Các món ngon từ sò lông tốt cho sức khỏe cả nhà!

Những món ngon từ sò lông chứa nhiều chất đạm rất tốt cho sức khỏe, các thành phần dinh dưỡng có tác dụng tăng cường sự dẻo dai, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Hãy chế biến món ăn bổ dưỡng này cho những người thân yêu của bạn nhé!

 

Sò lông xào sa tế ớt chuông món ngon cho dân nhậu

Bạn nên chọn mua sò lông con to vừa vì thịt sẽ chắc và ngọt hơn con quá to.

Nguyên Liệu cho món sò lông xào sa tế ớt chuông:

- 800g sò lông

- 150g ớt chuông đỏ

- 100g ớt chuông xanh

- 30g rau răm

- 1 củ tỏi

- 1 thìa cà-phê gia vị

- 1 thìa cà-phê hạt nêm

- 1/5 thìa cà-phê tiêu

- 1 thìa súp sa tế

- 2 cây sả

- Dầu ăn

- Muối

Thực Hiện:

- Sò lông ngâm nước muối, rửa sạch, để ráo, hấp chín, gỡ lấy thịt, bỏ vỏ.

- Ớt chuông (xanh và đỏ) rửa sạch, bỏ hạt, thái miếng vuông cạnh cỡ 2-3cm

- Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, để ráo, đập giập, băm nhỏ.

- Sả bóc bỏ vài lớp vỏ ngoài, rửa sạch, bào lát xéo.

- Rau răm nhặt lấy lá, rửa sạch, để ráo, thái rối (không phải thái nhỏ, miếng rau lớn nhỏ không đều nhau).

- Đun nóng 1,5 thìa súp dầu ăn, cho tỏi băm và sả vào phi thơm vàng. Sau đó, bạn cho sò lông vào xào. Thêm ớt chuông, đảo đều. Nêm gia vị, tắt bếp, cho rau răm vào.

Sò Lông Xào Bông Cải

Món này dùng nóng với cơm trắng rất ngon, cũng có thể dùng như món khai vị.
 
Nguyên liệu:

-  450g bông cải, 300g sò lông đông lạnh

- 1 tép tỏi băm nhỏ, vài lát gừng và cà rốt, vài cọng hành lá.

- Nước sốt: 1 muỗng đường, 1/2 muỗng bột gạo, một chút dầu mè, 2 muỗng lớn nước súp.

- 1 muỗng muối

- 1/2 muỗng đường

- 1/2 chén nước súp
 
Cách làm:

- Cắt bông cải thành những bông hoa, trụng vào nước nóng và rửa sạch bằng nước lạnh, để ráo nước. Lạng sò thành lát mỏng.

- Cho 2 muỗng dầu vào chảo, bỏ gừng và bông cải vào xào sơ, nêm gia vị và dọn ra đĩa. Trộn thịt sò với 1/2 muỗng rượu, nhúng vào nước nóng và lấy ra ngay, để ráo nước.

- Cho một muỗng dầu vào chảo rồi thêm tỏi, hành, gừng, cà rốt vào xào sơ qua. Đổ thịt sò vào chảo, đổ nước sốt vào làm sệt lại, xào đều rồi đổ lên trên bông cải, dọn ra dùng.

 

Canh Lá Giang Sò Lông

 

Khi nấu canh lá giang, bạn không nên nấu bằng nồi nhôm mà nên nấu bằng nồi inox. Ngoài ra, bạn có thể dùng nước luộc sò lông để nấu canh, nhưng nhớ luợc sạch cát trước khi nấu.
 
Nguyên liệu

- 350g la giang

- 100g củ hủ dừa

- 500g sò lông

- Một ít gừng

- Rau ngổ

- 2 quả chanh vắt lấy nước cốt

- 800ml nước

- Gia vị: hạt nêm, đường, muối, tiêu, dầu ăn.

Thực hiện

- Lá giang nhặt lấy lá, rửa sạch, thái nhỏ. Rau ngổ bỏ gốc, rửa sạch, thái khúc. Gừng đập giập. Củ hủ dừa thái lát mỏng, ngâm với nước pha một ít nước cốt chanh để không bị thâm. Sò lông chà và rửa sạch, luộc chín với gừng, gỡ lấy phần thịt.

- Cho 1/2 thìa súp dầu ăn và nước vào nồi, đun sôi trong 5 phút. Nêm 1/2 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê hạt nêm, thả củ hủ dừa, lá giang và sò lông vào nấu sôi trở lại, tắt lửa.
Múc ra tô, rắc rau mùi tàu và rau ngổ lên trên. Dùng nóng kèm với nước mắm nguyên chất.

Sò Lông Nướng Sốt Xoài

Để sò ngọt hơn, bạn rang sơ sò (miệng chưa mở) với muối hạt trước khi nướng.


 
Nguyên liệu:

- 400g sò lông

- 150g xoài cát

- 1 củ hành tây nhỏ (30g)

- 2 quả ớt hiểm

- 30g bơ

- 1 thìa cà phê hạt nêm

- 1/2 thìa cà phê đường

- Dầu ăn

Thực hiện:

- Xoài cát gọt vỏ, một nữa thái hạt lựu nhỏ, nữa còn lại cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn với ít nước lọc.

- Hành tây bóc vỏ, thái nhỏ.

- cho vào chảo 1 thìa súp dầu ăn, đun nóng, cho hành tây vào xào thơm, cho tiếp phần xoài xay vào đun. Bạn nêm 1 thìa cà phê hạt nêm và 1/2 thìa cà phê đường. Sau đó, cho tiếp phần xoài thái hạt lựu vào đảo đều, tắt bếp.

- Sò lông rửa sạch, ngâm vào nước có thêm hai quả ớt hiểm đập giập để sò nhả hết chất bẩn, vớt ra, để ráo nước.

- Bạn cho sò lên bếp than nướng, khi sò mở miệng, cho một ít bơ và sốt xoài vào nướng khoảng 5 giây nữa.
 

Sò lông sốt tôm khô
 

 
Nguyên liêu:

- 0.5kg sò lông

- 50g tôm khô

- 20g cần tàu

- 1 thìa cà phê gừng băm

- 1 quả ớt

- 1/3 bát nước me

- 1 thìa súp tương ớt

- Nước mắn

- Đường

- Dầu ăn
 
Thực hiện:

- Sò lông làm sạch, chần sơ qua nước sôi, tách bỏ một bên vỏ. Tôm khô ngâm nở vắt ráo

- Phi thơm hành tím, gừng với dầu ăn, cho tôm khô, đến nước me, tương ớt, nước mắm, đường, sò lông vào xóc đều, cho ớt, cần tầu thái nhỏ vào.

Mách bạn: Đề làm sạch sò, bạn dùng bài chải cước chà vỏ sò dưới vòi nước chảy

Sò Lông Xào Chua Ngọt

Để thịt sò lông thơm hơn, bạn cho vào nước hấp sò một ít gừng hoặc đầu trắng hành hoa đập giập.
 
Nguyên liệu:

- 800g sò lông

- 100g hành tây

- 150g cà-rốt

- 1 thìa cà phê bột gia vị

- 1/5 thìa cà phê tiêu

- 1/3 thìa cà phê hạt nêm

- 1 củ tỏi

- 100ml sốt chua ngọt (tương ớt chua ngọt)

- Dầu ăn.

Thực hiện:

- Sò lông sơ chế sạch, hấp chín, gỡ lấy thịt, bỏ vỏ.

- Hành tây và cà-rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng vuông.

- Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ.

- Bạn đun nóng 1 thìa súp dầu ăn, cho tỏi băm vào phi thơm, tiếp đến là só lông.

- Nêm bột gia vị, trút ra đĩa. Bạn tiếp tục đun nóng 1 thìa súp dầu ăn khác rồi cho hành tây vào xào để tạo hương thơm trước, sau đó mới cho cà-rốt vào đảo đều, thêm sốt chua ngọt, hạt nêm. cuối cùng, bạn cho sò lông đã xào sơ vào, đảo đều, tắt bếp, rắc thêm tiêu cho thơm.

- Bạn có thể dùng với bánh mì hoặc cơm.

Su Su Xào Sò Lông


 

Khi sơ chế sò lông, bạn nên bỏ phần ruột để món ăn không bị đắng.

Nguyên liệu

- 500g sò lông (còn vỏ)

- 300g su su

- 10g tỏi băm

- 100g cà-rốt

- 2 nhánh rau mùi

- Muối, tiêu, đường, hạt nêm, nước mắm, dầu ăn

Thực hiện

- Su su và cà-rốt bào vỏ, rửa sạch, thái khối hình chữ nhật 2x3cm. Sò lông ngâm nước cho sạch cát rồi đun chín tới, gỡ lấy phần thịt, rửa lại với nước muối. Trộn thịt sò với 1 thìa cà phê hạt nêm, 1/3 thìa cà phê đường, 1/3 thìa cà phê tiêu.

- Đun nóng 1 thìa súp dầu ăn, phi vàng tỏi băm, xào sơ sò. Tiếp tục phi vàng tỏi băm với dầu ăn, xào chín su su, cà-rốt, nêm 1 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa cà phê đường, 1 thìa súp nước mắm, trút sò lông vào đảo nhanh tay trong khoảng 2 phút, tắt lửa.

Dọn ra đĩa, trang trí với rau mùi.

Vị ngon ngọt trong từng thớ thịt sò quyện với mùi thơm lừng của bơ sẽ khiến cả nhà thích thú.


Nguyên liệu: cho 2 phần ăn:

- 1 kg sò lông

- 1 nhánh gừng

- 1 bó nhỏ hành lá

- Muối ,tiêu, chanh

- Gia vị

- Bơ

- 1 quả trứng.

Bước 1:

- Ngâm và rửa sò nhiều lần cho sạch.

- Gừng cắt lát mỏng.

Bước 2:

Cho sò vào nồi với chút xíu nước, thêm gừng, đậy nắp đun lửa vừa khoảng 10 phút sò hơi há miệng thì bạn tắt bếp.

Bước 3:

Lấy thịt sò khỏi vỏ, tước bỏ chùm lông nhỏ gần miệng sò rồi ướp với muối tiêu khoảng 10 - 15 phút cho thấm gia vị.

Bước 4:

Đánh nhuyễn 1 quả trứng gà.

Thả tất cả thịt sò đã ướp vào tô trứng, trộn đều, để vài phút.


Bước 5:

Làm nóng chảo trên bếp, cho vài muỗng bơ vào đun cho tan chảy.

Bơ vừa sôi bốc mùi thơm thì bạn nhanh tay dùng muỗng múc từng con sò thấm đẫm trứng thả vào chảo bơ, chiên đến khi chín vàng thì gắp ra đĩa, để riêng. Làm lần lượt đến khi hết sò.

Bước 6:

Vẫn trong chảo đã chiên sò, bạn cho hành lá xắt nhỏ vào đảo qua rồi tắt bếp.

Khi dùng bạn bày sò lên đĩa, rắc hành phi lên, ăn kèm với muối tiêu chanh cùng vài khoanh ớt.

Thường vào tháng 4 đến tháng 6, sò lông là ngon nhất. Vốn đã quen với những món sò lông nướng mỡ hành, sò lông luộc... lần này bạn hãy thử thay đổi khẩu vị với món sò lông chiên bơ nhé! Vị ngon ngọt trong từng thớ thịt sò quyện với mùi thơm lừng của bơ sẽ khiến mọi người thích thú đấy; chỉ mất chút ít thời gian mà bạn có thêm một món nhậu cho chàng ngày cuối tuần rồi!

 

(ST)

hay cho em bi quyet nhung mon so long dat biet nua nhe
hơn 1 tháng trước - Thích (6)
Cảm ơn bạn đã qan tâm tới quý báo, anh chị em ban biên tập sẽ cố gắng để cung cấp cho độc giả những bài báo tốt nhất.Rất mong nhận được sự cổ vũ,Trân trọng
hơn 1 tháng trước - Thích (11)
Cho em hỏi cách chữ trị chứng ra mồ hôi tay chân đơn giản nhất ah.
hơn 1 tháng trước - Thích (16)
1. Lát Lốt Bạn thử các cách sau nha" 1.lá lốt Có rất nhiều cách sử dụng lát lốt để trị chứng đổ mồ hôi tay, chân. Cách thứ nhất dùng thân, lá và rễ lá lốt rang vàng, hạ thổ, sắc uống trong 7 ngày liền, nghỉ 4 - 5 ngày sau đó tiếp tục sử dụng bài thuốc thêm 1 tuần. Cách thứ hai, nấu nước lá lốt, cho thêm chút muối tinh, ngâm tay trong nước ấm, áp dụng ít nhất một lần trong ngày. Cách thứ 3, chế biến lá lốt thành những món ăn ngon mà lại có tác dụng như những vị thuốc như chả lá lốt, thịt rang lá lốt, đảm bảo là rất thơm ngon, vừa miệng mà lại có tác dụng chữa bệnh. 2. Chè xanh Có một liệu pháp giúp làn da khỏe đẹp mà ít bạn trẻ để ý đó là tắm bằng nước lá chè xanh. Tắm nước chè xanh sẽ giúp bạn sảng khoái hơn sau một ngày học tập, làm việc mệt mỏi. Nước trà xanh còn ấm dùng để ngâm tay không những giúp bạn có một làn da tay mịn màng mà còn hạn chế mồ hôi chân, tay tiết ra nữa đấy. Giống như lá lốt, trà xanh không khó kiếm, nếu đi chợ sớm để chọn được những bó trà xanh tươi với giá không quá đắt. Không chỉ dùng chữa bệnh mà nếu hãm trà xanh để uống, bạn sẽ dễ giảm cân hơn và cơ thể cũng thanh lọc, hỗ trợ việc "xử lý"" chứng đổ mồ hôi tay, chân từ bên trong. Nếu không có trà xanh thì trà túi hoặc trà mạn là một thay thế không tồi. 3. Ngải cứu Ngải cứu tác dụng chữa các chứng bệnh về tiêu hóa, thần kinh, bệnh ngoài da và những rắc rối về "nguyệt san", ngải cứu còn có tác dụng trong chữa trị chứng đổ mồ hôi chân tay. Vào mùa lạnh, bạn cho cây ngải cứu vào bát, đốt rồi hơ tay, chân vào hơi nóng bốc lên. Tinh dầu ngải cứu sẽ có tác dụng làm ấm đôi bàn tay, chân của bạn, hạn chế tình trạng hư hàn - nguyên nhân chính gây chứng đổ mồ hôi tay chân. 4. Lá dâu tằm Những lá dâu tằm tươi xanh mơn mởn không chỉ dành làm thức ăn cho tằm nhả tơ mà còn có thể đun sôi làm nước uống trị đổ mồ hôi tay, chân nữa đấy. Có thể kết hợp thêm với lá lốt, hạt sen, đường kính để thành một loại thức uống dễ chịu. Không chỉ lá, cành cây dâu kết hợp với cỏ xước, cây mắc cỡ sắc lên uống cũng có tác dụng trong điều trị đổ mồ hôi tay, chân. 5. Muối Dùng muối hạt hòa tan vào nước ấm ngâm ngập bàn tay và bàn chân vào nước ấm. Ngoài ra, còn hai cách khác là rang muối trên chảo nóng rồi hơ, xông chân tay hay gói muối hạt vào một tấm vải sạch rồi đem chờm vào chân tay. Ba cách này đều có thể giúp bạn trị dần chứng đổ mồ hôi chân, tay đó. Trên đây là 5 liệu pháp tự nhiên khả dĩ có thể giúp chúng ta vĩnh biệt chứng ra mồ hôi tay chân. Tùy điều kiện và hoàn cảnh, cả nhà chọn cho mình cách phù hợp nhé. Như em thì em sẽ áp dụng cách thứ nhất và thứ 2, vì vườn nhà em rất sẵn 2 loại lá cây này.
hơn 1 tháng trước - Thích (12)
Cho em hỏi cách chữ trị chứng ra mồ hôi tay chân đơn giản nhất ah.
hơn 1 tháng trước - Thích (4)
Bạn thử tham khảo các cách sau nhé: 1. Lát Lốt Có rất nhiều cách sử dụng lát lốt để trị chứng đổ mồ hôi tay, chân. Cách thứ nhất dùng thân, lá và rễ lá lốt rang vàng, hạ thổ, sắc uống trong 7 ngày liền, nghỉ 4 - 5 ngày sau đó tiếp tục sử dụng bài thuốc thêm 1 tuần. Cách thứ hai, nấu nước lá lốt, cho thêm chút muối tinh, ngâm tay trong nước ấm, áp dụng ít nhất một lần trong ngày. Cách thứ 3, chế biến lá lốt thành những món ăn ngon mà lại có tác dụng như những vị thuốc như chả lá lốt, thịt rang lá lốt, đảm bảo là rất thơm ngon, vừa miệng mà lại có tác dụng chữa bệnh. 2. Chè xanh Có một liệu pháp giúp làn da khỏe đẹp mà ít bạn trẻ để ý đó là tắm bằng nước lá chè xanh. Tắm nước chè xanh sẽ giúp bạn sảng khoái hơn sau một ngày học tập, làm việc mệt mỏi. Nước trà xanh còn ấm dùng để ngâm tay không những giúp bạn có một làn da tay mịn màng mà còn hạn chế mồ hôi chân, tay tiết ra nữa đấy. Giống như lá lốt, trà xanh không khó kiếm, nếu đi chợ sớm để chọn được những bó trà xanh tươi với giá không quá đắt. Không chỉ dùng chữa bệnh mà nếu hãm trà xanh để uống, bạn sẽ dễ giảm cân hơn và cơ thể cũng thanh lọc, hỗ trợ việc "xử lý"" chứng đổ mồ hôi tay, chân từ bên trong. Nếu không có trà xanh thì trà túi hoặc trà mạn là một thay thế không tồi. 3. Ngải cứu Ngải cứu tác dụng chữa các chứng bệnh về tiêu hóa, thần kinh, bệnh ngoài da và những rắc rối về "nguyệt san", ngải cứu còn có tác dụng trong chữa trị chứng đổ mồ hôi chân tay. Vào mùa lạnh, bạn cho cây ngải cứu vào bát, đốt rồi hơ tay, chân vào hơi nóng bốc lên. Tinh dầu ngải cứu sẽ có tác dụng làm ấm đôi bàn tay, chân của bạn, hạn chế tình trạng hư hàn - nguyên nhân chính gây chứng đổ mồ hôi tay chân. 4. Lá dâu tằm Những lá dâu tằm tươi xanh mơn mởn không chỉ dành làm thức ăn cho tằm nhả tơ mà còn có thể đun sôi làm nước uống trị đổ mồ hôi tay, chân nữa đấy. Có thể kết hợp thêm với lá lốt, hạt sen, đường kính để thành một loại thức uống dễ chịu. Không chỉ lá, cành cây dâu kết hợp với cỏ xước, cây mắc cỡ sắc lên uống cũng có tác dụng trong điều trị đổ mồ hôi tay, chân. 5. Muối Dùng muối hạt hòa tan vào nước ấm ngâm ngập bàn tay và bàn chân vào nước ấm. Ngoài ra, còn hai cách khác là rang muối trên chảo nóng rồi hơ, xông chân tay hay gói muối hạt vào một tấm vải sạch rồi đem chờm vào chân tay. Ba cách này đều có thể giúp bạn trị dần chứng đổ mồ hôi chân, tay đó. Trên đây là 5 liệu pháp tự nhiên khả dĩ có thể giúp chúng ta vĩnh biệt chứng ra mồ hôi tay chân. Tùy điều kiện và hoàn cảnh, cả nhà chọn cho mình cách phù hợp nhé. Như em thì em sẽ áp dụng cách thứ nhất và thứ 2, vì vườn nhà em rất sẵn 2 loại lá cây này. Chúc bạn thành công nha
hơn 1 tháng trước - Thích (3)
cah hap so long
hơn 1 tháng trước - Thích (1)
Gửi hỏi đáp - bình luận