Cách ăn Kiwi khôn ngoan tận dụng hết chất dinh dưỡng

Kiwi là trái cây đặc trưng của New Zealand, bên ngoài xù xì, màu sắc không bắt mắt, nhưng phần ruột thơm ngon, chua ngọt dịu và bổ dưỡng.


Cách ăn quả kiwi như thế nào

Một trong những cách tốt nhất để thưởng thức quả Kiwi là cắt đôi nó ra và dùng muỗng / thìa xúc phần bên trong vỏ để ăn.


Vỏ của tất cả các quả kiwi Zespri có thể dễ dàng gọt bỏ bằng dao. Sau khi gọt bỏ vỏ, quả kiwi có thể được cắt lát, thái hạt lựu, xay nhuyễn như sinh tố hoặc ăn toàn bộ. Quả kiwi là một loại quả có nhiều công dụng, có thể dùng quả kiwi chín để chế biến các món có hoa quả tươi hoặc chúng có thể được dùng để chế biến các món khai vị, làm sốt, làm các món xào và các món khác nữa. Khi dùng quả kiwi để nấu trong các món nóng, hãy cho nó vào sau cùng để giữ được màu sắc tươi của nó.

Hương vị của quả kiwi Zespri sẽ ngọt khi đã chín và nếu để quá chín, chúng sẽ trở nên xốp và bị lên men. Vì vậy, tốt nhất là các bạn nên ăn chúng trước khi chúng trở nên quá mềm.

Cách gọt vỏ kiwi

1. Cắt bỏ hai đầu, dùng một con dao sắc gọt theo chiều dọc quả.

2. Cắt bỏ hai đầu, dùng một cái thìa mỏng, kê vào một đầu ở giữa phần vỏ và thịt, xoay nhẹ thìa quanh vỏ ngoài.

3. Cắt đôi quả theo chiều dọc, dùng thìa múc trực tiếp từ quả, cho bé ăn.

Thưởng thức kiwi đúng cách

Kiwi ruột xanh chỉ ăn ngon khi quả chín và để nhận biết, bạn nên cầm quả trong bàn tay và nắn nhẹ, nếu thấy quả hơi mềm tức là đã chín và có thể ăn ngay. Trường hợp quả còn cứng, bạn nên để quả tự chín ở ngoài nhiệt độ phòng 3-5 ngày, hoặc bọc kín quả trong túi giấy, túi nilong chung với táo, hay chuối để quả chín nhanh hơn. Kiwi ruột vàng thường có thể ăn ngay sau khi các bạn mua tại siêu thị, chợ hoặc các cửa hàng trái cây.

Kiwi chín nếu để vào tủ lạnh sẽ giữ thêm được 5-7 ngày và loại quả này sẽ ăn ngon hơn khi để lạnh. Bạn có thể thưởng thức loại quả này bằng cách cắt đôi và dùng muỗng xúc, gọt và cắt lát, trộn salad hoặc ăn với các món nướng.

Quả kiwi còn có thể dùng để chế biến các loại nước uống như: sinh tố, nước trái cây, đồ uống có sữa; hoặc dùng với sữa để làm sữa chua, kem, các món tráng miệng, kem trái cây đông lạnh. Ngoài ra, loại quả này còn có thể dùng để làm salad, chế biến nước sốt, các món xiên nướng… Bạn có thể tham khảo thêm cách chế biến các món ăn từ kiwi tại website: http://www.zespri.com.vn/vi/recipes.

Hiện nay, ở các siêu thị đều bày bán quả kiwi có thương hiệu Zespri xuất xứ từ New Zealand. Đây là thương hiệu duy nhất của New Zealand có mặt tại hầu hết các thị trường trên thế giới, được quản lý nghiêm ngặt về chất lượng và đảm bảo độ an toàn, đầy đủ chất dinh dưỡng cho mỗi quả khi đến tay người tiêu dùng.

Lợi ích cho sức khoẻ

Thành phần dinh dưỡng trong trái kiwi do đại học Rutgers (Mỹ) phân tích cho thấy nhiều hợp chất polyphenol, chất dinh dưỡng thực vật (phytonutrients), axít folic, vitamin C, E, nhiều khoáng tố như Ca, Cr, Cu, Fe, Mg, K, Zn. Ăn một quả kiwi hàng ngày có thể giúp sản sinh những vi chất bảo vệ cơ thể chống lại việc phá huỷ ADN và ngăn chặn các bệnh ung thư phổi, miệng, cổ họng, dạ dày, đại tràng và thực quản.

Hàm lượng vitamin C cao trong kiwi bảo vệ cơ thể chống lại sự oxy hoá tế bào, phòng chống xơ vữa động mạch, chống đông máu, hạn chế nguy cơ bệnh tim mạch, giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống thiếu máu, hạ huyết áp, hạ cholesterol và triglyceride trong máu, giúp giảm thiểu các cơn đau thắt ngực. Các khoáng tố vi lượng như K, Mg, Cu trong kiwi đều có vai trò bảo vệ tim.

Ăn trái kiwi còn giúp tăng cường tái tạo mô liên kết bảo vệ các khớp, giúp hệ xương cứng chắc. Chất xơ trong kiwi giúp thức ăn di chuyển qua hệ tiêu hoá, tránh được nguy cơ táo bón, trĩ và ung thư ruột kết, đồng thời giúp cân bằng lượng đường trong máu, rất có lợi cho người tiểu đường.

Một nghiên cứu nổi tiếng ở Ý sau khi theo dõi hơn 18.000 trẻ ở độ tuổi 6 – 7 đã chứng minh những trẻ ăn cam quýt và kiwi (5 – 7 phần ăn mỗi tuần) thì 44% không còn thở khò khè, 32% không có cảm giác khó thở, 28% không bị chảy nước mũi, và 25% không còn ho khúc khắc về đêm.

Phụ nữ nếu ăn kiwi trước khi mang thai thì có thể tự tin sẽ có một thai nhi khoẻ mạnh. Nó còn giúp người mẹ không bị táo bón và tránh hiện tượng không dung nạp lactose trong thời gian mang thai. Kiwi cũng giúp hệ miễn dịch của thai nhi được tăng cường, hạn chế trẻ sinh ra bị hen suyễn hoặc eczema.

Số liệu báo cáo trong một nghiên cứu trên 110.000 người gồm nam và nữ, được công bố trong Archives of Opthamology, cho thấy chỉ cần ăn ba lát kiwi mỗi ngày là phòng được nguy cơ thoái hoá điểm vàng.

Tập cho con ăn trái Kiwi

Với bé, quả kiwi giống như một quả trứng màu xanh có nhiều tóc. Bề ngoài xù xì thô ráp thế nhưng kiwi lại cung cấp một lượng vitamin C dồi dào cho bé và rất thơm ngon.

Kiwi có lượng vitamin C nhiều gấp đôi cam

Ngoài vitamin C, kiwi còn cung cấp cho bé kali (lượng tương đương với chuối), vitamin A, vitamin E, canxi và axit folic. Hàm lượng xơ cao rất có lợi cho tiêu hóa, giảm tình trạng táo bón. Kiwi còn là nguồn chứ các chất oxy hóa chống lại bệnh tật. Ăn nhiều kiwi có thể bảo vệ cơ thể khỏi bệnh hen suyễn và về lâu dài có thể giảm dần mỡ máu, giảm thiểu nguy cơ nghẽn mạch máu.

Mách nhỏ:

Kiwi chứa một loại enzim có thể phá vỡ cấu trúc protein, làm mềm thịt. Chỉ cần ép nước kiwi chín, rưới đều lên thịt và ướp trong 30 phút rồi chế biến, món thịt của bạn sẽ trở nên mềm mà vị rất thanh.

Nếu muốn làm món thạch kiwi, bạn hãy nấu chín kiwi trước vì nếu không enzim này sẽ làm thạch không đông. Tương tự nếu trộn kiwi tươi với sữa chua, sữa chua sẽ bị lỏng ra.

Khi nào bé có thể ăn kiwi?

Nếu như bé không gặp vấn đề về tiêu hóa hay dị ứng thực phẩm thì mẹ có thể cho bé thưởng thức kiwi từ khi tròn 6 tháng tuổi.

Tuy nhiên, không nên dùng kiwi làm thức ăn thô đầu tiên cho bé, bởi vì tính axit có thể gây ra hăm tã hoặc mẩn đỏ quanh miệng bé, thậm chí có thể gây khó chịu dạ dày.

Bạn cũng nên cẩn thận khi cho bé ăn kiwi nếu như bé đã từng bị dị ứng thực phẩm. Dị ứng kiwi thường liên quan với dị ứng đu đủ, dứa và hạt vừng, do đó nếu như bé bị dị ứng với bất kỳ loại nào trong số đó thì bé cũng có thể bị dị ứng với kiwi.

Mẹ cũng không nên cho bé ăn kiwi khi bé đang bị viêm đường hô hấp hay bị sốt. Nếu bé thường xuyên bị nôn trớ, bạn hãy đợi đến khi bé được 1 tuổi hãy cho bé ăn kiwi. Nếu sau khi ăn kiwi phân bé có lẫn những hạt màu đen thì cũng đừng nên lo lắng, ngay cả người lớn cũng không thể tiêu hóa được những hạt đó.

Chọn và bảo quản kiwi cho bé

Kiwi quả bé hay to vị và giá trị dinh dưỡng đều như nhau. Do vậy chỉ cần chọn quả vỏ không có vệt, tránh những quả da nhăn nheo hay quá mềm.

Để cơ thể bé hấp thu được giá trị dinh dưỡng cao nhất và cảm nhận được vị ngọt nhất của trái cây, hãy cho bé ăn kiwi chín. Kiểm tra độ chín của quả bằng cách ấn nhẹ ngón tay cái vào quả, nếu như thấy quả hơi mềm là ngon. Nếu như vẫn còn cứng hãy dấm kiwi bằng cách cho vào trong túi giấy cùng với một quả chuối chín, khí etylen từ chuối sẽ làm mềm kiwi từ 1-2 ngày.

Kiwi có thể bảo quản rất lâu trong tủ lạnh, có thể lên đến 4 tuần.

Gợi ý cách chế biến kiwi cho bé

- Ăn trực tiếp
- Hấp qua, trộn sữa chua/phô mai tươi
- Sinh tố kiwi
- Trộn kiwi với một số loại hoa quả khác, rưới chút mật ong hoặc si rô (cho bé trên 1 tuổi)
- Làm kem kiwi

Kiwi vàng ngon hơn nhưng giá cao gấp đôi kiwi xanh. Nếu như mẹ biết chọn thì vẫn có thể có kiwi xanh vị khá ngọt cho bé.

Mùa thu hoạch kiwi là các tháng cuối năm, vì thế mẹ nên chọn thời điểm nay mua kiwi xanh, tiết kiệm được kha khá mà con vẫn được nếm quả ngọt.

Ăn sao cho bổ?

Khi chọn mua kiwi, hãy giữ chúng giữa ngón cái và ngón trỏ, nhẹ nhàng bóp thấy vừa tay là được, tránh những trái quá mềm, teo thâm hoặc nhũn. Kích thước trái không liên quan đến chất lượng trái. Kiwi có quanh năm, nhưng trái chưa chín lắm thì chưa đủ hương vị ngọt ngào, bạn cần để trong một vài ngày nữa cho trái chín dần (chỉ để trong phòng, tránh xa ánh nắng). Muốn trái chín nhanh hơn, có thể đặt chung với táo, chuối hoặc lê trong một bao giấy. Sau khi trái chín mềm và ngửi thấy mùi thơm thì lấy riêng ra bảo quản trong tủ lạnh. Thời gian bảo quản có thể đến chín ngày vẫn không mất giá trị dinh dưỡng (theo nghiên cứu của đại học Innsbruck, Áo).

Ở nước ta thường bán hai loại kiwi xanh và vàng. Kiwi xanh có vị chua, khi chín có vị chua ngọt. Trái kiwi vàng có vị ngọt giống vị trái xoài và đào. Kiwi vàng thường có thể ăn ngay sau khi mua.

Có nhiều cách ăn kiwi: gọt vỏ hoặc bổ đôi dùng muỗng nạo phần cơm, hoặc cắt nhỏ trộn với yaourt, trang trí cho nhiều loại bánh, hoặc chế biến thành món salad sữa trái cây. Nhớ không nên cắt nhỏ rồi để quá lâu ngoài không khí sẽ giảm vitamin C trong trái. Khi cắt nhỏ kiwi sẽ xuất hiện các enzyme (actinic và bromic acid) có tác dụng làm mềm thực phẩm, vì vậy khi làm món salad, nên cắt và cho kiwi vào sau cùng để tránh làm mềm các loại trái khác. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến khích ăn luôn vỏ sau khi đã rửa thật sạch và chà hết lớp lông bên ngoài vì chất xơ ở vỏ rất tốt cho sức khoẻ (với điều kiện vỏ không có thuốc trừ sâu hoặc hoá chất bảo quản). Chỉ cần mỗi ngày một nửa chén kiwi, tương ứng một trái kiwi cỡ trung bình (100 – 120g) là đủ.

Một số trường hợp không nên ăn kiwi

Sạn thận, sạn mật: do hàm lượng oxalate có trong trái nên những người đang điều trị sỏi thận, sỏi mật tránh dùng. Chất này còn hạn chế sự hấp thu canxi vào cơ thể, tuy nhiên các nghiên cứu cũng xác nhận ảnh hưởng này không đáng kể nếu bộ máy tiêu hoá của bạn tốt và nhai kỹ khi ăn.

Dị ứng mủ: cũng giống như bơ và chuối, trái kiwi có chứa các chất mủ liên quan đến hội chứng dị ứng mủ trái cây. Có bằng chứng rõ ràng của phản ứng dị ứng chéo giữa mủ cao su và những thực phẩm này. Nếu bạn từng bị dị ứng với mủ cao su, bạn rất có khả năng dị ứng với những trái cây này. Cảm giác ngứa miệng, sưng môi, đỏ da có thể xuất hiện. Nếu quy trình chế biến kiwi có sử dụng khí ethylene sẽ làm gia tăng các enzyme gây dị ứng. Tuy nhiên, khi nấu chín thì các enzyme này sẽ bị vô hiệu.

Tóm lại, kiwi được đánh giá là thực phẩm tốt vì nó chứa gần 80 hoạt chất sinh học thiên nhiên có lợi cho sức khoẻ. Nhưng về lịch sử, phần lớn trái kiwi có nguồn gốc từ Trung Quốc (tên là quả lý gai, sau này mới được các nhà truyền đạo đem về trồng ở New Zealand), vì vậy đừng quên xem kỹ xuất xứ khi mua loại quả này.

Kiwi tốt cho mẹ bầu

Nói đến những loại quả tốt cho sức khỏe của mẹ bầu không thể không kể tới quả kiwi. Kiwi là loại trái cây đặc trưng của đất nước New Zealand. Kiwi xanh có phần ruột màu xanh lá cây ẩn mình trong phần vỏ xù xì màu nâu. Vậy kiwi tốt với mẹ bầu thế nào?

Lợi ích cho sức khỏe mẹ bầu từ quả kiwi

Trong quả kiwi có chứa rất nhiều thành phần các chất dinh dưỡng có lợi, tốt cho mẹ bầu và bé yêu trong bụng như:

- Chất xơ: Quả kiwi chứa khá nhiều chất xơ, nên bà bầu sử dụng loại quả này không chỉ chống táo bón mà còn có tác dụng loại bỏ độc tố ra khỏi ruột kết, giảm nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày và ruột. Mẹ bầu ăn quả kiwi đều đặn sẽ ít bị khó chịu, đầy bụng.

- Magiê trong kiwi giúp tăng cường xương, não và hệ miễn dịch ở mẹ. Còn chất sắt trong kiwi giúp ngăn ngừa chứng thiếu máu ở mẹ và bé.

- Vitamin C: Đây là một trong số ít những loại quả chứa đến 140% nhu cầu vitamin C hàng ngày cho cơ thể, giúp hình thành các chất dẫn truyền trong hệ thần kinh, thực hiện chức năng của não bộ. Kiwi còn chứa các chất chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ RNA và DNA. Ngoài ra, vitamin C có trong kiwi còn giúp hấp thu sắt, ngăn ngừa thiếu máu ở mẹ và bào thai.

Mỗi ngày, mẹ bầu chỉ cần ăn một quả kiwi là đã có đủ lượng vitamin C cần thiết. Ngoài ra, kiwi cũng là loại trái cây chứa nguồn vitamin E dồi dào, có tác dụng tốt cho tim mạch.

Quả kiwi chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho mẹ bầu (Hình minh họa)

- Folate: Kiwi đặc biệt chứa nhiều folate thiết yếu – dưỡng chất quan trọng cho thai phụ, giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Đồng thời, tăng lưu lượng máu cung cấp cho bào thai, giúp bé khỏe mạnh hơn.

- Kali: Kiwi giàu kali ngang với chuối, nhưng hàm lượng calo chỉ bằng một nửa, lượng muối lại khá thấp, nên giúp bà bầu ổn định huyết áp và sức khỏe tim mạch.

- Lutein dồi dào: Quả kiwi không những có hàm lượng lutein cao hơn các loại quả - mà các nghiên cứu gần đây còn cho thấy chất lutein có trong quả kiwi rất dễ hấp thụ, giúp ngăn ngừa việc giảm thị lực do tuổi tác. Bên cạnh đó, chỉ cần ăn 2-3 quả kiwi mỗi ngày là giảm được lượng tế bào bị tổn thương do căng thẳng gây ra; giảm được được sự tụ tập của các tiểu huyết cầu - vốn là một yếu tố có nguy cơ cao dẫn tới làm tắc động mạch và các mạch máu. 

- Đường tự nhiên: Cũng như các loại trái cây khác, kiwi chứa một lượng đường tự nhiên nhất định (có chỉ số đường huyết thấp hơn so với đường đã qua tinh chế), giúp thai phụ “thỏa mãn” cơn thèm ngọt, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường trong thai kỳ - chứng bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm với cả mẹ và bé.

- Chất kháng ô-xy: Quả kiwi xanh và vàng đều chứa các hợp chất kháng ô-xy tự nhiên rất cao như polyphenols, carotenoids và các chất sinh hóa có lợi khác, giúp cơ thể chống lại tổn thương do các thành phần gốc tự do gây ra và giảm bớt căng thẳng. 

- Ít năng lượng: Trung bình, 1 quả kiwi chứa 61kcl, nên đây là món ăn vặt rất có lợi cho sức khỏe bà bầu, giúp tránh béo phì và các bệnh tim mạch khác.

- Bảo vệ mắt: Loại quả này là nguồn dồi dào lutein và zeaxanthin – hai chất được tìm thấy trong mắt người. Lutein giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng, tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể.

- Chống ung thư: Kiwi chứa nhiều flavonoid và carotenoid – hai chất đã được chứng minh có tác dụng chống oxy hóa, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư cho chị em.


(ST)

làm sao để khi chấm nốt ruồi xong không có sẹo?
hơn 1 tháng trước - Thích
an trai kiwi lam sao vay
hơn 1 tháng trước - Thích
trai ki wi ngon qua
hơn 1 tháng trước - Thích (6)
Kiwi ăn chua là chín có phải ko
hơn 1 tháng trước - Thích (200)
Gửi hỏi đáp - bình luận