Các món nấu với măng chua cho bạn đổi món cuối tuần


Măng chua được xem như một loại rau bổ sung khá nhiều chất xơ, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Trước khi chế biến, bạn nên luộc sơ hoặc ngâm nước để triệt tiêu chất độc hại.






CÁC MÓN NGON TỪ MĂNG CHUA

 

Măng chua xào thịt bò

Nguyên liệu: 200 gr măng chua, 150 gr thịt bò phi-lê thái miếng mỏng, 100 gr ớt Đà Lạt vàng, đỏ thái que, bốn củ hành tím thái làm đôi, 50 gr cà chua bi thái đôi, hai cây hành lá cắt khúc, một cây cần tây cắt khúc, ba thìa cà phê hạt nêm, một thìa cà- hê tiêu, 2,5 thìa súp dầu ăn, một thìa súp nước dùng.
 

Thực hiện: Ướp thịt với hạt nêm, nửa thìa cà phê tiêu và một thìa súp dầu ăn. Đun nóng nửa thìa súp dầu ăn, cho thịt bò vào xào nhanh tay.

Đun nóng phần dầu ăn còn lại, cho hành tím vào xào. Kế tiếp, cho cà chua, măng, ớt, cần tây. Nêm hai thìa cà phê hạt nêm, tiêu, nước dùng, xào chín rồi cho thịt bò và hành lá vào đảo đều, tắt lửa. Cho ra đĩa, rắc tiêu và dùng nóng.


Canh măng chua nấu ếch

Nguyên liệu: 250 gr măng chua, 500 gr ếch làm sạch, chặt miếng vừa ăn, 100 gr cà chua bi thái đôi, một quả ớt sừng thái lát, một vắt me nhỏ, một cây rau ngổ, mùi tàu thái nhỏ, một lít nước dùng, hai thìa cà phê tỏi xay, một thìa súp nước mắm, hai thìa cà phê hạt nêm, một thìa súp đường, một thìa cà phê dầu ăn, nửa thìa cà phê tiêu.
 

Thực hiện: Đun nóng dầu, phi thơm tỏi, vớt tỏi ra. Tiếp đến, cho cà chua, ếch vào xào, đổ nước dùng vào nấu sôi. Me dầm lấy nước bỏ xác, nêm nước mắm, hạt nêm, đường cho vừa ăn, cho măng chua vào nấu khoảng 5 phút, cho ớt, rau ngổ và mùi tàu vào, tắt lửa. Múc canh ra tô, rắc tiêu, tỏi phi. Dùng kèm với nước mắm có ớt thái lát.


Gỏi măng chua

Nguyên liệu: 200 gr măng chua, 150 gr tôm, một quả chuối chát, 100 gr thịt ba chỉ, 1/4 củ hành tây, một quả ớt sừng, 50 gr hạt điều rang vàng, 5 lá chanh, một cây húng lùi.

Nước mắm trộn gỏi: Một thìa súp nước mắm, một thìa cà phê hạt nêm, hai thìa súp đường, một thìa súp nước cốt chanh, một thìa cà phê tỏi, ớt xay, một thìa súp tương ớt.
 

Thực hiện: Măng thái mỏng. Chuối chát bào vỏ, thái khoanh, ngâm trong nước muối pha loãng để chuối không bị thâm đen. Tôm luộc chín, bóc vỏ, bỏ đầu. Thịt ba chỉ luộc chín, thái lát mỏng. Hành tây thái múi cau. Ớt sừng thái sợi. Lá chanh thái nhuyễn. Cho măng chua, chuối chát, hành tây, ớt, lá chanh, tôm, thịt vào thố trộn gỏi. Sau cùng cho hạt điều vào trộn đều. Đưa gỏi ra đĩa, cho húng lùi.
 

Cá thu hấp nấm, măng chua

Nguyên liệu: 250 gr cá thu, 150 gr măng chua thái sợi, 100 gr nấm rơm thái đôi, 1/4 củ hành tây thái sợi, một cây hành lá tỉa hoa, bốn tép tỏi đập giập, một thìa cà phê tỏi xay, một củ gừng nhỏ thái sợi, hai thìa cà phê dầu ăn, một thìa cà phê hạt nêm, một thìa cà phê đường, hai thìa súp nước dùng, 1/2 thìa cà-phê tiêu, một thìa súp dầu hào.
 

Thực hiện: Cá ướp nửa thìa cà phê hạt nêm, tiêu, dầu ăn trong khoảng 10 phút. Đun nóng dầu ăn, rán cá với tỏi đập dập. Phi thơm tỏi, gừng, hành tây rồi cho măng chua, nấm vào xào. Nêm nửa thìa cà phê hạt nêm, dầu hào, đường, nước dùng. Cá cho vào đĩa, đổ măng chua lên, cho vào xửng hấp 10 phút. Rắc hành lá lên cá. Dùng nóng.

Canh cá nấu măng chua

Vị ngọt của cá và vị chua thanh của măng, của dứa sẽ mang lại cho bạn một bát canh ngon tuyệt!

Nguyên liệu:

- Cá điêu hồng (có thể chỉ sử dụng phần đầu và phần đuôi, mình cá dùng để kho, hoặc nướng…)

- Dứa: 1 quả

- Măng chua

- Hành lá, rau ngổ, ớt quả, gia vị, muối…\
 

Canh cá nấu măng chua thật ngon và hấp dẫn!

Cách làm:

- Cá làm sạch, bỏ mang, cắt khúc vừa ăn. Hành, ngổ rửa sạch, thái nhỏ.

- Gọt vỏ và cắt mắt dứa.

- Xắt miếng dứa nhỏ, cho vào máy xay sinh tố, thêm đủ lượng nước vừa ăn rồi xay nhuyễn, rây qua rây để loại bỏ bã, chỉ lấy phần nước dứa trong.


 


- Bắc chảo lên bếp, cho 1 chút dầu ăn vào và rán sơ qua đầu cá.

- Cho nước dứa trong vào nồi, đun đến sôi.

- Sau khi nước sôi; cho đầu, đuôi cá đã rán sơ vào nồi; nêm nếm gia vị rồi đun sôi nhỏ lửa trong khoảng 10 phút.

- Măng chua rửa sơ qua với chút nước rồi cho vào nồi canh cá, để lửa to cho sôi lại rồi vặn nhỏ, đun tiếp trong khoảng 10 phút.
 


- Cuối cùng nêm nếm lại gia vị vừa miệng ăn, thêm hành, rau ngổ rồi tắt bếp. Cho canh cá nấu măng chua ra đĩa và thưởng thức nhé!

Gỏi vịt bóp măng

Món gỏi này sẽ đem đến một trải nghiệm thú vị về hương vị mới cho gia đình bạn.

Nguyên liệu:

- Vịt

- Măng mã trúc

- Nước mắm, đường, dấm

- Chanh, tỏi, ớt

- Mùi tàu, húng chó
 


Cách làm:

- Vịt sau khi sơ chế các bạn xoa muối hột lên khắp mình vịt rồi chà xát để làm sạch và loại bớt mùi hôi của vịt, nhổ những lông măng còn sót sau đó rửa lại với nước. Cho vịt vào nồi luộc từ khi nước lạnh đến khi dùng đũa xiên thử vào đùi vịt, thấy không còn tiết ra nước màu hồng nữa tức là thịt vịt đã chín.

- Đợi vịt nguội, dùng dao lọc lấy phần thịt nạc ở ức vịt rồi thái miếng mỏng vừa ăn.

- Món ăn này dùng măng mã trúc là ngon nhất, tuy nhiên nếu không tìm mua được thì các bạn cũng có thể thay thế bằng măng tươi hoặc măng lá. Tuy nhiên nên chú ý luộc măng thật kĩ qua vài lần nước để loại bỏ độc tố có trong măng. Sau đó dùng dao tước măng thành những sợi nhỏ.
 


- Rau húng cho và mùi tàu các bạn nhặt bỏ phần lá úa, lá già, rửa sạch rồi đem thái nhỏ.

- Pha nước mắm trộn gỏi thoe tỉ lệ 1 mắm : 1 đường : 1 nước : 3 dấm (có thể thay dấm bằng nước cốt chanh cho thơm), thêm tỏi ớt băm nhuyễn vào bát nước mắm vừa pha tạo vị chua cay mặn ngọt vừa miệng rồi rưới vào phần măng và vịt, trộn đều, đợi khoảng 20 phút cho ngấm.

- Khi măng và vịt đã ngấm, các bạn cho nốt phần rau mùi tàu và húng chó đã thái nhỏ lúc trước vào.

- Bày gỏi vịt bóp măng ra đĩa, vậy là món nhậu ngon cho ông xã ngày cuối tuần đã hoàn tất rồi.

Lươn om măng

Nguyên liệu:

- Lươn: 1 con (200gr)

- Măng củ: 300gr

- Nước dừa: 1 quả

- Hành hoa, hành khô, rau răm, tỏi, gừng, bột nghệ, dầu ăn, dầu hào, hạt nêm, hạt tiêu, bột canh.

Thực hiện:

- Lươn làm sạch nhớt bằng cách cho lươn vào một cái túi bóng, túm ngọn miệng túi chỉ để hở một lỗ nhỏ (hoặc cho vào nồi rồi dùng rổ đè lên miệng nồi).
 


- Đổ nước chanh (dấm) pha cùng muối vào rồi túm chặt miệng túi cho lươn quẫy đạp nhả sạch nhớt.

- Khi lươn chết, dùng giấy báo tuốt cho lươn sạch nhớt, rửa lại cho sạch, để ráo nước. Mổ bụng để loại bỏ ruột lươn sau đó cắt khúc vừa ăn.

- Dùng dao khứa vài đường chéo trên miếng lươn cho đẹp và dễ ngấm gia vị khi ướp, nấu.

- Hành khô, tỏi lột bỏ vỏ, băm nhỏ. Hành hoa, rau răm nhặt bỏ rễ và lá úa, rửa sạch, thái nhỏ. Gừng rửa sạch, thái chỉ.

- Ướp lươn với một chút  bột nghệ, dầu hào, hạt tiêu, hạt nêm, bột canh và một  nửa chỗ gừng, hành, tỏi băm nhỏ. Ướp trong khoảng 1 tiếng cho lươn ngấm gia vị.

- Măng rửa sạch, cắt miếng theo ý thích, đem luộc 2 lần nước, sau đổ ra rổ cho ráo nước.

- Làm nóng dầu ăn trong chảo, cho lươn vào rán vàng đều 2 mặt (trước khi cho lươn vào rán thì dùng đũa gạt hết gia vị bám trên miếng lươn để khi rán lươn không bị cháy).

- Gắp lươn ra một cái đĩa rồi cho một nửa chỗ hành, tỏi, gừng còn lại vào phi thơm. Cho tiếp măng cùng một ít bột nghệ vào xào. Nêm thêm chút hạt nêm cho măng ngấm gia vị.

- Đổ măng qua một cái nồi, cho lươn, nước dừa vào đun cho tới khi nước sôi thì hạ lửa.

- Om lươn cho đến khi gần cạn hết nước thì cho hành hoa, rau răm thái nhỏ vào, nêm thêm chút hạt nêm, bột canh, hạt tiêu. Đảo đều tất cả rồi tắt bếp.

MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Măng nướng 

Măng nướng là món ăn quen thuộc trong bữa cơm gia đình của người Tây Bắc, nhất là các dân tộc Tày, Thái, Mường… ở Mường Lò, Mù Căng Chải – Yên Bái và cũng là món ngon đặc sản đãi khách phương xa của người dân nơi này.
 



Măng nhồi thịt nướng. Ảnh: lamchame

Muốn có món măng ngon, phải chọn được những mầm măng mới nhú (trắng nõn, mềm và ngọt) để làm nguyên liệu chính. Sau đó dùng củi nướng cho đến khi măng cháy xém, quắt lại. 

Bóc dần từng bẹ măng, chấm vào hỗn hợp gia vị bao gồm muối, ớt, lá gừng, mắc khén, lá tỏi và củ tỏi giã nhỏ để thưởng thức trọn vẹn hương vị của núi rừng với đủ vị đắng ngọt của măng, mặn của muối, cay nồng của ớt, cay ấm của gừng, tê tê của mắc khén, hăng hăng của tỏi. 


Măng ngâm ớt chua cay

Không biết tự bao giờ mà măng ngâm ớt đã trở thành một món ăn không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam. Nhắc đến măng ớt ngâm chua cay, không thể không nhắc tới Lạng Sơn và Bắc Kạn – 2 địa phương mà ở nơi đó, măng ớt không chỉ là món ăn địa phương, mà đã trở thành biểu trưng cho nét văn hóa ẩm thực dân tộc độc đáo. 
 


Măng ngâm ớt ở vùng này ngon đặc biệt bởi ngoài măng và các gia vị phổ biến thì người dân còn sử dụng quả mắc mật – loại quả chỉ mọc trên vùng núi đá phía Bắc, gia giảm cho thêm nồng nàn. 

Màu trắng nõn của măng xen lẫn màu đỏ tươi của ớt và màu xanh nâu của mắc mật rất bắt mắt, miếng măng có vị chua chua, cay cay, mùi thơm đặc trưng là món quà thắm đượm hương vị quê hương. 
 

Măng chua ngâm ớt thường được cho vào nước chấm hay ăn kèm với những món ăn như vịt quay, thịt nướng, chân giò hầm, khâu nhục và làm nguyên liệu chính để chế biến các món ăn ngon như: lẩu măng cay, ếch xào măng, bún măng thịt, canh cá nấu măng chua…


Măng luộc, măng xào, măng nấu canh



Khoảng thời gian từ cuối tháng giêng tới cuối tháng năm âm lịch là thời gian thích hợp nhất cho các loại măng sinh trưởng và phát triển. Có vô số loại măng có thể dùng để chế biến thực phẩm như: măng nứa, măng vầu, măng sặt, măng lý, măng trúc, măng giang, măng mai, măng tre… mỗi loại đều có hương vị riêng độc đáo mà thực khách dù thưởng thức một lần cũng không thể nào quên.
 

Măng vầu xào thịt bò. Ảnh sưu tầm.




Canh măng lưỡi lợn nấu xương

Măng xào ếch

Măng luộc để cả vỏ. Ảnh sưu tầm

Nếu như măng nứa mỏng, trắng ngần, thích hợp để xào tỏi hoặc hầm với xương thì với đặc tính ngọt sắc như mỳ chính của mình thì luộc hay xào măng vầu đều rất thú vị. Măng sau khi được sơ chế hết lớp vỏ bọc đầy lông ngứa bên ngoài, được thả vào nước, đun sôi cùng chút muối để giảm vị chát đắng cố hữu và thưởng thức ngay khi còn nóng. 

Ảnh sưu tầm



Món măng này chấm với muối vừng, xì dầu cay, muối ớt hay gia vị đặc biệt chế từ lá cây đều rất ngon. Đây cũng là món ăn đặc sản của các dân tộc đang sinh sống ở mảnh đất cao nguyên Mộc Châu – Sơn La. 

 

Măng trộn tôm chua cay


Măng trúc núi Yên Tử - Quảng Ninh vốn nức tiếng xa gần bởi vị ngọt chắc, non tơ ẩn trong từng búp thon nhỏ, khi nấu lên hoàn toàn mất hẳn mùi hăng, hết sạch vị đắng, ăn vào là vị bùi độc đáo, tươi mát. 

 

Du khách đang chọn mua măng núi Yên Tử. Nguồn ảnh: xalo


Với loại măng trúc này, người ta có thể chế biến được rất nhiều món ăn hấp dẫn như măng xào thịt dê, nộm măng trúc, măng luộc chấm muối vừng, măng nướng than hoa, măng tươi ngâm ớt…




Cách làm măng chua ngon
Canh măng chua nấu thịt gà cho cả nhà thích mê
Canh cá nấu măng chua
Cá tầm nấu măng chua ngon không cưỡng nổi
Thịt bò xào măng chua dịu nhẹ ngon cơm
Canh cá lóc nấu măng chua dậy mùi chiều đông
Tác dụng chữa bệnh của măng tre
Công dụng chữa bệnh của cây măng tây



(ST)