn quen thuộc với nhiều người trong những ngày đầu đông.

Nguyên liệu chế biến món chè bà cốt rất đơn giản chỉ gồm: gạo nếp, đường hoa mai và gừng nguy ên liệu không thể thiếu trong món chè này. Gạo nếp chọn loại nếp thơm, dẻo đem ngâm với nước chừng 1-2 giờ cho gạo nở, sau đó vớt ra để ráo nước. Tiếp đó cho gạo vào nồi nấu như nấu cháo. Trong quá trình nấu để lửa liu riu để gạo chín từ từ, hạt gạo không bị nứt. Gừng chọn những nhánh già thì chè mới thơm lừng, và có vị tê rân. Gừng cạo sạch vỏ, giã nhỏ, vắt lấy nước. Hòa đường cùng một bát nước lọc, đun sôi lên,  sau đó lọc bỏ cặn, sạn rồi đổ vào nấu cùng khi thấy gạo vừa nở. Có thể cho trực tiếp đường vào nồi gạo và khuấy đều để đường tan. Khi thấy chè sánh, gạo ngấm đường thì đổ  nước gừng vào, quấy nhẹ tay. Múc chè ra bát, ăn nguội hoặc nóng đều được.

 

Chè lam

Chè lam là món chè đặc sản của khu vực huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Trước đây, món ăn này thường được làm vào các dịp lễ tết để cúng tổ tiên vàn mừng đầu xuân năm mới. Ngày nay, chè lam được sử dụng như một món quà, ăn quanh năm.

 

Chè đỗ đen

Chè đỗ đen là món chè được yêu thích của rất nhiều người dù trong những ngày hè nóng với cốc chè đá mát lạnh tạo cảm giác thoải mái, hay vào mùa đông một cốc chè nóng tạo sự ấm áp của tình người đất Bắc.

Một cốc chè đỗ đen ngon tuyệt trong ngày hè bạn có thể cảm nhận thấy những hạt đậu mềm bùi, thấm cái ngọt của đường, bao nhiêu cái nóng bức của mùa hè dường như tan biến hết. Hay vào những ngày nóng, ăn một cốc chè đỗ đen mềm mà không nát, hạt đậu ngọt nhưng không quá sắc, thêm vài viên đá và thạch đen, dừa sợi… giải khát và thanh nhiệt rất tốt.

 

Chè sấu

Ai đã từng sống nhiều năm ở Hà Nội đều có những kỷ niệm vương vấn với quả sấu. Món quà đặc trưng này đã níu chân biết bao người. Sấu hiện diện ở khắp nơi, từ lọ ô mai góc phố đến mâm cơm gia đình hay món chè giải khát ngày hè. Chè sấu vị chua chua ngọt ngọt sẽ giúp bạn giải khát và thanh nhiệt.

 

Chè cốm

Mùa thu cũng là lúc Hà Nội bước vào mùa cốm. Người Hà Nội sành ăn chuộng nhất là cốm làng Vòng. Cái dẻo dẻo, béo béo của cốm sữa quyện với mùi thơm của lá sen... thật khó mà quên được với những ai đã một lần thưởng thức... Và cứ như thế, cốm trở thành một món ăn đơn giản, bình dị được nhiều người ưa thích. Ngoài cách ăn tươi, những món cốm đặc sản của đất Hà Thành còn có: Cốm xào, Bánh cốm, Chả cốm, Kem cốm... và cả món Chè cốm.

 

Chè hạt dẻ


Món chè hạt dẻ thơm bùi lại rất dễ chế biến. Bạn hãy thử trổ tài khéo léo của mình và dành cho gia đình món ngon mới lạ này trong dịp 8/3.

Nguyên liệu

300 gr hạt dẻ, 250 gr đường cát trắng, bột đao, muối, 400 ml nước.

Cách làm

Hạt dẻ rang chín tới, bỏ vỏ, để nguyên hạt.

Cho hạt dẻ, đường, muối vào nồi ninh cho đến khi bở.

Hòa bột đao vào bát nước lạnh. Cho hỗn hợp nước bột đao vào nồi hạt dẻ đã ninh nhừ.

Đun sôi đến khi thấy bột đao dẻo sánh là được.

Dùng nóng lạnh đều được. Có thể cho thêm đá tùy thích.


 MỘT SỐ MÓN CHÈ MIỀN NAM

Chè Bưởi

Là món chè mang hương vị của bưởi rất hấp dẫn.
 
Nguyên liệu:
- Bưởi tươi lột vỏ.
- Bột năng.
- Đậu xanh cà.
- Đường.
- Muối.
- Nước hoa bưởi.
- Nước cốt dừa
Thực hiện:
- Vỏ bưởi gọt bỏ vỏ xanh bên ngoài, xắt thành sợi (như cọng bột khoai), cho muối vào trộn đều, xong bóp rửa xả với nước thật nhiều lần cho hết chất mặn và hết chất the của vỏ bưởi xong, vắt cho thật khô.
- Cho bột năng vào một cái tô lớn, từ từ cho từng sợi vỏ bưởi vào lăn khô cho đều.
- Cho một nồi nước lớn nấu cho thật sôi thả vỏ bưởi vào luộc (nhớ thả vào nồi từ từ).
- Khi thấy từng sợi vỏ bưởi nổi lên nồi nước đang sôi thì vớt ra ngâm trong nước lạnh.
- Đậu xanh ngâm vài giờ cho nở, đem hấp chín.
- Bắc nồi nước lên cho đường vào đánh tan.
- Cho đậu xanh và vỏ bưởi đã chín vào.
- Chè phải hơi sánh đặc thì mới ngon.
- Khi ăn múc ra chén hay ly và cho thêm nước cốt dừa đã thắng kẹo lên trên.
- Làm nước cốt: Dừa non cho vào nồi nấu cho sôi.
- Lấy một chén nước lạnh pha với 1 muỗng cà phê bột năng quậy đều, từ từ cho vào nồi nước dừa đang sôi khi thấy nước dừa hơi đặc là được.
- Cho tí đường, muối cho vừa ăn tắt bếp.

Nguyên liệu:

- Vài củ khoai môn (chọn loại nhiều bột)

- ½ lon nếp (chọn loại dẻo, mới), vài cọng lá dứa, 1 củ gừng, đường cát trắng hoặc đường hoa mai

Cách làm:

- Khoai môn gọt vỏ và thái miếng vuông, đem hấp hoặc nấu vừa chín tới.

- Nếp đãi kĩ, vo thật sạch rồi cho vào nồi nước đang sôi cùng vài cọng lá nếp.

- Vặn lửa liu riu, khi nếp chín thì cho đường (tuỳ theo khẩu vị mà gia giảm độ ngọt) và một ít gừng đã giã nhỏ vào nồi.

- Đợi nồi chè sôi mạnh thì bỏ khoai vào, sau đó vặn lửa nhỏ lại, để khoảng 10 phút nữa cho khoai thấm đường.

- Thỉnh thoảng khuấy cho đều tay đến khi nồi chè sánh thì tắt bếp.

- Nồi chè đạt yêu cầu phải có màu vàng sóng sánh, hạt nếp chín nhừ, từng miếng khoai môn mềm nhưng không nát, thơm lừng vị gừng và lá nếp. Món chè này buộc phải ăn nóng. Có thêm ít nước cốt dừa nữa càng béo càng thơm.

Mách nhỏ:

- Ngoài khoai môn bạn có thể chọn khoai tía, khoai lang vàng hay có thể thay nếp bằng cốm khô, nếp cẩm… món chè vẫn rất ngon.

Nguyên liệu:

  • 300gr khoai lang bí (loại có ruột màu vàng đỏ) 
  • 300gr khoai môn
  • 300gr khoai mì
  • 400gr đường
  • 150gr đậu xanh
  • 100gr bánh lọc khô bán sẵn

  • 400gr dừa nạo
  • 1 bó lá dứa (chừng 5 - 7 lá)
  • 2 - 3 ống va-ni (khoảng 3gr) 

Cách làm:


    Khoai lang bí (loại khoai ruột có màu vàng đỏ), khoai môn, khoai mì, luộc chín riêng mỗi thứ, lưu ý khoai lang và khoai môn nên luộc chín giòn đừng luộc chín mềm. Để nguội, lột vỏ, cắt miếng vuông cạnh chừng 1.5cm. 
   Nấu tan đường với 1 lít nước, để tan đường, tắt bếp, cho các thứ khoai vào trộn nhẹ tay, để khoai ngâm đường trong khoảng 1 giờ cho thấm ngọt. 
   Đậu xanh đãi sạch vỏ. Vo sạch. 
   Bánh lọc khô bán sẵn, còn được gọi là bột khoai (là bột năng nhồi mịn cán mỏng, cắt sợi, luộc chín. Mua loại làm sẵn, tiện hơn). Luộc mềm, vớt ra xả lại nước lạnh, để ráo. 
    Dừa nạo cho vào 2 chén nước ấm, vắt lấy nước cốt, để riêng. Cho vào lại khoảng 1.5 lít nước ấm nữa, vắt lấy nước dão. 
    Khuấy tan 1 muỗng súp bột năng với nước cốt dừa và 1/3 muỗng cà phê muối. 
   Cho nước dão dừa, lá dứa, đậu xanh vào một cái nồi vừa, bắc lên bếp, nấu nhỏ lửa cho đến khi đậu mềm, vớt bỏ lá dứa, trút khoai ngâm đường, bánh lọt vào, để sôi lại, vừa cho nước cốt dừa bột vào vừa khuấy đều tay cho nước chè sánh lại, nước cao hơn mặt chè khoảng hai ngón tay là vừa và vừa sệt chứ không đặc, nếu thấy đặc, cho thêm ít nước sôi khuấy lại. Cho thêm va-ni vào trước khi bắc xuống. Ăn nóng ấm.



Công dụng giải nhiệt của đâu xanh là ở vỏ đậu còn giải độc là ở hạt đậu, cho nên nếu bạn muốn giải nhiệt thì chỉ cần nấu và uống nước thôi chứ không cần
ăn cả hạt đậu.
khi nào bạn cảm thấy mình bị say nắng thì nên nấu chè đâu xanh chung với hoa kim ngân. Sau khi nấu xong rồi dùng bình thường, nó có tác dụng giúp bạn chống say nắng rất hiệu quả.
Một điều nữa các bạn nên nhớ là không nên nấu đâu xanh quá lâu, vì nhiệt độ càng cao thì hàm lượng chất bổ trong đậu cũng giảm dần. Và một điều cực kỳ quan trọng nên nhớ là những người bị đau dạ dày dù già hay trẻ cũng không nên ăn đậu xanh.
Trên đây là một số công dụng của đậu xanh, còn bây giờ các bạn muốn có một nồi chè đâu xanh tuyệt hảo cho cả nhà thưởng thức thì hãy tham khảo 5 cách nấu chè đậu xanh ngon nhất dưới đây nhé.
Cách thứ nhất: Đỗ vo sạch, để ráo nước, bỏ vào nồi cho nước sôi ngập đỗ khoảng 2 cm, đợi sôi vặn lửa nhỏ một chút. Ninh đến khi nước sắp cạn, cho thêm nước, đậy vung ninh thêm khoảng 15 phút.
Cách thứ hai: Đỗ vo sạch, cho nước nóng khoảng 80-100 độ C ngâm 15 phút, vớt ra thay 2 - 3 lần nước, rồi lại bỏ đỗ vào nồi, cho nước, vặn to lửa ninh khoảng 30 phút.
Cách thứ ba:
Đỗ vo sạch bỏ vào nồi đổ đầy nước sôi rồi đậy lại. Sau 2-3 tiếng đồng hồ đỗ đã trương lên và mềm ra, đun sôi vặn nhỏ lửa ninh nhừ.
Cách thứ tư: Sau khi vo sạch đỗ, ngâm nước sôi khoảng 10 phút. Để nguội, cho vào tủ đá khoảng 3 tiếng đồng hồ, rồi lấy ra nấu.
Cách thứ năm: Cho nước vào nồi đất đun sôi rồi cho đỗ xanh đã vo sạch vào, vặn to lửa ninh cho cạn nước. Đổ nước sôi, đậy vung lại, vặn nhỏ lửa ninh khoảng 10 phút, vớt bỏ vỏ nổi trên mặt nước, ninh tiếp khoảng 15 phút.
Cách ninh đỗ xanh như trên vừa đỡ tốn thời gian, mà chè lại trong xanh. Điều đáng chú ý là khi vo đỗ, giá đựng đỗ không được dính mỡ, nếu không, nước chè sẽ bị đỏ và mất ngon.



Chè đậu phộng bọc bột lọc


















Nguyên liệu:

- 200g bột năng
- 100g đậu phộng
- 5g gừng non
- 1 lít nước sạch
- 200g đường cát,
- 5g mè trắng.
Cách làm:

Đậu phộng rang vàng bóc vỏ.

Mè trắng rang vàng.

Cho bột năng ra tô, cho 200ml nước sôi vào, dùng đũa đảo đều, để khoảng 5 phút cho bớt nóng rồi dùng tay nhồi bột đến khi chín mịn.
Chia bột ra thành nhiều viên nhỏ, gói 1 hạt đậu phộng rang vào giữa, vo tròn lại. Tiếp tục làm cho đến hết bột và đậu (lớn nhỏ tuỳ thích nhưng viên khoảng 3cm là vừa).

Cho viên bột vào nồi nước sôi luộc khoảng 4 phút đến khi bột trong veo ( nhìn rõ hạt đậu bên trong) là được, trút ra rổ, rửa lại bằng nước lạnh.
Hoà 200g đường cát với 700ml nước, thêm ít gừng non vào, bắc lên bếp nấu sôi khoảng 3 phút.

Cho tiếp những viên bột đá luộc vào, để sôi khoảng 3 phút nữa, vớt bọt, tắt lửa.

Múc ra chén, cho mè rang vàng vào, dùng nóng.

Mách nhỏ:

Để các viên bột không bị dính lại khi vo, nên cho thêm ít bột khô vào. Để bột sau khi luộc không dính vào nhau, khi luộc chín trút ra rổ rồi ngâm ngay vào tô nước lạnh.
 

Chè đậu đỏ dừa khô


Nguyên liệu:

- 1 kg đậu đỏ
- 1 kg đường trắng
- 500g dừa khô nạo sẵn
- 50g bột sắn dây
- 20g vani
- 1 ít lá dứa

Cách làm:

Rửa sạch đậu, lọc bỏ hạt lép, sâu. Cho đậu vào nồi, thêm chút muối, bắc lên bếp nấu nhừ.

Khi đậu đã mềm, cho thêm đường vào, nếm vừa miệng, nấu thêm khoảng 20 phút.

Vắt dừa khô để lấy nước cốt và nước dão.

Để tạo nước dừa sền sền: cho nước dão dừa lên bếp, thêm vào 1 chút muối, đường rồi nấu sôi lên, cho thêm lá dứa vào cho thơm. Cho thêm bột sắn dây hoà tan vào cho nước cốt sền sệt.

Khi chè chín, cho nước cốt dừa vào, nấu thêm khoảng 2 phút rồi bắc xuống bếp.

Khi ăn múc ra chén hoặc ly, rưới thêm nước cốt dừa sền sền lên mặt trên.

Có thể dùng nóng hoặc dùng lạnh với đá.


Chè hoa quả

Giới thiệu :

Sự kết hợp hoàn hảo của những túi trà lọc và hoa quả là biện pháp “chống chọi” thật hiệu quả với những cơn buồn ngủ vào mùa thi đấy!
Nước chè vẫn được biết đến là "liều thuốc" chống buồn ngủ hữu hiệu. Chè hoa nhài tăng cường thêm hoa quả tươi, vừa giúp teens tỉnh táo, lại vừa giữ gìn làn da mịn màng cho teens sau những đêm "chăm chỉ học hành".

Nguyên liệu :

- 5 túi chè hoa nhài
- 1 quả cam (để riêng phần nước và phần vỏ)
- 3 nhánh quế
- 4g đinh hương
- 60ml mật ong (có thể tăng giảm tùy khẩu vị)
- 30ml rượu brandy (cái này không bắt buộc đâu)
- 1,2 lít nước
- 200g hoa quả khô (nho, táo, mơ, mận…)
- 600g hoa quả tươi (đào, dâu, nho, dứa, khế, cam, xoài..)

Cách làm :

Bước 1: Đun sôi nước.
Bước 2: Thả chè vào nồi, nước sôi lại lần nữa rồi tắt bếp, ngâm trong khoảng 3’.
Bước 3: Cho lần lượt vỏ cam, quế, đinh hương, rượu brandy, nước cam và hoa quả khô vào nồi.
Bước 4: Khi chè đã nguội thì cho nốt phần hoa quả tươi vào. Các bạn nhớ vớt túi chè, quế, đinh hương và vỏ cam ra ngoài nhé !


chè chuối cốt dừa


Nguyên liệu

Chuối tây

Nước cốt dừa

Đường kính trắng

Lá nếp, muối tinh

Cách làm

Ảnh 2: photobucket

 
Bắc nồi lên bếp, đổ nhiều nước để luộc chuối, cho thêm chút muối, vắt 1 quả chanh vào nước để chuối ra hết nhựa. Khi nước sôi, mở vung ra. Chuối để nguyên vỏ luộc ít nhất 1 giờ. Chuối được thì sả nước lạnh cho nguội rồi bóc vỏ, cắt miếng vừa ăn.

Nước cốt dừa mua hộp đóng sẵn hoặc tự làm bằng cách xay dừa tươi lên, vắt lấy nước. Đun sôi nước cốt dừa, cho đường vào khuấy đều tay, sau đó cho tiếp nước dừa xay. Cho lá thơm vào, thêm chút muối (chú ý lượng muối cho vào nếu không chè sẽ nổi vị mặn, không ngon). Khi nước cốt dừa sôi, đổ chuối và nửa bát con nước lạnh vào đun sôi tiếp khoảng 5 phút là xong.


MỘT SỐ MÓN CHÈ NGOẠI



  Chè Campuchia

Ở Sài Gòn nếu bạn muốn ăn chè Camphuchia thì chỉ có đến chợ Lê Hồng Phong là thưởng thức ngon nhất. Chợ Lê Hồng Phong, Q.10 còn được gọi là chợ Campuchia hay chợ Miên vì đây là khu chợ tập trung những người dân Việt hồi hương từ Campuchia. Và chỉ đến đây bạn mới thưởng thức được những món chè độc đáo, mang đậm hương vị xứ Chùa Tháp. (Hầu như những chỗ khác ít bán món chè này)


Trừ cái vị nước cốt dừa béo, thơm sầu riêng, thì chè này hoàn toàn khác hẳn chè Thái. Không có quá nhiều nguyên liệu và ngọt như chè Thái, món chè Campuchia chỉ gồm một vài nguyên liệu cơ bản như sữa tươi, cốt dừa, sầu riêng, thốt nốt, bí đỏ, lòng đỏ trứng… Hương vị sầu riêng hoà với vị béo của sữa tươi, nước cốt dừa, mằn mặn của lòng đỏ trứng củng đủ tạo nên nét đặc trưng của chè. Bạn có thể thưởng thức nhiều món chè đặc trưng như chè xôi Xiêm, chè thốt nốt, chè bí chưng và 1 số loại chè khác.

Chè bí chưng (tiếng Campuchia gọi là num-à-pơi)
Độc đáo nhất ở đây là món chè bí chưng (tiếng Campuchia gọi là num-à-pơi). Bí dùng để nấu chè là loại bí ngô nhỏ xinh chắc, sáp không bở như loại bí ngô to. Ruột bí được nạo rỗng, thay vào bằng hỗn hợp sữa bột, sữa đặc và cả nước cốt dừa, tất cả đánh cùng với lòng đỏ trứng, đem hấp cách thủy, sao cho quả bí mềm mà không nhão, lớp vỏ ngoài vẫn còn nguyên không bục. Khi ăn phải xắn một lúc cả nhân lẫn vỏ vì có vậy mới thưởng thức được cùng lúc hương vị béo thơm của trứng gà và nước cốt dừa hòa quyện với chút bí đỏ vừa dẻo vừa bùi.


Chè Thái

Chè Thái từ lâu cũng đã trở thành món ăn vặt thường xuyên của người Sài Gòn và các bạn sinh viên vào những ngày nắng nóng hay là vào mỗi buổi chiều tối thích tụ tập bạn bè. Có lẽ vì thế chè Thái được bán rất nhiều. Ở các hàng bán chè dọc vỉa hè hay những quán chè có tiếng ở Sài Gòn đều có bán chè Thái. Và nhắc đến chè Thái, ta sẽ nói ngay đến đường Nguyễn Tri Phương - nơi con đường đã trở thành thương hiệu của chè Thái, các quán chè ở đây lúc nào cũng nườm nượp khách ra vào, có người ăn xong còn mua về 2,3 bịch cho người thân.


Chè Thái có xuất xứ từ đất nước của những vị thần – Thái Lan. Nguyên liệu chính của món ăn này được làm từ các loại trái cây như: Xoài, mít, thốt nốt, nhãn, rau câu, nước cốt dừa, sữa tươi, bột mì, đặc biệt là sầu riêng. Mùi sầu riêng ngậy lên ngọt ngào, tất cả quyện vào nhau tạo nên một hương thơm rất quyến rũ và khó cưỡng lại, cùng với những màu sắc của các loại quả càng làm cho ly chè hấp dẫn và bắt mắt hơn.


Chè Tàu

Giữa một thiên đường chè của Sài Gòn, chè Tàu (hay còn gọi là chè người Hoa) chiếm một "địa bàn" khá rộng lớn, không chỉ vì nó ngon và lạ miệng, mà còn vì mỗi loại chè của người Hoa đều được ví như một loại thuốc bổ thiên nhiên, bổ sung khí huyết, giúp thanh nhiệt, trị bệnh táo bón...



Chè của người Hoa ghi dấu trong lòng thực khách với các món chè rất Hoa và nghe tên đã ghiền như: đậu hũ hạnh nhân, cao linh quy, quy phục linh Quảng Châu, sữa tươi hột gà chưng, hột gà hồng trà hay các món chè gợi nhớ đến các món ăn đầy bổ dưỡng như rong biển tiềm nhãn nhục, tuyết nhĩ táo đỏ đu đủ tiềm, sâm bổ lượng,….

  Chè Nhật

Chỉ mới xuất hiện ở Sài Gòn những năm gần đây song món này cũng nhận được khá nhiều sự quan tâm của giới trẻ hay những người mê món Nhật. Có điều, nếu 3 món chè trên được xếp vào hạng bình dân, ai cũng có thể thưởng thức thì với giá thành khá cao (khoảng 75.000 đồng/ly), chè Nhật được xếp vào hàng cao cấp và ăn thử cho biết chứ không thuộc dạng ăn cho đã ghiền.


Song bù lại những ai từng thưởng thức chè Nhật sẽ không thể quên cái béo mềm trong từng hạt đậu, vị cô đặc của nước dùng, cái ngọt thanh rất lạ hay hương thơm quyến rũ cùng vị béo nhẹ trong nước cốt dừa được chế biến theo phong vị Nhật đi kèm. Một yếu tố khác đẩy giá chè này lên cao là chè luôn đi kèm với món kem được chế biến từ sữa tươi Hokkaido của Nhật, mà giá của các loại kem này chưa bao giờ được xếp vào hạng rẻ.


Với sự phong phú và đa dạng các món chè ngon tại Sài Gòn như thế thì trong tương lai sẽ vẫn còn nhiều các món chè ngon của những vùng miền khác tiếp tục chọn Sài Gòn làm nơi phát triển và hy vọng lúc ấy những bạn có "tâm hồn hảo ngọt" sẽ được dịp khám phá và bỏ túi thêm cho mình những địa chỉ hấp dẫn và hữu ích ấy.



Công thức nấu các món chè Huế
Tự chế biến các món ăn kiêng
Tự học nấu chè ngon
Cách nấu chè đậu xanh ngon ơi là ngon
Những món ngon xứ Huế
Ẩm thực Huế Việt Nam những món ăn không thể


(ST)