Các món chè thanh nhiệt ngon miệng lại đẹp da

Các món chè thanh nhiệt và làm đẹp da luôn cuốn hút các bạn nữ, không những được ăn món khoái khẩu mà còn giúp giải nhiệt cho cơ thể. Hãy tự chế biến các món chè ngon và bổ dưỡng cho cơ thể mùa hè này các bạn nhé!



Chè nha đam
 

Nha đam chứa nhiều sinh tố: A, C, E, B1... cùng nhiều khoáng chất khác như: canxi, kali, kẽm, crôm.... vì vậy nó là một trong những bài thuốc tốt, giúp giảm đau, trị viêm da, ngăn ngừa tối đa sự xâm nhập của các vi khuẩn và độc tố. Chị em phụ nữ sử dụng Nha đam như một loại dược phẩm hữu ích trong chăm sóc sắc đẹp như đắp mặt nạ, uống nước ép làm đẹp da, mát gan, chữa nám da, chữa mụn….




 

Một trong những món được chế biến từ nha đam không thể thiếu trong những ngày hè chính là chè nha đam. Một món chè dễ làm, rẻ , bổ dưỡng và giải nhiệt tốt.

Nguyên liệu cho món chè nha đam: nha đam (đã được sơ chế), đường kính, đậu xanh (đãi vỏ sạch), hương vani

Sơ chế nha đam: Nha đam có rất nhiều nhớt, rất khó cắt nhỏ. Vì thế, sau khi gọt bỏ vỏ xanh và  gai bên ngoài, lấy phần thịt bên trong cắt từng khúc khoảng 5cm. Sau đó đem ngâm trong nước vôi loãng khoảng 1 giờ (vôi ăn trầu), thấy hơi cứng thì vớt ráo và xả sạch bằng nước lạnh. Cắt thành từng khối vuông nhỏ khoảng 1 cm. Hoặc cắt hình hạt lựu đem ngâm với nước muối loãng rồi cho ra rổ xóc cho ráo nước.

Cách làm: Cho vào xoong 500 ml nước + đậu xanh nấu sôi, hớt bọt, bớt lửa, nấu trên lửa vừa đến khi đậu nở đều. Cho đường vào khuấy đều, tiếp tục nấu trên lửa vừa 10 phút. Cho nha đam vào khuấy nhẹ tay, nấu thêm 5 phút –7 phút nhấc xuống. Thêm vani vào khuấy đều.

Lưu ý: Muốn cho nha đam cứng, sần sật thì trước đó cần trần qua nha đam trong đang sôi - cho ra bát nước đá lạnh, sau đó vớt ra để ráo nước sẽ giữ nguyên được hình thù và màu trong hấp dẫn. Khi đậu  xanh đã chín múc ra bát cho nha đam và chút hương vani vào quấy đều,có thế ăn nóng hoặc cho vào tủ lạnh. Vậy là ta đã có một món chè hấp dẫn, bỗ dưỡng, thanh nhiệt mùa hè vừa tốt cho sức khỏe vừa làm đẹp da.



Chè sen đu đủ thanh nhiệt, bổ dưỡng



Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

 8 quả bạch quả (có thể mua tại các tiệm thuốc bắc)

 1 bông nấm tuyết

 30g hạt sen khô

 1/2 quả đu đủ

 Đường phèn

Món chè hạt sen đu đủ ngon mát, vị ngọt thanh rất “vuốt ve” vị giác.

Thực hiện:

Bước 1:

Ngâm hạt sen trong nước ấm khoảng 4 giờ cho nở mềm.

Nấm tuyết ngâm nước nóng cho nở, sau đó thái mỏng hoặc xé thành từng mảnh nhỏ, trụng nước sôi cho sạch rồi đổ ra rổ để ráo.

Bước 2:

Lột bỏ vỏ cứng và vỏ lụa của bạch quả, luộc mềm.

Bước 3:

Để nấu nhanh và tiện, bạn có thể dùng nồi cơm điện để nấu chè. Cho nấm tuyết, hạt sen và bạch quả vào nồi cơm điện, thêm nước và đun trong khoảng 2 tiếng. Trong quá trình nấu bạn không nên mở nắp kẻo nước sẽ bốc hơi nhiều.

Bước 4:

Đu đủ gọt vỏ, bỏ hạt và cắt miếng vuông nhỏ.

Khi nồi chè đun được khoảng 2 tiếng thì mở nắp, đổ đu đủ và đường phèn vào, nấu thêm khoảng 20 phút là được.

Món chè hạt sen đu đủ ngon mát, vị ngọt thanh rất “vuốt ve” vị giác. Ăn nóng đã ngon, khi thêm đá lạnh vào thì cũng không kém phần hấp dẫn đâu bạn nhé!

Bạch quả giúp tăng cường tuần hoàn máu, cải thiện tình trạng giảm trí nhớ, tập trung hay chứng đau đầu… Món chè hạt sen đu đủ kết hợp với nấm tuyết và bạch quả sẽ giúp bạn thanh nhiệt, ngủ ngon, giảm mệt mỏi và đẹp da.


. Chè khoai lang
 

Nguyên liệu:

Khoai lang tím 300g
Nước cốt dừa 100g
Bột béo 20g
Đường 100g


Cách làm:

Khoai lang tím gọt vỏ, cắt vuông quân cờ. Đem một nửa số khoai lang luộc chín, nghiền mịn. Nửa còn lại luộc chín tới rồi cho vào hỗn hợp khoai đã nghiền. Cho đường vào cùng với khoai, bắc lên bếp đun sôi. Bột béo hòa nước, đổ từ từ vào chè khuấy đều cho đến khi chè quánh lại. Cho tiếp nước cốt dừa vào, khuấy đều rồi bắc xuống.

Múc chè ra bát, trang trí bát chè bằng cách rưới nước cốt dừa lên trên rồi vẽ hình hoa.
 
 Chè đậu xanh khoai môn
 

Nguyên liệu:

Đậu xanh 300g
Khoai môn 200g
Đường, nước dừa.
Nước cốt dừa


Cách làm:

Cho 1 phần nước dừa tươi cùng 2 phần nước lọc đun sôi, sau đó cho đậu xanh vào đun 10 phút. Cho tiếp khoai môn vào đun đến khi chín. Cho đường nêm vừa độ ngọt, có một chút nước cốt dừa vào đun 2 phút bắc xuống. Khi ăn cho chè ra ly hoặc chén, rưới chút nước cốt dừa lên trên.
 

Chè bà ba 
 

Nguyên liệu:

Đậu trắng 50g
Đậu đen 50g
Đậu đỏ 50g
Đậu xanh 40g
Rong biển 30g
Nước cốt dừa, nước dừa, đường trắng, 1 quả chuối chín bóc vỏ, 1 củ khoai lang chín, lạc rang


Cách làm:

Cho 1 phần nước dừa, 2 phần nước lọc đun sôi, cho tất cả các loại đậu vào đun đến khi đậu chín. Cho đường vừa ăn sau đó cho chuối và khoai lang cắt khúc vào và cuối cùng cho nước cốt dừa, nêm cho vừa độ ngọt. Khi ăn, múc chè ra chén, cho một đậu phộng và nước cốt dừa lên trên. Bạn có thể ăn nóng hoặc ăn lạnh cùng với đá tùy theo sở thích.

 
Chè nếp cẩm


Nguyên liệu:


Nếp cẩm 150g

Nước cốt dừa 100g

Đường 100g

Dầu chuối 5ml

Cách làm:

Nếp cẩm vo sạch, sau đó cho vào nồi ninh với lửa nhỏ. Khi nếp cẩm chín nhừ, cho đường và nước cốt dừa vào khuấy đều, đun sôi trở lại, cho thêm dầu chuối rồi bắc ra.

Múc chè ra từng bát, trang trí cho bát chè bằng cách tưới nước cốt dừa lên trên, dùng một chiếc tăm nhỏ vẽ nước cốt dừa thành hình bông hoa.

 Chè vừng đen
 

Nguyên liệu:

100g vừng đen

Bột nếp 50g

Đường

Sữa (tùy chọn)

Cách làm:

Vừng đen nhặt sạch sạn, cho lên chảo rang thơm. Cho vừng đen vào máy xay khô, xay mịn như bột.

Bột gạo nếp cũng cho lên chảo rang, để lửa nhỏ, đảo đều tay đến khi bột vàng và thơm.

Trộn bột nếp với bột vừng đen, nếu cẩn thận có thể lọc qua một cái rây cho hỗn hợp bột thật mịn. Sau đó thêm 1 lượng đường tùy độ ngọt mà bạn mong muốn. Trộn đều lên.

Khi ăn chỉ việc  lấy 1 – 2 thìa bột vừng này cho vào bát, thêm nước sôi quậy đều tay đến khi bột quánh lại là được.

Phần hỗn hợp bột khô có thể cho vào lọ, đậy thật kín để ăn dần, rất tiện.

Nếu muốn thêm hương vị cho món chè vừng này bạn có thể quậy bột với nước trên bếp đến khi gần chín thì cho ½ cốc sữa vào, ngoáy đều, khi sôi thì tắt bếp. Vậy là bạn có chè vừng sữa tươi thơm ngon bổ dưỡng.

Trong trường hợp máy xay nhà bạn không có chức năng xay khô thì bạn có thể cho bột nếp, vừng đen, đường và 1 bát nước vào máy xay, nhấn nút xay trong một phút cho vừng mịn. Sau đó cho nước bột vừng này lên bếp, để lửa trung bình, đun đến khi hỗn hợp sánh lại là được, thêm chút sữa nếu muốn.

Cách này cho thành phẩm chè không hề khác gì và thậm chí còn đỡ mất thời gian hơn, nhưng lại không chế biến được bột vừng để ăn dần như cách xay khô.


Chè sữa đu đủ
 

Món chè đu đủ sữa tươi vô cùng dễ làm, là thức tráng miệng bổ dưỡng ngon miệng. Đu đủ rất giàu vitamin A, C, E, tốt cho mắt, tăng cường sức đề kháng và giúp tiêu hóa tốt hơn.

Nguyên liệu:

Đu đủ nửa quả. Không nên chọn đu đủ chín quá sẽ bị nát

Đường

Sữa tươi 3 cốc

Cách làm:

Đu đủ thái miếng to

Cho sữa vào nồi, đặt lên bếp đun nóng, cho đường vào ngoáy đến khi tan, lượng đường tùy độ ngọt bạn muốn. Nếu sữa tươi đã ngọt thì có thể không cho thêm hoặc giảm bớt đường.

Đun sữa sôi, cho đu đủ vào đun sôi trong 1 phút nữa rồi tắt bếp.

Múc chè ra bát, để nguội bớt rồi thưởng thức. Mùa hè bạn có thể cho vào tủ lạnh hoặc đập đá vào ăn mát lạnh rất thích.

 
Chè trân châu cùi dừa
 

Nguyên liệu:

2 chén nước, ½ chén trân châu khô, 1/3 chén đường, 1/3 chén cốt dừa, 1/3 chén cùi dừa non nạo, 2 thìa bột sắn.

Thực hiện: 

Cùi dừa non nạo mỏng

Trân châu khô ngâm 15 phút trong nước.

Đun nước sôi rồi cho trân châu khô vào, nhỏ lửa và đảo đều để các hạt trân châu khi nở ra không dính vào nhau và không dính dưới đáy nồi.

Khi các hạt trân châu chuyển sang trong suốt là được.

Cho đường vào nồi trân châu, độ ngọt là tùy theo sở thích của bạn.

Hòa tan 2 thìa bột sắn với một chút nước, từ từ cho bột vào nồi, vừa xuống bột vừa ngoáy đều để bột không vón. Chỉ nên cho một chút bột để chè có độ sánh vừa, đặc quá sẽ không ngon.

Cho cùi dừa non vào nồi, đảo đều rồi tắt bếp.

Nhấc nồi xuống cho nguội, nếu bạn muốn chè nguội nhanh thì ngâm nồi vào chậu nước lạnh.

Khi chè nguội cho vào tủ lạnh, khi ăn rưới nước cốt dừa lên trên, trộn đều và thưởng thức, thêm đá nếu bạn thích.

Bát chè có độ sánh vừa, trân châu chín tới, không bị nát.

Những miếng dừa non mềm và bùi quyện với nước cốt dừa thơm ngon.

Vẫn là chè trân châu cùi dừa nhưng thêm vài lát chuối, món chè càng hấp dẫn hơn.
 

  Chè bưởi
 

Nguyên liệu: 

Bưởi 1 quả (hoặc cùi bưởi đã sấy khô trong siêu thị), đường cát 500g, bột năng 100g, đậu xanh 250g, tinh dầu bưởi 1 thìa, lạc rang 100 g, dừa tươi nạo sợi 500 g, lá dứa.

Thực hiện:

Bưởi gọt vỏ bỏ lớp xanh, chỉ lấy phần vỏ xốp trắng bên trong, cắt hạt lựu rồi ngâm qua nước muối đậm đặc, bóp và xả kỹ bằng nước lạnh cho hết vị đắng và mặn. Nếu nước sôi với ít phèn chua, cho vỏ bưởi vào luộc sôi, vớt ra xả sạch vắt ráo nước. Trộn vỏ bưởi đã sơ chế với đường rồi đảo trên lửa nhỏ cho đến khi khô lại. Đun sôi nước, cho đường vào khuấy tan, cho lá dứa vào để tăng mùi hương, sôi thì vớt lá ra. Pha bột năng rồi rót từ từ vào nồi nước đường, đun khoảng 2 phút với lửa nhỏ cho có độ sánh. Cho vỏ bưởi vào nồi, trộn đều rồi cho tiếp đậu xanh đã hấp chín vào. Dừa tươi vắt lấy nước để lấy 1 ly nước cốt, đun với nước đường, muối, bột gạo rồi khuấy đều. Khi ăn cho chè ra cốc rồi rưới nước cốt dừa lên trên, ăn kèm với đá xay nhỏ.
 

  Chè xoài chân trâu
 

Nguyên liệu:

½ chén trân châu khô (loại này có thể mua ở chợ, tại các quầy hàng khô, hàng tạp hóa), 2 quả xoài chín, 3 cốc nước, 3 thìa đường đỏ, 1 hộp cốt dừa, ¼ thìa muối.

Ngoài nguyên liệu chính là xoài bạn hãy chọn thêm một loại quả nữa thể theo sở thích, có thể là: chuối, đu đủ, kiwi hay khế…

Món chè này ăn kèm với kem và thạch nữa cũng rất ngon.

Thực hiện:

Lấy ½ chén hạt trân châu khô, ngâm nước cho ngấm trong 15 – 20 phút sau đó đổ nước đi để ráo và cho vào trong nồi.

Cho 2 chén nước và ¼ thìa muối vào nồi trân châu. Bật bếp đun sôi rồi nhỏ lửa, khoấy nhẹ để các hạt không bị dính vào nhau. Đến khi thấy các hạt trở nên trong suốt là được. Không nên đun lâu quá, trân châu sẽ nát.

Đổ nước đi và cho hạt trân châu ra bát để nguội

Xoài chín gọt vỏ

Thái miếng và cho vào máy xay sinh tố.

Cho 3 thìa đường đỏ và ¼ chén nước vào máy xay cùng, xay đến khi hỗn hợp nước, xoài và đường mịn và sánh. Ở bước này bạn có thể nếm xem độ ngọt đã vừa chưa, thêm đường nếu bạn muốn. Còn nếu đặc quá bạn có thể thêm nước và tiếp tục xay.

Khi hỗn hợp đã đạt yêu cầu, cho xoài xay ra các cốc to, hoặc bát.

Cắt miếng một quả xoài khác, cắt thêm một ít chuối hoặc vải (hoặc bất cứ loại trái cây nào mà bạn thích: đu đủ, kiwi…)

Chia đều phần trân châu đã đun chín lúc nãy vào bát xoài (lúc này trân châu hơi dính và đặc lại)

Thêm các loại quả khác lên trên. Rót nước cốt dừa lên trên cùng

Ăn luôn hoặc thêm đá bào và thưởng thức

Vị trái cây quyện với vị cốt dừa thơm ngậy

Nếu không muốn thêm đá, bạn trộn đều xoài, cốt dừa  và trân châu, đặt vài lát hoa quả lên trên rồi cho vào tủ lạnh

Thêm tào phớ vào ăn rất lạ mà ngon

Cho vào các cốc nhựa đậy nắp, mang theo ăn tráng miệng sau bữa cơm trưa văn phòng.

 
Chè vải rau câu
 

Nguyên liệu:

1 hộp trái vải hoặc trái vải tươi tách hạt (khoảng 500g)

50g bột rau câu

5g bột hạnh nhân

300ml nước dừa tươi, 200g đường cát

Thực hiện:

Nấu tan 150g đường, cho trái vải vào rim đường khoảng 20 phút, nhấc xuống, để nguội.

Hòa tan rau câu với nước dừa tươi, thêm 50g đường, cho bột hạnh nhân vào, nấu sôi

Khi thấy rau câu hơi sánh thì nhấc xuống cho vào khuôn, để nguội thì đặt vào ngăn mát trong tủ lạnh, đợi đôg, lấy ra cắt hạt lựu.

Trộn chung trái vải với rau câu, cho vào tủ lạnh ăn rất mát.

Mách nhỏ:

Bột hạnh nhân sẽ giúp rau câu thơm hơn. Nước dữa đã ngọt sẵn nên không cần cho nhiều đường. Nếu thích có thể hêm vào chè nhiều loại trái cây tùy ý.

 

Nguyên liệu:

Bí đỏ - 500gr

Đường - 200gr

Nước cốt dừa - 1 bát nhỏ

Bột sắn dây - 5 thìa


Hướng dẫn:

Bước 1: Bí đỏ gọt vỏ, bỏ hạt và cạo sạch phần xơ ở trong ruột rồi rửa sạch, cắt miếng nhỏ (để nấu cho nhanh nhừ hơn nhé)





         B��ớc 2: Đun sôi nước, cho bí đỏ vào nồi luộc chín mềm rồi tắt bếp. Đễ hỗn hợp nguội một chút rồi cho vào máy sinh tố xay nhuyễn.

Bước 3: Sau khi xay nhuyễn, rây hỗn hợp cho hết các lợn cợn rồi đổ lại vào nồi, thêm đường cho vừa miệng rồi đun sôi trở lại.

                                 Bước 4: Hòa bột sắn dây vào nước rồi từ từ đổ vào nồi chè đang sôi và khuấy đều cho đến khi hỗn hợp chè sánh lại vừa ý rồi cho nước cốt dừa vào đ

đều và đun sôi trở lại rồi tắt bếp. Múc ra bát hoặc cốc là bạn đã có món chè bí đỏ ngọt, mát thơm ngon rồi đấy nhé.




Một số mẹo nhỏ để có món chè bí đỏ (che bi do) ngon nhé:

Bí đỏ ngon quả phải nặng, chắc tay, vỏ trơn nhẵn, không có các nốt hoặc vết trên quả và đặc biệt là phải còn tươi, không bị nhũn, thối. Phần xơ bên trong nên nạo bỏ hết để cho chè được mịn. Mặc dù bí đỏ nấu rất nhanh chín, nhưng nếu các bạn cắt miếng bí mỏng thôi thì thời gian nấu sẽ nhanh hơn và tiết kiệm được điện hoặc gas nhé.
Nếu không có máy xay sinh tố, các bạn có thể vớt bí đã luộc mềm ra bát rồi dùng thìa dầm nhuyễn. Bí đỏ luộc chín rất mềm nên các bạn có thể dễ dàng dầm nát mịn nhé. Nhớ là khi cho lại vào nồi nên cho nước lọc qua rây để loại bỏ các hạn lợn cợn lớn cho mon che bi do được mịn nhé.
Dùng đường phèn để nấu chè bí đỏ là ngon nhất, chè sẽ có vị thanh mát rất ngon, tuy nhiên nếu không có đường phèn, các bạn có thể dùng đường trắng bình thường hoặc thậm chí đường hoa mai hoặc đường thốt nốt cũng được. Mình đã thử nấu chè bí đỏ bằng đường hoa mai và đường thốt nốt rồi, ăn cũng ngon lắm nhé.
Lượng đường nấu chè bí đỏ sẽ ít hơn khi nấu các loại chè khác vì bí đỏ vốn ngọt sẵn rồi, tốt nhất là các bạn nên cho từ từ đường vào và nếm cho vừa khẩu vị nhé.Nấu chè bí đỏ với bột sắn dây sẽ giúp thanh nhiệt, giải độc, tuy nhiên, nếu không có sắn dây, các bạn thay bằng bột năng cũng không sao nhé.
Các bạn có thể cho thêm một ít đậu xanh hoặc lạc (đậu phộng) vào cũng rất ngon nhé.

Bát chè bí đỏ múc ra sẽ có màu vàng cam đẹp mắt với độ sánh, mềm mượt vừa ý, các bạn có thể dùng nước cốt dừa rưới lên trên hoặc trang trí hoa văn họa tiết tùy ý rồi đặt lên trên một lá bạc hà cho bắt mắt nhé.