Các tư thế sinh

Khoảng giữa thế kỷ 20, y học bắt đầu can thiệp ngày càng nhiều vào quá trình sinh nở, và sản phụ buộc phải nằm ngửa trên giường khi sinh. Hiện nay, nhiều nơi cho phép sản phụ được chọn bất kỳ tư thế nào miễn sao có hiệu quả.

Gia đoạn đầu

Ngồi nghỉ 2 vai buông thõng sẽ tạo cảm giác dễ chịu hơn

Ngồi: Ngồi quay về phía lưng ghế, kê gối trước ngực. Ngã người về phía trước và dạng chân rộng ra.

Qùy chống tay: Tư thế này giúp giảm đau lưng

Nằm nghỉ: Nằm nghiêng, kê gối dưới đầu và đùi để nghỉ ngơi.

Giai đoạn chuyển tiếp

Ngả người về phía trươc; Qùy gối, đầu cúi thấp và chổng mông. Tư thế nàu làm thai nhi chậm xuống trong trường hợp cổ tử cung chưa mở trọn.

Giai đoạn sinh

Ngồi xổm có người đỡ

Khi ngồi thẳng và tựa vào 2 cánh tay khung chậu sẽ mở hoàn toàn và sản phụ có thể tận dụng trọng lực để đẩy bé ra. Đây là một trong những tư thế được dùng nhiều nhất đối với trường hợp sinh qua ngả âm đạo.

Quỳ gối có người đỡ: Tư thế này cũng rất hiệu quả

Quá trình xoá - mở tử cung

Ở trạng thái bình thường, cổ tử cung là một ống cơ có thành dày, dài khoảng 2,5 cm. Khi chuyển dạ cổ tử cung sẽ mở rộng đến 10cm và đồng nhất với thân tử cung.

Cổ tử cung bình thường

Có hình dạng như cái cổ chai, cổ tử cung nằm dưới thân tử cung và nhô vào lòng âm đạo ở đoạn 1/3 trên.

Cổ tử cung xoá

Trong giai đoạn đầu chuyển dạ, các cơn gò sẽ làm cổ tử cung mền ra và bị thu ngược lên trên, đây là quá trình xoá cổ tử cung

Cổ tử cung mở

Khi cơn gò trở lên mãnh liệt hơn, chúng sẽ làm mở cổ tử cung. Khi đó âm đạo và tử cung liền nhau thành 1 ống (gọi là ống sinh) để thai nhi đi ra trong giai đoạn 2.

St