Các món ngon với sữa chua hương vị hấp dẫn, chế biến nhanh gọn

Hiện, sữa chua có rất nhiều loại để bạn lựa chọn trong khâu nguyên liệu như có đường, không đường, ít đường, hoa quả,... Trong đó, các loại sữa chua có bổ sung lợi khuẩn còn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột.



Món ngon từ sữa chua


1. Mây trắng

- Nguyên liệu: một hộp sữa chua, 50ml sữa tươi, 2 thìa cà phê sữa đặc, một lon 7up, một lát chanh, một trái cherry, đá viên.

- Thực hiện: cho sữa chua, sữa tươi, sữa đặc vào bình lắc, sau đó cho thêm đá lắc mạnh và đều tay rồi rót ra ly. Bạn đổ 7up lên trên đến khi đầy ly rồi dùng một lát chanh, trái chery gắn miệng ly. Món này rất thích hợp để tráng miệng, giải khát hoặc khi bạn nhâm nhi cùng bạn bè.

2. Sữa chua hoa quả

- Nguyên liệu: sữa chua, hoa quả như thanh long, lê, dưa chuột, anh đào, mít, chuối, kiwi, nho...

- Thực hiện: Hoa quả rửa sạch, bóc vỏ, thái miếng vuông hoặc con chì, cho vào cốc, đổ sữa chua lên trên, thêm đá bào, trộn đều và thưởng thức. Món này rất dễ thực hiện, vị ngon, mát, giúp bổ sung vitamin, dinh dưỡng cho cơ thể.



3. Sinh tố sữa chua cà chua

- Nguyên liệu: một hộp sữa chua, 2 quả cà chua rửa sạch, một thìa nước chanh, đá, một cốc sữa tươi, đường.

- Thực hiện: cho tất cả nguyên liệu vào máy xay sinh tố rồi xay mịn, đổ ra ly và thưởng thức. Món này giàu vitamin A và C rất tốt cho sức khỏe, cà chua còn có tác dụng làm mát, chống nóng và dưỡng da.  

4. Sữa chua nếp cẩm

- Nguyên liệu (làm cho 4-6 người ăn): nửa cân gạo nếp cẩm, một lon nước cốt dừa, một cân đường kính, một gói muối tinh nhỏ, 4 hộp sữa chua, lá nếp.

- Thực hiện: gạo nếp cẩm đem vo sạch rồi ngâm trong nước ấm 3 – 4 tiếng đồng hồ. Sau đó, bạn cho nửa lon nước cốt dừa vào xoong đun lửa vừa phải gần giống như cháo, sánh đặc, hết nước lại tiếp thêm nước và cho lá nếp vào để tạo mùi thơm. Bạn cho vừa muối, đảo đều và bắc xuống. Các bạn khi cho đường vào chú ý không được đun lâu để tránh lại gạo. Nếp cẩm chế biến xong, bạn để nguội và cho vào tủ lạnh.

Khi ăn, bạn chỉ cần lấy nếp cẩm, sữa chua và đá cho vào cốc, trộn đều là có thể thưởng thức. Đây là món ăn nhẹ, ngoài giá trị giải khát còn cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.



5. Tôm chiên giòn xốt sữa chua

Không chỉ là nguyên liệu để chế biến những món tráng miệng hấp dẫn, sữa chua còn có thể kết hợp với các loại thịt, tôm, cá..., tạo nên nhiều món thịnh soạn để bạn đãi tiệc trong những ngày Tết. Sự góp mặt của yaourt sẽ mang đến hương vị lạ cho bữa ăn, giúp thực khách thấy ngon miệng và dễ tiêu hóa hơn.

- Nguyên liệu: 3 lạng tôm 300g, một chút gừng, dầu oliu, một gói bột chiên tôm, một quả trứng gà, một hộp sữa chua, hành tây, tiêu, ớt đà lạt, gia vị.

- Thực hiện: Tôm làm sạch ướp nước gừng, tiêu, gia vị. Bột chiên tôm bỏ nước cùng trứng đánh đều thành hỗn hợp sánh. Nhúng tôm vào hỗn hợp bột, chiên và nhúng qua dầu ôliu. Món này ăn kèm tương ớt hoặc xốt sữa chua. Cách làm xốt sữa chua: cho sữa chua trộn một chút đường đường, muối, tiêu, ớt đà lạt cắt hạt lựu.

6. Gà nướng với sữa chua

- Nguyên liệu: 2 miếng thịt ức gà philê, một hộp sữa chua, một thìa cà phê gia vị tandoori, nửa thìa cà phê bột cari, một chút bột ớt, tỏi, muối, rau mùi.

- Thực hiện: Trước khi ướp thịt gà, dùng sống dao làm phẳng miếng thịt nhất có thể. Bạn cho sữa chua, tỏi, bột tandoori, bột cà ri, ớt bột và muối vào bát. Rau mùi thái nhỏ, cho vào hỗn hợp trên và trộn đều. Sau đó, bạn đổ bát hỗn hợp sữa chua và các gia vị lên khay thịt gà sao cho phủ kín miếng thịt, bật bếp nướng, phết dầu, khi bếp nóng, cho thịt gà lên nướng. Khi thịt vàng đều, bạn có thể lấy ra ăn kèm với dưa chuột, cà chua thái lát. Ngoài ra, bạn có thể trang trí lên miếng thịt gà một chút sữa chua, vài nhánh rau mùi. Đây là món ăn rất phổ biến ở Ấn Độ.


3 kiểu hoa quả trộn sữa chua ngon cho ngày hè




Kiểu 1: Hoa quả và sữa chua trộn lẫn:

Nguyên liệu:

1 quả cam to, 1 quả kiwi, 3 quả dâu tây, 1 hộp sữa chua. Bạn có thể mua sữa chua hoặc tham khảo cách làm sữa chua để tự làm thì càng tuyệt nhé!


Thực hiện: Bạn sẽ dùng chính vỏ quả cam làm chén đựng hoa quả trộn với sữa chua, vì thế sau khi bổ đôi cam, bạn dùng mũi dao khía vào giữa lớp cùi trắng và ruột cam, cẩn thận để không chọc mũi dao thủng vỏ cam. Sau đó dùng thìa đẩy và bóc tách ruột cam ra khỏi vỏ. Xắt nhỏ các hoa quả rồi cho một tô lớn, đổ sữa chua vào trộn đều và để ngăn mát tủ lạnh vài phút cho ngấm vị.

Khi dùng bạn múc hoa quả trộn sữa chua vào lòng vỏ cam, kê vỏ cam trên một giá nhỏ coi như đó là một chén nghệ thuật mà hết sức tự nhiên.


Kiểu 2: Salad hoa quả:

Nguyên liệu:

- Hoa quả: kiwi, thanh long, táo, nho
- Bim bim và hạt khô như hạt dẻ cười, đậu phộng
- 1 hộp sữa chua và 2 muống xốt mayonnaise


Thái lát ki wi và tao thành miếng to mỏng, xếp tròn đều quanh đĩa. Thanh long được múc thành thành những cầu tròn nhỏ như nho và xếp vào giữa đĩa. Rắc hoa quả khô và bim bim xen kẽ lên trên. Rưới sữa chua và xốt mayonnaise đều trên các miếng hoa quả nhưng không quá nhiều.


Kiểu 3: Hoa quả dầm sữa chua:

Nguyên liệu:

- 1 hộp sữa chua và 2 muỗng sữa đặc có đường
- 1 ít nho khô hoặc dừa khô
- Vài lát hoa quả, mỗi loại quả chỉ cần 1 ít, nên chọn nhiều màu sắc cho tươi tắn, như: dưa hấu đỏ, mơ vàng, mận tím, táo xanh,...


Thực hiện: Xắt nhỏ hoa quả cỡ quân cờ, có thể múc các cầu dưa tròn bằng thìa múc dưa. Trộn đều hoa quả, thả vào cốc thủy tinh trong suốt và rộng miệng, rắc hoa quả khô lên trên rồi đổ sữa chua và sữa đặc có đường phủ lên trên cùng. Khi ăn bạn sẽ dầm đều sữa chua và hoa quả với nhau.

Cùng thưởng thức các kiểu hoa quả trộn sữa chua nào! Kiểu hoa qua trộn này rất phổ dụng, đẹp mắt hơn khi bạn dùng chính vỏ của một quả lớn làm chén đựng tự nhiên. Có thể là vỏ cam hay vỏ thanh long khoét ruột, vỏ đu đủ và dưa khoét để dày thành cũng đều có thể làm chén đựng rất ngon mắt!

Salad hoa quả sữa chua sẽ dễ ăn hơn khi bạn là người vốn thích ăn hoa quả nguyên chất không pha trộn. Bạn dùng dĩa để xiên các lát hoa quả, nếu thích bạn có thể chấm thêm sữa chua, nếu không thích bạn vẫn có thể gạt bớt ra. Một chén hoa quả trộn sữa chua thường phục cụ cho các suất ăn riêng, còn một đĩa salad hoa quả thế này sẽ đáp ứng được thị hiếu ăn hoa quả khác nhau của nhiều người dùng chung.

Hoa quả dầm sữa chua có sự hấp dẫn của một món chè. Một chút hương vị nho khô hay dừa khô cùng với việc vừa dầm hoa quả vừa ăn sẽ khiến cho bạn có cảm giác mình đang ăn chè hoa quả mà không hề sợ đường ngọt.


MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

8 điều cần chú ý khi ăn sữa chua

 


1. Sữa chua không phải là nước uống sữa chua

Hiện nay, không chỉ chủng loại sữa chua vô cùng nhiều mà các loại nước uống sữa chua cũng không hề ít, bạn rất có khả năng mua phải sữa chua mà không phải sữa chua. Sữa chua được làm từ sữa bò qua quá trình lên men mà thành, về bản chất nó vẫn thuộc phạm trù “sữa bò”.

Nhưng nước uống sữa chua chỉ là một loại nước uống, không phải là sữa, hàm lượng thành phần dinh dưỡng của nó khác biệt rất nhiều. Dinh dưỡng trong nước uống sữa chua chỉ có khoảng 1/3 là sữa chua. Dựa theo quy định của chuyên ngành sữa, trong 100g sữa chua phải có hàm lượng protein ≥2,9gram, mà hàm lượng protein trong nước uống sữa chua chỉ có khoảng 1gram. Nước uống sữa chua có thể coi là đồ để giải khát, trừ nóng, đồng thời với việc giải khát cũng có giá trị dinh dưỡng nhất định, nhưng không thể thay thế được sữa chua làm từ sữa bò.

2. Có thể giảm béo và tăng vòng ngực

Phương pháp 1: sữa chua + sữa đặc + đu đủ xanh. 150ml sữa chua không đường kết hợp với 2 thìa sữa đặc, sau khi đánh đều đổ vào nước ép đu đủ xanh. Có thể ăn luôn, cũng có thể cho vào tủ lạnh cho đóng đông vào ăn càng ngon.

Phương pháp 2: Sữa chua + sữa đặc. Mỗi ngày trước bữa ăn chính dùng 150ml sữa chua kết hợp với 2 thìa sữa đặc, trộn đều ăn ngay.

Phương pháp 3: Sữa chua + sữa đặc mát xa vùng ngực. Mỗi ngày sau khi tắm xong đem đắp lên ngực, sau đó mát xa theo chiều đồng hồ rồi ngược chiều đồng hồ, ít nhất 15 phút cho đến khi ngực cảm thấy nóng lên là được.

3. Lượng phù hợp

Buổi sáng 1 cốc sữa bò, buổi tối 1 cốc sữa chua là lý tưởng nhất. Nhưng có một số người đặc biệt thích ăn sữa chua, cứ sau bữa ăn là ăn rất nhiều sữa chua, như vậy có thể làm tăng cân. Bởi vì sữa chua bản thân nó có chứa một nhiệt lượng nhất định, sau khi ăn cơm rồi lại ăn sữa chua như vậy có nghĩa là nạp vào cơ thể quá nhiều nhiệt lượng, dẫn đến tăng thể trọng.

Đối với người mạnh khỏe mà nói, mỗi ngày ăn 1-2 cốc tương đương 250 - 500 gram như vậy là tương đối thích hợp. Tốt nhất là ăn vào khoảng nửa tiếng đến 1 tiếng sau khi ăn cơm, như vậy có thể điều tiết vi khuẩn đường ruột, có lợi cho sức khỏe cơ thể.

4. Có thể hâm nóng không?

Ăn một cốc sữa chua lạnh, dạ dày cảm thấy khó chịu, muốn hâm nóng sữa chua rồi mới ăn, nhưng có người nói là hâm nóng sữa chua sẽ làm mất dinh dưỡng.

Rất nhiều tài liệu cho rằng sữa chua không nên hâm nóng, sợ sau khi hâm nóng sẽ giết chết lactic axit có giá trị nhất trong sữa chua, hơn nữa khẩu vị cũng bị thay đổi, giá trị dinh dưỡng và tác dụng bảo vệ sức khỏe đồng thời cũng giảm. Nhưng sữa chua chỉ hâm đến mức hơi ấm thôi, lactic axit có trong sữa chua không thể bị chết, ngược lại còn làm tăng hoạt tính của lactic axit, tác dụng bảo vệ sức khỏe càng lớn.

Bạn có thể đem hộp hay cốc sữa chua đặt vào bát nước khoảng 45oC một lúc cho ấm là có thể ăn được. Như vậy trong mùa đông mà uống một cốc sữa chua ấm làm cho cơ thể khoan khoái biết bao.



5. Không được tùy ý kết hợp

Sữa chua có thể kết hợp với một số thực phẩm khác rất ngon, đặc biệt là bữa sáng kết hợp với bánh mì, bánh ngọt, có khô có nước, vừa ngon miệng vừa phong phú dinh dưỡng. Nhưng tuyệt đối không được ăn cùng với lạp xưởng, thịt hun khói…  những loại thịt chế biến nhiều dầu mỡ. Bởi vì khi chế biến thịt người ta có cho thêm Nitre, cũng chính là Nitric (III) Axit, khi kết hợp với Amine trong sữa chua sẽ tạo thành  N-nitrosamine – một trong những chất gây ung thư rất mạnh.

Sữa chua còn không nên ăn cùng khi dùng một số thuốc kháng sinh như Chloramphenicol, Erythromycin, hay thuốc nhóm Sunfonamides, chúng có thể giết chết hoặc phá hoại lactic axit trong sữa chua. Nếu bạn thích ăn sữa chua xin nhớ, sữa chua rất thích hợp với các loại thực phẩm có chất bột, ví dụ như cơm, mì, bánh bao, màn thầu, bánh mì…

6. Không thể giảm béo

Sữa chua quả thật có hiệu quả giảm béo nhất định, chủ yếu là vì nó có lượng lớn lactic axit hoạt tính, có thể điều tiết cân bằng các loại vi khuẩn trong cơ thể, thúc đẩy nhu động ruột, từ đó làm giảm táo bón. Mà thường xuyên táo bón có quan hệ nhất định với việc thể trọng tăng cân. Hơn nữa sữa chua còn tạo cho chúng ta có cảm giác no bụng, lúc hơi đói ăn 1 cốc có thể làm giảm sự thèm ăn, từ đó làm giảm lượng thức ăn ăn vào của bữa sau.

Nhưng bạn nên nhớ rằng, sữa chua cũng có chứa một nhiệt lượng nhất định, mà còn cao hơn sữa bò, nếu ăn quá nhiều so với bữa ăn tiêu chuẩn đồng nghĩa với việc thể trọng tăng. Cách làm tốt nhất là chọn loại sữa chua có dán mác “nhiệt lượng thấp”, “tách béo”, tuy vị của nó không được đậm như sữa chua có đường, không tách béo nhưng nhiệt lượng thấp, không làm cho nhiệt lượng tích tụ trong cơ thể gây ra béo.

7. Không nên dùng sữa chua khi đói

Khi bụng đói cồn cào, rất có thể bạn sẽ lấy ngay hộp sữa chua để ăn mà lại còn ăn một mạch hết ngay. Như vậy thực ra có thể đy lùi cảm giác đói nhưng tốt nhất là không nên dùng sữa chua để lấp đói. Bởi vì khi bụng đói, độ axit trong dạ dày lớn (pH=2), ăn sữa chua vào lactic axit sẽ giết chết hết axit trong dạ dày, tác dụng bảo vệ sức khỏe giảm rõ rệt. Tốt nhất là nên ăn vào 1-2 tiếng sau bữa cơm. Bởi vì lúc đó dịch vị được làm loãng, độ axit kiềm trong dạ dày thích hợp nhất cho việc sinh trưởng của lactic axit. Ngoài ra, uống sữa chua vào buổi tối cũng tốt.

 Cần nhớ rằng sau khi ăn sữa chua, đặc biệt là buổi tối cần phải lập tức đánh răng, bởi vì một số vi khuẩn trong sữa chua và một số chất có tính axit sẽ làm tổn hại đến răng.

8. Không phải ai ai cũng đều thích hợp

Trên thực tế, sữa chua tuy rất tốt nhưng không phải ai ăn cũng thích hợp. Những người bị đi ngoài hoặc mắc bệnh đường ruột, sau khi đường ruột đã bị tổn thương ăn sữa chua phải rất thận trọng; trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi cũng không nên ăn sữa chua. Ngoài ra, những người mắc bệnh tiểu đường, sơ cứng động mạch, viêm gan và viêm tuyến tụy tốt nhất không nên ăn sữa chua có đường, nếu không rất dễ làm cho bệnh nặng thêm.

Những người thích hợp ăn nhiều sữa chua là: những người thường xuyên uống rượu, thường xuyên hút thuốc, thường xuyên làm việc trước máy vi tính, thường xuyên táo bón, người bị loãng xương, người bị tâm huyết quản…

Rất mong các bạn chú ý đến những điều trên để có một cơ thể mạnh khỏe!


Khi nào nên cho trẻ ăn sữa chua
Cách làm sữa chua ngon tại nhà
Bệnh tiểu đường có ăn sữa chua được không?
Cách dùng sữa ong chúa thế nào cho đúng
Em bé mấy tháng ăn sữa chua?
Cách làm sữa chua mít hương vị hấp dẫn

 

(ST)